Thường Biến

3 956 6
Thường Biến

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THƯỜNG BIẾN Câu 1. Kiểu hình của một cơ thể phụ thuộc vào: A) Kiểu GEN. B) Điều kiện môi trường. C) Kiểu GEN và điều kiện môi trường. D) Các tác nhân đột biến trong môi trường và quy luật di truyền chi phối các tính trạng. Câu 2. Nội dung nào dưới đây là không đúng về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình: A) Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường. B) Bố mẹ không truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen. C) Khả năng phản úng của cơ thể trước môi trường do ngoại cảnh quyết định. D) Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Câu 3. Một tính trạng của môi trường được hình thành do: A) Hoàn toàn do kiểu gen qui định. B) Hoàn toàn do ngoại cảnh qui định. C) Do tương tác giữa kiểu gen và môi trường. D) Cả ba khả năng trên đều có thể xảy ra. Câu 4. Thường biến là những biến đổi ở… (H: kiểu hình; G: kiểu gen) của cùng một… (C: cá thể; G: kiểu gen), phát sinh trong quá trình phát triển… (L: loài; C:cá thể) dưới ảnh hưởng của môi trường. A) G; C; L. B) H; G; C. C) H; C; L. D) G; G; C. Câu 5. Thường biến được định nghĩa như sau: A) Là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường chứ không do sự biến đổi trong kiểu gen. B) Là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển của loài dưới ảnh hưởng của môi trường chứ không do sự biến đổi trong kiểu gen. C) Là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng do sự biến đổi trong kiểu gen. D) Là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển của loài do các biến đổi trong kiểu gen. Câu 6. Tính chất nào dưới đây của thường biến là không đúng: A) Phát sinh dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. B) Biến đổi đồng loạt, theo một hướng xác định của một nhóm cá thể. C) Tương ứng với điều kiện môi trường nên có ý nghĩa thích nghi. D) Di truyền do liên quan tới những biến đổi trong kiểu gen. Câu 7. Thường biến có tính chất: A) Di truyền do tái tổ hợp lại các gen qua quá trình giao phối. B) Di truyền do tác động của các tác nhân đột biến lên cơ thể sinh vật. C) Xuất hiện riêng lẻ, không định hướng. D) Phát sinh dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Câu 8. Thường biến có vai trò: A) Giúp cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình. B) Giúp cơ thể thích nghi tốt hơn và có thể tồn tại trước những thay đổi nhất thời của điều kiện sống. C) Giúp cơ thể thích nghi tốt hơn và có thể tồn tại trước những thay đổi theo chu kỳ của điều kiện sống. D) Tất cả đều đúng. Câu 9. Ở trên cạn, lá cây rau mác có hình lưỡi mác, trong khi đó ở dưới nước lại có hình bản dài. Đặc điểm này ở cây rau mác là kết quả của hiện tượng: A) Đột biến gen. B) Biến dị tổ hợp. C) Thường biến. D) Biến dị cá thể. Câu 10. Phát biểu nào dưới đây về thường biến là không đúng: A) Phát sinh do kết quả của hiện tượng biến dị tổ hợp phát sinh qua quá trình giao phối. B) Biến đổi đồng loạt, theo một hướng xác định của một nhóm cá thể. C) Tương ứng với điều kiện môi trường nên có ý nghĩa thích nghi. D) Không di truyền do không liên quan tới những biến đổi trong kiểu gen. Câu 11. Mức phản ứng là giới hạn… (H: Kiểu hình; B: Biến dị; T: Thường biến) của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau. Trong một kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng với môi trường… (G: giống nhau; R: riêng). Ngoài giới hạn này, sinh vật sẽ bị đột biến hoặc bị chết. A) T; R. B) H; G. C) H; R. D) B; R Câu 12. Khi nói về mức phản ứng, nội dung nào dưới đây là không đúng: A) Mức phản ứng về từng tính trạng thay đổi tuỳ theo kiểu gen của từng giống. B) Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng. C) Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau. D) Trong một kiểu gen, các gen đều có cùng chung một phản ứng. Câu 13. Theo định nghĩa mức phản ứng là: A) Giới hạn biến dị của một kiểu gen trước tác động của các tác nhân đột biến. B) Giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau. C) Giới hạn biến dị tổ hợp của một cá thể trước những điều kiện môi trường khác nhau. D) Giới hạn biến dị của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau. Câu 14. Trong chăn nuôi, trồng trọt, tính trạng chất lượng có mức phản ứng … (H: hẹp; R: rộng), tính trạng số lượng có mức phản ứng… (H: hẹp; R: rộng). Mức phản ứng của từng tính trạng thay đổi tuỳ theo kiểu gen của từng … (G: giống; L: loài). A) H; R; G. B) R; H; G. C) H; R; L. D) R; H; L. Câu 15. Trong những diều kiện thích hợp nhất, lợn Ỉ 9 tháng tuổi đạt 50 kg, trong khi đó lợn Đại bạch ở 9 tháng tuổi đã đạt 90 kg. Kết quả này nói lên: A) Tính trạng cân nặng ở lợn Đại bạch do nhiều gen chi phối hơn ở lợn Ỉ. B) Tính trạng cân nặng ở giống lợn Đại bạch có mức phản ứng rộng hơn so với lợn Ỉ. C) Vai trò của môi trường trong việc quyết định cân nặng của lợn. D) Vai trò của kỹ thuật nuôi dưỡng trong việc quyết định cân nặng của lợn. Câu 16. Trong sản xuất, kiểu gen quy định: A) Sự biến đổi trên kiểu hình của một giống vật nuôi hoặc cây trồng. B) Các tính trạng không chịu sự chi phối của kỹ thuật sản xuất. C) Năng xuất của một giống vật nuôi hoặc cây trồng. D) Giới hạn năng suất của một giống vật nuôi hoặc cây trồng Câu 17. Trong chăn nuôi, trồng trọt, giống tương ứng với… ; năng suất tương ứng với… và kỹ thuật sản xuất tương ứng với… A) Kiểu gen; kiểu hình; môi trường. B) Kiểu hình; kiểu gen; môi trường. C) Môi trường, kiểu gen; kiểu hình. D) Kiểu gen; môi trường; kiểu hình. Câu 18. Trong sản xuất nông nghiệp, phát biểu nào dưới đây về năng suất, giống, kỹ thuật sản xuất là không đúng: A) Kỹ thuật là yếu tố quyết định trong việc tăng năng suất của vật nuôi và cây trồng. B) Năng suất là kết quả tác động của giống và kỹ thuật. C) Kỹ thuật sản xuất quy định năng suất cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen quy định. D) Kiểu gen quy định giới hạn năng suất của một giống vật nuôi hoặc cây trồng. Câu 19. Làm thế nào để vượt giới hạn năng suất của giống cũ: A) Cải tiến giống cũ. B) Tạo giống mới. C) Đổi giống mới tốt hơn. D) Tất cả đều đúng. Câu 20. Những lý do nào dẫn đến năng suất của giống không cao: A) Giống không tốt. B) Điều kiện canh tác không phù hợp. C) Giống tốt nhưng kỹ thụât nuôi trồng không phù hợp. D) Tất cả đều đúng. Câu 21. Biến dị di truyền là những biến dị liên quan tới: A) Đột biến gen B) Đột biến nhiễm sắc thể C) Biến dị tổ hợp D) Tất cả đều đúng Câu 22. Thường biến được xếp vào loại: A) Biến dị di truyền B) Biến dị tổ hợp C) Biến dị D) Biến dị không di truyền Câu 23. Sự xuất hiện các tổ hợp tính trạng mới qua quá trình giao phối được gọi là: A) Thường biến B) Biến dị tổ hợp C) Đột biến D) Mức phản ứng Câu 24. Biến dị di truyền không bao gồm các loại sau: A) Đột biến gen hoặc nhiễm sắc thể gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản của cá thể. B) Đột biến gen không gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản của cá thể. C) Thường biến D) Biến dị tổ hợp Câu 25. Biến dị di truyền bao gồm các loại sau: A) Đột biến gen hoặc nhiễm sắc thể gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản của cá thể. B) Đột biến gen không gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản của cá thể. C) Biến dị tổ hợp D) Tất cả đều đúng Câu 26. Sự phân biệt biến dị di truyền và không di truyền là một thành tựu quan trọng: A) Của di truyền học thế kỉ thứ XX B) Của Lamac C) Của Đacuyn D) Của Hacdi – Vanbec Câu 27. Trong tiến hoá vai trò của thường biến thể hiện như sau: A) Không có vai trò đối với tiến hoá B) Trong một quần thể đa hình thì chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sự sinh sản ưu thế của những cá thể mang đặc điểm có lợi C) Chọn lọc tự nhiên tác động trên kiểu hình của cá thể qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hệ quả là chọn lọc kiểu gen D) Chọn lọc tự nhiên tác động trên kiểu gen của cá thể qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hệ quả là chọn lọc kiểu hình Câu 28. Biến dị gián đoạn là loại biến dị: A) Trong đó giữa hai trị số nào đó trong dãy biến dị không tìm được những trị trung gian B) Trong đó giữa hai trị số nào đó trong dãy biến dị có tìm được những trị trung gian C) Không tiếp tục di truyền cho thế hệ sau D) Di truyền cách quãng qua các thế hệ Câu 29. Biến dị liên tục là loại biến dị: A) Không tiếp tục di truyền cho thế hệ sau B) Di truyền liên tục qua các thế hệ C) Trong đó giữa hai trị số nào đó trong dãy biến dị không tìm được những trị trung gian D) Trong đó giữa hai trị số nào đó trong dãy biến dị có tìm được những trị trung gian Câu 30. Các biến dị trong kích thước, khối lượng quả trứng gà thuộc loại: A) Biến dị liên tục B) Biến dị gián đoạn C) Thường biến D) Biến dị tổ hợp Câu 31. Các biến dị trong số lợn con của mỗi lứa đẻ thuộc loại: A) Thường biến B) Biến dị tổ hợp C) Biến dị liên tục D) Biến dị gián đoạn HẾT Đáp án Thường Biến Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 C Câu 16 D Câu 2 C Câu 17 A Câu 3 D Câu 18 A Câu 4 B Câu 19 D Câu 5 A Câu 20 D Câu 6 D Câu 21 D Câu 7 D Câu 22 D Câu 8 D Câu 23 B Câu 9 C Câu 24 C Câu 10 A Câu 25 D Câu 11 A Câu 26 A Câu 12 D Câu 27 C Câu 13 B Câu 28 A Câu 14 A Câu 29 D Câu 15 B Câu 30 A Câu 31 D . Thường biến D) Biến dị tổ hợp Câu 31. Các biến dị trong số lợn con của mỗi lứa đẻ thuộc loại: A) Thường biến B) Biến dị tổ hợp C) Biến dị liên tục D) Biến. 21. Biến dị di truyền là những biến dị liên quan tới: A) Đột biến gen B) Đột biến nhiễm sắc thể C) Biến dị tổ hợp D) Tất cả đều đúng Câu 22. Thường biến

Ngày đăng: 27/06/2013, 11:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan