1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu máy phay CNC VMC 650

43 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

Tài liệu mô tả các chi tiết của máy phay CNC VMC 650, vị trí và chức năng các thành phần cơ bản của máy.Thông số kỹ thuật của máy.Không gian làm việc của máy Chức năng và các phím điều khiển trên máy.Tập lệnh G Code của máy Các bước thực hiện để gia công chi tiết trên máy.

Trang 1

MÁY PHAY CNC VMC–650

(04 TRỤC)

I CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÁY

1 Kết cấu chung của máy

Máy VMC - 650 có kết cấu khá hợp lý giữa các tiết máy,bộ phận với nhau, có tính năng công nghiệp cao Máy VMC - 650 có hệ thống lấy phoi tự động, hệ thống bơm áp suất cao làm sạch sàn máy nên đảm bảo tính vệ sinh công nghiệp ,hình I-1 là kết cấu chung của máy VMC – 650

Hình I-1: Kết cấu chung của máy VMC 650

1 Thân máy 2 Cửa bảo vệ và quan sát

3 Máng chứa phoi và dẫn phoi 4.Remote di chuyển các trục

5.Bảng điều khiển chính 6.Đèn báo tình trạng làm việc

7.Thân trục chính 8.Cửa quan sát phía hông

Lưu ý: Trong quá trình vận hành máy tất cả các cửa quan sát và bảo vệ phải được đóng kín để đảm bảo an toàn cho hoạt động của máy và của người vận hành

Trang 2

Các bộ phận làm việc chính của máy VMC - 650, hình (I-2) là vị trí một số bộ phận trong khu vực gia công của máy VMC –650

Hình I-2 Vị trí các bộ phận phía trongkhu vực gia công của máy VMC –650

1 Mâm gá phôi 2.Trục thứ 4 3.Chi tiết gia công 4.Bàn máy 5.Đầu so dao 6.Ổ chứa dao

7.Đầu trục chính 8.Vòi xả dung dịch tưới nguội 9.Bơm dầu trục thứ 4 10.Nút tháo lắp-tháo dao bằng tay 11.Vòi xả khí nén

2 Vị trí và chức năng các bộ phận cơ bản của máy VMC –650

2.1.Trục thứ 4

Trục thứ 4 được lắp trên bàn máy, nó bổ sung thêm các chức năng gia công cho máy VMC –650 như: phay các bề mặt đối xứng mà không cần thay đồi đồ gá Nó có vai trò giống như một đầu phân độ,hình (I-3) là hình ảnh của trục thứ 4

Trang 3

Hình I-3 Trục thứ 4 (mặt sau) trên máy VMC – 650

1.Thân máy gắn động cơ ,hộp tốc độ 2.Đường dầu vào

3.Trục quay 4.Bulong-đòn kẹp

5.Bàn máy 6.Đường điện vào động cơ

2.2 Remote điều khiển các trục công tác X, Y, Z, A

Remote điều khiển các trục công tác được cầm tay khi thực hiện các công việc rà để xác định chuẩn phôi, là công cụ hữu hiệu để offset dao Khi di chuyển bàn máy theo trục X, xoay công tắc 3 hình (I-4) về X chọn tỉ lệ bước dịch chuyển bàn máy trên công tắc 2 thực hiện công việc di chuyển bằng tay quay 1

Hình I -4 Remote điều khiển chuyển động các trục X,Y,Z,A

1.Tay quay di chuyển 2.Công tắc điều chỉnh tỉ lệ bước di chuyển 3.Công tắc lựa chọn các trục điều khiển

Trang 4

2.3 Bảng điều khiển chính

2.4 Mặt phía sau máy

Mặt sau máy có gắn các cánh cửa mà bên trong là các bộ phận công tác như : Hệ thống nguồn, hệ thống bơm làm mát, bôi trơn…

Màn hình điều khiển

Các phím soạn thảo

Các công tắc chức năng và các phím điều khiển

Bơm dầu Bôi trơn các trục X,Y,Z

Hệ thống khí nén Tủ điện

Trang 5

2.5 Mặt bên phải máy VMC -650

2.6 Thư viện dao (Magazine)

Ổ dao chứa 16 dao trên ổ dao có đánh số dao từ 1 –16 Các cán dao đều theo chuẩn của nhà sản xuất (PT 40) Việc thay dao có thể thực hiện bằng tay, bằng lệnh hoặc thực hiện lắp dao trực tiếp vào ổ chứa dao Lắp dao sao cho thứ tự của dao trùng với thứ tự của dao trong bảng Offset dao

Hình 2-8.Thư viện dao

1 Dao và cán dao 2.Đầu trục chính 3.Nút nhấn thay dao bằng tay

4.Ổ chứa dao 5.Trống dao

Cửa quan sát

Cổng kết nối PC

Máng chứa phoi Động cơ đẩy phoi

Hình I-7 Mặt bên phải

Trang 6

II THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA MÁY VMC - 650

 Lượng dịch chuyển dao theo phương: X =650.mm

 Lượng dịch chuyển dao theo phương: Y =500.mm

 Lượng dịch chuyển dao theo phương: Z =460.mm

 Khoảng cách từ đầu trục chính tới bàn máy: H = 80 –580mm

 Tốc độ di chuyển bàn máy tới 12000mm/ph

 Tốc độ cắt từ: 5 – 5000mm/ph

 Kích thước bàn máy: 700x450mm

 Trọng lượng chi tiết gia công tối đa là: 450kg

 Tốc độ trục chính: 60-8000vg/ph

 Công suất động cơ trục chính 5.5kw

 Công suất động cơ trên các trục X,Y,Z là : 1kw

 Số dao tối đa trên mâm chứa dao là: 16 dao

 Kích thước dao: 80 x300(D.L)

 Tổng trọng lượng máy là: 5000kg

 Kích thước máy:( LxWxH) là: 2500x2150x2550 mm

III KHÔNG GIAN LÀM VIỆC CỦA MÁY

Hình I-9: Phạm vi hoạt động của đầu dao

Trang 7

IV CHỨC NĂNG CÁC PHÍM ĐIỀU KHIỂN TRÊN MÁY PHAY VMC – 650

1 Công tắc nguồn

Công tắc này dạng xoay, vị trí công tắc nằm ngoài tủ điện đặt phía sau máy Trên công tắc có các nấc thể hiện những chức năng sau:

 Xoay công tắc về vị trí “ON” để khởi động hệ thống nguồn vào máy

 Vị trí “OFF” thự hiện khi kết thúc quá trình làm việc

Hình I – 10: Công tắc nguồn

2 Phím điều khiển bộ phận làm mát trục chính

Hệ thống làm mát

trục chính bao gồm :

bơm dầu,Bộ phậm

làm lạnh dầu bôi trơn

 Nút “ON/OFF” tắt

mở hệ thống

 Nút “COOL” mở

HT làm lạnh

 PUMP: mở HT bơm

dầu

 Đồng hồ số hiển thị nhiệt độ làm mát

 Các phím mũi tên điều chỉnh nhiệt độ lạnh

 Đèn báo trạng thái HT

Hình 2-11 Panel diều khiển COOLER

Trang 8

3 Chức năng các phím điều khiển trên “CONTROL PANEL”

5 DRY RUN Khi chọn nút này, tốc độ cắt (F) được chọn theo

“JOG FEEDRATE”

6 MACHINE

LOCK Khóa máy để đảm bảo sự an toán trong quá trình bảo trì, sửa chữa

Tắt khẩn cấp

Đèn báo tình trạng làm vịêc

Lựa chọn kiểu ĐK

Chọn tốc độ cắt

Tỉ lệ CĐ các trục

Tỉ lệ vòng quay trục chính

Cycle start

Stop

Điều khiển chuyển động bằng tay

Chức năng đặc biệt

Điều khiểu trục chính, chức năng phụ

Khóa

Hình 2-12.Panel điều khiển

Trang 9

CÔNG DỤNG MEANING

NỘI DUNG DESCRIPTION

GHI CHÚ REMARK

Nhấn “CYCLE START” để thực hiện

2

EDIT

Soạn thảo chương trình trực tiếp trên bàn phím máy CNC

Khi chọn kiểu này chương trình soạn thảo sẽ được lưu vào MEMORY

Phải mở khóa và xoay về vị trí EDIT

3

AUTO

Chạy 1 chương trình có sẳn trong

MEMORY của máy CNC

Gọi chươmg trình có trong Memory ra và chạy

Nhấn “CYCLE START” để thực hiện

4

MDI

Kiểu nhập dữ liệu trực tiếp trên bàn phím máy CNC

Máy sẽ thực hiện gia công theo chương trình lập trên trang MDI, thay,đo dao tự động

Nhấn “CYCLE

START” để thực hiện

5

HANDLE

Được dùng khi thực hiện các chuyển động của máy bằng tay

Di chuyển các trục bằng tay (thay dao, thay đổi vị trí của ổ chứa dao, di chuyển các trục

Di chuyển các trục bằng cách: xoay tay quay

Z

M.S.T

Trang 10

X,Y,Z …)

6 JOG Bước di chuyển nhỏ

Di chuyển các trục theo tỉ lệ được chọn trong “ FEED RATE

OVERRIDE”

100% trên “ FEED RATE OVERRIDE” là tốc độ thực đã nhập vào chương trình

7 RAPID Chuyển động nhanh

Khi chọn kiểu này các chuyển động diễn ra nhanh hơn so với chế độ

“JOG”

Lựa chọn này ứng dụng để di chuyển nhanh các trục X,Y,Z với tốc độ có thể lên đến 12000mm/phút

Để đảm bảo an toàn trục Z phải di chuyển trước

Phương chiều và tỉ lệ tốc độ trên các trục

TT KIỂU CHỌN

LỰA MÔ TẢ CHỨC NĂNG

DESCRIPTION OF FUNCTION

CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG MODE FOR OPERATING

1 JOG/FEEDRATE

OVERRIDE

Cho phép lựa chọn tốc độ cắt theo tỉ lệ % giá trị F của chương trình

MÔ TẢ CHỨC NĂNG DESCRIPTION OF FUNCTION

CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG MODE FOR

Trang 11

TT SWITCH NAME KYÙ

Trang 12

Các đèn báo trạng thái làm việc trên Panel

TT KÝ HIỆU Ý NGHĨA

1 Trạng thái tốc độ

chậm Chế độ quay của trục chính chậm

Khi thực hiện đến M00 hay M01 thì máy dừng lại và đèn sáng lên

Trang 13

III HỆ THỐNG ĐO DAO TỰ ĐỘNG TS27R

3.1 Cấu tạo, thông số kỹ thuật

- Cấu tạo

Hình III-1: Cấu tạo bộ đo dao tự động

1 Kim đo dao ; 2 Oáng kẹp kim đo dao; 3 Thanh nối;4 Thanh truyền tín hiệu;

5 Nắp mặt trước; 6 Vít cơ bản của đầu đo dao; 7 Vít chỉnh cân bằng đầu đo dao;

8 Vít điều chỉnh cân bằng của trục; 9 Khóa điều chỉnh trục; 10 Cáp hướng trục

- Đặc điểm kỹ thuật

Phạm vi rà: Rà được các phương X; Y ;+ Z

Dung sai khi đo dao: 1m

Đầu đo dạng đĩa tròn vật liệu là Tungsten – cacbide kích thước, 12,7 x 8mm, độ cứng 75 Rockwell

3.2 Đo dao bằng hệ thống đo tự động TS27R

Dùng chương trình Macro 09851 để đo chiều dài, Macro 09852 đo đường kính dao, Macro 09853 tự động đo cả chiều dài và đường kính dao Đối với những dao có đường kính lớn và lưỡi cắt không vào tâm thí máy sẻ tự động quay trục chích và dời trục chính lệch tâm so với dụng cụ đo một khoảng thích hợp để cho quá trình đo được chính xác

Hình III-2: Các

kích thước chủ

yếu của đồ đo

dao

Trang 14

-Đo chiều dài dao với Macro 09853B1:

Trang 15

Lưu ý: Nếu dao có đường kính lớn hơn hoặc bằng 10mm, khi thực hiện quá trình đo thì trục chính mang dao sẻ tự động quay ngược chiều kim đồng hồ( để ránh làm mòn đầu đo và xác định chính xác điểm thấp nhất của dao), còn nếu khi đo dao với đường kính nhỏ hơn 10mm thì trục chính không quay

Hình III-6: Đo chiều dài và bán kính dao

Trang 16

IV TẬP LỆNH CỦA MITSUBITSHI MELDAS 60S

Mã G Nhĩm Chức năng

02.3 01 Nội suy theo hàm số mủ tuyệt đối

03.3 01 Nội suy theo hàm số mủ tương đối

04 00 Thời gian dừng đều đặn của máy

05.1 00 Điều khiển tốc độ nhanh chính xác cao I

06 00 Điều khiển tốc độ nhanh chính xác cao II

07.1

107

21 Nội suy hình trụ

09 00 Dừng chúnh xác

10 00 Đưa các thơng số vào chương trình

11 00 Kết thúc các thơng số đưa vào

27 00 Kiểm tra chuẩn máy

Trang 17

33 01 Tiện ren trên máy phay

37 00 Tự động đo chiều dài dao

38 00 Hiểu chỉnh hướng đi của dao

39 00 Hiểu chỉnh gốc độ dao

44 08 Offset chiều dài dao theo chiều âm

43.1 20 Điều khiển trục quay thứ nhất

44.1 20 Điều khiển trục quay thứ hai

45 00 Xác định vị trí chuẩn dao ( giản nở ra)

