1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

top 100 cau hoi va tra loi phong van kiem thu phan mem

35 4,9K 323

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 530,41 KB

Nội dung

câu hỏi phỏng vấn về kiểm thử, rất hữu ích cho mọi người. nó mang đầy đủ tính chất của nhà tuyển dụng cần thiết cho bây giờ. nên mong mọi người tải về và đọc qua. nó sẽ giúp ích rất nhiều.câu hỏi phỏng vấn về kiểm thử, rất hữu ích cho mọi người. nó mang đầy đủ tính chất của nhà tuyển dụng cần thiết cho bây giờ. nên mong mọi người tải về và đọc qua. nó sẽ giúp ích rất nhiều

Trang 2

Khởi động

Trang 3

#1: Anh/chị có thể tự giới thiệu về bản thân?

Bạn nên giới thiệu ngắn gọn về bản thân đồng thời giới thiệu những kỹ năng, kinh nghiệm nổi bật của bạn Ví dụ:

“Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong kiểm thử tự động Có kinh nghiệm

build automation framework cho dự án từ đầu đến cuối Quen thuộc với những công cụ automation phổ biến như QTP, Selenium, Appium,

TestComplete v.v” Bạn không cần thiết phải giới thiệu tên, tuổi, trình độ học vấn vì những thông tin đó cơ bản đã được đề cập trong CV

#3: Vai trò và trách nhiệm của bạn trong dự án?

+ Bạn sẽ giới thiệu tổng quan về đội test, cách tổ chức của đội test gồm những role nào và vai trò như thế nào

+ Vai trò của bạn là tester chính/duy nhất, hay là core tester, trưởng

nhóm v.v

+ Trách nhiệm chính của bạn là thực thi trường hợp kiểm thử, thiết kế kiểm thử, review kết quả test v.v

hockiemthu.com

Trang 4

#4: Cho biết những khó khăn anh/chị gặp phải trong quá trình kiểmthử ?

Bạn sẽ giới thiệu những khó khăn bạn gặp phải trong quá trình kiểm thử chẳng hạn như:

+ Thiếu tài liệu đặc tả

+ Chênh lệch múi giờ giữa các bộ phận

+ Sản phẩm đòi hỏi những kỹ thuật khó

+ Dự án có nhiều tester mới, không có nhiều kinh nghiệm

#5: Và cách bạn vượt qua những khó khăn đó?

+ Thiếu tài liệu đặc tả => Bạn sẽ phải dựa vào những tài liệu khác để tìm hiểu về sản phẩm, hỏi trực tiếp các sếp, dựa vào kinh nghiệm bản thân, dựa vào các sản phẩm tương tự trên thị trường để so sánh

+Chênh lệch múi giờ, các bộ phận không cùng một văn phòng=> tăng cường trao đổi email, gặp mặt meeting càng nhiều càng tốt

Sản phẩm đòi hỏi những kỹ thuật khó => dành thêm nhiều thời gian để nghiên cứu

+ Dự án có nhiều tester mới, không có nhiều kinh nghiệm => tăng cường việc đào tạo, hướng dẫn kèm cặp tester mới Tổ chức review công việc của tester mới

#6: Bạn hãy giới thiệu về một con bug thú vị mà bạn tìm được?

Trang 5

#7: Vì sao bạn chọn kiểm thử?

Bạn sẽ đưa ra những lí do bạn cho kiểm thử như: + Tình cờ

+ Bạn thấy nó thú vị, hấp dẫn ra sao

+ Bạn thấy mình phù hợp với kiểm thử ra sao

#8: Kiến thức kiểm thử bạn có được từ đâu?

+ Bạn tự học

+ Bạn tham gia course học online/offline

+ Công ty đào tạo

hockiemthu.com

Trang 6

Tính cách

Trang 7

#9: Bạn sẽ làm gì khi developer nói là không thể tái tạo được lỗi củabạn?

+ Tìm hiểu xem môi trường của dev và test có giống nhau không

+ Các bước để tái tạo lỗi có chi tiết và rõ ràng

+ Cung cấp ảnh chụp màn hình, log file, video nếu cần thiết

+ Tái tạo lỗi trực tiếp trên môi trường của developer

#10: Bạn đã bao giờ làm việc với developer khó tính và cách bạn xử

lý với anh ấy / cô ấy ra sao?

Thỉnh thoảng chúng ta cũng hay gặp phải và làm việc với 1 developer khó tính Cách giải quyết tốt nhất là trao đổi thẳng thắn và tìm ra

nguyên nhân của vấn đề Dù vấn đề có là gì thì sự thành công của dự án vẫn là ưu tiên hàng đầu

#11: Làm thế nào bạn đóng góp giá trị cho các công ty bạn làm việc?Bạn có thể cho ví dụ?

Bạn sẽ cung cấp những đóng góp mà bạn nghĩ là sẽ thêm giá trị cho công ty chẳng hạn như giúp đào tạo người mới, đưa ra những sáng kiến, cải tiến giúp tăng năng suất testing, ý tưởng cho qui trình mới v.v

#12: Mô tả về một người sếp lí tưởng của bạn?

Một người sếp lí tưởng là người luôn tin tưởng giao việc, hỗ trợ bạn khi gặp khó khăn cũng như hướng dẫn để bạn ngày càng tốt hơn

hockiemthu.com

Trang 8

#13: Bạn sẽ làm gì nếu xung đột xảy ra giữa bạn và các thành viêntrong nhóm?

Có nhiều cách giải quyết vấn đề tùy theo tính cách của bạn Bạn có thể chọn trao đổi thẳng thắn với họ về những vấn đề đang gặp phải,

escalate lên cấp trên nếu cần thiết Cho dù vấn đề có là gì thì vẫn giữ sự chuyên nghiệp và đặt dự án lên hàng đầu

#14: Bạn có hay đóng góp ý tưởng để cải thiện chất lượng dự án,qui trình test? Hãy cho một ví dụ về một cải tiến bạn đưa ra trong dự

án của bạn?

Bạn hãy cho một vài góp ý, cải tiến chất lượng dự án và qui trình bạn đã

đệ trình lên cho sếp Liên tục cải tiến đóng một vai trò quan trọng trong

dự án.

#15: Nếu bạn chạy test case và không tìm thấy lỗi nào, điều đó cónghĩa là gì?

Có nhiều lí do:

+ Test case chưa tốt

+ Sản phẩm ở giai đoạn maintenance nên ít lỗi

+ Bạn chỉ chạy theo đúng step của test case

#16: Theo bạn thì tester tìm được nhiều lỗi nhất trong dự án có phải

là một tester giỏi? Vì sao?

Một tester giỏi là một tester không những tìm ra được nhiều lỗi mà phải tìm ra được những lỗi quan trọng Số lượng lỗi không nói lên được chất lượng của kỹ sư kiểm thử

Trang 9

#17: Những đức tính cần có của một tester giỏi?

+ Ưu tiên những trường hợp kiểm thử quan trọng được thực thi và hoàn tất trước

+ Báo cáo sếp những trường hợp nào chưa được kiểm thử và rui ro của việc không thực thi những trường hợp đó ra sao

#19: Bạn làm gì khi developer từ chối bug của bạn?

+ Tìm hiểu nguyên nhân vì sao developer từ chối lỗi

+ Chuẩn bị để cung cấp lí do vì sao bạn nghĩ đó là lỗi

+ Kiểm tra lại bước reproduce con bug và đảm bảo rằng developer có thể tái tạo được lỗi

#20: Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn cho công việc này?

Bạn sẽ phải liệt kê những kỹ năng bạn cho là phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của vị trí.

hockiemthu.com

Trang 10

#21: Làm thế nào bạn cải thiện các kỹ năng và kiến ​​thức?

+ Đọc sách

+ Tham gia diễn đàn, hội nghị về kiểm thử

Tham gia các nhóm học về kiểm thử

#22: Kiểm thử có rất nhiều thử thách Bạn làm gì để giúp bạn luôntiến liên phía trước?

Bổ sung kiến thức còn thiếu bằng cách tự đào tạo, tham gia khóa học Luôn nghiên cứu và cải tiến qui trình sản xuất

#23: Bạn hãy cho biết cuốn sách về kiểm thử mà bạn yêu thích?

Một số cuốn sách cơ bản như:

+ Art of Software Testing

+ Lessons Learned in Software Testing

#24: Bạn hãy giới thiệu một vài tên tuổi lớn trong giới kiểm thử phầnmềm?

Một số tên tuổi lớn như James Bach, Cem Kaner

Trang 11

Kiến thức kiểm thử

Trang 12

#25: Lợi ích chính của kiểm thử sớm trong chu kỳ phát triển phầnmềm là gì?

Việc kiểm thử sớm giúp ngăn ngừa lỗi xảy ra trong code

#26: Vì sao lỗi càng phát hiện muộn thì chi phí sửa lỗi càng cao?

Vì việc sửa lỗi muộn sẽ kéo theo việc thay đổi chỉnh sửa tài liệu, code

về cơ bản đã ổn định và hoàn tất trước đó

Tăng độ bao phủ của việc kiểm thử

Giảm thiểu thời gian chạy đi chạy lại cho 1 bộ test

#29: Theo bạn thì kiểm thử là gì?

Kiểm thử là hoạt đông bao gồm kiểm tra và đánh giá sản phẩm

Trang 13

#30: Một báo cáo công việc kiểm thử (test report) gồm những gì? Vàích lợi của bảng báo cáo này?

Một bảng báo cáo hoạt động kiểm thử bao gồm những thông tin sau

đ ây:

+ Thông tin dự án

+ Mục tiêu kiểm thử

+ Tóm tắt công việc kiểm thử

+ Kết quả hoạt động kiểm thử

+ Lỗi tìm được

Những ích lợi của các báo cáo kiểm thử :

+ Giúp thông báo tình trạng hiện tại của dự án và chất lượng của sản phẩm

+ Giúp chủ sản phẩm và ban quản lý có hành động khác phục sự cố nếu cần thiết

+ Giúp quyết định liệu sản phẩm đã sẵn sàng để đưa ra thị trường

#31: Lỗi thường xuất hiện ở giai đoạn nào là chủ yếu trong chu kỳphát triển phần mềm?

Giai đoạn thiết kế chiếm 60% và giai đoạn coding chiếm 40%

hockiemthu.com

Trang 14

#32: Kiểm thử ngẫu nhiên (random testing) là gì? Khi nào thì ta sửdụng nó?

Kiểm thử ngẫu nhiên thường được gọi monkey testing Trong hoạt động kiểm thử này dữ liệu kiểm thử được tạo ra ngẫu nhiên (thường sử dụng tool hoặc cơ chế tự động) Loại kiểm thử này thường ít đáng tin cậy, do

đ ó nó thường được sử dụng để xem liệu hệ thống sẽ xử lý như thế nào trước những dữ liệu đầu vào ngẫu nhiên.

#33: Các best practice để đảm bảo chất lượng phần mềm là gì?

+ Cải tiến liên tục

+ Tài liệu

+ Công cụ sử dụng

+ Phương thức đo lường

+ Trách nhiệm của thành viên trong nhóm

+ Kiểm soát viên có nhiều kinh nghiệm

#34: Làm thế nào để bạn biết hoạt động kiểm thử của bạn có hiệuquả hay không?

Dựa vào kết quả đo lường tính hiệu quả trong hoạt động kiểm thử như

tỉ lệ rò rỉ lỗi (defect leakage rate), tính hiệu quả trong việc tìm lỗi (defect detection effectiveness)

#35: Kiểm thử chịu tải (Load testing) là gì?

Là một loại kiểm thử nhằm đánh giả khả năng chịu tải của hệ thống cũng như kiểm tra độ ổn định của hệ thống

Trang 15

#36: Mục đích của báo cáo lỗi là gì?

+ Cung cấp cho developer và các bên liên quan những thông tin cần thiết của con bug nhằm giúp họ nhận dạng, phân loại và sửa lỗi tương

ứ ng.

+ Cung cấp ý tưởng để cải thiện quá trình kiểm thử.

+ Bảng báo cáo lỗi có thể được dùng để đánh giá năng lực của kỹ sư kiểm thử.

+ Dùng làm phương tiện để theo dõi chất lượng của hệ thống.

#37: Những yếu tố nào quyết định độ ưu tiên khi kiểm thử?

Những trường hợp kiểm thử nào quan trọng sẽ được thực thi trước, thường là những trường hợp liên quan đến những tính năng quan trọng của sản phẩm.

#38: Các thành phần cơ bản của một báo cáo lỗi là gì.?

Các thành phần cơ bản của báo cáo lỗi bao gồm:

+ Tên dự án

+ Tên mô-đun

+ Lỗi được phát hiện trên môi trường nào

+ Lỗi được phát hiện bởi ai

+ ID lỗi và dòng mô tả

+ Ảnh chụp của lỗi

+ Độ ưu tiên và độ nghiêm trọng

+ Lỗi được fix bởi ai

+ Lỗi được fix trên môi trường nào

hockiemthu.com

Trang 16

#39: Kiểm thử nên bắt đầu ở giai đoạn nào trong chu kỳ phát triểnphần mềm?

Kiểm thử nên bắt đầu càng sớm càng tốt, tốt nhất kiểm thử nên bắt đầu

từ giai đoạn phân tích yêu cầu

#40: Kiểm thử kiểu khám phá (exploratory testing) là gì?

Là hoạt động kiểm thử trong đó tester sẽ dành ít thời gian cho việc lên

kế hoạch và dành nhiều thời gian cho việc thực thi và khám phá sản phẩm Mục đích là tìm được nhiều lỗi mới trong sản phẩm.

#41: Những loại test nào là quan trọng đối với kiểm thử trên web?

+ Kiểm thử hiệu năng (performance test)

+ Kiểm thử tính bảo mật (security test)

#42: Làm thế nào bạn có thể giảm thiểu các rủi ro trong dự án?

+ Tìm hiểu và phân tích các tài liệu kỹ thuật

+ Thảo luận với các bên liên quan bao gồm cả developer, chủ dự án về

dự án

+ Đóng vai trò người dùng cuối để đánh giá sản phẩm

#43: Khi nào thì ngừng kiểm thử?

+ Khi ngân sách dành cho kiểm thử hết

+ Khi kết quả kiểm thử đạt mục tiêu đề ra

Trang 17

#44: Lợi ích của Kiểm thử độc lập (independent testing) là gì?

Nó tránh được sự thiên vị trong kết quả kiểm thử.

#45: Những loại test nào không nên kiểm thử tự động?

+ Các loại test chỉ chạy 1 lần

+ Các test không thể biết trước được kết quả mong đợi

+ Các loại test cần phải được thực thi bởi con người

+ Các loại test cần phải được thực thi cấp tốc

#46: Bạn sẽ làm gì để cải thiện qui trình kiểm thử của công ty bạn?

Trước tiên bạn sẽ phải tìm hiểu xem qui trình đang tồn đọng những vấn

đề gì, từ đó bạn sẽ đưa ra giải pháp để cải tiến

#47: Sự khác nhau giữa độ ưu tiên và độ nghiêm trọng trong lỗi?

Độ nghiêm trọng của lỗi thể hiện mức độ nghiêm trọng của lỗi về mặt

kỹ thuật như:

+ Loại 1: Đặc biệt nghiêm trọng (như ứng dụng crash, mất dữ liệu)

+ Loại 2: Chức năng chính không hoạt động

+ Loại 3: Chức năng phụ không hoạt động

+ Loại 4: Lỗi nhỏ như sai lỗi chỉnh tả

Độ ưu tiên của lỗi chỉ độ ưu tiên để sửa lỗi:

+ Loại 1-Cao: Sửa ngay lập tức

+ Loại 2-Trung bình: Sửa ở build sau

+ Loại 3 - Thấp: Sửa khi có thời gian

Lưu ý: Mỗi dự án sẽ có những qui định khác nhau về độ ưu tiên và độ nghiêm trọng

hockiemthu.com

Trang 18

#48: Kỹ thuật phân vùng tương đương (equivalence partitioning) làgì?

Kỹ thuật xác định giá trị đầu vào hoặc đầu ra của những phân vùng

trong đó chỉ 1 giá trị duy nhất được chọn cho mỗi vùng Mục đích là để tránh sự trùng lắp trong các trường hợp kiểm thử

#49: Khi xảy ra xung đột giữa bạn và các thành viên trong nhóm, bạn

xử lý như thế nào?

+ Tôi sẽ nói chuyện riêng với từng người và lưu ý quan tâm của họ

+ Tôi sẽ tìm giải pháp cho các vấn đề được đưa ra

+ Tôi sẽ tổ chức một cuộc họp nhóm, đề nghị các giải pháp và yêu cầu mọi người cùng hợp tác

#50: Sự khác biệt giữa tái Kiểm thử (re-testing) và Kiểm thử hồi quy

là gì?

Tái kiểm thử nhằm đảm bảo các lỗi ban đầu đã được fix; Kiểm thử hồi quy nhằm đảm bảo không có lỗi mới phát sinh khi hệ thống được chỉnh sửa

#51: Các phương pháp khác nhau trong mô hình phát triển Agile làgì?

+ Extreme Programming (XP)

+ Scrum

+ Phát triển phần mềm tinh gọn (Lean Software Development)

+ Phát triển theo hướng tính năng (Feature-driven Development)

+ Quy trình thống nhất Agile (Agile Unified Process)

+ Crystal

+ Mô hình phát triển hệ thống năng động - Dynamic Systems

Development Model (DSDM)

Trang 19

#52: Trong một dự án kiểm thử thì những hoạt động kiểm thử nào

có thể kiểm thử tự động được?

+ Các trường hợp kiểm thử được chạy đi chạy lại ở mỗi build

+ Các trường hợp kiểm thử cần nhiều dữ liệu cho cùng một thao tác + Các trường hợp kiểm thử giống nhau nhưng chạy trên nhiều trình duyệt khác nhau

+ Các trường hợp kiểm thử tối quan trọng.

#53: Những thách thức trong hoạt động kiểm thử?

+ Kiểm thử tất cả

+ Không đủ thời gian để kiểm thử

+ Ngăn ngừa lỗi ngay từ đầu

+ Hạn chế bug rò rỉ

#54: Trình tự cần làm khi bạn tìm thấy lỗi là gì?

Khi lỗi được tìm thấy chúng ta sẽ làm theo các bước sau:

+ Tái hiện lại lỗi

+ Đính kèm ảnh chụp màn hình

+ Báo cáo lỗi

hockiemthu.com

Trang 20

#55: Hãy xem xét các kỹ thuật sau đây và cho biết kỹ thuật nào là kỹthuật kiểm thử tĩnh và kỹ thuật nào là kỹ thuật kiểm thử động?

1 Phân vùng tương đương (Equivalence Partitioning)

2 Kiểm thử Use Case

3 Phân tích dòng chảy Dữ liệu (Data Flow).

4 Kiểm thử kiểu khám phá (exploratory tesing).

5 Kiểm thử dựa trên Bảng Quyết Định (Decision testing).

6 Inspections.

Phân tích dòng chảy dữ liệu và inspections là tĩnh; phân vùng tương đương, use case testing, Kiểm thử khám phá và Kiểm thử dựa trên Bảng quyết định là động.

#56: Sự khác biệt giữa các Kiểm thử tĩnh và kiểm thử động là gì?

+ Kiểm thử tĩnh: Trong phương pháp thử tĩnh, các đoạn code không

được thực hiện và được thực hiện bằng cách review các tài liệu đặc tả sản phẩm để tìm lỗi

+ Kiểm thử động: Để thực hiện loại kiểm thử này code sẽ được thực thi

và tìm lỗi trên ứng dụng đang chạy.

#57: Ma trận theo dấu yêu cầu (Requirement Traceabilty Matrix) làgì?

Là một tài liệu dùng để theo dấu nguồn gốc của yêu cầu Nghĩa là yêu cầu này được trích xuất từ đâu Mục đích là giúp chúng ta có thể biết được chúng ta thu thập yêu cầu có bị sót hay không

Trang 21

#58: Kiểm thử bao nhiêu được cho là “đủ”?

Câu trả lời phụ thuộc vào mức độ đánh giá rủi ro cho sản phẩm, hợp đồng, cũng như yêu cầu của kiểm thử.

#59: Độ bao phủ trong kiểm thử là gì?

Độ bao phủ kiểm thử là việc đo lường số lượng test được thực thi trên tổng số test cần thực thi Từ đó giúp chúng ta ước lượng xem có nên test thêm hay không

#60: Kiểm thử hồi quy (regression testing) là gì?

Là hoạt động kiểm thử được thực thi sau mỗi lần sản phẩm được chỉnh sửa nhằm mục đích đảm bảo những thay đổi này không ảnh hưởng đến những phần khác của hệ thống cũng đồng thời giúp phát hiện ra những lỗi mới phát sinh từ sự thay đổi này.

#61: Các điểm thuận lợi và bất lợi của việc kiểm thử tự động trênGUI?

Thuận lợi:

+ Kiểm thử tự động trên GUI có thể giúp giả lập thao tác của người

dùng thực tế

+ Có thể thực thi bộ test end-to-end

+ Có thể tìm được lỗi GUI

Bất lợi:

+ Kiểm thử tự động trên GUI rất dễ bị hỏng khi GUI thay đổi

+ Có một số test không thể thực thi tự động

+ Tốn nhiều thời gian để tiến hành kiểm thử tự động trên GUI

hockiemthu.com

Trang 22

#62: DRE (Defect Removal Efficiency) là gì?

Là phương pháp đo lường tính hiệu quả của đội phát triển bằng cách tính xem có bao nhiêu lỗi được fix trên tổng số lỗi hiện có tại thời điểm

đ o.

#63: Kiểm thử tự động có thay thế được kiểm thử thủ công?

Không Kiểm thử tự động và kiểm thử thủ công phục vụ cho 2 mục đích kiểm thử khác nhau Kiểm thử thủ công thích hợp để tìm lỗi và khám phá sản phẩm trong khi kiểm thử tự động giúp thực thi các trường hợp kiểm thử nhanh hơn và chính xác hơn.

"

#64: Kiểm thử hộp đen là gì? Các kỹ thuật Kiểm thử hộp đen ?

Kiểm thử hộp đen là phương pháp kiểm thử phần mềm được sử dụng

để test mà không quan tâm đến cấu trúc, code bên trong của ứng dụng Kiểm thử hộp đen thường được dùng để Kiểm thử các chức năng của một ứng dụng Các kỹ thuật Kiểm thử hộp đen bao gồm:

+ Phân vùng tương đương (Equivalence partitioning)

+ Phân tích giá trị biên (Boundary analysis)

+ Khả năng tái sử dụng script

+ Hỗ trợ trên nhiều môi trường

Ngày đăng: 14/03/2017, 09:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w