Mục tiêu bài học Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng tươntg tư của chàng trai với những diễn biến chân thức mà tinh tế , trong đó mối duyên quê quyện chặt với cảnh quê một cách nhuần
Trang 1Tuần Tiết :
Phân môn : TƯƠNG TƯ
Ngày dạy :
A Mục tiêu bài học
Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng tươntg tư của chàng trai với những diễn biến chân thức mà tinh tế , trong đó mối duyên quê quyện chặt với cảnh quê một cách nhuần nhị
- Nhận ra được vẻ đẹp của một bài thơ mới đậm đà phong vị ca dao
B Trọng tâm và phương pháp ;
1.Trọng tâm : Mối tương tư của chàng trai, cách diễn tả đậm chất dân gian ,hồn
quê
2.Phương pháp : Nêu vấn đề , trả lời câu hỏi , thảo luận , diễn giảng
C Chuẩn bị :
1 Công việc chính :
* Giáo viên : Sách giáo viên ,sách học sinh , bài soạn
* Học sinh : Đọc văn bản , soạn bài , chuẩn bị bài tập nâng cao
2 Nội dung tích hợp : làm văn , tiếng Việt
D Tiến trình tổ chức dạy học :
I Ổn định lớp :
II Kiểm tra bài cũ : Đọc bài thơ Tống biệt hành , phân tích cảm xúc chủ đạo trong bài thơ ?
III Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác
giả, sự nghiệp sáng tác
GV cho HS đọc tiểu dẫn
Trình bày đôi nét nổi bật trong cuộc
đời nhà thơ Nguyễn Bính ?Nêu tên
một số tác phẩm của nhà thơ ?
HS trả lời
HS nhận xét
GV bổ sung chốt lại ýchính
Giáo viên gợi ý
I.Tìm hiểu chung
1 Tác giả
- Nguyễõn Bính , Nguyễn Trọng Bính ( 1943 - 11966) , tỉnh Nam Hà , trong gia đình nhà nho nghèo , có vốn chữ Hán
- Mồ côi mẹ từ nhỏ , theo anh nhà thơ Trúc Đường ra HàNội kiếm sống
- Có năng khiếu thơ từ nhỏ , năm 13 tuổi đạt giải nhất thơ , Cô háimơ được đăng báo đầu tiên , được tự lực văn đoàn tặng giải thưởng về tập thơ Tâm hồn tôi
-Tham gia kháng chiến ở Nam bộ 1954 tập kết ra Bắc , mất đột ngột 1966 tại Nam Định
2 Sự nghiệp sáng tác
a Tác phẩm
• Trước cách mạng : Lỡ bước sang ngang , Hương cố nhân , Một nghìn cửa sổ , Mười hai bến nước
• Sau cách mạng : Ông lão mài gươm , Đồng tháp mười , Gửi người vợ miền Nam , Nước giếng thơi , Đêm sao sáng , Cô Son
Trang 2Em có nhận xét gì về nội dung ,
nghệ thuật thơ Nguyễn Bính ?
HS trả lời
HS nhận xét
GV bổ sung chốt lại ý chính
Bài thơ được trích trong tập thơ nào ?
HS trả lời
HS nhận xét
GV bổ sung chốt lại ýchính
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
GV cho học sinh đọc bài thơ
Giáo viên nhận xét
Chủ đề bài thơ ?
HS trả lời
HS nhận xét
GV bổ sung chốt lại ý chính
Trọng tâm
Tương tư là nhớ nhưng tâm trạng
tươntg tư ở đây có phải chỉ đơn thuần
là nhớ nhung không ? Nỗi tương tư
bài thơ này đã diễn biến qua những
sắc thái nào ? Nhận xét cuả em về
quy luật của tình yêu ?
GV cho HS thảo luận
Cử người trình bày
HS nhận xét
GV bổ sung chốt lại ý chính
b Nội dung phong cách thơ Nguyễn Bính :
- Thơ mang đậm hồn quê , đậm đà , thân thuộc nhân dân : dù viết về những mối duyên quê , tấm tình quê , cố nhân , cố hương …cũng làm dậy được hồn quê -> hào điệu giữa nội dung và hình thức , nổi bật là sự hoà quyện giữa giọng quê và lối nói quê và lời quê
- Gợi màu sắc hình ảnh hương vị quê hương xa xưa
- Tình yêu trong sáng mộc mạc nhưng nhiều trắc trở c.Nghệ thuật
- Thơ gợi những hình ảnh quen thuộc hàng cau , giàn trầu , thôn Đoài , thôn Đông
- Sử dụng nhuần nhuyễn thơ lục bát : dáng điệu câu thơ lục bát của ông vừa hiện đại vừa mang được cái hồn caa dao ở giọng điệu cách ví von , lựa chọn , tổ chức lời thơ , đưa khẩu ngữ nhuần nhuyễn vào thơ
-> Thơ dễphổ cập , nhiều độc giả nữ yêu mến
3 Xuất xứ Trích trong tập Lỡ bước sang ngang- 1940
II Đọc hiểu văn bản :
1 Đọc , tìm hiểu từ kbó:
2 Chủ đề Tình yêu đơn phương trong sáng lành mạnh , hồn quê dân tộc đậm đà tha thiết
3 Tìm hiểu văn bản :
a Tâm trạng tương tư :
- Tương tư là nỗi nhơ nhung của tình yêu đôi lứa dùng để diễn tả nỗi nhơ đơn phương
- Tâm trạng của tương tư là : nảy sinh khi xa cách về không gian , thời gian
- Ngọn nguồn của tương tư là khao khát được gần kề , chung tình -> có hai mặt trái ngược nhau :
+ Khỏng cách thực được nhân lên gấp bội xa hơn hiện thực + Tâm lý tương tư phức tạp : không chỉ nhớ nhung , thương cảm mà còn ước ao , giận hờn trách móc
-Khi giãi bày tương tư không chỉ đơn thuần là nhớ nhung mà là một phức hợp các cảm xúc khác nhau với những diễn biến không hề xuôi chiều , dỗi hờn bóng gió , lối nói mát mẻ , vòng vo lấp lửng -> xuất phát từ nỗi nhớ thương đều đáng yêu -> Tương tư là dạng thức sống động nhất của tình yêu
- Nỗi tương tư ở bài thơ diễn biến qua sắc thái cảm xúc chính : + Nhớ nhung : “ Thôn Đoài …yêu nàng “
+ Băn khoăn hờn dỗi : “ Hai thôn …này “
Trang 3Trọng tâm.
Trong bài thơ , chàng trai có ý trách
móc cô gái , điều này có lý hay vô
lý , giúp ta hiểu được gì về quy luật
tâm lý của tình yêu
GVcho HS thảo luận
Cử người trình bày
HS nhận xét
GVbổ sung chốt lại ý chính
Mối duyên quê đôi lứađã hoà quyện
trong cảnh quê như thế nào ?
HS trả lời
HS nhận xét
GV bổ sung chốt lại ý chính
+ Than thở :” Ngày lại ….lá vàng.”
+ Hờn trách mát mẻ :” Bảo rằng …biết cho”
+ Nôn nao mơ tưởng : “ Bao giờ…gặp nhau “ + Ước vọng xa xôi : “ Nhà em …nào “ -> diễn biến đan xen , rất tự nhiên và chuey63n hoá sang nhau tự nhiên chân thực
b Mối tương tư của chàng trai
- quy luật tâm lý trong tình yêu : + Bên ngoài vô lý : trong tình yêu chàng trai phải chủ động -> còn thụ động chời đợi than trách
+ Bề sâu không vô lý : vì đây là thi phẩm tạo ra một tình huống trữ tình để bày tỏ nỗi niềm không câu nệ vào thực tế + Thi sĩ phải đặt chàng trai vào vai thụ động chờ đợi mới có thể bộc bạch tâm trạng tương tư của một chàng trai quê + Lối trách này không phải vì ghét mà vì yêu
-> Do quá nhớ mong bị nỗi nhớ thương dày vò -> sinh ra hờn trách -> một cách bộc bạch tình yêu
- Sáu câu đầu :Lời trách + câu hỏi nhẹ nhàng của tình yêu “ Hai ….này “ -> Nỗi buồn nhớ mênh mang ,tâm trạng nhớ nhung , băn kkhoăn hờn dỗi của chàng trai
- Cách luyến láy rất dân gian , tài hoa : + Ngày qua + Không sang + Có xa xôi : ngắt nhịp 3/3 , chữ lại -> điểm nhấn -> dòng thới gian trôi qua chậm chạp , lặp lại một cách chán ngán vô vọng -> lời kể lể -> người con trai vơi tâm trạng nóng lòng chờ đợi đến mỏi mòn
+ Lá xanh …vàng : chữ nhuộm tinh tế -> thời gian có màu ; thời gian chờ đợi lá còn xanh -> vàng vẫn vô vọng -> thời gian và tâm trạng là cừu thù của nhau
+ Nhuộm : ngỏ chủ thể , hàm ẩn -> nỗi tương tư khiến lòng người héo hon = mối tương tư và cây có mối tương giao kỳ lạ : cây là nhân chứng , đồng minh , nạn nhân của bệnh tương
tư -> thể hiện rất ý nhị
- Từ ai - phiếm chỉ , dân gian + câu hỏi -> dễ thương , tâm trạng yêu đơn phương của chàng trai
- Hình ảnh dân dã , ẩn dụ: bến đò , hoa bướm + khuê các , giang hồ -> lãng mạn
-> Mong ước chính đáng được gắn kết -> không được bền vững của sự hòa hợp gắn bó
- Hy vọng ẩn ý chia biệt đắng cay: “Thôn …nào “ -> Không dám chờ , không hy vọng , không tin c.Mối duyên quê của đôi lứa :
- Đậm nét chân quê vì gắn liền với khung cảnh và cỏ cây ở chốn quê :
+ Thế giới làng quê Việt Nam : thôn Đoài , thôn Đông , bến nước , mái đình giàn trầu , hoa bướm , hàng cau
Trang 4Trọng tâm
Phân tích hình ảnh , tâm trạng và
cách diễn tả đậm chất dân gian của
Nguyễn Bính ?
GV cho HS thảo luận
Cử người trình bày
HS nhận xét
GV bổ sung chốt lại ý chính
Khát vọng đôi lứa trong mối tương tư
này còn được biểu hiện tinh vi bằng
những hình ảnh cặp đôi trong bài
Hãy tìm và thống kê?
HS trả lời
HS nhận xét
GV bổ sung chốt lại ý chính
Hoạt động 3: Củng cố và luyện tập
GV và HS chốt lại ý chính của bài
học về nghệ thuật và nội dung
Bài tập nâng cao :
So sánh bài Tương tư của Nguyễn
Bính với những bài ca dao yêu
thương trong sách giáo khoa Ngữ
văn nâng cao tập I, để thấy những
nét truyền thống và cách tân về
nghệ thuật của tác phẩm này
GV cho HS thảo luận
Cử người trình bày
HS trả lời
HS nhận xét
GV bổ sung chốt lại ý chính
-> Không gian để nhân vật trữ tình bày tỏ mối tương tư một cách tự nhiên , kín đáo
d Hình ảnh ,cách diễn tả tâm trạng đậm chất dân quê :
- Cách tạo hìnbh độc đáo : + Thủ pháp nhân hoá: thôn Đào ngồi …Đông , không hcỉ đơn thuần cách nói vòng -> tạo ra hai nỗi nhớ song hành và chuyển hoá gắn với hai chủ thể : người nhớ người và thôn nhớ thôn -> quy luật tâm lý : khi tương tư nhìn con mắt theo nỗi tương tư
- Dùng chất liệu , dân gian: địa danh ,thành ngữ , số từ