46 00 Xác định vị trí chuẩn dao ( thu hẹp lại)

47 00 Xác định vị trí chuẩn dao ( nhân đôi)

48 00 Xác định vị trí chuẩn dao ( chia đôi)

47.1 20 Điều khiển đồng thời hai trục quay

49 08 Kết thúc offset chiều dài dao

61.1 13 Điều khiển chính xác cao

62 13 Xem góc độ ( thông số công nghệ)

63 13 Thông số hình học

63.1 13 Kiểu đầu ra đồng bộ (đầu ra bình thường )

63.2 13 Kiểu đầu ra đồng bộ (đầu ra bị đảo)

66 14 Gọi chương trình Macro từ điểm A

66.1 Gọi chương trình Macro từ điểm B

Trang 18

92 00 Thiết lập hệ tọa độ

96 17 Sử dụng chức năng điều khiển tốc độ

97 17 Kết thúc chức năng điều khiển tốc độ

98 10 Dừng lại cấp độ ban đầu ( chuẩn thảo chương)

99 10 Dừng lại ở chuẩn máy

114.1 Điều khiển đồng bộ hóa trục quay

Trang 19

M38 Mở nước làm sạch chi tiết sau gia cơng

M39 Đĩng nước làm sạch chi tiết

M47 Mở dung dịch làm nguội áp suất lớn

M50 Đĩng chức năng vận chuyển sau khi gia cơng xong

M51 Mở chức năng vận chuyển sau khi gia cơng xong

M80 Bắt đầu điều khiển MAG

IV VẬN HÀNH GIA CÔNG TRÊN MÁY PHAY CNC VMC_650

Ví dụ chúng ta điều chỉnh máy để gia công chi tiết đơn giản sau :

Trang 20

Các bước thực hiện để gia công chi tiết trên máy phay CNC VMC_650 như sau:

1 Kiểm tra các điều khiện để máy có thể hoạt động được(Nguồn điện, khí nén, dầu bôi trơn, dầu tưới nguội…)

2 Khởi động máy(Vặn công tắc chính phía sau máy sang vị trí I, nhấn Power ON trên Panel điều khiển, mở công tắc Emergency, vặn Mode Selec sang vị trí Zero return, nhấn Z+, X+, Y+ , 4+ để đưa máy về chuẩn)

3 Gá phôi lên bàn máy(giả sử phôi đã được gia công tinh các mặt) đảm bảo đủ số bậc tự do được khống chế;

4 Gá dao vào vị trí số 02 và số 03 trên ổ chứa dao(giả sử chúng ta sử dụng dao T02, T03);

5 Thực hiện đo chiều dài và bán kính dao T02 và T03 bằng dụng cụ đo dao tự động(Vặn Mode Selec về vị trí MID, nhấn phím Edit trên Panen điều khiển, dùng các phím soan thảo để nhập vào chương trình đo dao như sau: G65P9853B3T02.002D20 S16; G65P9853B3T03.003D30 S10; M30; nhấn phím

I Hãy quan sát máy thực hiện quá trình đo dao, nếu có sự cố nhấn Emergency, nếu OK nhấn phím Tool prameter \tool offset để thấy được kết quả của quá trình đo chiều dài dao ở vị trí 002,0 và bán kính dao ở vị trí 020, 030.)

6 Xác định chuẩn chi tiết bàng phương pháp rà(Chúng ta sử dụng dao để rà trực tiếp.)

Giã sử ta chọn chuẩn chi tiết ở vị trí như hình vẽ(góc phía dưới, bên trái và điểm 0 của Z ở trên mặt phôi)

Vặn Mode Select về vị trí Handle sau đó sử dụng Remotl đề di chuyên

dao(trục chính) về phía bên trái của phôi(giả sử trục chính đang mang dao số 03) Điều chình Remotl cho dao khẻ chạm cạnh phôi, Nhấn phím X trên Panenl, nhấn

Trang 21

phím Input khi đó giá trị X trên màn hình sẽ có giá trị 0.000 Vặn Remotl để di chuyển Z lên khỏi mặt phôi, di chuyển X + đến giá trị 5.000 sáu đó nhấn phím X trên Panenl, nhấn phím Input khi đó giá trị X trên màn hình sẽ có giá trị 0.000 Như vậy chúng ta đã làm cho tâm trục chính( tâm dao) trùng với cạnh của phôi Tới đây chúng ta đa hoàn thành việc rà dao theo phương X

Theo phương Y chúng ta làm tương tự để cho tâm trục chính( tâm dao) trùng với cạnh dưới của phôi, khi dao ở vị trí này thì giá trị Y trên màn hình là Y=0.000 Theo phương Z, chúng ta điều chỉnh Remotl sao cho dao khẻ chạm măt trên của phôi sau đó nhấn phím Z trên Panenl, nhấn phím Input khi đó giá trị Z trên màn hình sẽ có giá trị 0.000

Dùng Remotl đưa dao về vị trí X=0.000, Y=0.000, Z=0.000, sau đó nhấn phím Tool parameter \ (Menu) \Work (giả sử ta chọn G54 làm địa chỉ Offset) Nhập số

54, đưa con trỏ sang cột X, nhâp giá trị X của máy(Mechine) vào, đưa trỏ về cột Y, nhập giá trị Y của máy(Mechine) vào Đối với Z chung ta lấy giá trị tuyệt

đối(dương) Z của máy(Mechine) cộng với giá trị chiều dài dao đo được ở vị trí offset 03(vì dao số 03 đang ở trên trục chính), được bao nhiêu đem nhập vào cột giá trị Z nhớ là có thêm vào dấu trừ “-“ ở trước giá trị đó Như vậy ta đa xong việc xác định chuẩn chi tiết

7 Viết chương trình NC gia công chi tiết trên:

Trang 22

8 Nhập chương trình vào máy CNC:

Vặn Mode Select về vị trí Edit, nhấn phím Program trên Panel điều khiển, nhấn phím tương ứng Program phía dưới màn hình, nhập vào tên chương trình(bằng ký tự số) với điều kiện tên của chương trình chưa có trong bộ nhớ của máy, nhập vào tên để gợi nhớ chương trình(nếu muốn), nhấn phím Input, dùng các phím chữ

và số trên Panel điều khiển để nhập chương trình vào Để có dấu “;” sau mỗi câu

lệnh nhấn phím EOB Khi nhập xong nhấn phím Input một lần nữa để Save chương trình vào máy

9 Mô phỏng để kiểm tra chương trình

Nhấn phím OGS (trên Panel điều khiển để có màn hình mô phỏng)\Menu\Mode(nhập vào X,Y để mô phỏng 2D, XYZ để mô phỏng 3D)\Input\Saech (để gọi chương trình cần mô phỏng, nhập vào tên chương trình cần mô phỏng)\Input\Check Hảy quan sát đường chuyển dao ở trên màn hình để kiểm tra chương trình Nếu bị lổi máy sẽ báo lỗi, khí đó bạn hảy kiểm tra lại chương trình ở phần soạn thảo rồi mô phỏng lại Nếu OK thì bạn đã chuẩn bị xong Hãy kiểm tra lại phôi, dao, gá một lần nữa

10 Gọi chương trình có trong máy ra gia công

Trở lại màn hình Position bằng phím Monitor\Seach\Nhập tên chương trình cần gia công vào\Input(chương trình gia công xuất hiện trên màn hình)\Vặn Mode Select ở vị trí Auto\ Hole (khi đó máy sẽ gia công chi tiết theo chương trình mà bạn đã soạn thảo) Hãy chờ một thời gian máy gia công chi tiết xong, tháo chi tiết khỏi đồ gá và kiểm tra lại các yêu câu của chi tiết

Nếu tiếp tục gia công lại chi tiết đó bạn hãy gá phôi vào đúng vị trí vào nhấn Hole máy sẽ gia công lại chi tiết cho bạn(nên nhớ chuẩn chỉ cần rà một lần) Khi hết giờ làm việc, bạn muốn tắt máy hãy thực hiện theo tuần tự sau:

@ Đưa bàn máy X,Y về vị trí cân bằng;

@ Đưa trục Z về vị trí cao nhất;

@ Nhấn phím Emergency;

@ Nhấn phím Power Off;

@ Vặn công tắc nguồn chính về vị trí 0;

@ Đống van khí nén trên máy nén khí

Ngày đăng: 05/04/2017, 00:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w