1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nguyễn Du và truyện Kiều

11 1,3K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 91 KB

Nội dung

Nguyễn Du dựa vào cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, đời Thanh Trung Quốc để sáng tạo ra truyện Kiều, dài 3254 câu thơ lục bát, kiệt tác số một, "tập đại thành" của

Trang 1

Tác giả

Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiện, quê ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc thời Lê, có truyền thống văn học Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ làm tể tướng Anh là Nguyễn Khản, đỗ tiến sĩ, làm đại quan trong phủ chúa

Triều Lê - Trịnh sụp đổ, Nguyễn Du trôi giạt về quê vợ ở Thái Bình suốt "mười năm gió bụi" rồi về sống ở Hà Tĩnh quê nhà, sống ẩn giật, tự xưng là "Nam Hải điếu đổ", "Hồng Sơn liệp hộ"

Tây Sơn đổ, Gia Long thiết lập triều đại mới Năm 1802, Gia Long triệu ông ra àm quan cho nhà Nguyễn Năm 1813, Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc, có lúc giữ chức Tham tri bộ Lễ, Cần chánh điện đại học sĩ

Tác phẩm

1 Thơ chữ Nôm:

- Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh)

- Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh)

- Thác lời trai phường Nón

2 Thơ chữ Hán:

- Thanh Hiên thi tập

- Nam trung tạp ngâm

- Bắc hành tạp lục

Truyện Kiều

1 Nguyễn Du dựa vào cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, đời Thanh Trung Quốc để sáng tạo ra truyện Kiều, dài 3254 câu thơ lục bát, kiệt tác số một, "tập đại thành" của nền thơ ca cổ điển Việt Nam.

2 Cốt truyện

Về đời Minh, có gia đình Vương Viên ngoại ở Bắc Kinh sinh thành được ba người con: Thuý Kiều, Thuý Vân, Vương Quan Hai chị em Kiều nhan sắc tuyệt trần, riêng Kiều còn

có tài thi hoạ, ca, ngâm Nhân ngày hội Đạp Thanh ba chị em Kiều đi chơi xuân, gặp một văn nhân tên là Kim Trọng "tình trong như đã mặt ngoài còn e" Kim Trọng tìm cách gặp

gỡ Kiều, nhờ cành kim thoa mà hai người ước hẹn, thề nguyền dưới trăng "trăm năm tạc

mộ chữ đồng đến xương" Kim Trọng phải về Liễu Dương hộ táng chú Gia đình Kiều gặp

Trang 2

tai biến, Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha Nàng trao duyên cho Thuý Vân rồi theo họ Mã về Lâm Trụy Kiều mắc lận Sở Khanh, bị Tú Bà làm nhục Kiều vào lầu xanh lần thứ nhất Kiều được Thúc Sinh chuộc ra lấy làm vợ lẽ Hoạn Thư đánh ghen Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư, lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh Kiều vào lầu xanh lần thứ hai tại Châu Thai Kiều được Từ Hải chuộc, lấy từ Hải trở thành mệnh phụ phu nhân Kiều báo ân báo oán Kiều và Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến Từ Hải bị giết chết, Kiều bị ép lấy viên thổ quan, nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng được cứu thoat rồi đi tu

Kim Trọng trở lại vườn Thuý, kết duyên với Thuý Vân Kim Trọng và Vương Quan thi

đỗ được bổ đi làm quan Cả gia đình qua sông Tiền Đường may mắn gặp vãi Giác Duyên, tìm đến ngôi chùa Kiều đi tu Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và chàng Kim sau 15 năm trời lưu biệt

3 Giá trị nội dung

a Giá trị tố cáo hiện thức: lên án xã hội phong kiến thối nát, những thế lực hắc ám tàn bạo, dã man đã chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc con người như bọn quan lại tham ô thối nát, bọn buôn thịt bán người, bọn ma cô lưu manh tàn ác; lên án mặt trái của đồng tiền hôi tanh

b Giá trị nhân đạo: xót thương cho nỗi đau khổ của con người, tài sắc bị dập vùi, nói lên ước mơ về hạnh phúc, tự do và công bằng, đề cao quyền sống của con người, v.v

4 Giá trị nghệ thuật

a Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, tạo ra những mẫu người với những tính cách tiêu biểu cho cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác trong xã hội phong kiến suy tàn, thối nát.

b Nghệ thuật tự sự, hấp dẫn, cảm động, tạo ra những tình huống, những bi kịch Lúc miêu tả, lúc tả cảnh ngụ tình, lúc đối thoại, câu truyện về nàng Kiều diễn biến qua trên ba nghìn câu thơ liền mạch.

c Ngôn ngữ thi ca: Nguyễn Du đã kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ bác học, sử dụng điển tích, thi liệu văn học cổ Trung Hoa với ca dao, tục ngữ, thành ngữ nâng lên thành một ngôn ngữ văn chương trong sáng, trau chuốt, mượt mà, mẫu mực Cho đến nay chưa có nhà thơ Việt Nam nào viết thơ lục bát trên ba nghìn câu hay bằng Nguyễn Du "Truyện Kiều" xứng đáng là "tiếng thương như tiếng mẹ du những ngày" (Tố Hữu)

Những ý kiến, những lời thơ hay và đẹp nói về "Truyện Kiều"

1… "Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có cái mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thi tài nào

có cái bút lực ấy "

(Mộng Liên Đường)

Trang 3

2 "Ngọc diện khởi ưng mai thuỷ quốc Băng tâm tự khả đối Kim Lang " (Phạm Quí Thích) "Mặt ngọc nỡ sao vùi đáy nước,

Lòng trinh không thẹn với Kim Lang"

(Nguyễn Quảng Tuân dịch)

3… Mười năm qua, nay trở lại hoà bình.

Trăng ly biệt lại đoàn viên trước cửa

Cảo thơm đặt trước đèn, tôi giở

Mỗi trang Kiều rung một bóng trăng thanh.

Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc

Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên

Cành xuân phải trao tay khi nước mất

Cỏ bên trời xanh một sắc Đạm Tiên.

Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộc

Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường

Chàng Kim đã đến tìm, lau giọt khóc

Và lò trầm đêm ấy toả bay hương

("Đọc Kiều"- Chế Lan Viên)

4 Trải qua một cuộc bể dâu

Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình

Nỗi chìm kiếp sống lênh đênh

Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều

("Bài ca mùa xuân 1961"- Tố Hữu).

5 Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,

Tiếng thương như tiếng mẹ ru mhững ngày.

Hỡi Người xưa của ta nay,

Khúc vui xin lại so đây cùng Người!

("Kính gửi cụ Nguyễn Du"- Tố Hữu)

Một số bài tập

Baì 20636

Trang 4

Đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất trong “Truyện Kiều”

Hãy bình giảng 8 câu thơ sau đây:

“… Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ dầu dầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Baì 20635

Cảnh chia tay giữa “người quốc sắc, kẻ thiên tài” trong hội Đạp thanh chiều xuân ấy được thi hào Nguyễn du viết:

“Dưới cầu nước chảy trong veo,

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha…”

Hãy bình giảng hai câu thơ trên và nêu một vài cảm nhận về nghệ thuật tả cảnh trong

“Truyện Kiều”

Baì 20634

Phân tích đoạn thơ “Chị em Thuý Kiều” trích trong “Truyện Kiều” của thi hào dân tộc Nguyễn Du

Baì 20610

Trang 5

Bình giảng bài thơ “Cửa ải Quỷ Môn Quan” của thi hào Nguyễn Du.

Baì 20609

Long thành cầm giả ca (Bài ca người gảy đàn ở Long Thành) Đất Long Thành khách giai nhân nọ,

Không nhớ ra tên họ là gì

Nguyễn Cầm nổi tiếng đương thì,

Tên Cầm nổi tiếng đương thì,

Tên Cầm mượn của đàn kia gọi người,

Khúc cung phụng những đời vua trước,

Tưởng quân thiên nhã nhạc khôn bì

Nhớ hồi tuổi trẻ xua kia,

Đêm bên hồ Giám một kỳ tiệc vui

Xuân độ ấy đương hồi ba bảy,

Ai nấy nghe nhường quên mệt mỏi,

Rõ tiếng đàn đại nội Trung Hoà

Tây sơn quan khách la đà,

Mải vui quên cả tiếng gà tan canh

Tả lại hữu tranh giành gieo thưởng,

Tiền như bùn ước lược qua qua,

Vương hầu thua vẻ hào hao,

Ngũ Lăng chàng trẻ ai mà kể chi

Băm sáu cung xuân kia chung đúc

Trang 6

Đất Tràng An hạt ngọc liên thành.

Hai mươi năm, tiệc qua nhanh

Tây Sơn sụp đổ thì mình về Nam

Chốn Long Thành tấc gang chẳng tới, Còn nói chi những buổi đàn ca

Nặng tình quan Sứ tiễn ta

Tiệc hoa kén những bông hoa nói cười

Mé cuối tiệc một người nho nhỏ,

Tóc hoa râm mặt võ mình gầy

Bơ phờ chẳng sửa đôi mày,

Tài hoa ai biết đất này không hai!

Thoáng mấy tiếng, thầm rơi giọt lệ, Lọt tai mà như xé tấc son

Giật mình hai chục năm tròn,

Tiệc bên hồ Giám người còn chưa quên Cuộc thương hải tang điền thấm thoắt, Cõi nhân gian thành quách đổi đời

Tây Sơn cơ nghiệp đâu rồi,

Mà làng ca vũ một người còn trơ!

Ngàn trăm năm thì giờ chớp mắt,

Lệ thương tâm ướt vạt áo là

Nam về đầu bạc ngẫm ta,

Trách gì hương phấn bông hoa chẳng tàn!

Trang 7

Trừng trừng đôi mắt mơ màng,

Quen mà hoá lạ nghĩ càng thêm thương!

Hoàng Tạo dịch

Baì 20608

Sở kiến hành (Những điều trông thấy)

Một mẹ cùng ba con,

Lê la bên đường nọ

Đứa bé ôm trong lòng

Đứa lơn tay mang giỏ

Trong giỏ đựng những gì?

Mở rau lẫn tấm cám

Nửa ngày bụng vẫn không

Áo quần thật lam lũ,

Gặp người chẳng dám nhìn

Lệ sa vạt áo ướt

Mấy con vãn cười đùa

Biết đâu lòng mẹ xót

Lòng mẹ xót vì sao?

Đói kém phải phiêu bạt

Nời đây mùa khá hơn

Giá gạo không quá đắt,

Quản chi bước lưu ly

Trang 8

Miễn sống qua thì đói

Nhưng một người làm thuê Nuôi bốn miệng sao nổi! Lần phố xin miếng ăn

Cách ấy đâu được mãi! Chết lăn rãnh đến nơi

Thịt da béo cầy sói

Mẹ chết có tiếc chi

Thương con càng dứt ruột Nỗi đau như xé lòng

Trông mặt trời vàng úa Gió lạnh bỗng đâu về

Khách qua đường thương xót Đêm qua trạm Tây hà

Mâm cố sang vô kể

Nào vây cá, gân hươu

Lợn dê mâm đầy ngút

Quan lớn không chọc đũa Tuỳ tùng chỉ nếm chút Thức ăn thừa đổ đi

Chó no ngấy món ngon Biết đâu bên đường quan

Có mẹ con cực khổ!

Trang 9

Ai vẽ bức tranh này

Dâng lên nhà vua rõ!

Nguyễn Hữu Bồng dịch

Bình giảng bài thơ “Sở kiến hành” (Những điều trông thấy) của Nguyễn Du

Baì 20607

Bình giảng bài “Phản chiêu hồn” (Chống bài chiêu hồn) của thi hào dân tộc Nguyễn Du, qua bản dịch thơ:

Hồn hỡi hồn sao không về chữ?

Khắp phương trời không chỗ tựa nương

Lên trời xuống đất hết đường

Mà thành Yên Dĩnh chớ mường để chân?

Thành quách thế, nhân dân khác hẳn,

Bụi bay, trông nhơ bẩn áo người

Vênh vang xe cộ lâu đài

Đứng ngồi bàn tán sánh vai Cao, Quỳ

Họ ngoài mặt không thò nanh vuốt

Cấu xé người nhai nuốt ngọt ngon

Hồ Nam kia mấy trăm chòm

Gầy còm xơ xác không còn thịt da!

Nếu hồn cứ thiết tha tối trước

Sau Tam Hoàng không được hợp thời

Chi bằng sớm liệu chầu trời,

Chớ về đây nữa mà người quở quang

Trang 10

Đời sau họ Thượng Quan hết thảy

Khắp nơi nơi dòng chảy Mịch La

Cá không rỉa, hùm cũng tha

Hồn ơi! Hồn hỡi! Biết là làm sao?

(Thanh Hiên thi tập)

Baì 19244

Tiếng sét ái tình trong buổi chiều thanh minh

Baì 19243

Sở kiến thành (Những điều trông thấy) của Nguyễn Du

Baì 17217

Bình giảng trích đoạn Những nỗi lòng tê tái trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du:

.Khi tỉnh rượu ,lúc tàn canh ,

Giật mình ,mình lại thương mình xót xa

Khi sao phong ấm rủ rà,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân

Mặc người mưa Sở ,mây Tần,

Riêng mình nào biết có xuân là gì!

Đòi phen gió tựa hoa kề,

Nửa rèm tuyết ngậm ,bốn bề trăng thâu

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn cảnh có vui đau bao giờ!

Đòi phen nét vẽ câu thơ,

Cung cầm trong nguyệt,nước cờ dưới hoa

Vui là vui gượng kẻo là,

Ai tri âm đó mặn mà với ai?

Thờ ơ gió trúc mưa mai,

Ngẩn ngơ trăm nỗi dùi mài một thân

Trang 11

Ôm lòng đòi đoạn xa gần,

Chẳng vò mà rối ,chẳng dần mà đau! Nhớ ơn chín chữ cao sâu ,

Một ngày một ngả bóng dâu tà tà

Dặm nghìn nước thẳm non xa,

Nghĩ đâu thân phận còn ra thế này Sân hoè đôi chút thơ ngây,

Trần cam ai kẻ đỡ thay việc mình? Nhớ lời nguyện ước ba sinh,

Xa xôi ai có thấu tình chăng ai?

Khi về hỏi liễu Chương Đài,

Cành xuân đã bẽ cho người chuyên tay! Tình sâu mong trả nghĩa dày,

Hoa kia đã chắp cnàh này cho chưa ? Mối tình đòi đoạn vò tơ,

Giấc hương quan luống lần mơ cành dài Song sa vò võ phương trời ,

Nay hoàng hôn lại mai hôn hoàng Lần lần thỏ bạc ác vàng,

Xót người trong hội đoạn tràng đòi cơn

Đã cho lấy chữ hồng nhan,

Làm cho , cho hại , cho tàn , cho cân

Đã đày vào kiếp phong trần,

Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi

Ngày đăng: 29/06/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w