1-Tìm pp đơn giản để loại bỏ tạp chất: a) CO 2 lẫn SO 2 b) HCl lẫn H 2 S c) H 2 S lẫn HCl d) CO 2 lẫn HCl 2-Hai ống nghiệm 1 và 2 đều đựng dung dịch KI. Cho luồng khí O 2 qua dung dịch ở ống 1 và O 3 qua dung dịch ở ống 2. a. Nêu hiện tượng và từ đó so sánh tính oxi hoá của O 2 và O 3 . b. Bằng cách nào có thể nhận biết được các sản phẩm của phản ứng tạo ra ở ống 2. 3-Viết các phương trình phản ứng hoá học có thể xảy ra khi cho hỗn hợp các khí O 3 , Cl 2 , CO 2 đi qua dung dịch KI dư. 4-a. Nêu và giải thích qui luật biến thiên tính kim loại, phi kim của các nguyên tố trong chu kì và trong phân nhóm chính. b. Ở nhiệt độ thường, oxi không tác dụng với thuỷ ngân còn lưu huỳnh thì lại tác dụng với thuỷ ngân một cách dễ dàng. Điều này có trái với qui luật biến thiên tính phi kim trong chu kì không. 5-Đốt cháy hỗn hợp cacbon và lưu huỳnh trong oxi được hỗn hợp khí A. Cho một phần khí A qua dung dịch NaOH dư được dung dịch B và khí C. Cho khí C qua bột CuO nung nóng được khí D. Cho D qua dung dịch Ca(OH) 2 dư được kết tủa. Thêm oxi vào phần A còn lại và cho qua xúc tác thích hợp, nung nóng được khí M. Dẫn M qua dung dịch BaCl 2 thấy có kết tủa. Viết phương trình phản ứng. 6-Hỗn hợp A gồm SO 2 và không khí có tỉ lệ số mol là 1: 5. Nung nóng hỗn hợp A với xúc tác V 2 O 5 thì thu được hỗn hợp khí B. Tỉ khối hơi của A so với B là 0,93. 1-Tính hiệu suất của phản ứng trên. Cho biết không khí có 20% O 2 và 80% N 2 . 2-Biết phản ứng trên là phản ứng cân bằng và toả nhiệt. Hỏi cân bằng chuyển dịch theo chiều nào khi: a. Tăng nhiệt độ của phản ứng. b. Thêm V 2 O 5 vào hệ phản ứng. 7-Khi hoà tan oxit của một kim hoá trị 2 trong một lượng vừa đủ H 2 SO 4 10%, thì được một dung dịch muối có nồng độ 11,8%. Xác định tên kim loại. 8-Trình bày sự giống nhau và khác nhau về các tính chất hoá học cơ bản của SO 2 và CO 2 . Minh hoạ bằng các phản ứng hoá học. 9-Đốt cháy hoàn toàn 6,8 gam một hợp chất vô cơ A chỉ thu được 4,48 lít khí SO 2 (đktc) và 3,6 gam nước. a. Tính thể tích khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn đã dùng? b. Định công thức phân tử của A? c. Nếu đốt cháy hết 6,8 gam chất A nói trên, nhưng lượng oxi đã phản ứng chỉ bằng 2/3 lượng oxi đã dùng trong thí nghiệm thứ nhất. Hỏi sau phản ứng thu được sản phẩm gì? Tính khối lượng các sản phẩm tạo thành. d. Hấp thụ hết 6,8 gam chất A vào 180 ml dung dịch NaOH 2M thì thu được muối gì? Bao nhiêu gam? 10-Đốt cháy 15 gam quặng sắt pirit thiên nhiên có tạp chất trơ. Cho toàn bộ khí thu được vào bình chứa nước clo dư, thêm tiếp dung dịch bari clorua dư. Kết tủa tạo thành nặng 46,6 gam. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Tính thành phần % khối lượng FeS 2 chứa trong quặng trên. 11-Hoàn thành các phương trình phản ứng hoá học sau và gọi tên các chất kí hiệu bằng các chữ cái đặt trong dấu ngoặc: FeS 2 + O 2 = (A. (khí) + (B. (rắn) (A. + O 2 = (C. (C. + (D. (lỏng) = Axit (E) (E. + Cu = (F. + (A. + (D. (A. + KOH = (H) + (D. (H) + BaCl 2 = (I) + (K) (I) + (E. = (L) + (A. + (D. (A. + Cl 2 + (D. = (E. + (M) 12-Nung nóng Cu trong không khí, sau một thời gian được chất rắn A. Hoà tan A trong H 2 SO 4 đặc, nóng được dung dịch B và khí C. Khí C tác dụng với dung dịch NaOH được dung dịch D. D vừa tác dụng được với BaCl 2 , vừa tác dụng được với NaOH. Cho B tác dụng với dung dịch KOH. Viết các phương trình phản ứng. 13-Hoà tan 19,2g kim loại M trong H 2 SO 4 dư được SO 2 . Cho khí này hấp thụ hoàn toàn trong 1lít dung dịch NaOH 0,7M. Sau phản ứng cô cạn được 41,8g chất rắn. 1. Xác định M 2. Cho dd NaOH dư vào A, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng chất rắn thu được. 14.Hỗn hợp gồm bột sắt và kim loại M có hoá trị không đổi 1. Hoà tan hết 13,4g X trong H 2 SO 4 loãng ta được 4,928 lít khí và dung dịch A. Mặt khác cho 13,4g X tan hết trong dd H 2 SO 4 đặc nóng thì thu được dung dịch và chỉ có 6,048 lít SO 2 thoát ra. Xác định M và tính thành phần % kim loại. 15. Đốt cháy hoàn toàn 2,04g hợp chất A thu được 1,08g H 2 O và 1,344lít SO 2 (đktc). Xác định A. Hấp thụ hoàn toàn lượng SO 2 trên vào 13,95 ml dung dịch Koh 28% (D=1,147). Tính C% các chất trong dung dịch sau phản ứng. 16. Từ 300 tấn quặng pirit sắt chứa 20% tạp chất, sự hao hụt trong sản xuất là 10% có thể điều chế được bao nhiêu tấn H 2 SO 4 98%. 17-Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm Mg, Cu vào một lượng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 70%(đặc, nóng), thu được 1,12 lít khí SO 2 (đo ở đktc. và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với NaOH dư, được kết tủa C; nung C đến khối lượng không đổi, được hỗn hợp chất rắn E. Cho E tác dụng với lượng dư H 2 (nung nóng) thu được 2,72g hỗn hợp chất rắn F. Tính số gam Mg, Cu có trong hỗn hợp A. Cho thêm 6,8g nước vào dung dịch B được dung dịch B′. Tính nồng độ % các chất trong B′ (xem như lượng nước bay hơi không đáng kể). 18-Đốt cháy hoàn toàn 8,4 gam hỗn hợp A gồm FeS 2 và Cu 2 S thu được khí X và chất rắn B gồm Fe 2 O 3 và Cu 2 O. Lượng khí X này làm mất màu vừa hết dung dịch chứa 14,4 gam Brom. Cho chất rắn B tác dụng với 600ml dung dịch H 2 SO 4 0,15M đến khi phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn và dung dịch C. Lấy 1/10 dung dịch C pha loãng bằng nước được 3 lít dung dịch D. Biết rằng khi hoà tan Cu 2 O vào H 2 SO 4 loãng thu được CuSO 4 , Cu và H 2 O. 1. Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A? 2. Tính m ? 3. Tính pH của dung dịch D ? 19-Nung m (gam) CuS 2 trong O 2 dư thu được chất rắn A và hỗn hợp B gồm hai khí. Nung A ở nhiệt độ cao rồi cho khí NH 3 đi qua được chất rắn A 1 . Cho A 1 tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 được dung dịch A 2 . Cô cạn dung dịch A 2 rồi nung ở nhiệt độ cao được chất rắn A 3 và hỗn hợp khí B 3 . Cho nước hấp thụ hoàn toàn B 3 ở điều kiện thích hợp thành 2,5 lít dung dịch A 4 . 1. Viết phương trình phản ứng. 2. Khi m = 6,375 gam thì: a. C M của dung dịch A 4 là bao nhiêu? b. Nếu thể tích hỗn hợp B là 4,357 lít ở 27 O C và 0,984 atm thì thể tích O 2 đã lấy dư bao nhiêu phần trăm so với lượng đã phản ứng? 20-Đốt cháy hoàn toàn 68,06 (g) hỗn hợp gồm CuS, ZnS, Fe 2 O 3 lẫn một ít tạp chất trơ, thu được 10,08 lít khí SO 2 (đktc) và hỗn hợp rắn A của 3 oxit. Chia A thành 2 phần bằng nhau (giả sử trong mỗi phần, lượng từng chất chỉ bằng nửa so với trong A -Phần 1: Hoà tan trong H 2 SO 4 loãng, dư. Loại bỏ tạp chất không tan rồi mang điện phân dung dịch thu được với điện cực trơ. Để kết tủa hoàn toàn 1 kim loại thoát ra trước ở catot cần lượng điện 24125 culông. -Phần 2: Nung trong luồng khí CO dư. Sau khi kết thúc phản ứng, loại bỏ tạp chất, thu được 22,9 (g) hỗn hợp kim loại. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Tính số mol các chất trong hỗn hợp đầu và phần trăm tạp chất. 21-Cho 500 ml dung dịch A (gồm BaCl 2 và MgCl 2 trong nước. phản ứng với 120 ml dung dịch Na 2 SO 4 0,5M (dư), thì thu được 11,65 gam kết tủa. Đem phần dung dịch cô cạn thì thu được 16,77 gam hỗn hợp muối khan. Xác định nồng độ mol/lít của các chất trong dung dịch A. 22-Na 2 SO 4 được dùng trong sản xuất giấy, thuỷ tinh, chất tẩy rửa. Trong công nghiệp nó được sản xuất bằng cách đun H 2 SO 4 với NaCl. Người ta dùng một lượng H 2 SO 4 không dư nồng độ 75% đun với NaCl. Sau phản ứng thu được một hỗn hợp rắn chứa 91,48% Na 2 SO 4 ; 4,79% NaHSO 4 ; 1,98% NaCl; 1,35% H 2 O; và 0,40% HCl. 1. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra. 2. Tính tỉ lệ % NaCl chuyển hoá thành Na 2 SO 4 . 3. Tính khối lượng hỗn hợp rắn thu được nếu dùng một tấn NaCl. 4. Tính thành phần % khối lượng mỗi khí và hơi thoát ra khi sản xuất được một tấn hỗn hợp rắn. 23- a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình điều chế axit sunfuric từ quặng pirit. b. Phản ứng oxi hoá SO 2 bằng không khí là phản ứng cân bằng toả nhiệt. Để tạo nhiều sản phẩm, nên tiến hành phản ứng này ở nhiệt độ cao hay thấp? Trong thực tế tại sao người ta tiến hành phản ứng này ở nhiệt độ 450 O C mà không tiến hành ở nhiệt độ thường? 24-1)Cần dùng bao nhiêu tấn pirit chứa 90%FeS 2 để sản xuất 1m 3 axit sunfuric nguyên chất (d = 1,8305g/cm 3 ). 2) Hoà tan 9,875 gam một muối hiđrocacbonat (muối A. vào nước và cho tác dụng với một lượng H 2 SO 4 vừa đủ rồi cô cạn dung dịch thì thu được 8,25 gam một muối sunfat trung hoà khan. a. Xác định công thức phân tử và gọi tên muối. b. Trong một bình kín dung tích 5,6 lít chứa CO 2 (ở 0 O C ; 0,5 atm) và m gam muối A ( thể tích không đáng kể). Nung nóng bình tới 546 O C thấy muối A bị phân huỷ hết và áp suất trong bình đạt 1,86 atm. Tính khối lượng m. 25-Cho Fe phản ứng vừa hết với dung dịch H 2 SO 4 thu được khí A và 8,28 gam muối. a. Tính khối lượng của sắt đã phản ứng biết rằng số mol Fe bằng 37,5% số mol H 2 SO 4 . b. Cho lượng khí A thu được ở trên tác dụng với 100 ml (dd. NaOH 1M thu được (dd. B. Tính nồng độ mol/lít các chất trong B (cho thể tích (dd. B = 100ml). 26- Một dung dịch có chứa b (mol) H 2 SO 4 hoà tan vừa hết a (mol) Fe thu được khí A và 42,8 gam muối khan. Nung lượng muối khan đó ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí đến khi khối lượng không đổi thu được hỗn hợp khí B. 1. Tính giá trị của a, b (biết tỉ số a 2,5 b 6 = ). 2. Tính tỉ khối của hỗn hợp B so với không khí. ( kk M = 29). 27-Hoà tan Cu 2 S trong H 2 SO 4 đặc, nóng được dung dịch A và khí B. B làm mất màu dung dịch nước brôm. Cho NH 3 tác dung với dung dịch A tới dư. Hỏi có hiện tượng gì xảy ra? Viết các phương trình phân tử và ion để giải thích thí nghiệm trên. 28-Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt cặp chất sau đây: Khí CO 2 và khí SO 2 . Chỉ được dùng một thuốc thử thích hợp. Viết các phương trình phản ứng 29-a -Bằng phương pháp hoá học, hãy tách SO 2 ra khỏi hỗn hợp gồm: SO 2 , SO 3 , O 2 . b-Làm sạch không khí có lẫn các tạp chất sau: SO 2 ; CO 2 ; Cl 2 . 30-Hoà tan hết FeS 2 bằng một lượng vừa đủ HNO 3 đặc, chỉ có khí NO 2 bay ra và được dd B. Cho dd BaCl 2 (dư) vào 1/10 dd B, thấy tạo ra 1,864 gam kết tủa. Lấy 1/10 dd B pha loãng bằng nước thành 4 lít dd C. Viết phương trình phản ứng, tính pH của dd C. 31-Cho một lượng Cu 2 S tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 đun nóng. Phản ứng tạo thành dung dịch A 1 và làm giải phóng ra khí A 2 không màu, bị hoá nâu trong không khí. Chia A 1 thành 2 phần. Thêm dung dịch BaCl 2 vào phần 1, thấy tạo thành kết tủa trắng A 3 thực tế không tan trong axit dư. Thêm lượng dư dung dịch NH 3 vào phần 2, đồng thời khuấy đều hỗn hợp thu được dung dịch A 4 có màu xanh lam đậm. a. Hãy chỉ ra A 1 , A 2 , A 3 , A 4 là gì? b. Viết các phương trình phản ứng mô tả các quá trình hoá học vừa nêu trên. 32. Khi nung nóng 11,2g Fe và m(g) S được chất rắn X, cho X vào 500 ml dung dịch HCl thì chỉ thu được hỗn hợp khí bay ra có tỉ khối so với hiđro là 17 và dung dịch A. a) Viết PTHH xảy ra, đâu là phản ứng oxi hoá khử b) Tính thành phần % thể tích của hỗn hợp khí. Và tính m c) Để trung hoà HCl dư cần dùng 125 ml dd NaOH 1M. Tính nồng độ mol của axit đã dùng. 33. Trong 1 bình kín dung tích 5,6(l) chứa hỗn hợp khí H 2 S và O 2 . Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp, hoà tan sản phẩm vào 200g nước được dung dịch A có tính axit đủ làm mất màu 100g dd Bron 8%. Viết PTHH xảy ra và tính thành phần %V ban đầu. 34.Cho 1,26 gam hỗn hợp Mg, Al (tỉ lệ mol là 3:2) tác dụng với H 2 SO 4 đặc nóng vừa đủ thu được 0,015mol sản phẩm có chứa lưu huỳnh a) Đó là sản phẩm nào trong số S, SO 2 , H 2 S b) Tính thể tích dung dịch H 2 SO 4 36,75% (D=1,28) đã dùng. (hãy giải bài toán trên theo 2 cách khác nhau) 35. Hoà tan oxit kim loại M bằng dung dịch H 2 SO 4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 32,2%. Tìm công thức phân tử của oxit. 36. Hoà tan 7,2g FeO bằng dung dịch H 2 SO 4 14,5% vừa đủ được dung dịch A. Làm lạnh dung dịch A được m(g) muối ngậm 7 phân tử nước tách ra và dung dịch muối mới có nồng độ 13,6%. Tìm m. 37. Viết CTCT CT electron của SF 6 biết các liên kết S-F là đồng nhất, góc liên kết FSF =90 0 38. So sánh độ mạnh của các axit: a) H 2 SO 3 và H 2 SO 3 b) H 2 SO 4 , H 2 SeO 4 , H 2 TeO 4 39. Giải thích tại sao H 2 S, H 2 Te, H 2 Se là chất khí, còn H 2 O là chất lỏng trong điều kiện thường. 40. Hãy viết CTCT của phân tử CO. Có thể coi cả C và O đều có hoá trị 3 được không? 41. Nêu các pp phân biệt O 2 và O 3 bằng pp hoá học. 42. Bằng cách nào có thể điều chế được Oxi từ: a) dd NaOH; b)dd H 2 SO 4 c)KmnO 4 d) dd KMnO 4 e) hỗn hợp N 2 , CO 2 , O 2 43. ở 900 0 C tỉ khối của S so với không khí là 2,207. Hỏi 1 phân tử S ở trạng thái hơi (900 0 ) gồm mấy phân tử.