- Hình ảnh cặp đôi :Thôn Đoài – thôn Đông , một người – một người , gió mưa – tương tư , bên ấy – bên này , tôi – nàng , bến – đò , hoa khuê các – bướm giang hồ
- Cặp đôi lứa : giầu- cau
-> Bên dưới nỗi tương tư khao khát gần kề chung tình , nhân duyên -> tình yêu gắn liền với hôn nhân => đặc điểm thơ Nguyễn Bính
III.Kết luận Tương tư là bài thơ hay ,giữa các hồn thơ ảnh hưởng Tây , nhà thơ giữ cho mình hồn quê dân tộc , mộc mạc quê hương vơi thể thơ lục bát , chất dân gian chân quê trong ngôn ngữ hình ảnh thơ diễn tả có tính quy luật của tâm trạng tương tư Bài tập nâng cao :
- Về thể thơ : Cả hai bài viết thể lục bát , ca dao ngắn , tbài thơ Tương tư dài , có dáng dấp của lục bát trường thiên hiện đại
- Về mạch thơ : Trừ bài Khăn thương nhớ ai , còn lại ca dao là những mảnh tâm trạng điển hình Bài Tương tư triển khai một mạch tâm trạng phong phú trọn vẹn với những cảm xúc điển hình về tương tư
- Về cách thể hiện tâm trạng :Ca dao yêunthương dùng lối tỉ phú hứng gắn chặt với môi trường sự vật thiên nhiên khơi gợi chia sẻ cảm xúc đối với nhân vật trữ tình Bài Tương tư cũng có cách thể hiện đó nhưng đề cập đến thiên nhiên phong phú ,hệ thống -> hình dung cảnh làng quê kỹ lưỡng và hoànchỉnh
Về hình tượng :Các Bài ca dao yêu thương tình nghĩachủ yếu diễn tả tình yêu đôi lứa xuất hiện nhiều cặp hình tượng quen thuộc , Ngueỹn Bính cũng triệt để khia thác những hình ảnh cặp đôi nhưng phong phú hơn và sắp xếp theo một trật tự kín đáo , biểu hiện khát vọng của lứa đôi hết sức nhuần nhuyễn và tế nhị
IV Dặn dò : Học bài , soạn bài Luyện tập phân tích đề , lập dàn ý cho bài văn nghị luận văn học
V Rút kinh nghiệm ::
Trang 5VI Câu hỏi kiểm tra:
Tuần Tiết :
Phân môn : BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI
Ngày dạy :
AMục tiêu bài học
Giúp học sinh :
- Hiểu đượcnhững cống hiến vĩ đại của Mác được nêu trong bài
- Nắm vững thao tác lập luận của Aêng ghen để làm nổi bật những cống hiến ấy
B Trọng tâm và phương pháp ;
1.Trọng tâm : Những cống hiếnvĩ đại của Mác 2.Phương pháp : Nêu vấn đề , trả lời câu hỏi , thảo luận , diễn giảng
C Chuẩn bị :
1 Công việc chính :
* Giáo viên : Sách giáo viên ,sách học sinh , bài soạn
* Học sinh : Đọc văn bản , soạn bài
2 Nội dung tích hợp : làm văn , tiếng Việt
D Tiến trình tổ chức dạy học :
IV Ổn định lớp :
V Kiểm tra bài cũ : Phương pháp tóm tắt một văn bản nghị luận ?
VI Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt
Tiết 1;
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác
giả, sự nghiệp sáng tác
GV cho HS đọc tiểu dẫn
Trình bày đôi nét nổi bật trong cuộc
đời của Mác và Aêng –ghen , nêu tên
những tác phẩm của hai nhà cách
mạng vĩ đại này ?
HS trả lời
HS nhận xét
GV bổ sung chốt lại ýchính
I.Tìm hiểu chung 1Tác giả
a Aêng -Ghen ( 1820-1895) cùng với Các Mác là nhà triết học ,
lí luận và hoạt động vách ạmng lãnh tụ của giai cấp vô sả
- Là người Đức , con một kỹ nghệ gia giàu có ở Bác men ,
- Học đại học ở Béc lin , quen Mác ở Pari , sang sống và hạot động ở Anh , mất tại đây
* Tác phẩm : viết những tác phẩm về triết học , lịch sử , chính trị
- Tuyên ngôn đảng cộng sản
b Mác ( 1818-1883)nhà triết học , lí luận , hoạt động cách mạng , lãnh tụ của giai cấp vô sản trên toàn thế giới
- Là người Đức , con một luật sư ở Tơ-ri-e
Trang 6Vị trí bài viết ?
HS trả lời
HS nhận xét
GV bổ sung chốt lại ý chính
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
GV cho học sinh đọc bài thơ
Giáo viên nhận xét
Xác định ba phần trong bài viết ?
HS trả lời
HS nhận xét
GV bổ sung chốt lại ý chính
Trọng tâm
Cống hiến đầu tiên của Mác được
Aêng –ghen đề cập đến là gì ? Tác
giả dùng biện pháp nào để làm nổi
bật tầm vĩ đại của cống hiến ấy
GV cho HS thảo luận
Cử người trình bày
HS nhận xét
GV bổ sung chốt lại ý chính
GV sơ kết tiết 1
Tiết 2:
Trọng tâm
Hai cống hiến của Mác được Aêng –
ghen đề cập đến là gì?Tìm các cụm
từ trong bài để chứng tỏ tác giả dùng
thao tác lập luận tăng tiến Lí giả
tại sao khi đề cập đến cống hiến thứ
ba của Mác , tác giả tách thành hai
đoạn ?
GVcho HS thảo luận
Cử người trình bày
HS nhận xét
GVbổ sung chốt lại ý chính
Giải thích ý kiến của tác giả hco
rằng Mác “ Có thể có nhiều kẻ đối
- Khi còn là học sinh THPT đã tiếp xúc với tư tưởng cách mạng Pháp 1789, nền văn học cổ điển Đức
- Chuyển sang học triết và lịch sử tại trường đại học ở Béc lin bảo vệ luận án tiến sĩ năm 23 tuổi
- 1842 tham gia hoạt động báo chí 1845 tham gia hoạt động cách mạng bị trục xuất khỏi Pháp -> qua Bỉ -> 1848 lẩn tránh ở Pari , về Đức , sang Pari , ở hẳn Anh , mất tại Luân Đôn
* Tác phẩm : Tư bản , viết chung với Aêng -ghen Tuyên ngôn đảng cộng sản
Aêng ghen đọc bài trước mộ ông
2 Xuất xứ :
- Rút từ Theo Mác và Aêng ghen , Toàn tập , tập 19
II Đọc hiểu văn bản :
1 Đọc , tìm hiểu từ kbó
2 Bố cục : Gồm bảy đoạn , không kể câu cuối cùng
- Phần mở đầu : hai đoạn 1,2
- Phần hai : gồm các đoạn 2,3,4,5, 6: tổng kết những cống hiến vĩ đại của Mác
- Phần kết thúc : đoạn 7+ câu cuối cùng -> Bốn đoạn ngắn tổng kết rành mạch sánh rõ những cống hiến
vĩ đại của Mác 3.Tìm hiểu văn bản : a.Cống hiến đầu tiên của Mác :
- Mác đã tìm ra quy luật phát triển xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử loài người , hạ tầng cơ sở -> quyết định định đến thượng tầng kiến trúc
- Sử dụng biện pháp so sánh : cống hiến vĩ đại của Mác trong lĩng vực khoa học xã hội với cống hiến của nhà báv học nổi tiếng Đác –Uyn
b Hai cống hiến của Mác :
- Thứ hai : ( đoạn 4) : phát hiện những ra giá trị thặng dư , quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
- Thứ ba: ( đoạn 5+6) : không dừng lại ở lý thuyết mà chuyển thành hành động cách mạng -> cống hiến quan trọng nhất ( dành hai đoạn )
- Sử dụng biện pháp nghị luận tắng tiến để khẳng định cống hiến sau vĩ đại hơn cống hiến trước : “ Nhưng không phải chỉ cóthế.” Nhưng đấy không phải là điều chủ yếu của Mác “, “ Nhưng niềm vui của ông còn lớn hơn nữa”
c Ý nghĩa các cống hiến của Mác :
- Cống hiến của Mác là khám phá ra các quy luật phat 1triển
Trang 7địch nhưng chưa chắc đã có một kẻ
thù riêng”
HS trả lời HS nhận xét
GV bổ sung chốt lại ý chính
Hoạt động 3: Củng cố :
GV và HS chốt lại ý chính của bài
học : nội dung và nghệ thuật
của xã hội loài người nói chung và xã hội tư bản nói riêng
- Hoạt động cách mạng của ông cũng nằm trong quy luật ấy
- Các phát kiến không chống lại cá nhân nào -> có nhiều người không tán thành nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng III.Kết luận
Ba cống hiến vĩ đại của Mác là một bài văn nghị luận xuất sắc Với biện pháp so sánh , tăng tiến , Aêng – ghen đã làm sáng rõ những cống hiến của Mác đối vơi nhân loại
IV.Dặn dò: Học bài , soạn bài Cảm hứng hiện thực
V.Rút kinh nghiệm :
VI.Câu hỏi kiểm tra:
Tuần Tiết :
Ngày soa CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC ( Nguyễn An Ninh)
Ngày dạy :
AMục tiêu bài học
Giúp học sinh :
- Hiểu được quan niệm của Nguyễn An Ninh tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
- Nắm vững thao tác lập luận của của Nguyễn An Ninh
B Trọng tâm và phương pháp ;
1.Trọng tâm : Phê phán cá hiện tượng học đòi theo kiểu T6ay , tiếng mẹ đẻ là
nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
2.Phương pháp : Nêu vấn đề , trả lời câu hỏi , thảo luận , diễn giảng
C Chuẩn bị :
1 Công việc chính :
* Giáo viên : Sách giáo viên ,sách học sinh , bài soạn
* Học sinh : Đọc văn bản , soạn bài
2 Nội dung tích hợp : làm văn , tiếng Việt
D Tiến trình tổ chức dạy học :
VII Ổn định lớp :
VIII Kiểm tra bài cũ : Phương pháp tóm tắt một văn bản nghị luận ?
IX Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác
giả, sự nghiệp sáng tác
GV cho HS đọc tiểu dẫn
Trình bày đôi nét nổi bật trong cuộc
I.Tìm hiểu chung 1Tác giả
Nguyễn An Ninh ( 1900- 1943) nhà báo , nhà yêu nước trước cách mạng tháng Tám Quê ở Hóc Môn , Gia Định
- Tốt nghiệp khoa luật trường đại học Sorbone
Trang 8đời của Nguyễn An Ninh ?
HS trả lời
HS nhận xét
GV bổ sung chốt lại ýchính
Xuất xứ bài viết ?
HS trả lời
HS nhận xét
GV bổ sung chốt lại ý chính
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
GV cho HS đọc văn bản
Giáo viên nhận xét
Mở đầu bài viết tác giả đã phê phán
hiện tượng gì?
HS trả lời
HS nhận xét
GV bổ sung chốt lại ý chính
Trọng tâm
Trọng tâm
Dựa vào đâu mà tác giả cho rằng
tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các
dân tộc bị áp bức ?
GV cho HS thảo luận
Cử người trình bày
HS nhận xét
GV bổ sung chốt lại ý chính
Theo em , quan niệm của tác giả về
tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài có
gì hợp lý và đúng đắn ?
GVcho HS thảo luận
Cử người trình bày
HS nhận xét
GVbổ sung chốt lại ý chính
- Tìm hiểu một số nước chấu Âu : Đức , Aùo , Hà lan , Bỉ …
- Trở về nước 1922 Trong thời gian ở ch6au Aâu từng liên hệ với Phan Châu Trinh , Phan Văn Trường , tiếp xúc với Nguyễn Aùi Quốc và nhóm làm báo Người cùng khổ
- Về nước viết báo diễn thuyết vàdiễn thuyết chống đế quốc , bị kết án năm năm tù , đi dày Côn đảo bị hành hạ , chết trong tù
- Từng làm chủ tờ báo yêu nước Tiếng chuông rè
2 Tác phẩm :
- Hai bài chính luận xuất sắc nhất : có bài Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
2 Xuất xứ :
- Bài chính luận được viết với bút danh Nguyễn Tịnh , đăng trên báo Tiếng chuông rè năm 1925
II Đọc hiểu văn bản :
1 Đọc , tìm hiểu từ kbó 2.Tìm hiểu văn bản : a.Phê phán hiện tượng học đòi theo Tây:
-Học nói bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc
- Coi việc sử dụng tiếng Pháp thuộc hiệu của giai cấp quý tộc
- Sử dụng nước suối và rượu khai vị
- Cóp nhặt những cái tầm thường của phong trào Aâu hoá -> tỏ ra đào tạo theo kiểu phương Tây
- Những kiến trúc nhà cửa lai căng -> Phê phán nhẹ nhàng thâm thuý sâu sắc -> Đứng trên lập trường dân tộc để phê phán ->Tấm lòng đối vơi dân tôc , dất nước
b Tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức :
- Tiếng mẹ đẻ có tầm quan trọng đối với vận mệnh dân tộc + Nó tự phổ biến học theuy61t khoa học của châu Aâu cho người việt
+ Người Việt vứt bỏ tiếng nói của mình chẳng khác gì khước từ niềm hy vọng gải phóng , từ chối tự do
- Quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài:
+ Biết giỏi tiếng nước mình , vận dụng thành tựu khoa học vào nước mình
+ Giỏi ngôn ngữ nước mình mới có cơ sở để hiểu ngôn ngữ nước ngoài = hiểu biết một nền văn hoá -> hiểu biết văn hoá ngoại bang
- Quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa tiếng mẹ và tiếng nước ngoài đúng vì :
+ Chỉ người Việt mới hiểu tiếng mình + Hiểu tiếng mình -> hiểu được ngôn ngữ nước ngoài + Con người cần biết nhiều ngôn ngữ Tiếng mẹ đẻ giàu hơn
Trang 9Hãy chỉ ra giá trị thời sự của
bài viết ?
HS trả lời HS nhận xét
GV bổ sung chốt lại ý chính
Tác đã khẳng định tiếng nước ta
không nghèo bằng cách nào?
HS trả lời
HS nhận xét
GV bổ sung chốt lại ý chính
Trọng tâm
Hãy chỉ ra yếu tố chính luận của bài
viết ?
HS trả lời
HS nhận xét
GV bổ sung chốt lại ýchính
Hoạt động 3: Củng cố :
GV và HS chốt lại ý chính của bài
học : nội dung và nghệ thuật
c Tính chất thời sự của bài viết :
- Thời kỳ nó ra đời :
- Giữ gìn bản sắc dân tộc nhưng khuyến khích học tiếng Pháp
- Thơiø đại chúng ta : biết tiếng nước ngoài là một yêu cầu đòi hỏi cấp thiết
-> Có giá trị theo thời gian d.Khẳng định tiếng nước ta không nghèo :
- Tiếng nước ta rất giàu có -> nếu cho nghèo chính là vì bất tài
- Chứng minh bằng những phản đề : + “ Họ chỉ biết … An Nam nào.”
+ “ Ngôn ngữ …nghèo”
+ “Vì sao người ….tương tự”
- Nguyên tắc mà tác giả đưa ra:
“ Điều gì … Nói ra”
-> Nguyên tắc đúng đắn = nguyên tắc của tư duy ngôn ngữ
đ Yếu tố chính luận của bài viết :
- Đề cập tới một vấn đề về đời sống chính trị xã hội
- Có lậun điểm luận cứ rõ ràng
- Thể hiện thái độ , lập trường của người viết
- Ngôn ngữ chính luận
- Khẳng định có hai cách : + Khẳng định rõ ràng vấn đề + Phủ định để khẳng định vấn đề + Ở bài viết , tác giả phê phán để ngầm khẳng định III Kết luận :
Tiếng mẹ đẻ – là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức là một bài chính luận xuất sắc Với cách lập luận chặt chẽ , dùng phủ định để khẳng định , tác giả đã bày tỏ một quan niễm đúng đắn về tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức.Bài viết có giá trị vĩnh cửu theo thời gian
IV.Dặn dò: Học bài , soạn bài Phong cách ngôn ngữ chínhluận
V.Rút kinh nghiệm :
VI.Câu hỏi kiểm tra: