Vài nét về hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh Trải hơn 300 năm lịch sử, tuổi nhỏ Thành phố tự hào là đã góp phần viết nên những trang sử oai hùng của Thành phố. Từ ngày có Đảng, thiếu nhi Sài Gòn – Gia Định luôn sát cánh cùng cha anh đánh đuổi kẻ thù. Trong những ngày sục sôi khí thế Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ở Sài GÒn – Gia Định có sự tham gia của nhiều chiến sĩ nhỏ như em Liên 10 tuổi ở Bà Chiểu hoặc ban nhạc thiếu nhi của Tiểu đoàn Trần Cao Vân… Tại các mặt trận bao vây Sài Gòn tháng 9-1945 có nhiều thiếu nhi làm giao liên, trinh sát như em Ngoan 11 tuổi. Em Nghĩa còn dùng mưu và làm công tác địch vận triệt hạ một đồn quân Anh ở Gò Vấp. Các chi đội thiếu nhi cứu quốc ở xã An Phú Đông (sau này có những đội viên trở thành anh hùng như liệt sĩ Lê Văn Thọ), ở Thị Nghè là những tổ chức Đội đầu tiên của Thành phố. Ngày 8-4-1946, dũng sĩ anh hùng Lê Văn Tám 13 tuổi, bán đậu phọng rang ở chợ Đa Kao đã biến thân mình thành ngọn đuốc sống làm nổ tung kho xăng đạn lớn của giặc ở Thị Nghè. Các chiến sĩ du kích nhỏ như Lê Văn Thọ (anh hùng biệt động), Phạm Văn Ry (anh hùng biệt động), Lê Văn Giản, Út Một, Mai Văn Te… đã nhiều phen làm quân thù khiếp sợ. Chiến sĩ biệt động Nguyễn Thị Kim Dung (nay là cán bộ giảng dạy trường Đại học Y Dược Thành phố) thuộc đội nữ cảm tử mang tên chị Minh Khai mới 15 tuổi đã táo bạo đánh bom vào rạp hát Majestic. Trong ban công tác 1 (tiền thân của lực lượng biệt động Sài Gòn) còn có nhiều chiến sĩ nhỏ như em Tâm 14 tuổi từng tham gia trận đánh vào tòa soạn báo Phục Hưng phản động, hai anh em Hoàng, Hiệp từng dùng lựu đạn làm què chân tên Beziat chủ tịch hội đồng tư vấn Nam Kỳ. Trong các nhà tù của thực dân Pháp, kể cả khám tử hình đều có mặt những chiến sĩ nhỏ ngoan cường như các em Mai, Tâm, Nhe, Lộc, Đức, Giáp… Trong bức thư gửi anh Nguyễn Đình Chính đang ở khám tử hình, các em viết “chúng em sẽ lần lượt phải ra tòa. Chúng em sẽ bắt chước tấm gương bất khuất ở phiên tòa xử anh sắp tới”… Các chiến sĩ nhỏ làm đủ nghề từ bán báo, bán thuốc lá, đánh giầy, đi chăn bò, lượm củi, cắt cỏ… Dù sống cực khổ nhưng chúng em biết đoàn kết, cóp nhặt từng đồng bạc cho đơn vị. Bên trong các hộp xi, các bao thuốc lá, bên dưới các gánh cỏ, gô cơm, thùng đánh giầy là tài liệu, lựu đạn và cả súng ngắn. Em Nguyễn Văn Chiêu 12 tuổi, quê ở Thủ Đức, gia nhập Đoàn thiếu sinh Khánh Hội tham gia chiến đấu từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến. Chiêu đã điều tra và dẫn đường cho các anh tự vệ tay không dùng sức người đục thủng đáy nhận chìm tàu “An Nam” của giặc Pháp – Chiêu còn đánh lựu đạn vào toán lính Pháp ở bến xe buýt Chợ Lớn, vào các toán lính Pháp trên đường De la Somme (nay là Hàm Nghi) và diệt một số tên ác ôn khác. Không may xa vào tay giặc, bị tra tấn hết sức dã man, bị xử tử hình, em vẫn hết sức ngoan cừơng không hề khai báo. Các em tù thiếu nhi rất yêu và nhớ Bác Hồ - Có em bị đánh ngất xỉu vẫn không chịu bước qua ảnh Bác. Nhiều bé ra đời trong các nhà tù giặc Pháp và Mỹ - Ngụy. Từ những thánh năm đầu tiên của cuộc đời, các em đã ở bên các mẹ, các chị tham gia đấu tranh với kẻ thù. Nhóm Phạm Hồng Thái (một trong 3 nhóm của Ban công tác 1) đa số đều là thiếu nhi đánh nhiều trận rất dũng cảm – Hàng ngàn học sinh thiếu nhi tham gia cuộc biểu tình 9-1-1950 và đưa đám tang anh Trần Văn Ơn ngày 12-1-1950. Khi đế quốc Mỹ thay chân Pháp, cuộc kháng chiến càng trở nên ác liệt, cam go. Thiếu nhi Sài Gòn – Gia Định càng tỏ rõ khí phách của mình. Nữ sinh Quách Thị Trang đã hy sinh dũng cảm giữa đường phố Sài Gòn trong cuộc biểu tình chống Mỹ Ngụy khi mới 15 tuổi. Các anh hùng Nguyễn Minh Thắng (Củ Chi), Đoàn Thị Ánh Tuyết (Bình Thạnh) đều bắt đầu cuộc đời cách mạng và lập công xuất sắc khi còn là thiếu nhi – Liệt sĩ Trần Văn Chẩm 14 tuổi ở xã Phước Vĩnh An lừng danh với khẩu súng tự tạo tìm ác ôn xử tội mở đầu cho truyền thống anh hùng của thiếu nhi “Đất thép” các tập thể đội du kích thiếu niên xã Tân Tạo (Bình Chánh); xã An Phú Đông; xã Tân Thới Hiệp (Hóc Môn); xã Tân Thạnh Tây; xã Nhuận Đức; xã Tân An Hội; xã Trung Hòa; xã Phước Vĩnh An; xã Phú Hòa Đông (Củ Chi)… từng nhiều phen làm bạt vía quân thù, có trận diệt hàng trăm tên Mỹ - Ngụy. Ngay trong lòng địch, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thành Đoàn, các tổ chức yêu nước công khai được thành lập như liên đoàn Chi Lăng (trường Nữ trung học Chi Lăng, nay là trường PTCS Hà Huy Tập, Bình Thạnh), Đoàn Phù Đổng (con em của các anh chị tham gia phong trào học sinh sinh viên), nhóm Áo Xanh (trường kỹ thuật Cao Thắng), nhóm Áo Tím (trường nữ trung học Gia Long, nay là trường PTTH Nguyễn Thị Minh Khai, Q3)… Liên Đoàn Chi Lăng gồm 490 đội viên thành lập ngày 30-4-1970. Đội viên mang khăn quàng đỏ, khẩu hiệu đội là “Sẵn sàng”. Liên đoàn phát hành nội san “Chi Lăng” và tổ chức nhiều hoạt động xã hội, văn hóa văn nghệ phong phú góp phần đấu tranh chống ảnh hưởng văn hóa Mỹ Ngụy trong thiếu nhi Thành phố, đồng thời giáo dục đội viên “lòng yêu nước, yêu dân tộc Việt Nam, dũng cảm và anh hùng vì lẽ phải”. Đó là sự vận dụng những điều cơ bản trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi vào hoàn cảnh đấu tranh hợp pháp giữa lòng địch. Hàng ngàn thiếu nhi Thành phố đã tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với nhiều hình thức khác nhau như trực tiếp chiến đấu, là chiến sĩ biệt động, chiến sĩ trinh sát, tiếp lương, tiếp đạn, giao liên, địch vận… ta có thể kể về Ngô Tùng Chinh (chiến sĩ biệt động Thành Đoàn, dũng sĩ diệt Mỹ), Thiều Trọng Thiếu (dũng sĩ diệt Mỹ), Nguyễn văn Thông, Hồ Văn Sơn, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Thị Bê, Trương Văn Mai, Phạm Phú Hữu, Thái Vĩnh Tâm, Trương Văn Thống, Nguyễn Văn Tấn, Trần Văn Dũng, Nguyễn Thị Lan, La Văn Tuấn, Nguyễn Thị Thanh Hải… và cả những “người em Bàn Cở, tảo tần trao tin thơ” (bàt hát “Người Mẹ Bàn Cờ”, thơ Nguyễn Kim Ngân, nhạc Trần Long Ẩn) cho các anh chị học sinh sinh viên chống Mỹ Ngụy – Mỹ Ngụy ra sức xuyên tạc lịch sử, tuyên truyền về hai nước Việt Nam nhưng tuổi nhỏ Thành phố lại khẳng định “Em học địa lý, cô em nói rằng nước Việt em từ Nam ra Bắc, nhân dân của em từ Bắc vô Nam. Em học sử ký, cô e nói rằng nước Việt em toàn dân anh dũng, thiếu nhi Việt Nam làm sáng quê hương”… (bài hát “Em học Sử Địa”, nhạc và lời Trần Xuân Tiến). Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhiều chiến sĩ nhỏ của Thành phố đã hướng dẫn các đơn vị bộ đội đánh chiếm và tiếp quản các đồn bót địch. Em Phạm Phú Hữu là người treo cờ giải phóng đầu tiên trong khu vực lên cột cờ trường Bình Lợi Trung (Bình Thạnh) vào sáng sớm 30-4-1975. Em Nguyễn Văn Dũng ở xã Bình Chánh huyện Bình Chánh dẫn đầu cả một “trung đội” thiếu nhi dùng mưu cướp đồn Tân Bửu rồi giao lại cho các anh bộ đội v.v… Suốt chặng đường đấu tranh giành độc lập của cả dân tộc, tuổi nhỏ Thành phố đã có những đóng góp đáng kể, tiếp sức với cha anh viết nên những trang sử rực rỡ, tô thắm truyền thống vẻ vang của nhân dân Sài Gòn – Gia Định. Đây chính là cơ sở để phong trào thiếu nhi Thành phố sau giải phóng kế thừa và phát huy mạnh mẽ. Tinh thần của những Lê Văn Tám, Trần Văn Chẩm đang được nhân ra khắp Thành phố trong giai đoạn mới. TỪ SAU GIẢI PHÓNG ĐẾN NAY 1. Giai đoạn 1975 – 1976: Sau đại thắng mùa xuân 75, tuổi nhỏ Thành phố nô nức cùng với cha anh tham gia các chiến dịch như: Làm vệ sinh đường phố, xóm ấp. Thu gom và truy quét các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phản động. Mừng chiến thắng, trật tự giao thông. Ngay khi tiếp quản Sài Gòn, Ban thiếu nhi Tp đã tập họp lực lượng, triển khai nhiều phong trào lớn. Tiêu biểu là: Ngàn hoa việc tốt dâng Đảng quang vinh (mừng ĐH lần thứ IV củ Đảng 12/1976) 1 triệu học cụ vì các bạn vùng kinh tế mới (thực hiện chủ trương giãn dân sau giải phóng) Xóa nạn mù chữ (thầy giáo, cô giáo quàng khăn đỏ). · Về tổ chức: Chi đội đầu tiên mang tên Lê Văn Tám được thành lập ngày 19-5-1975 đến năm 1977 Đội đã phát triển ra khắp các phường xã với 74.653 đội viên và 8.353 CNBH. · Sự kiện tiêu biểu: Đại hội CNBH TP lần 1: 24 – 15/8/1976 tại Dinh Thống Nhất. 2. Giai đoạn 1977 – 1982: Đầu năm 1977, báo Khăn Quàng Đỏ ra số đầu tiên. Đây là giai đoạn có nhiều cao trào lớn mà tiêu biểu là phong trào Kế hoạch nhỏ xây dựng đoàn tàu TNTP được phát động vào ngày 19-5-1977 theo sáng kiến của LĐ trường cấp 2, 3 Nguyễn An Ninh, Q10. Phong trào được Trung ương Đoàn công nhận và phát động trong toàn quốc. Các phong trào khác là: 1 triệu viên gạch cho Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố. Làm kế hoạch nhỏ xây dựng khách sạn Khăn quàng đỏ và công trình thủy điện Trị An. Giúp đỡ đồng bào bị thiên tai. Kết hoa điểm 10 gởi ra biên giới. 1 triệu học cụ tặng thiếu nhi Campuchia. Vì tuyến đầu Tổ quốc. Giúp các bạn nghèo đến lớp. 120 bộ trống tặng thiếu nhi Lào, Campuchia. Sự kiện tiêu biểu: · Đại hội liên hoan Dũng sĩ kế hoạch nhỏ TP lần thứ 1 tại Nhà hát Thành phố (12/1977). · Đại hội CNBH TP lần III (6/1979) Quốc hội và Chính phủ tặng huân chương Lao động hạng 3 cho Đội TNTP và phong trào thiếu nhi Thành phố. · Hội chợ kế hoạch nhỏ TNTP 9/1978. Về tổ chức: Đội chuyển vào hoạt động trong nhà trường và gần 400.000 đội viên, gần 93.000 CNBH, hơn 3.000 đội viên trưởng thành được kết nạp Đoàn. 3. Giai đoạn 1983 – 1987: Mở đầu với chủ đề lớn “Tiếp bước những anh hùng” với hàng loạt phong trào lớn: Sưu tầm địa chỉ đỏ - Vì các bạn nhỏ biên giới phía Bắc. Kết nạp đội viên danh dự - Vì tuyến đầu Tổ quốc. Xây dựng phòng truyền thống – Vì các bạn thiếu nhi vùng thiên tai. Đỉnh cao là các chủ đề “Em là chiến sĩ Điện Biên – Mỗi trường làm một Điện Biên”, “Chúng em bộ đội Bác Hồ”, “Chiến dịch Hồ Chí Minh 85”, “Hè Đồng Khởi 94”, “Hè Toàn thắng 95”… Sự kiện đáng nhớ: Đoàn đại biểu thiếu nhi thành phố ra thăm thủ đô, các tỉnh phía Bắc và Điện Biên Phủ (104 thiếu nhi và phụ trách) vào tháng 6 – 7/1984. Đại hội CNBH TP 10 năm. Đồng chí Mai Chí Thọ thay mặt Thành ủy – UBND Thành phố tặng lá cờ truyền thống thêu 16 chữ vàng cho Đội TNTP và phong trào thiếu nhi TP. Đó là: “Hiếu học chăm làm Đoàn kết lễ phép Làm đẹp thành phố Giúp đỡ mọi người” Cuộc gặp gỡ CNBH – chiến sĩ nhỏ Giải phóng quân toàn quốc diễn ra tại Thành phố trong 9 ngày (có 2 đoàn khách quốc tế là Lào và Campuchia cùng dự). 4. Giai đoạn 1988 – 1995: Đây là giai đoạn quan trọng, Đại hội Đảng lần VI đã chủ trương trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế với nhiều chủ trương đổi mới sâu sắc. Đội TNTP có dịp nhìn lại mình và có nhiều hoạt động thiết thực: Các chủ đề lớn: Hành trình về quê Bác. Về nguồn. Về với cội nguồn dân tộc. Nụ cười hồng. Thành phố Bác Hồ, Thành phố của em… Các phong trào được định hình rõ nét, mang tính xã hội và được đông đảo phụ huynh ủng hộ. Đó là các phong trào về nguồn, Vượt khó học giỏi, Giúp bạn vượt khó, Nụ cười trái đất, khỏe vì nước… Giai đoạn này, các đội nòng cốt được hình thành trên cơ sở tự nguyện, tự giác của các em tạo nên nét tích cực trong hoạt động Đội. Sự kiện đáng nhớ: Chuyến hành trình về quê Bác và tham quan các tỉnh phía Bắc của 54 đội viên và phụ trách tháng 7/90. Đại hội CNBH 15 năm (1990) và 20 năm (1995) đều tổ chức tại nhà hát Hòa Bình. Các đại biểu đều được Thành ủy và UB tặng nhiều quà giá trị. Các trại dã ngoại bằng xe đạp được tổ chức hàng năm từ 1990, trại hè Thanh Đa từ 1988 (phối hợp với Liên đoàn Lao đông TP). Họp mặt “Tuổi nhỏ vượt khó giúp bạn”. Các lễ hội Hồng Bàng (23 tháng chạp 1991) với 1.500 diễn viên, lễ hội Hùng Vương (mười tháng ba 1992) với 1.600 diễn viên và hàng ngàn khán giả là những lễ hội hoành tráng nhất của TP từ trước đến nay. Chiến dịch NCH với 3 đợt trong năm 1993 đã thu được gần 1 tỉ đồng với nhiều cách làm độc đáo, thiết thực giúp bạn nghèo đến lớp, giúp bạn ngheo vui Tết, giúp các đội viên hiếu học. Giải thưởng Lê Quí Đôn và các giải thưởng khuyến học được tổ chức và phát triển mạnh mẽ khắp các quận huyện. Cùng với sự phát triển của thành phố, bao lớp đội viên đã trưởng thành và đang góp phần cùng cha anh tích cực thực hiện công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Xin giới thiệu đến các bạn những gương mặt tiêu biểu của Đội TNTP thành phố trong những năm qua: 1. Đỗ Ngọc Đức – Chi đội trưởng chi đội Lê Văn Tám, chi đội đầu tiên của thành phố. 2. Phan Văn Báu – Chi đội phó chi đội Lê Văn Tám, chi đội đầu tiên của thành phố. 3. Trương Văn Thống – làm liên lạc cho các chú bộ đội. 4. Đào Kim Trang – Cậu bé dũng cảm bắt cướp. 5. Tô Thị Duyên, giáo viên quàng khăn đỏ giúp 26 gia đình thoát nạn mù chữ. 6. Trần Hoàng Ngân, LĐT, dũng sĩ kế hoạch nhỏ ở quận 8. 7. Thái Trung Hiếu, LĐT. 8. Thành Lộc, đội trưởng đội múa Nhà thiếu nhi, nay là nghệ sĩ kịch nói. 9. Nguyễn Võ Đăng Thọ, Hiệu trưởng trường Hoa Xuân Tứ, tiền thân của các trường phổ cập ngày nay, hiện là kỹ sư. 10. Lê Thị Trang, dũng sĩ kế hoạch nhỏ, vô địch toàn quốc với 1.600 kg giấy vụn… hiện là giáo viên ở Trường THCS Nguyễn Văn Tố Q10. 11. Nguyễn Thị Hải Phượng, LĐT Nhạc viện Thành phố, hiện là tài năng trẻ đàn tranh. 12. Hồ Hoàng Minh, LĐT ở Thu Đức, giải nhất toán lớp 9 toàn quốc. 13. Lê Gia Quốc Thống, LĐT ở Bình Thạnh, giải 3 tin học quốc tế. 14. Nguyễn Thị Trang, LĐT ở Phú Nhuận, giải 3 thực hành thí nghiệm thành phố. 15. Hồ Hoàng Dũng, nhiều năm liền cõng bạn đi học. 16. Nguyễn Thị Cẩm Tâm, liên đội phó, học sinh giỏi nhiều năm liền. Nhìn lại chặng đường qua, phong trào thiếu nhi và Đội TNTP thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động bổ ích, hấp dẫn, luôn gắn mình với thực tiễn công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và làm dày thêm trang sử của Đội. . 8-4-1946, dũng sĩ anh hùng Lê Văn Tám 13 tu i, bán đậu phọng rang ở chợ Đa Kao đã biến thân mình thành ngọn đuốc sống làm nổ tung kho xăng đạn lớn của giặc ở Thị. trong cuộc biểu tình chống Mỹ Ngụy khi mới 15 tu i. Các anh hùng Nguyễn Minh Thắng (Củ Chi), Đoàn Thị Ánh Tuyết (Bình Thạnh) đều bắt đầu cuộc đời cách mạng