Hồ Chí Minh

23 3.6K 16
Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trình bày ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - Hồ Chí Minh (1890-1969) quê làng Kim Liên, Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Người được sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước. Thân sinh là cụ ông Nguyễn Sinh Sắc và cụ bà Hoàng Thị Loan. - Thời niên thiếu có tên là Nguyễn Sinh Cung, lúc dạy ở Phan Thiết lấy tên là Nguyễn Tất Thành. Giai đoạn đầu hoạt động cách mạng Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Sau 1941 lấy tên là Hồ Chí Minh. - Hồ Chí Minh sớm có tinh thần yêu nước - 1911 Người ra đi tìm đường cứu nước - 1919 Người đưa bản "Yêu sách của nhân dân An Nam về quyền bình đẳng, tự do" gởi đến Hội nghị Vecxay (Pháp). - 1920 Người dự đại hội Tua (Pháp). - 1925 Người thành lập: Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội và Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông. - 1930 Người đứng ra tổ chức hội nghị hiệp nhất 3 tổ chức Đảng thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. - 1941 về nước thành lập Mặt trận Việt Minh và trực tiếp lãnh đạo cách mạng đi đến tổng khởi nghĩa tháng 8/1945. - 2/9/1945 Người đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" tại quảng trường Ba Đình. - 1946 sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên Người được bầu là Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Từ đó Người luôn giữ chức vụ cao nhất để lãnh đạo tòan dân đuổi Pháp đánh Mỹ. - Năm 1990 được UNESCO ghi nhận và suy tôn Người là "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn". 2. Trình bày quan điểm sáng tác văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng; góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. Bài thơ "Cảm tưởng đọc Thiên Gia Thi" đã thể hiện tinh thần đó: "Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong" - Khi sáng tác, Ngừơi luôn chú ý đến đối tượng thửơng thức. Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quản đại quần chúng là đối tượng phục vụ, người thường đặt vấn đề: Viết cho ai? Viết Cái gì? Viế t để làm gì? - Người quan niệm văn chương phải có tính chân thật. Nhà văn phải viết cho hay trong sáng, hùng hồn, đậm đà tính dân tộc. Tránh lối viết cầu kì xa lạ. Câu 2: Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh: Là nhà hoạt động chính trị, làm thơ, viết văn là để phục vụ cách mạng, Bác có một hệ thống quan điểm sáng tác như sau: - Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội: + “Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong”. (Cảm tưởng đọc Thiên gia thi) + “ Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. (Thư gửi các họa sĩ, 1951) - Văn chương phải phục vụ nhân dân, phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Bác nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương: Khi viết phải xác định rõ đối tượng (viết cho ai), mục đích (viết để làm gì), nội dung (viết cái gì), hình thức nghệ thuật (viết như thế nào). - Văn chương phải có tính chân thật: Văn nghệ sĩ phải “miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn”; tránh lối viết xa lạ, cầu kỳ, ngôn ngữ phải trong sáng; nội dung phải sâu sắc, thể hiện được tinh thần dân tộc. Quan điểm sáng tác văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không nhận mình là nhà thơ, nhà văn mà chỉ là người bạn của văn nghệ, người yêu văn nghệ. Những rồi chính hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, mội trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm, Người đã viết nhiều áng văn chính luận hào hùng, những truỵên ngắn đặc sắc và hàng trăm bài thơ hay. Người dã có ý thức và am hiểu sâu sắc quy luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ, từ phương diện tư tưởng chính trị đến nghệ thuật biếu diễn. Điều đó trước hết được bieiú hiện trực tiếp trong quan điểm sáng tác văn chương của Người. Là nhà cách mạng vĩ đai lại rất yêu văn nghệ. Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Người đã xác định vị trí và vai trò to lớn của nghệ sĩ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển xà hội. Tinh thần đó đã được Người nói lên trong bài thơ Cảm tưởng đọc Thiên gia thi:Nay ở trong thơ nên có thépmNhà thơ cũng phải biết xung phong Chất thép ở đây chính là xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng là cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực của thơ ca. Quan điểm của Hồ Chí minh là sự tiếp thụ, kế thừa quan điểm dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu trong truyền thống dân tộc và được nâng cao trong thời đại cách mạng vô sản. Trogn bức thư gửi các họa sĩ trong dịp triển lãm hội hoạ toàn quốc 1951, một lần nữa, Bác khẳng định: “Văn hoá nghệ thuật cũng là mọt mặt trận, anh chị em cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Hồ Chi Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức và tiếp nhận văn chương. Văn chương trong thời đại cách mạng pahỉ coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo trí avà văn chương, mỗi người khi cầm bút cần xác định rõ: Viết cho ai? (Đối tượng), Viết để làm gì? (Mục đích), Viết cái gì? (Nội dung) và Viết như thế nào? (Hình thức). Như vậy, đối tượng và mục đích qui định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người viết có xử lý đúng các mối quan hệ giữa mục đích và phương tiện, giữa phổ cập và nâng cao, giữa nội dung và hình thức thì mới phát huy được hiệu quả của hoạt động văn học. Các khía cạnh trên cũng liên quan đến nhau trong ý thức và trách nhiệm của người cầm bút. Hồ Chí Minh luôn quan niêm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Phát biểu trong buổi khai mạc phong triển lãm hội họa trong năm đầu tiên sau cách mạng, Người uốn nắn một hướng đi “Chất mơ mộng nhiều quá, mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít”. Người yêu cấu văn nghệ sĩ phải “miêu tả cho hay, cho chân thật cho hùng hồn” những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, phải chú ý nêu gương “ Người tốt, viếc tốt”, uốn nắn và phê bình cái xấu. Tính chân thật cốn là cái gốc của văn chương xưa và nay. Nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề. Hình thức của tác phẩm phải trong sáng, hấp dẫn, ngôn từ phải chọn lọc, bảo đảm sự trong sang của tiếng VIệt. Theo Người, tác phẩm văn chương phải thể hiện được cái tinh thần của dân tộc, của nhân dân và được nhân dân ưa thích. 3. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh a. Văn chín luận: là những sáng tác phục vụ cho nội dung chính trị. Đấu tranh nhằm tấn công trực diện kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử. - Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi tòan quốc kháng chiến, Không có gì quí hơn độc lập tự do. b. Truyện và kí: - Tác giả thườg tiến công kẻ thù bằng những mũi nhọn chính luận sắc xảo và sự thật công khai của đời sống. - Tác phẩm tiêu biểu: Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu, Nhật kí chìm tàu, c. Thơ ca: - Gồm nhữg tác phẩm thơ chữ Hán và Tiếng Việt sáng tác trước Cm tháng 8 và trong kháng chiến. - Tác phẩm tiêu biểu: Nhật kí trong tù, thơ Hồ Chí Minh, thơ chữ Hán Hồ Chí Minh. Nêu những nét chính về sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh. - Nguyễn ái Quốc- Hồ Chí Minh là một vị lành tụ vĩ đại của dân tộc, là người anh hùng giảI phóng dân tộc Việt Nam đồng thời là nhà văn hoá lớn. Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người, có một di sản đặc biệt để lại cho dân tộc, đó là sự nghiệp văn học. - Sự nghiệp văn học của Nguyễn ái Quốc- Hồ Chí Minh có tầm vóc lớn lao, phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Người đã sáng tác được nhiều tác phẩm văn chương có giá trị. Trong đó có những áng văn chính luận gìau sức sống thực tế, sắc sảo về chình kiến và ý tưởng những truyện ngắn độc đáo và hiện đại, hàng trăm bài thơ giàu tình người, tình đời, chứa chan thi vị được viết ra bằng những tài năng và tâm huyết. Do điều kiện hoạt động cách mạng nhiều năm ở nước ngoài nên các tác phẩm của Người được viết bằng tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Việt… a) Văn chính luận - Những tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh được viết ra chủ yếu với mục đích đấu tranh chính trị nhằm tiến công trược diệ kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua những chặng đường lịch sử. - Từ những năm 20 của thể kỉ, các bài văn chính luận với bút danh Nguyễn ái Quốc đăng trên các tờ báo Người cùng khổ (Le Paria), Nhân đạo (L’Humanite’), Đời sống thợ thuyền (La vie ouvrie`re) đã tác động và ảnh hưởng lớn đến công chung Pháp và nhân dân nhiều nước thuộc địa. Nổi bật là Bản án chế độ thực dân Pháp, áng văn chính lụân sắc sảo nói lên một cách thống thiết nỗi đau khổ của người dân bản xứ và tố cáo trực diện chế độ thực dân Pháp, thức tỉnh, kêu gọi những người nô lệ đứng lên chống áp bức, bóc lột… - Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao, phản ánh khát vọng độc lập, tự do và cuộc đấu trang kiên cường, bền bỉ của nhân dân đã giành được thắng lợi, tuyên bố hùng hồn quyền độc lập của dân tộc Việt Nam trước nhân dân trong nước và thế giới. Tuên ngôn Độc lập là tác phẩm chính luận có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, nhân bản và nghệ thuật cao. - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966) là những áng văn chính luận hào hùng, tha thiết làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước. Những tác phẩm ấy nói lên những vấn đề thời sự cấp bách của dân tộc, thể hiện sâu sắc tiếng gọi của non sông đất nước trong những giờ phút thử thách đặc biệt. Trong những năm tháng cuối đời, Người viết bản Di chúc thiêng liêng mà chan chứa tình cảm. Bản di chúc là lời căn dặn thiết tha, chân tình với đồng bào, đồng chí, vừa mang tính chiến lược trong hướng phát triển, vừa thấm đượm tình yêu thương con người. b) Truyện và kí Khoảng từ năm 1922 đến 1925, Nguyến ái Quốc đã viết một số truyện ngắn và kí bằng tiếng Pháp rất đặc sắc sắng tạo và hiện đại. Tiêu biểu là các truyện ngắn: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết nùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925), Con rùa (1925) Truyện ngắn của NAQ cô đọng, cốt truyệ sáng tạo, kết cấu độc đáo. Mối truyện đều có tư tưởng riêng hấp dẫn, sáng tỏ ý tưởng thâm thuý, kín đáo, chất trí tuệ toả sáng trong hình tượng và phong cách. c) Thơ ca Thơ ca là lĩnh vực nổi bật nhất trong giai đoạn sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh. Với trên dưới 250 bài thưo có giá trị được tuyển chọn và in trong các tập Nhật ký trong tù (133 bài), Thơ Hồ Chí Minh (86 bài), Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (36 bài). Hồ Chí Minh đã có nhưũng đóng góp quan trọng trong nền thơ hiện đại. - Nhật kí trong tù là tập thơ tiêu biểu nhất trong di sản thơ ca của Hồ Chí Minh. Tập thơ Nhật kí trong tù trước hết là cuốn nhật kí bằng thơ phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh nặng nề và khắc nghiệt nhất. Tập thơ chan chúă tình cảm nhân đạo, luôn hướng về những người lao động. Nhiều bài thơ biéu hiện lòng yêu nước thiết tha của người chiến sĩ cộng sản, chứa đựng nhữung bài học về nhân sinh, đạo lí, thể hiện ý chí, nghi lực vượt khó khăn gian khổ để vươn tới tự do. Đồng thời, Nhật lí trong tù là một tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật, Nhiều tứ thơ được thể hiện rất sáng tạo, nhiều hình ảnh gợi cảm, thể thơ tứ tuyệt của nhiều bài thơ được sử dụng