1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài 10

5 636 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 101 KB

Nội dung

GIÁO ÁN SINH HỌC 11 NÂNG CAO Nguyễn Lê Thùy Nhân BÀI 10. QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG Số tiết: 1 Ngày soạn: Tiết CT: Tuần CT: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:  Biết: - Vai trò của quang hợp với năng suất cây trồng.  Hiểu: - Chứng minh được QH quyết định năng suất cây trồng. - Biểu thức năng suất cây trồng. - Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng.  V.dụng: - Giáo dục ý thức và ứng dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng và triển vọng năng suất cây trồng. 2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, nhận biết kiến thức, khái quát. - Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. 3. Thái độ: - Thái độ yêu thiên nhiên , quan tâm đến các hiện tượng của sinh giới . II. Phương pháp: -Vấn đáp , giảng giải. III. Chuẩn bị: A. Giáo viên: - Biểu thức năng suất cây trồng. B. Học sinh: - Đọc SGK trả lời các câu hỏi. IV. Kiểm tra bài cũ: 1. Nồng độ CO 2 ảnh hưởng như thế nào đối với quá trình quang hợp?  Nồng độ CO 2 là nguồn cung cấp C cho QH. Nồng độ CO 2 quyết định cường độ cuả quá trình QH. - Điểm bù CO 2 : nồng độ CO 2 để cường độ QH và HH bằng nhau. - Điểm bảo hoà CO 2 : nồng độ CO 2 để cường độ QH đạt cao nhất. 2. Nước ảnh hưởng như thế nào đối với quá trình QH?  Hàm lượng nước trong KK, trong lá ảnh hưởng đến quá trình THN. - Ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và kích thước cuả lá;tốc độ vận chuyển sản phẩm QH. - Hàm lượng nước trong TB ảnh hưởng đến độ hiđrat cuả CNS và do đó ảnh hưởng đến điều kiện làm việc cuả hệ thống enzim QH. - Quá trình thoát hơi nước đã điều hoà nhiệt độ lá→ ảnh hưởng đến QH. - Nước là ng.liệu trực tiếp cho QH với việc cung cấp H + và êlectron cho phản ứng sáng. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung và chốt lấy ý chính , ghi điểm. V. Tiến trình bài giảng: A. Mở bài : Tại sao nói” Trồng trọt là ngành kinh doanh năng lượng ánh sáng mặt trời”. vào bài để giải thích vấn đề. B. Phát triển bài : GIÁO ÁN SINH HỌC 11 NÂNG CAO Nguyễn Lê Thùy Nhân  Mục tiêu : - Quang hợp quyết định năng suất cây trồng. - Giải thích được tại sao QH quyết định NSCT.  Tiến hành : Hoạt động Thầy Hoạt động HS Nội dung - Yêu cầu HS đọc phần I/ 43 SGK. Rút ra kết luận - Vì sao QH quyết định năng suất cây trồng? - Nếu chỉ sử dụng 5% NLAS, cây trồng đã có hể cho năng suất gấp 4 -5 lần năng suất cao nhất hiện nay. ⇒ Trồng trọt là ngành kinh doanh NLASMT. - Giới thiệu thêm về năng suất kinh tế, năng suất sinh học để thấy được năng suất cây trồng. o NS sinh học: tổng lượng chất khô tích lũy mỗi ngày trong 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. o NS kinh tế: là 1 phần của NS sinh học được tích lũy trong các cơ quan ( hạt, củ, quả, lá…) chứa giá trị kinh tế đối với con người của từng loại cây trồng. - Thành phần hóa học sản phẩm QH có 90 -95% 3 nguyên tố C,H,O. - Chỉ có QH mới tạo chất hữu cơ. I. Quang hợp quyết định năng suất cây trồng: - Phân tích thành phần hóa học của sản phẩm quang hợp thấy: • C: 45% • O:42-45% 90 – 95% • H:6.5% - Sản phẩm thu hoạch lấy từ H 2 O và CO 2 thông qua QH. ⇒ QH quyết định 90 -95% năng suất cây trồng.  Tiểu kết : QH quyết định 90 -95% năng suất cây trồng. Hoạt động 1: Quang hợp quyết định năng suất cây trồng. GIÁO ÁN SINH HỌC 11 NÂNG CAO Nguyễn Lê Thùy Nhân Hoạt động 2: Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng:  Mục tiêu : - Biểu thức năng suất cây trồng. - Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. - Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng.  Tiến hành : Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung - Có nhiều nghiên cứu làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hoạt động của bộ máy quang hợp và năng suất cây trồng. ⇒ biểu thức năng suất. ⇒ vận dụng tính năng suất cây trồng. - Từ biểu thức năng suất cây trồng. Tìm những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cây trồng? - Đề ra các biện pháp nâng cao NSCT? - Viết công thức tính năng suất cây trồng và chú thích - FCO 2 : khả năng QH L: diện tích QH. Kf: hệ số hiệu quả QH. Kkt: hệ số kinh tế. N: thời gian hoạt động của bộ máy QH - Các biện pháp dữa trên mối liên quan giữa QH và NSCT. II. Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng: 1. Biểu thức tính năng suất cây trồng: N kt = ( FCO 2 * L*K f *K kt )*n Trong đó: Nkt: năng suất kinh tế - tấn /ha. FCO 2 : khả năng QH L: diện tích QH. Kf: hệ số hiệu quả QH. Kkt: hệ số kinh tế. N: thời gian hoạt động của bộ máy QH. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến NSCT: - Khả năng QH của giống cây trồng. - Nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy QH. - Khả năng tích lũy chất khô vào cơ quan kinh tế. - Thời gian hoạt động của bộ máy QH. 3. Biện pháp kỹ thuật nâng cao NSCT: - Tăng cường độ và hiệu suất QH = chọn giống, lai tạo giống mới có khả năng QH cao. - Điều khiển sự ST của diện tích lá: bón phân, tưới nước, mật độ cây trông hợp lý - Nâng cao hệ số QH và hệ số KT cách chọn giống + các biện pháp kỹ thuật. - Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải, sử dụng tối đa NLASMT. Tiểu kết: Dựa vào biểu thức năng suất con người sử dụng các biện pháp kỹ thuật, chọn giống, bón phân, tưới nướcnhằm điều khiển thành phần, quy mô cây tro62ngn hằm tăng năng suất. GIÁO ÁN SINH HỌC 11 NÂNG CAO Nguyễn Lê Thùy Nhân Hoạt động 3: Triển vọng năng suất cây trồng.  Mục tiêu : -Hệ số sử dụng NLAS lý thuyết và thực tiễn. - Cơ sở của triển vọng năng suất cây trồng.  Tiến hành : Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung - Yêu cầu HS tham khảo hệ số sử dụng NLAS lý thuyết và thực tiễn. • Hệ số sử dụng NLAS lý thuyết: tỉ số % giữa NL tích lũy trong sản phẩm QH và số NL sử dụng cho QH( đối với AS đỏ là 32%, xanh tím: 19%). • Hệ số sử dụng NLAS thực tiễn:là tỉ số % giữa số NL tích lũy sinh khối QH của QT với số NL ánh sáng rơi xuống QT được QT sử dụng QH( Ở lúa: 0.5 – 5%; tảo: 5%). ⇒ Tiềm năng QH còn rất lớn. III. Triển vọng năng suất cây trồng: - Dựa vào hệ số sử dụng NLAS lý thuyết và thực tiễn. 1. Hệ số sử dụng NLAS lý thuyết: tỉ số % giữa NL tích lũy trong sản phẩm QH và số NL sử dụng cho QH( đối với AS đỏ là 32%, xanh tím: 19%). 2. Hệ số sử dụng NLAS thực tiễn: là tỉ số % giữa số NL tích lũy sinh khối QH của QT với số NL ánh sáng rơi xuống QT được QT sử dụng QH( Ở lúa: 0.5 – 5%; tảo: 5%). ⇒ Sử dụng tối ưu các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hệ số sử dụng NLASMT từ 0.5 lên 5% và năng suất cây trồng tăng lên 10 lần.  Tiểu kết: Tận dụng nguồn NLASMT trồng cây lương thực, thực phẩm để thu hoạch sinh khối phục vụ con người và gia súc… GIÁO ÁN SINH HỌC 11 NÂNG CAO Nguyễn Lê Thùy Nhân C.Củng cố: - Vì sao nói QH quyết định năng suất cây trồng? - Nêu các biện pháp nâng cao NSCT dựa trên những hiểu biết về QH? - Tại sao nói tiềm năng năng suất cây trồng còn rất lớn. D. Dặn dò : - Học bài, trả lời các câu hỏi và bài tập / 45 SGK. - Đọc mục “ Em có biết?” - Xem trước bài 11- đọc kỹ phần II / 47sgk. *** Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… . trình bài giảng: A. Mở bài : Tại sao nói” Trồng trọt là ngành kinh doanh năng lượng ánh sáng mặt trời”. vào bài để giải thích vấn đề. B. Phát triển bài :. trồng còn rất lớn. D. Dặn dò : - Học bài, trả lời các câu hỏi và bài tập / 45 SGK. - Đọc mục “ Em có biết?” - Xem trước bài 11- đọc kỹ phần II / 47sgk. ***

Ngày đăng: 27/06/2013, 11:46

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w