1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Kiến trúc sinh thái Xu hướng tất yếu của kiến trúc đương đại VN

15 401 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Tìm hiểu về xu hướng kiến trúc sinh thái, các lợi ích của nó, lý do và khả năng ứng dụng vào tình hình VN trong hiện tại và tương lai. 2. Cấu trúc bài nghiên cứu : Bài nghiên cứu gồm có 3 phần 1. Kiến trúc sinh thái là gì? 2 2. Tại sao kiến trúc sinh thái là xu hướng tất yếu của kiến trúc VN thế giới ? 3 3. Tại sao kiến trúc sinh thái lại phù hợp với VN ? 5 Kiến trúc sinh thái góp phần bảo vệ môi trường, giảm biến đổi khí hậu 5 Kiến trúc sinh thái giúp chúng ta bắt kịp với thế giới nhưng không làm mất đi bản sắc riêng của kiến trúc VN 7 4. Thực tế tình hình ứng dụng kiến trúc sinh thái ở VN 9 5. Một số công trình kiến trúc sinh tháikiến trúc xanh tiêu biểu ở VN

Trang 1

BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC TP.HCM – KHOA KIẾN TRÚC

TIỂU LUẬN

Bộ Môn: Kiến Trúc Đương Đại

Đề tài : KIẾN TRÚC SINH THÁI – XU HƯỚNG TẤT YẾU CỦA KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI VN

SVTH:

MSSV:

GVHD: KTS

Trang 2

I Giới thiệu

1 Mục đích của nghiên cứu :

Tìm hiểu về xu hướng kiến trúc sinh thái, các lợi ích của nó, lý do và khả năng ứng dụng vào tình hình VN trong hiện tại và tương lai

2 Cấu trúc bài nghiên cứu :

Bài nghiên cứu gồm có 3 phần

1 Kiến trúc sinh thái là gì? 2

2 Tại sao kiến trúc sinh thái là xu hướng tất yếu của kiến trúc VN & thế giới ? 3

3 Tại sao kiến trúc sinh thái lại phù hợp với VN ? 5

-Kiến trúc sinh thái góp phần bảo vệ môi trường, giảm biến đổi khí hậu 5

-Kiến trúc sinh thái giúp chúng ta bắt kịp với thế giới nhưng không làm mất đi bản sắc riêng của kiến trúc VN 7

4 Thực tế tình hình ứng dụng kiến trúc sinh thái ở VN 9

5 Một số công trình kiến trúc sinh thái-kiến trúc xanh tiêu biểu ở VN

II Nội dung

1 Kiến trúc sinh thái là gì ?

Kiến trúc sinh thái (KTST) hay còn gọi là “kiến trúc xanh”, “kiến trúc bền vững” được hiểu là kiến trúc mà trong suốt vòng đời của nó từ khi xây dựng, sử dụng cho đến khi loại bỏ đều được tiến hành theo các nguyên tắc sinh thái:

 Cộng sinh với môi trường tự nhiên;

 Sử dụng các vật liệu tuần hoàn, tái sinh;

 Tạo môi trường bên trong lành mạnh, dễ chịu;

 Hoà nhập với môi trường nhân văn của lịch sử và khu vực;

 Ứng dụng các kỹ thuật mới tiết kiệm năng lượng Nói một cách tổng quát thì KTST là kiến trúc hướng tới giải quyết mối quan hệ giữa con người, kiến trúc và thiên nhiên, nó phải vừa vì con người mà sáng tạo ra một môi trường không gian nhỏ dễ chịu vừa phải bảo vệ môi trường lớn chung quanh

KTST tạo lập môi trường không gian nhỏ, môi trường vi khí hậu (thể hiện ở giai đoạn sử dụng) là tạo nên một kiến trúc có nhiệt độ, độ ẩm, không khí trong lành,

có ánh sáng, âm thanh thích hợp với con người, có không gian linh hoạt, thông thoáng, đa thích dụng và đạt hiệu quả lâu dài

Trang 3

KTST bảo vệ môi trường lớn chung quanh, môi trường vĩ mô (thể hiện trong toàn

bộ quá trình từ khi xây dựng, sử dụng cho đến khi công trình bị loại bỏ) là hạn chế khai thác giới tự nhiên, giảm ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường mà chủ yếu là giảm và xử lý thoả đáng phế thải (chất thải rắn, nước bẩn, khí độc hại, ô nhiễm âm thanh, ánh sáng)

2 Tại sao kiến trúc sinh thái là xu hướng tất yếu của kiến trúc VN & thế giới ?

Trong một thời gian dài, từ khi bắt đầu xuất hiện những đô thị đầu tiên của loài người cho đến tận thế kỉ XX, việc thiết kế kiến trúc hầu như chỉ chú trọng kỹ thuật tạo môi trường nhân tạo, tiện nghi và công năng cho công trình mà quên đi việc con người cần phải sống hài hòa với tự nhiên Hậu quả là phung phí năng lượng và tài nguyên thiên nhiên một cách không thương tiếc

Thống kê ở châu Âu cho thấy 50% nguồn nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên được

sử dụng trong ngành xây dựng, hơn 50% chất thải sinh hoạt và 50% các chất gây ô nhiễm đến từ các hoạt động xây dựng; 40% năng lượng tiêu thụ có nguồn gốc (hoặc có liên quan) đến ngành xây dựng

Con người với thói quen sử dụng nguồn năng lượng mặt trời dự trữ như than đá, xăng, dầu lửa… Kết quả tất yếu dẫn tới là: Việc sử dụng một cách phung phí tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người đương đại đã, đang

và sẽ làm tổn hại ngày càng nghiêm trọng tới môi trường sống, sự cân bằng & bình ổn của khí hậu cũng như sự tồn tại và phát triển của con người mai sau Các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt, lốc xoáy, hạn hán… và nhiều dịch bệnh bùng phát trong những năm gần đây là những cảnh báo cấp độ cao về sự nổi giận của thiên nhiên Những bài học hiển nhiên trước mắt đã khiến toàn thế giới và đặc biệt là các nước phương Tây bừng tỉnh Cùng với các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật khác, người ta đã xét lại quan niệm thiết kế kiến trúc, ý thức hơn về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng Một trào lưu kiến trúc mới ra đời với viễn cảnh tốt đẹp hướng về tương lai: Kiến trúc sinh thái

Kiến trúc xanh mang lại những lợi ích to lớn cho con người

- Lợi ích thẩm mỹ

Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân cây,…) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung

- Lợi ích môi trường

Trang 4

Đây là lợi ích rõ ràng và dễ nhận thấy nhất của kiến trúc sinh thái Kiến trúc sinh thái thúc đẩy và bảo vệ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng không khí và nước, giảm chất thải rắn và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Theo các chuyên gia của Hội đồng xanh thế giới, nếu so sánh với một công trình thương mại thông thường, công trình xanh sẽ sử dụng ít hơn 26% năng lượng, chi phí bảo trì ít hơn 13% và lượng phát thải nhà kính ít hơn 33%

- Lợi ích kinh tế

Kiến trúc sinh thái giúp giảm chi phí trong quá trình xây dựng & sử dụng công trình khi tận dụng được nguồn vật liệu địa phương hoặc vật liệu tái chế với chi phí thấp ; giảm đáng kể chi phí năng lượng cho các nhu cầu chiếu sáng & điều hòa vi khí hậu trong công trình… và khả năng thu hồi số tiền đầu tư xây dựng nhanh hơn Giá thành tài sản lúc này cũng tăng đáng kể so với một công trình xây dựng không mang tính bền vững, chủ đầu tư sẽ dễ dàng nghiêng về phương án sử dụng kiến trúc sinh thái

- Lợi ích xã hội

Lợi ích xã hội của kiến trúc sinh thái ngày càng thể hiện rõ rệt Kiến trúc sinh thái

sẽ tạo môi trường thân thiện cho người sử dụng ở nhiều khía cạnh, bao gồm chất lượng không khí trong nhà tốt hơn, tối ưu hóa sự thoải mái mọi công năng trong công trình Các chuyên gia đã chỉ ra rằng các yếu tố thiết kế của kiến trúc sinh thái làm giảm sự xuất hiện của bệnh liên quan đến đường hô hấp, triệu chứng dị ứng và hen suyễn

Cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường: hút khí CO2 và cung cấp O2, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại Cây xanh có tác dụng hạn chế tiếng ồn nhất là ở khu vực nội thành

Kiến trúc sinh thái cung cấp cho con người một không gian sống tuyệt với, một không gian làm việc hiệu quả, một không gian nghỉ ngơi hoàn hảo nhất mà ở đó con người có thể tạo ra tối đa hiệu suất làm việc

Tại Hội nghị KTS Thế giới tổ chức tại Bắc Kinh năm 2000, giới KTS toàn cầu đã

đi đến 2 khái niệm, 2 mục tiêu, 2 phương châm hành động là kiến trúc bền vững

và kiến trúc sinh thái, xong đều cùng chung một nội hàm là hướng tới sự chung sống thân thiện, bằng thái độ xử sự thông minh và hiểu biết thiên nhiên

Trang 5

Kiến trúc sinh thái (hoặc kiến trúc bền vững) khởi đầu từ những thập kỷ nửa sau của TK XX và trở thành xu hướng tất yếu của kiến trúc thế giới trong thế kỷ XXI

Nó được mong đợi như một giải pháp toàn diện để đối phó với cuộc khủng hoảng của văn minh đô thị, xét trên phạm vi rộng cũng như với chính cuộc khủng hoảng

về phong cách kiến trúc đương đại, xét trong phạm trù hẹp của ngành kiến trúc Như trên đã trình bày kiến trúc sinh thái là xu hướng tất yếu của thế giới trong thế

kỷ 21 và điều đó cũng là câu trả lời duy nhất đúng cho định hướng kiến trúc Việt Nam trong hiện tại và tương lai Chúng ta không thể lạc bước và cũng không thể quá tụt hậu trên con đường chung của kiến trúc thế giới

3 Tại sao kiến trúc sinh thái lại phù hợp với VN ?

- Kiến trúc sinh thái góp phần bảo vệ môi trường, giảm biến đổi khí hậu

Như chúng ta đã biết, hiện tượng nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra trên khắp thế giới dưới nhiều hình thức như bão nhiệt đới, lốc xoáy, mưa đá, lũ lụt, hạn hán, băng giá kéo dài & thất thường,… để lại nhiều hậu quả to lớn về người và của, mỗi năm cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người và gây thiệt hại hàng nghìn tỉ USD cho các quốc gia mà Việt Nam chúng ta cũng không phải là ngoại lệ Thậm chí, theo dự báo của Liên hợp quốc tại Hội nghị Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, VN là 1 trong 5 quốc gia ven biển phải chịu thiệt hại nặng nhất do hiện tượng mực nước biển dâng trong thế kỉ 21 này Chúng ta đang đối diện với nguy cơ mất đi 1 diện tích lớn đất đai của các đồng bằng ven biển, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, nơi sinh sống của hơn 17 triệu người (theo số liệu năm 2011) và là nguồn cung cấp nông sản chính của cả nước, có thể gây ra những cuộc khủng hoảng trầm trọng về an ninh lương thực, nhân đạo, kinh tế xã hội và thậm chí là an ninh quốc phòng, kéo theo những hệ lụy từ hiệu ứng domino của thảm họa này là không thể tưởng tượng nổi đối với đất nước chúng ta

Do đó, thế hệ chúng ta cần phải bắt tay vào hành động ngay, chung tay chung sức cùng nhân dân toàn thế giới góp phần làm chậm tiến tới ngăn chặn hoàn toàn sự biến đổi khí hậu do ô nhiễm môi trường mà loài người đã gây ra từ khi bắt đầu cuộc Cách mạng công nghiệp đến nay Một trong những nguyên nhân đóng góp vào việc làm ô nhiễm môi trường, tác nhân chính của biến đổi khí

Trang 6

hậu là hoạt động xây dựng & vận hành các công trình kiến trúc nói riêng và đô thị nói chung đã gây ra như :

 Phá rừng, chặt cây để lấy đất xây dựng đô thị

 Các chất khí thải & nước thải ra từ các việc sản xuất các vật liệu xây dựng

 Khói bụi, khí thải & nước thải sinh ra từ các máy móc & công nhân tham gia vào hoạt động xây dựng

 Khí thải từ hệ thống điều hòa & khí thải từ việc tạo ra điện năng tiêu thụ của các tòa nhà để giải quyết các vấn đề giao thông nội bộ, thông thoáng

và chiếu sáng…

Như vậy chúng ta có thể thấy hoạt động xây dựng kiến trúc của con người đã góp 1 phần không nhỏ vào lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn thế giới Do đó, ngành kiến trúc ở VN nói riêng và thế giới nói chung, với vai trò quan trọng trong việc xây dựng các công trình cần tiến tới một xu hướng mới, một xu hướng kiến trúc thỏa mãn tính thân thiện hơn với môi trường, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính & tiết kiệm năng lượng, đồng thời vẫn đáp ứng được yêu cầu về thân thiện với người sử dụng Từ định nghĩa ở trên, ta có thể dễ dàng thấy được đáp án duy nhất cho bài toán này chính là kiến trúc sinh thái, với các tiêu chí của nó xin được nhắc lại ở đây chính là :

 Cộng sinh với môi trường tự nhiên;

 Sử dụng các vật liệu tuần hoàn, tái sinh;

 Tạo môi trường bên trong lành mạnh, dễ chịu;

 Hoà nhập với môi trường nhân văn của lịch sử và khu vực;

 Ứng dụng các kỹ thuật mới tiết kiệm năng lượng

Một khi chúng ta ứng dụng thành công và nhân rộng xu hướng kiến trúc này ở

VN, với các ưu điểm & lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho con người cũng như môi trường sống và nền kinh tế, điều đó có thể giúp nhân rộng việc ứng dụng kiến trúc sinh thái trên toàn thế giới, tiến tới 1 thế giới xanh hơn, tối thiểu hóa việc phát thải khí nhà kính, từ đó góp phần không nhỏ vào công cuộc ngăn chặn quá trình biến đổi khí hậu & nước biển dâng trên toàn thế giới nói chung

và Việt Nam nói riêng

- Kiến trúc sinh thái giúp chúng ta bắt kịp với thế giới nhưng không làm mất

đi bản sắc riêng của kiến trúc VN

Trang 7

Báo cáo của Ban Chấp hành nhiệm kỳ VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Hội KTS Việt Nam có nhấn mạnh: “Kiến trúc thế giới và khu vực đang chuyển sang một thời đại của công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng với các Kiến trúc sinh thái – Kiến trúc xanh”

Định hướng cơ bản trong hoạt động của Hội KTS Việt Nam nhiệm kỳ tới là:

“bằng mọi nỗ lực thúc đẩy đưa Kiến trúc Việt Nam phát triển nhanh đúng hướng bắt nhịp với xu hướng phát triển của kiển trúc thế giới và khu vực”…

Có thể thấy với kiến trúc sinh thái sẽ là xu hướng tất yếu của giới kiến trúc-xây dựng trên toàn thế giới, thì việc sớm ứng dụng kiến trúc sinh thái vào thực tế sẽ giúp nền kiến trúc VN đi tắt đón đầu, bắt kịp với xu hướng phát triển của kiến trúc thế giới và khu vực

- Trong Kiến trúc hiện đại – truyền thống, kiến trúc mới dừng ở mức phản ánh

và phù hợp với các yếu tố thiên nhiên (địa hình, khí hậu), tâm lý lối sống của

Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 đã trôi qua Trong khi kiến trúc thế giới đang mạnh mẽ bước lên đỉnh cao của con sóng “Quốc tế hoá kiến trúc bản địa và bản địa hoá kiến trúc quốc tế” là Kiến trúc bền vững – Kiến trúc sinh thái thì chúng ta vẫn đang loay hoay trong việc “xây dựng một nền kiến trúc hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc” với những lúng túng không dễ gì tháo gỡ Bản sắc dân tộc là gì? công trình kiến trúc như thế nào thì được coi là có bản sắc dân tộc? Không ít các nhà quản lý đã đưa ra yêu cầu giới kiến trúc phải chỉ ra “bản sắc kiến trúc Việt Nam” là những chi tiết kiến trúc

cụ thể nào: là đầu đao hình rồng, là chi tiết “con nghê”, “con phượng” hay “bậc tam cấp”, “cửa bức bàn”…? để rồi lắp nó vào công trình hiện đại với mong muốn có được ngôi nhà “đậm đà bản sắc”….Đúng là một bài toán không có lời giải, hay nói cách khác là bài toán ra sai đầu bài Không phải ai cũng có thể hiểu và chia sẻ với ý nghĩa câu nói của Kenzo Tange: “Truyền thống dân tộc là một vòng đá đeo cổ quý giá,

nhưng chúng ta phải phá vỡ chúng thành những mảnh nhỏ và ghép chúng lại dưới

dạng mới” và “không ai ấu trĩ đem một mái nhà cổ úp lên một công trình kiến trúc

hình hộp rồi bảo đó là dân tộc – hiện đại Cần phải thấu hiểu một cách tường tận, sâu sắc những nguồn gốc hình thành kiến trúc truyền thống Ở bất cứ nơi nào, kiến trúc truyền thống cũng được tạo dựng thông qua điều kiện thiên nhiên, khí hậu, tập quán sinh họat của con người mà có được không gian, tỷ lệ và hình thức kiến trúc địa

phương thích hợp, đó là cái hồn của kiến trúc truyền thống cần phải nắm bắt và khai thác”

-

Đã hơn nhiều lần các cây đại thụ trong làng kiến trúc thế giới đã chỉ ra rằng bản sắc kiến trúc là cái mà ta không thể nhìn thấy được, không thể sờ thấy được mà chỉ có thể cảm nhận được, tận hưởng được khi ta liên tưởng xâu chuỗi chúng với lịch sử phát

triển văn hoá xã hội…

- GS.TS.KTS. Nguyễn Việt Châu, đăng trên

tapchikientruc.com.vn

Trang 8

con người bản địa thì ở Kiến trúc sinh thái sự phản ảnh và phù hợp với các yếu

tố tự nhiên được nâng lên thành sự giữ gìn và thân thiện với thiên nhiên môi trường (Sinh thái tự nhiên) Còn sự phản ánh và phù hợp với các yếu tố tâm lý, tập quán lối sống được chuyển hoá thành việc gìn giữ bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá, xã hội (Sinh thái nhân văn) Có thể nói Kiến trúc hiện đại – truyền thống đã bước một bước tiến dài về chất để chuyển hoá thành Kiến trúc sinh thái

- Kiến trúc sinh thái ngay từ định nghĩa đã khuyến khích việc tích hợp các yếu tố truyền thống, nhân văn của lịch sử và khu vực vào công trình, điều này có nghĩa là : việc phát triển kiến trúc theo xu hướng mới này sẽ không những không làm nền kiến trúc Việt Nam mất đi bản sắc văn hóa dân tộc từ lâu đời

mà còn tôn vinh những đặc trưng của nền văn hóa bản địa Việt Nam trong các công trình kiến trúc, nhưng dưới những hình thức mới, vừa mang tính hiện đại vừa mang trong mình dấu ấn của văn hóa truyển thống VN Chúng ta có thể kể đến 1 vài KTS tiêu biểu đã có sự tìm tòi, sáng tạo đáng ghi nhận trong sáng tác kiến trúc, sử dụng các vật liệu đặc trưng như mây, tre , nứa hoặc các thủ pháp

bố trí  công trình theo hướng tránh gió bão , kết hợp cây xanh mang tính địa phương cao độ Một số thành tựu nhất định trong hướng đi này có thể kể ra như Võ Trọng Nghĩa với cà phê Gió và Nước và Hoàng Thúc Hào với nhà văn hóa Suối Rè

Trang 9

- Cà phê Gió và Nước của KTS Võ Trọng Nghĩa

- Nhà cộng đồng thôn Suối rè của KTS Hoàng Thúc Hào

4 Thực tế tình hình ứng dụng kiến trúc sinh thái ở VN

- Ngày 3/9/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2003/NĐ-CP về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” Trong nội dung của Nghị định có đề cập đến vấn đề sử dụng năng lượng TK&HQ trong các công trình xây dựng

- Ngày 17/11/2005, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký Quyết định số 40/QĐ-BXD ban hành Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả” Quy chuẩn này là văn bản pháp quy kỹ thuật, quy định yêu cầu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ để sử dụng năng lượng có hiệu quả khi thiết kế xây dựng mới hay cải tạo các công trình thương mại, trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, nhà ở cao tầng, văn phòng, khách sạn lớn có sử dụng ĐHKK, thiết bị sử dụng nhiều năng lượng

- Ngày 14/4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng TK&HQ Toàn bộ Chương trình có 6 nhóm nội dung chính, trong đó Bộ Xây dựng được giao chủ trì thực hiện nhóm nội dung 5 về “Sử dụng năng lượng TK&HQ trong các toà nhà”. Nhóm nội dung 5 có 02 đề án:

 Đề án "Nâng cao năng lực và triển khai hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công tác thiết kế xây dựng công trình xây dựng cao tầng và thương mại".

Trang 10

 Đề án "Xây dựng mô hình và đưa vào hoạt động có nề nếp công tác quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng”.

- Ngày 14/3/2008, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 377/QĐ-BXD về Chương trình sử dụng năng lượng, tài nguyên TK&HQ của ngành xây dựng

- Ngày 1/1/2008 Hội đồng Công trình xanh Việt Nam thuộc Quỹ các đô thị xanh của Hoa Kỳ đã chính thức được phép hoạt động ở Việt Nam Hội đồng Công trình xanh Việt nam đã phối hợp với trường Đại học Kiến trúc Hà Nội triển khai xây dựng tiêu chuẩn đánh giá các Công trình xanh tại Việt Nam - trong đó tiêu chí quan trọng đầu tiên cần quan tâm là tiêu chí tiết kiệm năng lượng

- Trong thời gian gần đây đã có một số dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, một số tài liệu biên soạn, nghiên cứu về "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công trình xây dựng", dự án "Nâng cao hiệu quả sử dụng sử dụng năng lượng trong các doanh ngjhiệp vừa và nhỏ", cuộc thi "Toà nhà hiệu quả năng lượng"… Tuy nhiên việc nghiên cứu về kiến trúc xanh ở Việt Nam chủ yếu  chỉ  tập trung ở các công trình có quy mô nhỏ bé, hầu như chưa có các nghiên cứu kiến trúc xanh cho các công trình cao tầng, các công trình có qui mô lớn hay quần thể kiến trúc

5 tiêu chí kiến trúc xanh Việt Nam do Hội Kiến trúc sư VN công bố năm 2014

1) Địa điểm bền vững

2) Sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả

3) Chất lượng môi trường trong nhà

4) Kiến trúc tiên tiến, bản sắc

5) Tính  xã  hội - nhân văn bền vững

Phương pháp đánh giá

Một công trình được công nhận đạt tiêu chí kiến trúc xanh phải được xét trên cả 5 tiêu chí kiến trúc do Hội Kiến trúc sư Việt Nam đề xướng

Các tiêu chí được phân loại A, B, C (Tốt, Đạt, không đạt), trong đó: A (Tốt) - Đạt tốt các tiêu chí; B (Đạt) - Đạt các tiêu chí và C (không đạt)

 Công trình kiến trúc được công nhận kiến trúc xanh khi đạt 70% tiêu chí loại A, không có tiêu chí loại C

Ngày đăng: 18/04/2017, 11:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w