thành thực… Tạo nên vẻ đẹp hàm xũc, ling hoạt, tài hoa, vừa cổ điển vừa hiện đại trong tập thơ. - Ngoài ra, Hồ Chi Minh còn viết nhiều bài thơ trữ tình độc đáo, và nhữung bài thơ mộc mạc, giản di đẻ tuyen truyền đường lối cách mạng (Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó, bài ca du kích, Ca sợi chỉ…) Đặc biệt, trong thời kì chống thực dân Pháp, Người đã bộc lộ những lo láng về vận mệnh non sông và tình cảm tha thiết gắn bó với cảnh sắc thiên nhiên đất nước (Cảnh khuya, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh rừng Việt Bắc…) Người ca ngợi sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến và niềm vui thắng lợi (Rằm tháng Giêng, Tin thắng trận, Đêm thu…). - Những tác phẩm của NAQ-HCM có phong cách đa dạng và thống nhất, kết hợp sâu sắc mà nhuần nhị mối quan hệ giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thụât, giữa truyền thống và hịên đại. Dù sáng tác bằng thể loại nào thì tác phẩm của Người đều có phong cách riêng, độc đáo, hấp dận, có giá trị bền vững. +Trong Truyện và kí, ngòi bút NAQ rất chủ động và sáng tạo, khi tì lối kể chân thực tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu châm biếm sắc sảom thâm thuý, tinh tế. Chất trí tuệ và tính hịên đại là những nét đặc sắc trong truyện ngắn của Nguyễn ái Quốc. + Văn chính luận của Nguyễn ái Quốc- Hồ Chi Minh bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu trí thức văn hoá, gắn lí luận vưói thựuc tiễn, giàu tính luận chiến, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biếu hiện. + Thơ ca Hồ Chí MINh cũng có phong cách đa dạng: Nhiều bài cổ thi hàm xúc, uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật, những bài thơ hiện đại được Người vận dụng nhiều thể loại phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng. 4. Cho biết những nét chính trong phong cách sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - HCM Ở mỗi thể loại, sáng tác của Người đều có phong cách độc đáo riêng. a. Văn chính luận: - Bộc lộ tư duy sắc xảo, giàu tri thức văn hóa. - Gắn lý luận với thực tiễn và giàu tính luận chiến. - Vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện. b. Truyện, kí: - Ngòi bút của Người lúc linh hoạt, lúc chân thực tạo không khí gần gũi, lúc châm biếm sắc xảo thâm thúy tinh tế. - Chất trí tụê và tính hiện đại là nét đặc sắc trong truyện ngắn của Người. c. Thơ: Phong cách sáng tác của Người rất đa dạng - Cổ thi: hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật thơ Đường phương Đông - Thơ hiện đại: vận dụng linh hoạt nhiều thể loại, phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng Hãy trình bầy những nét chính trong quan điểm nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Bài làm không yêu cầu trình bầy chi tiết, có sự phân tích kỹ lưỡng .Tuy nhiên, cần chú ý đảm bảo các ý chính sau: Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, chính trị, nhà yêu nước vĩ đại của dân tộc, đồng thời Người còn nhà văn, nhà thơ, đã sáng tác nhiều tác phẩm ở nhều thể loại khác nhau .Vì thế, Người am hiểu sâu sắc quy luật và đặc trưng của văn nghệ . Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh thể hiện trong hoạt động sáng tạo văn học và trong chính các tác phẩm của Người. 1. Văn chương phải có tính chiến đấu. Hồ Chí Minh luôn xem văn nghệ là hoạt động tinh thần có tác dụng to lớn đối với thực tiễn .Vì thế, nhà văn phải góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội: Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong. (Cảm tưởng đọc Thiên gia thi) Chất thép trong văn chương chính là xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng, tinh thần đấu tranh xã hội tích cực .Và, vai trò của người làm văn nghệ là đi đầu trong cuộc đấu tranh đó,trên chính mặt trận của mình.Năm 1951, Hồ Chí Minh đã nói rõ : Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, canh chi em là chiến sĩ trên mặt trận ấy ( Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ ). 2. Ý thức trách nhiệm của người cầm bút. Theo Hồ Chí Minh, người cầm bút ( viết văn, viết báo ) phải xác định cho được : Viết cho ai ?( đối tượng sáng tác ),Viết để làm gì ? ( mục đích sáng tác ), Viết cái gì ? ( nội dung sáng tác ) và Cách viết như thế nào ? ( hình thức viết ). Đối tượng và mục đích sẽ góp phần quy đinh nội dung và cách viết .Trong suốt quá trình hoạt động sáng tác của mình, Hồ Chí Minh luôn xác định rõ các vấn đề trên, đặc biệt xử lý tốt mối quan hệ giữa mục đích và phương tiện, giữa tuyên truyền và nghệ thuật, dân tộc và hiện đại… 3. Tính chân thật của văn chương. Hồ Chí Minh từng uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong sáng tác văn nghệ khi “chất mơ mộng qua nhiều”. Người yêu cầu, văn nghệ sĩ phải miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn hiện thực cách mạng . Đấy là sự phát huy quan niêm của cha ông ta xưa về vái gốc của văn chương trong thời đại mới. Đối với Hồ Chí Minh, cái đẹp của hình thức văn chương chính là sự trong sáng, hấp dẫn, ngôn từ chọn lọc chứ không phải lối viết cầu kỳ, xa lạ với nhân dân. Dựa vào sự nghiệp văn chương Hồ Chí Minh, hãy giải thích và chứng minh ý kiến sau: Văn thơ Hồ Chí Minh có một phong cách nghệ thuật hết sức phong phú và đa dạng. Phân tích đề: - Về nội dung :Văn thơ Hồ Chí Minh có một phong cách nghệ thuật hết sức phong phú và đa dạng . Đây là một vấn đề nghệ thuật ở một tác phẩm văn chương, nhưng lại là khía cạnh tương đối khó. - Về thể loại: Giải thích và chứng minh một nhận định có sẵn. - Phạm vi tư liệu: Về lý luận, là vấn đề phong cách nghệ thuật của một nhà văn.Về tư liệu, bao quát toàn bộ sự nghiệp văn chương Hồ Chí Minh. Gợi ý làm bài: 1. Hiểu đúng về phong cách nghệ thuật của một tác giả là gì? Có thể giải thích ngắn gọn :Phong cách nghệ thuật là cái nhìn độc đáo, mang tính phát hiệnc của nhà văn ( nhà thơ ) trước cuộc đời va con người, được thể hiện thông qua một hệ thống những phương tiện, hình thức nghệ thuật mang tính lặp đi, lặp lại . thống nhất trong các tác phẩm. 2. Từ cách hiểu vê phong cách nghệ thuật của nhà văn, khắng định trong văn chương, có một phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.Không những thế, đó còn là một phong cách nghệ thuật phong phú và mang tính hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc lại vừa mang những giá trị văn hoá thế giới…Tuy nhiên, tất cả các phong cách khác nhau ấy đã có sự kết hợp sâu sắc và nhuần nhuyễn, thống nhất, làm thành phong cách Hồ Chí Minh. Phong cách ấy được thể hiện ở những khía cạnh sau ( bên cạnh việc chứng minh, nên có sự phân tích để sáng tỏ vấn đề ). 3. Hồ Chí Minh dung nhiều thể loại văn chương khác nhau :thơ, vắn xuôi, kịch, ca kịch, vè…Ở từng thể loại, đều có nhiều thể tài.Chẳng hạn, thơ có : thơ luật Đường, lục bát ; thơ chữ Quốc ngữ …Nếu xét ở khía cạnh nội dung, Hồ Chí Minh tưng viết :thơ ngụ ngôn, thơ vịnh cảnh, thơ tả thực, thơ lịch sử.Tương tự, ở văn xuôi cũng vậy.Người viết truyện ngắn, tiểu thuyết ( Nhật ký chìm tàu ), văn chính luận (Tuyên ngôn độc lập .Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến… ), ký ( Vừa đi đường vừa kể chuyện ).Ngay trong một thể tài, như truyện ngắn, Hồ Chí Minh có truyện lấy đề tài của cuộc sống đuơng thời ( Vi hành, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu… ),có truyện dã sử ( Lời than vãn của Bà Trưng Trắc ). 4. Kiểu sáng tác rất đa dạng :khi thì lãng mạn, khi hiện thực ;có khi kết hợp cả hai . Điều này rõ nhất là ở tác phẩm Nhật ký trong tù. 5. Về bút pháp: Nét phong cách tiêu biểu là tác phẩm Hồ Chí Minh luôn có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa tính hiện đại và màu sắc cổ điển. Nhiều bài thơ ở Nhật ký trong tù, tác giả khai thác thi liệu và cách chấm phá của thơ ca cổ điển phương Đông để thể hiện những hình ảnh hiện thực, đặc biệt là hình tuợng thơ luôn tươi sáng .Thơ ca Hồ Chí Minh nói chung, luôn hàm súc, uyên thâm, đạt trình độ cổ điển trong các sáng tác luật Đường ;giản dị, gần gũi với quần chúng, phục vụ tuyên truyền cách mạng trong các bài thơ hiện đại . Trong truyện và ký, một mặt Hồ Chí Moinh khá rành rẽ bút pháp nghệ thuật hiện đại châu Âu, mặt khác đã kế thừa rất sáng tạo những mô típ dân gian.Vì thế, văn xuôi nghệ thuật Hồ Chí Minh luôn sinh động, chân thực, linh hoạt, biến hoá, giàu chất châm biếm, thâm thuý và tinh tế.Còn văn chính luận thường ngắn gọn, trong sáng, tư duy sắc sảo, giàu trí tuệ, mang tính luận chiến 5. Hoàn cảnh sáng tác và tóm tắt truyện ngắn "Vi hành" của Nguyễ n Ái Quốc a. Hòan cảnh sáng tác: - Năm 1922 Pháp đưa Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mac-Xây nhằm lừa bịp dân Pháp rằng tình hình "khai hóa" đang thuận lời và kêu gọi mọi người đầu tư vào Đông Dương. - Năm 1923 Nguyễn Ái Quốc viết truyện ngắn "Vi hành" bằng tiếng Pháp, đăng trên Báo Nhân Đạo nhằm đập tan âm mưu, thủ đoạn xảo trá của thực dân Pháp, đồng thời vạch trần bộ mặt tên vua Khải Định bù nhìn bất tài, vô dụng và nhố nhăng b. Tóm tắt: Tác phẩm được viết dưới dạng một bức thư tác giả gởi cho cô em họ ở quê nhà. Tác giả tưởng tượng một câu chuyện trên chuyến tàu điện ngầm ở Pháp và tình huống là đôi thanh niên Pháp nhầm tưởng tác giả là tên vua bù nhìn Khải Định. Qua đó chân dung Khải Định lần lượt hiện rõ từ ngoại hình cho đến tính cách đều nhố nhăng, xấu xa, đê tiện. Đồng thời thông qua việ khắc họa tên vua Khải Định, tác giả cũng vạch trần thủ đoạn và chính sách dã man, giả dối của thực dân Pháp đối với thuộc địa. 6. Nội dung và giá trị nghệ thuật của "Vi hành" a. Nội dung tác phẩm: - Vạch trần, phê phán, châm biếm bộ mặt bù nhìn xấu xa của Khải Định qua: hình dáng, phục sức kì quái, lòe loẹt Khải Định chỉ là một tên hề, một món giải trí rẻ tiền. - Phê phán bộ mặt xảo quyệt, thâm độc của thực dân Pháp: dối trá, bịp bợm, áp bức bốc lột dân ta bằng chích sách thuế khóa nặng nề, chế độ ngu dân độc ác, chế độ phân biệt chủng tộc, chế độc mật thám ngay ở chính quốc. - Thể hiện lòng yêu nước thầm kín của tác giả. b. Giá trị nghệ thuật: - Nghệ thuật tạo tình huống độc đáo: tình huống nhầm lẫn. - Nghệ thuật châm biếm sắc xảo, mỉa mai thâm thúy qua việc khắc họa chân dung Khải Định trong cách suy nghĩ của đôi thanh niên Pháp. Dùng hình thức viết thu độc đáo: thay đổi linh hoạt bút pháp, đổi giọng, chuyển cảnh nên đạt được hiệu quả châm biếm, đả kích. - Kết hợp văn tự sự với đối thoại, trào phúng và trữ tình. Phân tích và bình luận những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn Vi Hành.A- Gợi ý chung Chúng ta đều biết: Vi hành là một truyện ngắn tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại, tài châm biếm đặc sắc- nét đặc trưng của những truyện ký mà Nguyễn Ái Quốc sáng tác đầu những năm 20 ở Pháp. Tác phẩm có nhiều tầng nội dung, ý nghĩa, nhiều giá trị. Đề văn không yêu cầu khai thác nội dung ý nghĩa mà hướng về “nghệ thuật châm biếm đả kích đặc sắc”. Đó là nội dung cơ bản mà bài làm cần tập trung giải quyết. Về phương pháp, người viết cần sử dụng thao tác “Phân tích và bình giảng…” Như vậy, bài làm có thể theo hướng sau: 1. Phân tích bình giảng một vài thủ pháp nghệ thuật châm biếm, đả kích đặc sắc trong tác phẩm bằng những dẫn chứng và lý lẽ cụ thể tiêu biểu. 2. Sau khi phân tích những nét nổi bật trong nghệ thuật châm biếm nêu khái quất đánh giá nêu tác dụng- nhấn mạnh tính chiến đấu, mục đích cách mạng của tác phẩm… Ngoài ra, có thể liên hệ, so sánh với nghệ thuật dựng hình ảnh trong kịch Con rồng tre; giọng kể, ngôn ngữ trong chuyện Lời than vãn của bà Trưng Trắc và nêu cảm nghĩ riêng của mình về phong cách nghệ thuật, tài văn chương và quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh. B- Gợi ý cụ thể I. Đặt vấn đề - Nếu thời gian và mục đích sáng táctác phẩm: năm 1922, vua bù nhìn Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa. Nhân sự kiện này, Nguyễn ái Quốc đã viết một số tác phẩm văn xuôi- bằng tiếng Pháp- đăng trên các báo công khai ở Pari, nhằm châm biếm, đả kích Khải Định. Trong đó tiêu biểu nhất là truyện ngắn Vi Hành. - Vào vấn đề, nêu luận đề: Vi Hành- như chúng ta đều biết, là áng văn xuôi của Châu Âu hiện đại có những tầng nội dung, ý nghĩa, nhiều giá trị. Giá trị nổi bật nhất của Vi Hành phải chăng đã được biểu hiện rất rõ nét, vô cùng hấp dẫn, thú vị ở nghệ thuật châm biếm, đả kích đặc sắc. II. Giải quyết vấn đềNhững đặc sắc của nghệ thuật châm biếm, đả kích của truyện ngắn Vi Hành:1. Phân tích và bình giảng ba thủ pháp nghệ thuật a) Thủ pháp nghệ thuật thứ nhất: Tạo tình huống bất ngờ, thú vị. Sự nhầm lẫn người dân thường thành đức vua, hoàng đế vi hành. Cũng là nghệ thuật miêu tả gián tiếp, khách quan, có tác dụng châm biếm hóm hỉnh, đả kích sâu sắc: - Sự nhầm lẫn tăng tiến trong không gian và số lượng: +Phần đầu: Đôi thanh niên Pháp trên toa xe điện ngầm nhầm “tôi”- tác giả với hoàng đếvà họ cũng tưởng nhầm người ngồi cạnh họ, nghe họ nói không hiểu tiếng Pháp. Sự nhầm lẫn song trùng đáng nực cười ấy khiến ngôn ngữ nhân vật càng tự nhiên, phóng túng…Ngoại hình hoàng đế- “anh vua”- cứ hiện rõ dần, rõ dần: “mũi tẹt, mắt xếch, cái mặt bủng như vỏ chanh…khoác trên người đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm…Các ngón tay đeo đầy nhẫn, có cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn…”. Cử chỉ của hoàng đế cũng được nhắc lại: “Trông hắn có vẻ nhút nhát, lúng ta lúng túng…”Và giá trị của “ngài” thì rẻ tiền hơn những trò tiêu khiển của người Pari- “Nghe nói ông bầu nhà hát múa rối định ký giao kèo”. Nghĩa là vị hoàng đế của xứ An Nam ấy- dưới con mắt đôi bạn trẻ người Pháp chẳng khác gì một con rối để họ được mua vui, thoả chí tò mò. +Phần sau: Ra đường phố- không gian mở rộng- dưới cái nhìn nhầm lấn của người dân, của nhân viên nhà nước, cảu chính phủ- số lượng người nhầm lẫn tăng nhiều “Đến nay… tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế…”. Quân chúng thì tự phát biểu nhiệt tình bằng những tiếng nói, cái chỉ tay “hắn đấy, xam hắn kìa”. Các nhân viên chính phủ thì “đối đãi tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa… bàm lấy đế giày như hình với bóng…” Rõ ràng, “hoàng đế An Nam” đã thành trò vui, thoả chí tò mò của tất cả người Pháp, cả dân thường và nhà chức trách. +ý nghĩa, tác dụng: trào lộng, châm biếm thật hóm hỉnh. -Sự nhầm lẫn tăng theo thời gian và chất lượng: +Lúc đầu đôi thanh niên hình dung dáng vẻ bên ngoài của hoàng đế- khiến hoàng đế trở thành một kẻ lố bịch, hợm của, diêm dúa, nhút nhát, đáng cười. +Sau, ở tất cả mọi lúc người ta nhìn nhận. Suy nghĩ và đối xử với hoàng đế như một kẻ tầm thường: họ gọi “hắn đấy, xam hắn kìa”; họ rình “như người mẹ rình đứa con thơ chập chững bước đi…”. - Sơ kết: Nhờ tình huống nhầm lẫn, câu chuyện trở nên trớ trêu, hài hước, khách quan, ngỡ như tác giả không cố tình mà chỉ chép lại sự thật. Tác dụng: vừa phê phán đả kích vua bù nhìn Khải Định- kẻ lố bịch, con rối, đứa trẻ tầm thường dứơi cái nhìn và thái độ đối xử của người Pháp- vừa châm biếm nhẹ nhàng, hóm hình thói tò mò, hiếu kỳ của người dân Pháp; cũng như tác phong quan liêu bất nhã, tuy tiện của nhân viên chính phủ Pháp, và cả chủ trương theo dõi, kiểm soát chặt chẽ những người Việt Nam trên đất Pháp lúc ấy của chính phủ Pháp. b) Thủ pháp nghệ thuật thứ hai: Tác giả dùng hình thức viết thư. Không bị gò ép bởi bố cục, quy tắc, mà có chỗ tạt ngang, nói tiếng nói và suy nghĩ của mình. Đặc sắc nhất là khi “tôi”- Nguyễn ái Quốc- gợi nhớ những vị hoàng đế chân chính thực hiện những chuyến vi hànhvĩ đại như vua Thuấn (Trung Quốc), vua Pie (nước Nga)…Đối chiếu rồi đưa ra những lưòi chất vấn nghiêm khắc: “Phải chăng ngài muốn… Phải chăng ngài muốn… hay la ngài lại muốn…”Những câu hỏi không lời đáp vừa như lời luận tội, vừa lột trần chuyến đi mờ ám của Khải Định. - Vì là thư cho “cô em họ”nên tác giả dùng nhiều giọng văn, không bị trói buộc, rất tự nhiên, nhớ đâu kể đấy… như đùa như bịa mà là thật, rất thật. Tác dụng: Tạo giá trị hiện thực, đùa vui nhưng nghiêm túc, khiến “cô em” nói riêng và người đọc nói chung được cười thoải mái, không phải cười xoà mà cười ra nước mắt “cười ruồi”, cười giễu, “giễu chết tươI”- như nhận xét của giáo sư Phạm Huy Thông: vừa khinh ghét kẻ lố bịch vừa ngậm ngùi chua xót cho thân phận một dân tộc mất nước, bị sỉ nhục từ hoàng đế xuống mỗi người dân. c) Thủ pháp nghệ thuật thứ ba: Dùng từ, viết câu đạt hiệu quả châm biếm, đả kích. - Dùng từ, viết câu tả thực sống động: “Họ ngấu nghiến trông tôi… rình rập con thơ…bám lấy đế giày tôi…” có tác dụng gợi hình, đả kích, châm biếm mạnh. - Dùng từ, viết câu theo nghĩa ngựơc, theo lối chơi chữ của văn Pháp,hóm hình,đầy tính kịch, đẫn chất chất trí tuệ: + “Quần chúng cứ tự phát mà biểu lộ nhiệt tình…đón tiếp tôt đẹp…” Ngỡ như họ “chào mừng”, “kính trọng”- song kính trọng bằng cách chỉ trỏ và xưng “hắng đấy, xem hắng kìa”. +Câu văn cuối “Tôi không sao che giấu nổi sự tự hào đựoc là một người An Nam và sự kiêu hãnh có một vị hoàng đế…” Niềm tự hào hay xấu hổ? Sự kiêu hãnh có một vị hoàng đế hay điều quốc xỉ đến ê chề, đau xót? 2. Khái quát, bình luận a) Những thủ pháp nghệ thuật trong Vi hành: sự kết hợp hài hoà giữa phong cách văn xuôi Châu Âu hiện đại (những nhầm lẫn kiểu hội hoá trang Carnavan, từ ngữ vui đùa kiểu “Đôn Kihotê”…) với lối đùa vui hóm hỉnh mà thâm trầm á Đông (tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến…) Đó cũng là nét phong cách trong một số tác phẩm cùng chủ đề: Con rồng tre, Lời than vãn của bà Trưng Trắc… b) Tác dụng của thủ pháp: Qua các câu chữ (dù qua bản dịch), qua các chi tiết… ta thấy rõ ý nghĩa châm biếm, đả kích sâu sắc mà nhẹ nhàng, nghiêm tuac nhưng hóm hỉnh, giàu trí tuệ mà thấm thía tình cảm. Đây la thứ trí tuệ, tình cảm của một tâm hồn yêu nước, thấm nỗi đau dân tộc bị nô lệ. III. Kết thúc vấn đề - Cho ta thấy sống lại một thời kỳ lịch sử khi nhân dân bị nô lệ, vua chúa là bù nhìn của thực dân Pháp. - Vi Hành là minh chứng cho tài hoa cũng như quan điểm sáng tạo vì mục đíach chính trị của Nghuyễn ái Quốc. Ta thấy càng thêm kình trọng Hồ Chí Minh. * Có thể tham khảo cách viết thứ 2: A- Gợi ý chung: Bài văn phải nêu được sáng tạo nghệ thuật độc đáo và bút pháp mỉa mai, châm biếm bậc thầy của tác giả. Vi hành được viết vào năm 1923, sau sự kiện Khải Định sang Pháp một năm, sau các tác phẩm như Lời than vãn của bà Trưng Trắc và Con rồng tre, cùng viết về một chủ đề. Điều này đòi hỏi tác giả Nguyễn ái Quốc phải vượt lên chính mình, không lặp lại một cách nhàm chán, từ đó mà tạo thành một sáng tạo độc đáo. Nói tới bút pháp là nói tới cách viết, các biện pháp nghệ thuật, ở đây là biện pháp mỉa mai, châm biếm. B- Dàn bài sơ lược A) Mở bài - Vị trí của nghệ thuật trào phúng trong sáng tác văn học của Nguyễn ái Quốc. - Vi hành- Một sáng tạo mới trong nghệ thuật trào phúng của Nguyễn ái Quốc. B) Thân bài Tình huống truyện mở ra hai hướng: + Chế giễu Khải Định mà vắng mặt Khải Định; + Một chuyện nhận lầm để hoá không thành có. - Đàm tiếu của kẻ nhận lầm: + Đôi nam nữ người Pháp cà sự nhận lầm ngộ nghĩnh; + Khải Định trở thành một trò mua vui rẻ tiền; + Những so sánh với các cuộc vi hành của các vi nhân nhằm vạch mặt Khải Định. + Những nghi vấn giả định nhằm mỉa mai Khải Định với quan thầy; + Tiếp tục biện pháp “quá mù ra mưa” để chế giễu sự mẫn cán của mật thám Pháp. - Kết luận về tình huống truyện độc đáo; - Bút pháp mỉa mai, châm biếm của tác giả: + Những ví von ngộ nghĩnh; + Những nghi vấn giả định; + Tính chất chính luận sắc bén. C) Kết bài Truyện ngắn Vi hành là: - Một thành tựu xuất sắc của văn học cách mạng. Bài làm Ra đời vào năm 1923, truyện ngắn Vi hành được xem là một sáng tác nghệ thuật độc đáo cảu Nguyễn ái Quốc với lối châm biếm mỉa mai sâu sắc và thâm thuý. Bằng cách vận dụng cách nói hóm hỉnh của người Pháp và cách nói thâm trầm cảu người Việt, tác giả đã dựng nên hình ảnh tên vua bù nhìn Khải Định ngu dốt, hèn hạ và đốn mạt đến lố bịch. Nói đến “Vi hành”, ta liên tưởng đến hành động của những bậc minh quân cải trang làm thường dân để đi tìm hiểu sự thật về dân tình. Thế nhưng nội dung của tác phẩm Vi hành dưòng như phảm đề với tựa của nó. Khải Định không phải là một vị minh quân, không phải cải trang để lo cho đời sống nhân dân mà “vi hành” sang Pháp với những cuộc đI lén lút, ám muội nhằm thực hiện những mục đích riêng tư. Nhờ cách đặt tựa đề như thế, nó làm cho tác phẩm tăng thêm phần hóm hỉnh, trí tuệ và đặc biệt, nó có tác dụng rất lớn trong việc đả kích không thương tiếc nhưũng hành vi hén hạ của tên vua Khải. Định khi du hành sang Pháp. Truyện ngắn đựơc viết với hình thức một bức thư gửi cho cô em họ. Thực ra, hình thức viết thư chẳng có gì mới mẻ, điều độc đáo ở đay là hình thức viết thư này đã được Nguyễn ái Quốc sử dụng một cách linh hoạt, thích hợp nhằm đạt được những hiệu quả nghệ thuật cao nhất.Trước hết, văn viết thư thuộc phong cách hội thoại nên người viết có thể viết tự nhiên, thoải mái. Điều này giúp Nguyễn ái Quốc có thể chuyển đề tài raast linh hoạt từ cảnh ga tàu điện ngầm ở Pari sang cảnh quê nhà; từ chuyện vua Thuấn ở bên Tàu sang chuyện vua Pie ở nước Nga; từ chỗ châm biếm Khải Định đến chỗ đả kích bọn thực dân và mật thám Pháp. Hơn nữa, sử dụng bút pháp viết thư giúp tác giả không cần đi theo logic, có thể đả kích được cùng một lúc nhiều đối tượng bằng nhiều giọng điệu khác nhau. Vì thế, trong một khuôn khổ rất ngắn gọn, truyện ngắn có thể chứa đựng một nội dung rất lớn, đồng thời tạo nên sức hấp dẫn đối với người đọc. Ngoài ra, đọc tác phẩm dưới hình thức một bức thư có thể gây cho người ta ảo tưởng rằng đây là một câu chuyện có thật. Nhưng những yếu tố hài hước và những sự nhầm lẫn kỳ lạ, có tính khuyếch đại lại làm cho người đọc nghĩ rằng đây là một câu chuyện bịa Chính nờ sự lẫn lộn bịa thật này đã gieo vào đầu người đọc những suy nghĩ, thắc mắc, giúp họ có thể hấp thu được nhiều nội dung mà Nguyễn ái Quốc muốn truyền đạt. Thế nhưng, nói đến những sáng tạo độc đáo của Nguyễn ái Quốc, trước tiên phải kể đến sự thành công của tác giả trong việc tạo những tình huống nhầm lẫn độc đáo, đặc biệt nhân việc vua Khải Định được thực dân Pháp mời sang dự cuộc đấu xảo ở Macxay, Nguyễn ái Quốc đã dựa vào một sự việc có thật hư cấu thêm, tạo cho truyện Vi hành một sức hấp dẫn lạ kỳ. Đó là sự nhầm lẫn tác giả với Khải Định đi “vi hành”. Việc tạo tình huống mày làm tác phẩm mang tính châm biêm sâu sắc đồng thời, tạo sức thuyết phục cao đối với người đọc. Hơn nữa, giá trị tố cáo của truyện vì thế mà mang tính khách quan hơn vì những lời thoá mạ Khải Định là do sự ghi lại những nhận xét, đánh giá của dân chúng Pháp đối với vị vua bù nhìn này mà nhân vật tôI hoàn toàn “vô can”, không cố ý lố bịch hoá “quốc vương” của mình. Trước hết là sự nhầm lẫn của đôi tình nhân Pháp tường tác giả là quốc vương An Nam. Nghĩ rằng quốc vương không biết tiếng Pháp, họ đã thoải mái bình phẩm về Khải Định. Cái hay của Nguyễn ái Quốc là không hề mô tả trực tiếp nhân vật nhưng qua những cuộc nói chuyện chắp nối rời rạc, chân dung Khải Định lại hiện lên thật sinh động, rõ nét. Đó là một Khải Định với “cái mũi tẹt”, “đôi mắt xếch”, “cái mặt bủng như vỏ chanh”; thái độ thì “nhút nhát”, “lúng ta lúng túng”; cách ăn mặc thì khôi hài lạ lẫm “có cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn, đeo lên người cả bộ lụa là, cả bộ hạt cườm”. Quả thật, trong con mắt của đôi tình nhân ấy, vua Khải Định chỉ là trò lạ mắt, thứ đồ chơi: “Họ ngấu nghiến trông tôi với cặp mắt ma mãnh, tò mò nhưng lại ra bộ không nhìn tôi gì cả.” Và tệ hại hơn nữa, từ chỗ được xem như một thứ đồ cổ, Khải Định- Quốc vương An Nam- giờ đây lại được xem như một kẻ làm trò hề giải trí cho người Pháp giữa lúc mà kho giải trí ở đây “sắp cạn ráo như cái nhà băng Đông Dương”. Hắn được đạt ngang hàng với Saclo, vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên hay tụi làm trò leo trèo nhào lộn của sư thành xứ Cônggô. Đặt Khải Định trước con mắt của những người thanh niên Pari đang háo hức xem trò giải trí mới lạ khiến cho bộ dạng tên vua bù nhìn đã lố bịch lại càng trở nên hài hước lố bịch hơn. Đặc biệt, chi tiết Khải Định mang đồ đạc nữ trang của mình đi cầm ở hiệu cầm đồ càng làm tăng thêm nét sắc sảo trong nghệ thuật châm biếm của tác giả. Vả lại, ta thấy rất hợp logic và hoàn toàn không có gì quá đáng khi những lời nhận xét này phát ra từ miệng những người thanh niên Pháp, đang sống trong chế độ dân chủ, những người mà đối với họ, vua chúa chỉ là đồ cổ, không có giá trị. Lời bình ấy nếu đặt vào miệng người Việt Nam, sẽ trở thành lời thoá mạ hằn học, thiếu tự nhiên. Trong không gian rộng- Thủ đô Pari, nhân vật tôi lại trở thành đối tượng nhầm lẫn của nhân dân Pháp. Thái độ của họ đối với Khải Định là một sự khinh bỉ qua cách gọi “hắn đấy” hay “xem hắn kìa”. Điều lạ lùng ở dây là ngay cả đến chính phủ Pháp đích danh mời Khải Định sang làm thượng khách cũng không nhận ra đâu là Khải Định nên để tránh thất thố trong ngoại giao “đành đối đãi với tất cả những người An Nam vào hàng vua chúa”. Vì thế họ bèn phải mật thám “những người phục vụ thầm kín, rụt rè, vô tư, tận tụy- ân cần theo dõi” tác giả như “bà mẹ hiền rình đứa con thơ chập chững bước đi thứ nhất”. Dưới mắt của chính quyền thực dân, Khải Định chỉ là một đứa trẻ cần được nâng đỡ và vì thế hoàn toàn không xứng đáng để được họ đối đãi như một quốc vương An Nam thực sự. Hắn chỉ là một kẻ bù nhìn, là công cụ trong tay Pháp để giúp sức bọn thực dân bóc lột, đầy đợc nhân dân ta. Đáng chú ý là thông qua lối viết biến hoá kỳ thú này, tác giả không chỉ đả kích một tên vua bù nhìn Khải Định mà còn có thể xé toang bộ mặt thật của chế độ thực dân rêu rao là bình đẳng, bác ái, bảo vệ nhân quyền nhưng thực chất lại là những kẻ xâm phạm nhân quyền. Ta có thể thấy những điều này qua cách chúng đối đãi với những người Việt Nam yêu nước ở Pháp: “Có thể nói là các vị bàm lấy đế giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng. Và thực sự là các vị cuống cuồng cả lên nếu mất hút tôi chỉ trong dăm ba phút”. Có thể nói Vi hành bao gồm những thủ pháp nghệ thuật độc đáo với sự vận dụng cách nói ý nhị của người Pháp và cách nói hóm hỉnh, thâm trầm của người á Đông nhằm đưa người đọc vào cách hiểu logic ngược: “Những tiếng “hắn đấy” hay “xem hắn kìa” là những lời chào mừng kín đáo và kính trọng mà chúng tôi thường gặp dọc đường”. “Các vị chẳng nề hà chút công sức nào để bảo vệ chúng tôi”… “Cô thử nghĩ làm sao mà không xúc động sâu xa được, khi được đối đãi như thế?” Lối tư duy ngược ở câu cuối cùng của tác giả lại càng độc đáo: “Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không sao che giấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh có một vị hoàng đế”. “Cái nỗi niềm tự hào” mà tác giả đề cập đến ấy phải chăng là một nỗi nhục của người daan nước Việt lầm than, nô lệ nhìn thấy cảnh đức vua nước mình đựơc nhân dân và chính phủ Pháp “nâng niu, chăm sóc”? Từ chuyện Khải Định, Nguyễn ái Quốc lại chuyển sang tố cáo chế độ thực dân khai hoá bằng lối liên hệ tạt ngang đầy sáng tạo “Đến nay tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đếu là những bậc khai hoá thì bây giờ đến lượt tất cả nhưũng ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp.” Ngôn ngữ của truyện thay đổi khi trìu mến đầy tình cảm, khi hài hước châm biếm, khi lại thóa mạ một cách cay độc, đả kích không thương tiếc nhưũng hành vi hèn mạt của tên vua bù nhìn bán nước. Khải Định thông qua những lời bình luận của đôi thanh niên Pháp, trở thành mọt thằng hề trên sân khấu với giá rẻ mạt: “Em thì em thích Saclô hơn. Với lại vua thì tốn lắm”, “hôm nay chúng mình có mất tý tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh. Nghe nói ông bầu nhà hát múa rối có ý định kí giao kèo thuê đấy”. Và quả thật, Khải Định là một con rối, không hơn không kém của chính ohủ thực dân thuộc địa. Nhưng hắn lại đi “vi hành” sang cả Pháp, “Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dứoi quyền ngự trị của bạn ngài là A- lếch-xăng đệ nhất, có được sung sướng, có được uống nhiều rược và hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngựu trị của ngài hay không? .”. Thật là một lối châm biếm độc đáo, tài tình! Không có gì quá đáng khi kết luận rằng “Vi hành” là một thiên truyện ngắn có sức mạnh châm biếm, đả kích rất lớn với nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo, biến háo linh hoạt và đầy sáng tạo, là một tác phẩm nghệ thuật kết tinh xuất sắc mà qua đó thể hiện đầy đủ đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn ái Quốc, Truyện ngắn Vi hành là một mũi tên bắn c\trúng hai kẻ thù: Tên bán nước và bọn cướp nước, một tên vua bù nhìn nhân cách thối nát và một chế độ “thực dân khai hoá” đầy nham hiểm, tàn bạo. Ý kiến bạn đọc 14. Hòan cảnh ra đời, mục đích sáng tác và giá trị của "Tuyên ngôn độc lập" a. Hoàn cảnh ra đời: - Cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 thành công, nhân dân ta giành được chính quyền. Bác từ Việt Bắc về Hà Nội và tại nhà sso 48 phố Hàng Ngang Người soạn thảo bản "Tuyên ngôn độc lập". - Tình hình của nước ta lúc này: bạn đế quốc thực dân nấp sau quân đồng minh vào tước khí giới quân Nhật đang chuẩn bị chiếm lại nước ta: + Tiến vào từ phía Bắc là quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc đằng sau là đế quốc Mỹ. + Tiến vào từ phía Nam là quân đội Anh đằng sau là lính viễn chinh Pháp. - ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" trước hàng chục vạn đồng bào và khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. b. Giá trị: - Có giá trị lịch sử: + Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên Độc lập tự do cho dân tộc. + Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt nam về quyền độc lập tự do, cũng là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần một trăm năm của dân tộc ta để có quyền thiêng liêng đó. [...]... thi sĩ - chiến sĩ: tình yêu thiên nhhiên, yêu cuộc sống 9 bài Giải đi sớm (Tảo giải) - Hồ Chí Minh a Hòan cảnh sáng tác: bài thơ sáng tác trên đường chuyển lao từ nhà tù Long An đến nhà lao Đồng Chính b Nội dung: bài thơ thể hiện tư thế chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ nơi người tù Hồ Chí Minh Ở đây dường như tù Hồ Chí Minh không phải là người tù trên đường chuyển lao mà là một chiến sĩ trên đường hoạt động... viết quan sát được, mà ghi lại diễn biến tâm trạng của nhà thơ.Ngục trung nhật kí là nhật kí tâm hồn, nhật kí trữ tình của nhà thơ Hồ Chí Minh Bởi vậy, qua Ngục trung nhật kí, người đọc nhận thấy chân dung tự hoạ của Hồ Chí Minh trong 13 tháng tù Chân dung tự hoạ hay bức chân dung tinh thần của Hồ Chí Minh trong Ngục trung nhật kí biểu hiện ở những khía cạnh cụ thể sau: - Một tinh thần bất khuất :... lên gân, không ưa đại ngôn tráng ngữ hay giọng kiêu ngạo dạy đời ) Giọng thơ Hồ Chí Minh là giọng thơ hồn nhiên, thoải mái, bình dị của một nhà cách mạng chân chính luôn luôn tìm thấy lẽ sống và sức mạnh của mình ở chỗ gắn bó máu thịt với những con người cùng khổ nhất của nhân loại Thiên nhiên trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh Bài giải chi tiết | Viết cách giải khác của bạn A- Gợi ý chung Tình yêu... lãnh tụ Hồ Chí Minh Ta cũng bắt gặp ở đây cảm xúc công dân đầy nhiệt huyết của Bác kính yêu Tuyên ngôn độc lập nổi trội lên cái chất thép rất rắn, rất cứng, rất dẻo của dũng khí Hồ Chí Minh Là lời tuyên ngôn, là áng văn nghị luận nên tiêu chuẩn hàng đầu phải đảm bảo được tính trí tuệ, khoa học Vì thế, thông qua hệ thống lập luận thật chặt chẽ, thông qua sự phân tích lí giải và giọng văn hùng hồn thì... nhật kí thể hiện sâu đậm phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh, thể hiện ở nhiều nét phong phú : hồn nhiên, bình dị, cổ điển mà hiện đại, chiến sĩ mà thi sĩ, luôn luôn ẩn hiện một nụ cười thoải mái trẻ trung, pha chất hóm hỉnh, hài hước mà sâu sắc… 1 Màu sắc cổ điển của Ngục trung nhật kí: Đây là nét phong cách nổi trội nhất của thơ nghệ thuật Hồ Chí Minh nói chung, Ngục trung nhật kí nói riêng.Biểu... được hưởng để người dân Việt Nam mưu cầu hạnh phúc… Tuy nhiên trên phương tiện văn chương tác phẩm của Hồ Chí Minh không chỉ là một áng văn nghị luận, đằng sau những câu chữ để phát ngôn những chân lí lớn lao của thời đại ta bắt gặp trái tim của người công dân số một, của lãnh tụ, của Bác Hồ Chí Minh Chính lập trường dân tộc (đứng về phía nhân dân, dân tộc mình để nhìn rõ tội ác tày trời của thực dân... chủ thể - không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ Hồn thơ ấy tự tìm đến hình thức ưa thích nhất và phù hợp nhất: thể tứ tuyệt cổ điển Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác, nội dung cơ bản là những nét đặc sắc chủ yếu về hình thức thể hiện và phong cách nghệ thuật tập thơ Nhật ký trong tù ( Ngục trung nhật ký ) của Hồ Chí Minh Dàn ý chi tiết: I Hoàn cảnh sáng tác: Hồ Chí Minh là nhà các mạng vĩ đại đồng thời là nhà... thời bộc lộ tâm hồn, nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh với những phẩm chất cao đẹp: lòng yêu nước thiết tha, long yêu người bao la, tình yêu thiên nhiên, tự do, ý chí vững vàng, tinh thần bất khuất, phong thái ung dung, lạc quan trước mọi khó khăn c Phong cách nghệ thuật: * Đậm đà màu sắc cổ điển: - Giàu tình cảm với thiên nhiên - Bút pháp chấm phá như muốn ghi lấy hồn của tạo... tự do của nhân dân ta./ 7 Hoàn cảnh sáng tác,nội dung cơ bản và phong cách nghệ thuật tập thơ "Nhật kí trong tù" của Hồ Chỉ Minh a Hòan cảnh sáng tác: - Tập thơ "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh gồm 133 bài thơ chữ Hán được viết từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943, lúc Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và giải qua nhiều nhà lao ở tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc b Nội dung cơ bản: - Vạch... Đồng minh “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do Dân tộc đó phải được độc lập Phần thứ hai là những bằng chứng lịch sử không ai chối cãi được, đó là cơ sở thực tế và lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh . tù, thơ Hồ Chí Minh, thơ chữ Hán Hồ Chí Minh. Nêu những nét chính về sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh. - Nguyễn ái Quốc- Hồ Chí Minh là. tịch Hồ Chí Minh Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không nhận mình là nhà thơ, nhà văn mà chỉ là người bạn của văn nghệ, người yêu văn nghệ. Những rồi chính

Ngày đăng: 27/06/2013, 11:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan