1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Oxi-Lưu huỳnh (chọn lọc)

3 1,4K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 74,5 KB

Nội dung

Th.s §inh ThÞ Thóy. 0989287371 Hãa 10 BÀI TẬP OXI – LƯU HUỲNH Câu 1: Thêm 3 g MnO 2 vào 197 g hỗn hợp muối KCl và KClO 3 . Trộn kĩ và đun nóng hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn cân nặng 152 g. Hãy xác định thành phần % khối lượng của hỗn hợp muối đã dùng. Câu 2: So sánh thể tích khí oxi thu được (trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) khi phân hủy hoàn toàn KMnO 4 , KClO 3 , H 2 O 2 trong các trường hợp sau: a. Các chất đem phân hủy có cùng khối lượng b. Các chất đem phân hủy có cùng số mol Câu 3: Đốt hoàn toàn m gam cacbon trong V lit khí oxi (đktc) thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với oxi là 1,25. a. Xác định thành phần % theo thể tích các khí có trong A. b. Tính m và V. Biết rằng khí dẫn hỗn họp khí A vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư tạo thành 6 gam kết tủa. Câu 4: Có hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian, ozon bị phân hủy hết thu được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%. Hãy xác định thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí ban đầu biết các khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Câu 5: Hỗn hợp khí A gồm O 2 và O 3 có tỉ khối đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm H 2 và CO có tỉ khối đối với hiđro là 3,6. a. Tính thành phần % về thể tích các khí trong A và B. b. Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Câu 6: Đun nóng một hỗn hợp bột gồm 2,97 g Al và 4,08 g S trong môi trường kín không có không khí thu được sản phẩm là hỗn hợp rắn A. Ngâm A trong dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí B. a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng. b. Xác định thành phần định tính và khối lượng các chất trong hỗn hợp A. c. Xác định thành phần định tính và thể tích các chất trong hỗn hợp B (đktc) Câu 7: Dẫn khí H 2 S vào dung dịch hỗn hợp KMnO 4 và H 2 SO 4 nhận thấy màu tím của dung dịch chuyển sang không màu và có vẩn đục màu vàng. a. Giải thích hiện tượng quan sát được. b. Viết phương trình phản ứng c. Vai trò của H 2 S và KMnO 4 Câu 8: Cho hỗn hợp FeS và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,464 lit hỗn hợp khí ở đktc. Dẫn hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO 3 ) 2 dư sinh ra 23,9 g kết tủa màu đen. a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra. b. Hỗn hợp khí thu được gồm những khínào? Tính tỉ lệ số mol các khí trong hỗn hợp. c. Tính thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp rắn ban đầu. Câu 9: Cho các dung dịch không màu: NaCl, K 2 CO 3 , Na 2 SO 4 , HCl, Ba(NO 3 ) 2 . Hãy phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hóa học mà không dùng thêm hóa chất nào khác làm thuốc thử. Viết các phương trình phản ứng. Câu 10: Có 100 ml dung dịch H 2 SO 4 98% (d = 1,84 g/ml). Người ta muốn pha loãng thể tích dung dịch H 2 SO 4 ở trên thành dung dịch H 2 SO 4 20% a. Tính thể tích nước cần dùng b. Cách pha loãng tiến hành như thế nào? Câu 11: Hỗn hợp rắn X có Na 2 SO 3 , NaHSO 3 , Na 2 SO 4 . Cho 28,56 g X tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng, dư. Khí SO 2 sinh ra làm mất màu hoàn toàn 675 cm 3 dung dịch brom 0,2M. Mặt khác, 7,14 g X tác dụng vừa đủ với 21,6 cm 3 dung dịch KOH 0,125M. a. Viết phương trình phản ứng b. Tính thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp X. Câu 12: Nếu đốt Mg trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí lưu huỳnh đioxit nhận thấy có 2 chất bột được sinh ra: bột A màu trắng và bột B màu vàng. Bột B không tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng nhưng cháy được trong không khí sinh ra khí C làm mất màu dung dịch kali pemanganat. a. Hãy cho biết tên các chất A, B, C và giải thích. b. Viết phương trình hóa học của các phản ứng Th.s §inh ThÞ Thóy. 0989287371 Hãa 10 Câu 13: Một bình kín đựng oxi ở nhiệt độ t o C có áp suất p 1 atm. Sau khi phóng tia lửa điện để chuyển oxi thành ozon, bình được đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc đó là p 2 atm. Tiếp tục dẫn khí trong bình qua dung dịch KI dư thu được dung dịch A và 2,2848 lit khí (đktc). a. Tính hiệu suất quá trình ozon hóa. Biết rằng để trung hòa dung dịch A cần dùng 150 ml dung dịch H 2 SO 4 0,08M. b. Tính p 2 theo p 1 Câu 14: Nung 81,95 g hỗn hợp gồm KCl, KNO 3 , KClO 3 (xúc tác thích hợp) đến khi khối lượng không đổi. Sản phẩm khí sinh ra tác dụng với hiđro thu được 14,4 g nước. Sản phẩm rắn sinh ra được hòa tan trong nước rồi xử lý dung dịch này bằng dung dịch AgNO 3 tạo ra 100,45 g kết tủa. a. Viết phương trình phản ứng. b. Xác định khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Câu 15: Dẫn 2,24 lit hỗn hợp khí (đktc) gồm oxi và ozon đi qua dung dịch KI dư thấy có 12,7 g chất rắn màu tím đen. Tính thành phần % theo thể tích các khí trong hỗn hợp. Câu 16: Nung nóng một hỗn hợp gồm 0,54 g bột nhôm; 0,24 g bột magiê và bột lưu huỳnh dư. Những chất sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 dư. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Pb(NO 3 ) 2 có nồng độ 0,1M. a. Viết phương trình phản ứng b. Tính thể tích dung dịch Pb(NO 3 ) 2 vừa đủ để phản ứng hết với lượng khí được dẫn vào. Câu 17: Đun nóng hỗn hợp gồm 5,6 g bột sắt và 1,6 g bột lưu huỳnh thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với 500 ml dung dịch HCl thu được hỗn hợp khí A và dung dịch B (hiệu suất phản ứng là 100%). a. Tính thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí A. b. Biết rằng cần phải dùng 125 ml dung dịch NaOH 0,1M để trung hòa HCl dư trong dung dịch B. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 2,04 g hợp chất A thu được 1,08 g H 2 O và 1,344 lit SO 2 (đktc). a. Hãy xác định CTPT của A. b. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí SO 2 ở trên vào 13,95 ml dung dịch KOH 28%, d = 1,147 g/ml. Hãy tính nồng độ % các chất có trong dung dịch sau phản ứng. Câu 20: Chia một dung dịch axit sunfuric làm 3 phần bằng nhau. Dùng một dung dịch natri hiđroxit để trung hòa vừa đủ phần thứ nhất. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Trộn phần hai và phần ba vào nhau rồi rót vào dung dịch thu được một lượng natri hiđroxit đúng bằng lượng đã dùng để trung hòa phần thứ nhất. Viết phương trình của phản ứng và gọi tên sản phẩm. Câu 21: Cần điều chế 20 kg đồng sunfat. Trong hai trường hợp, cho axit đặc nóng tác dụng với Cu, cho axit sunfuric tác dụng với CuO, trường hợp nào tiêu hao nhiều axit hơn? Tại sao? Câu 22: Cho bari clorua vào một dung dịch natri sunfit thấy tạo thành kết tủa. Lọc lấy kết tủa đem hòa tan vào dung dịch HCl. Sau đó thêm nước clo thì kết tủa lại xuất hiện, kết tủa này không tan trong axit HCl. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên và tính khối lượng kết tủa tạo thành (kết tủa không tan trong HCl) nếu ban đầu có 500 g dung dịch natri sunfit 5,04%, bari clorua và nước clo lấy dư? Câu 23: Cho 855 g dung dịch Ba(OH) 2 10% vào 200 g dung dịch H 2 SO 4 . Lọc để tách bỏ kết tủa. Để trung hòa nước lọc người ta phải dùng 125 ml dung dịch NaOH 25%, d = 1,28. Tính nồng độ % của H 2 SO 4 trong dung dịch đầu. Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lit khí H 2 S (đktc) rồi hòa tan tất cả sản phẩm sinh ra vào 50 ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28). Muối nào được tạo thành và nồng độ % của nó trong dung dịch thu được là bao nhiêu? Câu 25: Một bình kín dung tích 1,5 lit chứa hỗn hợp khí H 2 S và O 2 dư ở 27 o C và 623,6 mmHg. Đốt cháy hỗn hợp, sản phẩm của phản ứng được hòa tan vào 49,18 ml nước thì tạo thành dung dịch axit có nồng độ 1,64%. Hãy tính thể tích các khí trong hỗn hợp đầu (quy về đktc). Câu 26: Bình kín dung tích 5,6 lit chứa hỗn hợp khí gồm H 2 S và O 2 dư ở đktc. Đốt cháy hỗn hợp. Hòa tan sản phẩm phản ứng vào 200 g nước thì thu được dung dịch axit đủ để làm mất màu hoàn toàn 400 g dung dịch brom 2%. Phản ứng xảy ra theo phương trình sau: H 2 SO 3 + Br 2 + H 2 O → H 2 SO 4 + 2HBr Hãy tính nồng độ % của axit trong dung dịch thu được và % khối lượng của hỗn hợp khí ban đầu. Th.s §inh ThÞ Thóy. 0989287371 Hãa 10 Câu 27: Hòa tan lưu huỳnh (IV) oxit trong nước. Cho nước brom vào dung dịch cho đến khi xuất hiện màu của dung dịch brom, sau đó cho thêm dung dịch bari clorua cho đến dư. Lọc và làm khô kết tủa thì thu được 1,165 g chất rắn. Tính thể tích ở đktc của SO 2 đã tan trong nước. Câu 28: Có một hỗn hợp gồm Na 2 SO 4 và K 2 SO 4 được trộn lẫn theo tỉ lệ 1:2 về số mol. Hòa tan hỗn hợp vào 102 gam nước thì thu được dung dịch A. Cho 1664 g dung dịch BaCl 2 10% vào dung dịch A. Lọc bỏ kết tủa, thêm H 2 SO 4 dư vào nước lọc thì thấy tạo thành 46,6 g kết tủa. Xác định nồng độ % của Na 2 SO 4 và K 2 SO 4 trong dung dịch đầu. Câu 29: Cho 50 ml dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 tác dụng với 100 ml dung dịch Ba(OH) 2 . Kết tủa thu được sau khi làm khô và nung ở nhiệt độ cao thì cân được 0,859 g. Nước lọc còn lại phản ứng với 100 ml dung dịch H 2 SO 4 0,05 mol/l tạo ra kết tủa, sau khi nung cân được được 0,466 g. Giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng và tính nồng độ mol của các dung dịch đầu. Câu 30: Có 500 ml dung dịch chứa HCl 1,98M và H 2 SO 4 1,1M. Tính thể tích dung dịch chứa đồng thời NaOH 3M và Ba(OH) 2 4M cần phải lấy để trung hòa dung dịch axit đã cho. Câu 31: Có 32,05 g hỗn hợp Zn và một kim loại hóa trị II đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng thì giải phóng 4,48 lit khí. Phần không tan cho tác dụng với axit sunfuric đặc nóng thì giải phóng 6,72 lit khí. Các thể tích khí đo ở đktc. Xác định kim loại chưa biết trong hỗn hợp và khối lượng của kim loại trong hỗn hợp. Câu 32: Có 1,42 g hỗn hợp gồm CaCO 3 và MgCO 3 . Hòa tan hỗn hợp vào HCl dư. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch chứa 0,0225 mol Ba(OH) 2 . Lọc bỏ kết tủa. Cho H 2 SO 4 vào nước lọc để tác dụng hết với Ba(OH) 2 dư thì tạo thành 1,7475 g kết tủa. Tính khối lượng mỗi muối cacbonat trong hỗn hợp đầu. Câu 33: Khi cho 4,76 g hỗn hợp gồm natri sunfat, natri sunfit và natri hiđrosunfit tác dụng với axit sunfuric dư thì thu được 672 ml khí (đktc). Cũng lượng hỗn hợp đó sau khi được hòa tan trong nước thì phản ứng vừa đủ với 25 g dung dịch NaOH 3,2%. Xác định % về khối lượng của natri sunfit trong hỗn hợp. Câu 34: Có 50 ml dung dịch hai axit là H 2 SO 4 1,8M và HCl 1,2M. Cho 8 g bột Fe và Mg vào dung dịch đó. Khí sinh ra được dẫn qua ống sứ chứa 16 g đồng (II) oxit nung nóng. Tính thể tích dung dịch H 2 SO 4 96% (d = 1,84) cần thiết để hòa tan hết hợp chất rắn trong ống. Câu 35: Khi làm lạnh 400 ml dung dịch CuSO 4 25% (d = 1,2) thì thu được 50 g CuSO 4 .5H 2 O kết tinh lại. Lọc bỏ muối kết tinh rồi cho 11,2 lit khí H 2 S (đktc) đi qua nước lọc. Tính khối lượng kết tủa tạo thành. Tính khối lượng CuSO 4 còn lại trong dung dịch. Câu 36: Nhúng bản kẽm và bản sắt vào cùng một dung dịch đồng sunfat. Sau một thời gian, nhấc 2 bản kim loại ra thì trong dung dịch thu được, nồng độ mol của kẽm sunfat bằng 2,5 lần của sắt sunfat. Mặt khác, khối lượng của dung dịch giảm 0,11 g. Tính khối lượng đồng bám trên mỗi bản kim loại. . Th.s §inh ThÞ Thóy. 0989287371 Hãa 10 BÀI TẬP OXI – LƯU HUỲNH Câu 1: Thêm 3 g MnO 2 vào 197 g hỗn hợp muối KCl và KClO 3 . Trộn kĩ và. hỗn hợp X. Câu 12: Nếu đốt Mg trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí lưu huỳnh đioxit nhận thấy có 2 chất bột được sinh ra: bột A màu trắng và bột B

Ngày đăng: 30/06/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w