loi mo dau

3 347 0
loi mo dau

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu 1. ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài Trong môi trờng cạnh tranh toàn cầu hiện nay, tính hiệu quả chính là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Làm thế nào để đạt đợc hiệu quả trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp suốt từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất đến khâu cuối cùng trong quá trình phân phối. Logistics ra đời đã giúp doanh nghiệp giải quyết vần đề trên và ngày càng đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngày càng tin tởng rằng việc nâng cao hiệu quả và để cải thiện năng lực cạnh tranh của họ thì cần phải tập trung toàn bộ năng lực vào những mảng mà họ làm tốt nhất và chỉ thực hiện những hoạt động giúp họ gia tăng giá trị cốt lõi của mình. Một số doanh nghiệp đang dần dần nhận ra rằng hoạt động Logistics không phải là thế mạnh trong kinh doanh của họ và cảm thấy không hài lòng với hiệu quả hoạt động của chính bộ phận Logistics của mình. Họ gia tăng việc chuyển sang nhà cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp để đạt đợc hiệu quả cao nhất. Nhu cầu thuê ngoài dịch vụ Logistics đã theo chân các nhà đầu t nớc ngoài du nhập vào Việt Nam thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi họ đầu t vào Việt Nam thì nhu cầu dịch vụ Logistics gia tăng nhanh chóng phục vụ cho vận chuyển, lắp đặt cơ sở sản xuất, nhập khẩu trang thiết bị máy móc, xuất khẩu thành phẩm, . Thị tr- ờng dịch vụ Logistics ngày càng mở rộng, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, nhu cầu về dịch vụ Logistics của công ty nớc ngoài hoạt động tại Việt Nam ngày càng gia tăng nhanh chóng. Từ đó đã kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt các công ty Logistics toàn cầu với tiềm lực tài chính mạnh nh: Maersk, APL, UPS, NYK, . Hiện nay, hoạt động của các công ty này còn hạn chế do Nhà nớc còn bảo hộ, các doanh nghiệp Logistics Việt Nam có thể dễ dàng cạnh tranh và tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics của các công ty Logistics nớc ngoài thông qua hợp đồng đại lý, liên doanh và những khâu nhà nớc còn bảo hộ. Tuy nhiên khi gia nhập WTO, Việt Nam buộc phải thực hiện các cam kết mở cửa hoàn toàn dịch vụ, sẽ cho phép các công ty Logistics 100% vốn nớc ngoài hoạt động bình đẳng tại Việt 1 Nam. Điều này đặt các doanh nghiệp Việt Nam trớc không ít khó khăn trong môi tr- ờng cạnh tranh gay gắt và không cân sức. Nguy cơ mất thị phần cung ứng dịch vụ Logistics cho các công ty nớc ngoài là không tránh khỏi khi tiềm lực tài chính và cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp trong nớc yếu kém hơn nhiều. Với kinh nghiệm thực tế, tôi ý thức rất rõ những thách thức mà ngành Logistics Việt Nam phải đối mặt khi tham gia hội nhập, thực hiện cam kết với WTO về dịch vụ Logistics. Từ đó tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Giải pháp tài chính nhằm phát triển ngành Logistics Việt Nam trong điều kiện hội nhập" làm đề tài luận văn cao học của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu bản chất của dịch vụ Logistics, các dịch vụ đợc cung cấp bởi các doanh nghiệp Logistics và vai trò của chúng đối với nền kinh tế. Đánh giá môi trờng kinh doanh Logistics tại Việt Nam hiện nay và thực trạng ngành Logistics Việt nam song song với việc đánh giá việc thực hiện vai trò của Logistics đối với kinh tế quốc gia trớc xu thế chung của thế giới, từ đó đi vào giải quyết những mặt tồn tại của ngành Logistics Việt Nam trớc khi vào cạnh tranh bình đẳng trong môi trờng WTO. Đề xuất các giải pháp tài chính cho những vấn đề tồn tại giúp cho ngành Logistics Việt Nam phát triển trong điều kiện hội nhập. 3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Hoạt động Logistics bao gồm hai quá trình là quản lý Logistics trong sản xuất và quản lý Logistics ngoài sản xuất. Phạm vi bài viết chỉ đi vào nghiên cứu hoạt động Logistcs với t cách là dịch vụ thuê ngoài. Tuy nhiên, Logistics là một lĩnh vực rất rộng liên quan tới tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế nên tác giả chỉ đi sâu vào nghiên cứu dịch vụ Logistics cho hoạt động ngoại thơng, vì hiện nay ở Việt Nam, Logistics phục vụ kinh doanh trong nớc cha đợc sự quan tâm của ngời sử dụng. 4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Dịch vụ Logistics là một ngành khá mới ở Việt Nam, hiện nay cha có một công trình nghiên cứu nào chuyên về dịch vụ Logistics mà chỉ có sách của PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân chuyên về Quản trị Logistics. Với những hiểu biết thông qua các tài liệu tham khảo và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, tác giả đi vào 2 nghiên cứu thực trạng hoạt động của ngành Logistics Việt Nam và những thách thức đặt ra khi những cam kết WTO đợc thực hiện. Bên cạnh đó trong phạm vi nghiên cứu về lĩnh vực Logistics tác giả còn đề xuất giải pháp tài chính đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp Logistics Việt Nam. Những giải pháp tài chính đã đề xuất đợc tác giả hết sức cố gắng giải quyết gắn liền với nhu cầu thực tiễn, do vậy có tính khả thi trong giới hạn nhất định. Tác giả hy vọng sẽ đóng góp đợc nhiều vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra đối với ngành Logistics Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chơng: Chơng 1: Những khía cạnh lý thuyết cơ bản về Logistics và sự tác động của các công cụ tài chính đối với ngành Logistics Chơng 2: Thực trạng phát triển ngành Logistics Việt Nam trong điều kiện hội nhập Chơng 3: Giải pháp tài chính nhằm phát triển ngành Logistics Việt Nam trong điều kiện hội nhập 3

Ngày đăng: 26/06/2013, 23:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan