MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài. 1. Cơ sở lý luận: Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng cũng hết sức quan trọng. Có thể thấy một ngôn ngữ là một tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Vì từ vựng là một đơn vị ngôn ngữ nên nó được thể hiện dưới hai hình thức: Lời nói và chữ viết. Muốn sử dụng được ngôn ngữ đó, tức là phải nắm vững hình thức biểu đạt của từ bằng lời nói và chữ viết. Song do có mối liên quan của từ vựng với các yếu tố khác trong ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ âm, ngữ điệu ...) hoặc trong tình huống giao tiếp cụ thể, ta thấy từ vựng là các “viên gạch” còn ngữ pháp và các yếu tố ngôn ngữ khác được coi như các “mạch vữa” để xây lên thành một ngôi nhà ngôn ngữ. 2. Cở sở pháp lý: Hiện nay trong nhà trường phổ thông, cũng giống như các bộ môn khác, việc dạy và học tiếng Anh đang diễn ra cùng với sự đổi mới phương pháp giáo dục, cải cách sách giáo khoa, giảm tải nội dung chương trình học nhằm làm phù hợp với nhận thức của học sinh, làm cho học sinh được tiếp cận với các nội dung, kiến thức hiện đại. Vốn từ vựng tiếng Anh trong chương trình học cũng liên quan với những môn học khác và được các em học sinh sử dụng phù hợp.
Trang 1lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng.
Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu
tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng Vì từ vựng là một đơn vị ngôn ngữ nên nó được thể hiện dưới hai hình thức: Lời nói và chữ viết Muốn sử dụng được ngôn ngữ đó, tức là phải nắm vững hình thức biểu đạt của từ bằng lời nói và chữ viết
Song do có mối liên quan của từ vựng với các yếu tố khác trong ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ âm, ngữ điệu ) hoặc trong tình huống giao tiếp cụ thể,
ta thấy từ vựng là các “viên gạch” còn ngữ pháp và các yếu tố ngôn ngữ khác được coi như các “mạch vữa” để xây lên thành một ngôi nhà ngôn ngữ
2 Cở sở pháp lý:
Hiện nay trong nhà trường phổ thông, cũng giống như các bộ môn khác, việc dạy và học tiếng Anh đang diễn ra cùng với sự đổi mới phương pháp giáo dục, cải cách sách giáo khoa, giảm tải nội dung chương trình học nhằm làm phù hợp với nhận thức của học sinh, làm cho học sinh được tiếp cận với các nội dung, kiến thức hiện đại Vốn từ vựng tiếng Anh trong chương trình học cũng liên quan với những môn học khác và được các em học sinh sử dụng phù hợp
Trang 2Trước hết, xuất phát từ đối tượng giảng dạy là học sinh ở lứa tuổi từ 15-16, kinh nghiệm cuộc sống còn ít, hiểu biết xã hội hạn chế, do đó vốn từ vựng dạy cho các em ở cấp học này thường phải được kết hợp với các kỹ năng dạy học cho phù hợp để tạo sự hứng thú cho học sinh.
Bên cạnh đó việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường còn diễn ra trong môi trường giao tiếp của thầy và trò có rất nhiều hạn chế: Dạy học trong một tập thể lớn (thường là đơn vị lớp học có khoảng 40 học sinh hoặc hơn), trình độ nhận thức có nhiều cấp độ khác nhau, phương tiện hỗ trợ giảng dạy chưa đồng bộ Những điều này làm phân tán sự tập trung của học sinh, tác động rất lớn đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh, làm chậm quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh và sự phân bố thời gian cho từng phần nội dung bài sao cho phù hợp với từng loại bài giảng (thực hành, kĩ năng) cũng là một tác động tới việc lựa chọn, nghiên cứu và áp dụng kĩ năng dạy từ vựng sao cho thích hợp
Học sinh thường thụ động trong việc làm giàu vốn từ cho mình, sử dụng từ trong ngữ cảnh giao tiếp bị hạn chế, không linh hoạt và thường lệ thuộc vào cấu trúc ngữ pháp Từ đó vấn đề được đặt ra ở đây là nghiên cứu áp dụng các kỹ năng dạy từ vựng, cụ thể là các kỹ năng giới thiệu và kiểm tra từ vựng đối với học sinh sao cho phù hợp và có hiệu quả tốt
Từ những lí do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: Làm thế nào để dạy
từ vựng Tiếng Anh hiệu quả lớp 11A5 trường THPT Ngô Gia Tự, nhằm đưa ra
một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học Tiếng Anh
II Mục đích nghiên cứu.
Dựa vào việc tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy và học tập từ vựng
TA của học sinh Bản thân tôi xin đưa ra một số đề xuất về việc hướng dẫn học sinh học tập và sử dụng được vốn từ của mình một cách có hiệu quả nhất
để tiến tới học sinh có khả năng nói, viết và dịch bài tốt hơn
Trang 3III Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Vai trò của các kĩ năng dạy từ vựng trong quá trình dạy và học TA
- Các kĩ năng giới thiệu và kiểm tra từ vựng
- Kết quả của việc sử dụng các kĩ năng
IV Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
1 Đối tượng:
Làm thế nào để dạy từ vựng Tiếng Anh hiệu quả
2 Khách thể:
Tập thể lớp 11A5 trường THPT Ngô Gia Tự.
V Phương pháp nghiên cứu.
1 Phương pháp quan sát: tôi tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ
thăm lớp của đồng nghiệp
2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư
phạm ở lớp 11 trong trường THPT Ngô Gia Tự nhằm kiểm nghiệm các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn dạy học ở trường THPT
3 Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra, đánh giá
việc nắm nội dung bài của học sinh
Trang 4NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
1 Vị trí nhiệm vụ của việc học tập TA:
Từ vựng tiếng Anh là một công cụ, phương tiện quan trọng nhất trong việc sử dụng và học tiếng Anh Ở bất kỳ một kỹ năng nào của việc học ngoại ngữ đều phải sử dụng đến từ vựng Vì vậy từ vựng tiếng Anh là nguồn vốn,
là sản phẩm vô giá, là công cụ chính cho người học tiếng Anh
2 Vai trò của các kĩ năng dạy từ vựng trong quá trình dạy và học TA:
Trong môn học TA, hầu hết tiết học nào cũng có phần “giới thiệu từ vựng” Để bài học đạt kết quả cao, học sinh phải nắm rõ cách phát âm cũng như cách sử dụng của các từ Muốn thế giáo viên cần lựa chọn các kỹ năng phù hợp với từng loại từ để sao cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và dễ sử dụng
Các kĩ năng dạy từ vựng được áp dụng trong mọi quá trình dạy học Từ việc giới thiệu từ vựng, thực hành nói và viết, rèn luyện củng cố đến cả khởi động để tạo ra một giờ học sôi nổi ngay từ giây phút đầu của một giờ học
Việc sử dụng các kĩ năng dạy từ vựng trong quá trình dạy TA nhằm mục đích làm cho học sinh có vốn từ vựng đầy đủ, phục vụ cho quá trình học tiếng, nắm được ý nghĩa, cách sử dụng của từ vựng trong quá trình giao tiếp
Các kĩ năng dạy từ khác nhau sẽ làm cho học sinh cảm thấy hứng thú với môn học, ghi nhớ từ vựng với ngữ cảnh giao tiếp, nâng cao khả năng tự học hỏi, học sinh sẽ tự làm giàu được vốn từ và tự kiểm tra được quá trình
sử dụng từ của mình Học sinh sẽ chủ động trong các tình huống giao tiếp cũng như tiếp thu kiến thức mới Trong giới hạn của đề tài này chỉ đề cập đến các kĩ năng giới thiệu và kiểm tra việc dạy và học từ vựng
II Thực trạng của dạy học từ vựng TA ở trường THPT:
1 Đặc điểm chung
a Vài nét về tình hình nhà trường
Tiền thân là trường Trung học tỉnh hạt Hiếu Xương, được thành lập năm 1968 Sau ngày miền Nam giải phóng (4/1975), chính quyền cách mạng
Trang 5đã tiếp quản cơ sở vật chất của trường trung học tỉnh hạt Hiếu Xương và nhanh chóng ổn định tình hình, tổ chức việc dạy và học.
Theo dòng thời gian, ngôi trường đã nhiều lần thay đổi tên gọi: Trung học tỉnh hạt Hiếu Xương (1968 – 9/1975); Cấp 2, 3 Tuy Hoà I (9/1975 – 1/1976); Cấp 2, 3 Ngô Gia Tự (1/1976 – 8/1977) Cấp 3 Ngô Gia Tự (9/1977
- 1990) Phổ thông trung học Ngô Gia Tự (1990 đến 2004) Trung học phổ thông Ngô Gia Tự (Từ 2004 đến nay)
Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên của nhà trường trong năm học 2016-2017: 96 người
Ban Giám Hiệu có 04 người Gồm 01 hiệu trưởng và 03 Phó hiệu trưởng được phân công nhiệm vụ từng cá nhân để điều hành công tác dạy và học của nhà trường
+ Thầy Huỳnh Văn Khánh: Hiệu trưởng
+ Cô Huỳnh Thị Lệ My: Phó hiệu trưởng
+ Cô Lâm Thị Hương: Phó hiệu trưởng
+ Thầy Mai Tấn Điện: Phó hiệu trưởng
Trường có 10 tổ bộ môn và 01 tổ hành chính văn phòng thực hiện công việc dạy dỗ và rèn luyện cho học sinh
+ Tổ Toán: Có 14 người Tổ trưởng: Thầy Nguyễn Tú
+ Tổ Tin: Có 5 người Tổ trưởng: Cô Võ Thị Phượng
+ Tổ Lý - CN: Có 10 người Tổ trưởng: Thầy Nguyễn Trọng Thế
+ Tổ Hóa: có 6 người Tổ trưởng: Cô Trần Thị Chung
+ Tổ Sinh - Công nghệ: có 6 người Tổ trưởng: Cô Võ Thị Bích Vương.+ Tổ Ngữ văn: có 12 người Tổ trưởng: Cô Thái Thị Mỹ Hảo
+ Tổ Sử - GDCD: có 8 người Tổ trưởng: Cô Mai Tấn Điện
+ Tổ Địa lý: có 4 người Tổ trưởng: Cô Phạm Thị Thanh Điệp
+ Tổ Ngoại ngữ: có 11 người Tổ trưởng: Cô Lê Thị Thanh Bích
+ Tổ Thể dục - ANQP: có 6 người Tổ trưởng: Thầy Trần Ngọc Hải
Trang 6+ Tổ Hành chính: có 11 người Tổ trưởng: Cô Phạm Thị Tuyết.
+ Chủ tịch Công đoàn: Thầy Trần Mạnh Hùng
+ Bí Thư Đoàn trường: Thầy Phạm Anh Tuấn
Hỗ trợ tốt cho công tác dạy và học là Đoàn trường Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bao gồm một chi đoàn giáo viên và các chi đoàn học sinh được tổ chức theo các lớp học
Thành tích đạt được:
+ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2000
+ Cờ thi đua xuất sắc của UBND Tỉnh các năm học 2006-2007; 2007-2008
+ Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2008
+ Thủ tướng chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc năm học 2009-2010.+ Nhiều bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh, giấy khen của Sở Giáo dục và Đào tạo tặng tập thể và cá nhân trường
+ Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận trường đạt chuẩn quốc gia từ năm 2012
Tính từ năm học 1990-1991 đến năm học 2014-2015 trường có 805 học sinh đạt giải học sinh giỏi bộ môn cấp Tỉnh,13 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp Quốc gia, 3 học sinh đỗ thủ khoa trong các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Tỷ lệ tốt nghiệp THPT: Từ năm học 2009- 2010 đến năm học
Trang 7đại, đủ phòng học, phòng chức năng, phòng bộ môn, thiết bị dạy học, đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh.
b Đặc điểm tình hình
Thuận lợi.
Ban giám hiệu, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các đoàn thể hoạt động
có hiệu quả, GVCN có năng lực quản lý, năng động, nhiệt tình, có kinh nghiệm trong việc quản lý và tổ chức các hoạt động của chi đoàn lớp và giáo dục hạnh kiểm học sinh
Được sự quan tâm và phối hợp làm việc của Công an phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa, Công an các địa phương có học sinh theo học tại trường
Nhiều năm liền nhà trường được công an Tỉnh công nhận là cơ quan an toàn về ANTT và được UBND Tỉnh tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
a Số liệu khảo sát của tôi cho thấy:
Thứ nhất: điểm bình quân học sinh dao động ở mức 6-7 điểm, và với mức điểm này HS cần khoảng 360 giờ đào tạo (480 tiết) để đạt được mức điểm cao hơn
Thứ hai, trình độ của học sinh không đồng đều và có sự khác biệt khá lớn về năng lực tiếng Anh giữa các học sinh với nhau Thường trong một lớp học sẽ bao gồm các trình độ từ trung bình - yếu (gồm học sinh lười học tiếng anh) đến khá - giỏi (những học sinh chịu khó học và chăm học) Những lớp học đa trình độ như vậy sẽ gây nhiều khó khăn cho giáo viên, khiến họ khó có thể quán xuyến hết tất cả học sinh, từ đó gây trở ngại cho cả việc dạy và học
Trang 8b Số liệu cụ thể về thực trạng học tiếng Anh ở lớp 11A5 trường THPT Ngô Gia Tự, HKI năm học 2016-2017:
- Tổng số học sinh lớp 11A5: 44 HS
- Nam: 14 HS
- Nữ: 30 HS
- Số HS đạt điểm trung bình môn tiếng Anh từ 5.5 trở lên: 42 (95.4 %)
- Số HS đạt điểm trung bình môn tiếng Anh từ 5.6 đến 6.5: 14 (31.8 %)
- Số HS đạt điểm trung bình môn tiếng Anh trên 6.5 đến 7.5: 16 (36.4 %)
- Số HS đạt điểm trung bình môn tiếng Anh trên 7.5 dưới 8.5: 11 (25 %)
- Số HS đạt trung bình môn tiếng anh từ 8.5 trở lên: 3 (6.8 %)
- Tình hình chung các em học sinh lớp 11A5 học khá được môn tiếng Anh, tỷ lệ điểm trung bình nhiều nhất ở điểm số dao động từ 5.6 đến 7.5
- Các em còn tham gia tích cực các cuộc thi giao lưu tiếng Anh cấp trường, thi HS giỏi tiếng Anh cấp tỉnh, thi IOE cấp trường và cấp tỉnh, tuy nhiên vẫn chưa đạt thành tích vượt trội
- Thầy cô bộ môn tiếng Anh cũng tích cực giảng dạy, đào tạo hướng dẫn các em HS lớp 11A5 rèn luyện và củng cố kiến thức cho các em
3 Một số tồn tại của thực trạng giảng dạy TA lớp 11A5 trường THPT Ngô Gia Tự:
- Kiến thức tiếng Anh nói chung và từ vựng nói riêng của học sinh còn nhiều hạn chế
- Việc vận dụng vào thực tiễn của học sinh còn hạn chế
- Học sinh thường hay ngại ngùng khi nói trước đám đông Các em không có thói quen tranh luận trong lớp hoặc nêu ý kiến của mình dù đúng hay sai, nhất là khi có mặt thầy cô giáo Tập thể lớp cũng không có thái độ ủng hộ: một bạn đứng lên nói sai, các bạn khác trong lớp thường cười ồ lên hoặc sửa lại một cách châm biếm Hiện tượng này đã làm hạn chế sự tham gia bài học của học sinh
Trang 9Trong lớp học sinh thường rất hiếu động, nghiêng về mặt tiêu cực hơn
là tích cực, việc nói chuyện riêng hoặc phân tán tư tưởng trong giờ học còn rất phổ biến Tác phong này phản ánh rất rõ trong các giờ học tiếng Anh, những giờ đòi hỏi học sinh phải tham gia vào nhiều hình thức luyện tập khác nhau như luyện tập theo cặp (pair work), luyện tập nhóm (group work), hay luyện những kỹ năng đòi hỏi học sinh phải chuyển chỗ, rời chỗ trong lớp… Những bài tập như vậy thường tạo ra sự lộn xộn Và nhiều khi chúng ta cảm thấy hiệu quả kém của một giờ học không phụ thuộc vào kỹ thuật và nhiệt tình lên lớp của giáo viên mà chủ yếu là do thái độ học tập của học sinh
III Các biện pháp dạy học từ vựng TA hiệu quả:
1 Phân loại đối tượng học sinh:
- Dựa vào kết quả khảo sát chất lượng đầu năm và kết quả của học
kỳ trước
- Dựa vào kết quả bài kiểm tra do chính giáo viên tiến hành
- Dựa vào sự tích cực xây dựng bài của học sinh
2 Kĩ năng giới thiệu từ vựng:
Giai đoạn đầu trong việc dạy từ vựng là phần giới thiệu từ mới với học sinh Giới thiệu từ mới có vai trò rất quan trọng trong một giờ học tiếng Anh Nó có thể giúp học sinh nắm được bao quát nội dung bài học, nắm được nghĩa của từ, cách sử dụng qua phần giới thiệu ban đầu của giáo viên Thông thường để giới thiệu một từ mới, giáo viên thường thực hiện các bước sau:
- Gợi mở từ dạy bằng tranh vẽ, vật thật, ví dụ, tình huống
- Giới thiệu từ dạy bằng tiếng Anh
- Cho học sinh nghe 3 lần
- Học sinh lặp lại từ mới (đồng thanh 2-3 lần)
- Học sinh lặp lại cá nhân (2-4 học sinh)
- Giáo viên trình bày từ dạy lên bảng
Trang 10- Kiểm tra nghĩa từ bằng tiếng việt
- Kiểm tra trọng âm của từ
- Khi dạy xong tất cả từ mới, học sinh viết vào vở
Song tất nhiên không phải từ mới nào xuất hiện trong quá trình giảng bài cho học sinh cũng được đưa vào phần giới thiệu từ mới Người giáo viên phải biết lựa chọn, xác định từ tích cực, chủ động trong quá trình để giảng dạy và cố gắng phát huy hết khả năng tự học hỏi của học sinh đối với những loại từ không tích cực Bên cạnh đó giáo viên còn phải biết sắp xếp các từ vựng sẽ dạy trong bài theo một trình tự hợp lý, hoặc tạo các lời dẫn gợi mở theo chủ điểm bài học
Nói tóm lại: Sử dụng kĩ năng giới thiệu từ vựng chính là tìm cách tiếp cận với sự lĩnh hội kiến thức của học sinh một cách gần nhất, dễ dàng nhất, giúp học sinh thu nhận kiến thức nhanh hơn, hứng thú với bài học hơn Và
để đạt được hiệu quả cao trong phần giới thiệu từ vựng ngoài việc lựa chọn các kĩ năng giới thiệu từ phù hợp, giáo viên còn phải thực hiện phần phát âm
từ một cách chính xác, trình bày từ đúng và rõ ràng trên bảng để học sinh nhận biết từ được dạy ở mọi góc độ khách quan
3 Kiểm tra:
Kiểm tra từ vựng của học sinh cũng là một phần quan trọng trong quá trình dạy học Nó xác định xem học sinh nắm được từ ở mức độ nào Việc kiểm tra thường diễn ra dưới hai cấp độ: Đơn giản và hoàn thiện
3.1 Kiểm tra đơn giản:
Kiểm tra đơn giản là việc kiểm tra từ vựng riêng lẻ, kiểm tra ngay sau khi hoàn thành việc giới thiệu từ vựng Các hoạt động kiểm tra ở từng bài giảng thường được giáo viên nêu ra dưới dạng các trò chơi khiến học sinh thích thú, say mê với bài học, kích thích sự ganh đua trong học tập Ví
dụ như:
- Rub out and remember: Xóa phần từ đã giới thiệu trên bảng và yêu
Trang 11cầu học sinh đọc và viết lạiở trên bảng.
- Slap the board: Viết phần từ vừa giới thiệu hoặc dán tranh thể hiện
từ trên bảng Yêu cầu học sinh vỗ vào phần từ hoặc tranh khi nghe giáo viên đọc từ đó (từ trên bảng bằng tiếng Anh thì đọc bằng tiếng Việt và ngược lại)
- What and Where: Viết từ vừa giới thiệu vào các vòng tròn trên bảng, cho học sinh đọc và xóa dần các từ, sau đó yêu cầu học sinh viết lại từ đúng vị trí cũ của nó
- Jumbled words: Giáo viên viết các từ với các chữ cái xáo trộn, sau yêu cầu học sinh viết lại từ cho đúng
- Word square: Giáo viên chuẩn bị ô chữ có chứa các từ đã giới thiệu, yêu cầu học sinh khoanh tròn các từ mà các em tìm thấy
- Netword: Học sinh viết mạng từ theo chủ điểm
- Bingo: Học sinh chọn 5 từ trong số các từ mà giáo viên gợi ý trên bảng, sau khi nghe giáo viên đọc, nếu học sinh nào nghe có được 5 từ trước nhất thì hô to “bingo”
- Guessing game: Một học sinh viết từ vào một tờ giấy hoặc sử dụng hình ảnh từ, sau đó dùng các từ khác miêu tả, diễn đạt từ đó cho các học sinh khác đoán
- Matching: Một cột giáo viên viết từ, còn cột thứ hai viết khái niệm hoặc định nghĩa không theo thứ tự của cột thứ nhất, sau yêu cầu học sinh nối
từ với khái niệm hoặc định nghĩa của chúng
- Ordering: Giáo viên yêu cầu học sinh viết các từ vào vở, sau đó giáo viên đọc một đoạn văn ngắn có chứa các từ đó, học sinh nghe và đánh dấu thứ tự các từ theo trình tự đọc
Các kĩ năng kiểm tra được thực hiện ở mỗi giờ dạy khác nhau để tạo
ra sự mới mẻ, không gây nhàm chán cho học sinh Song ta cũng cần chú ý đến đối tượng học sinh, hay chính là trình độ nhận thức của học sinh nhanh hay chậm để đảm bảo việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên và với mọi