1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

88 818 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của chí

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-

NGUYỄN THỊ MINH HIẾU

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng

Mã số : 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Trần Phương Thảo

TP Hồ Chí Minh – Năm 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của chính tôi Các

nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất

kỳ tài liệu nào và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào cho đến thời điểm hiện nay Những số liệu sử dụng cho mô hình là trung thực được chính tác giả thu thập và có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch; các số liệu khác phục vụ cho việc phân tích, nhận xét đánh giá được thu thập từ các nguồn trích dẫn khác nhau và đã ghi trong phần tài liệu tham khảo

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

TP.HCM, ngày 12 tháng 11 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Hiếu

Trang 3

MỤC LỤC Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng biểu

Danh mục các đồ thị

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Lý do thực hiện nghiên cứu: 1

1.2 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu: 1

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu: 3

1.5 Kết cấu của bài nghiên cứu: 3

1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu: 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG 5

2.1 Tổng quan về dự phòng rủi ro tín dụng 5

2.1.1 Khái niệm dự phòng rủi ro tín dụng 5

2.1.2 Phân loại dự phòng và các trích lập dự phòng 6

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng 8

2.2.1 Tăng trưởng GDP 8

2.2.2 Lãi suất 9

2.2.3 Tăng trưởng tín dụng 9

2.2.4 Nợ xấu 11

2.2.5 Quy mô ngân hàng 14

2.2.6 Hệ số rủi ro tín dụng 15

2.2.7 Thu nhập trước thuế và dự phòng 16

Trang 4

CHƯƠNG 3:PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

VIỆT NAM 17

3.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam 17

3.2 Thực trạng dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 19

3.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 22

3.3.1 Tăng trưởng GDP 22

3.3.2 Lãi suất 24

3.3.3 Tăng trưởng tín dụng 26

3.3.4 Nợ xấu 30

3.3.5 Quy mô ngân hàng 36

3.3.6 Hệ số rủi ro tín dụng 38

3.3.7 Thu nhập trước thuế và dự phòng 39

CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 41

4.1 Giả thuyết nghiên cứu 41

4.1.1 Tăng trưởng GDP 41

4.1.2 Lãi suất 41

4.1.3 Tăng trưởng tín dụng 42

4.1.4 Nợ xấu 42

4.1.5 Quy mô ngân hàng 43

4.1.6 Hệ số rủi ro tín dụng 43

4.1.7 Thu nhập trước thuế và dự phòng 44

4.2 Mô hình và phương pháp nghiên cứu 44

4.2.1 Mô hình nghiên cứu 44

4.2.2 Phương pháp nghiên cứu 45

Trang 5

4.2.2.1 Biến đo lường 45

4.2.2.2 Mẫu nghiên cứu và dữ liệu 49

4.3 Kết quả nghiên cứu 51

4.3.1 Thống kê mô tả 51

4.3.2 Ma trận hệ số tương quan 52

4.3.3 Kiểm định đa cộng tuyến 53

4.3.4 Kết quả hồi quy 53

4.3 Thảo luận kết quả 56

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 60

5.1 Kết luận 60

5.2 Khuyến nghị 61

5.2.1 Đối với Ngân hàng thương mại 61

5.2.2 Đối với Ngân hàng nhà nước 63

5.3 Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 64

5.3.1 Hạn chế 64

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 65

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CROA : Thu nhập trước thuế và dự phòng

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product)

FEM : Mô hình nhân tố tác động cố định (fixed effects)

IMF : Qũy tiền tệ quốc tế (International monetary fund)

LG : Tăng trưởng tín dụng

LLR : Dự phòng rủi ro tín dụng

LTA : Hệ số rủi ro tín dụng

NHNN : Ngân hàng nhà nước

NHTM : Ngân hàng thương mại

NPL : Nợ xấu (Non-performing loan)

QĐ : Quyết định

RATE : lãi suất

REM : Mô hình nhân tố tác động ngẫu nhiên (random effects) SIZE : Quy mô ngân hàng

TCTD : Tổ chức tín dụng

VAMC : Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam WTO : Tổ chức thương mại thế giới (World trade organization)

Trang 7

Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến

Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập

Bảng 4.4: Kiểm tra đa cộng tuyến

Bảng 4.5: Kết quả ước tính các nhân tố tác động theo FEM, REM

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Hausman-test

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam 2006 –

2014

Hình 3.2: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam 2006 – 2014

Hình 3.3: Tăng trưởng GDP và dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam 2006 – 2014

Hình 3.4: Lãi suất và dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam 2006 –

Trang 9

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 Lý do thực hiện nghiên cứu:

Hoạt động của hệ thống ngân hàng có tác động đến quá trình tăng trưởng kinh

tế (Steiner và cộng sự, 1963) Do vậy hoạt động của hệ thống ngân hàng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới Tuy nhiên trong những năm gần đây hoạt động của ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn do phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng trên thế giới như cuộc đại suy thoái kinh tế 1929 – 1933 hay cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu năm 2007 – 2008, Một trong những nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ việc quản lý rủi ro tín dụng chưa hợp lý (DeLiz và cộng sự, 2000) Điều này khẳng định vai trò quan trọng hàng đầu của việc quản trị rủi ro tín dụng cũng như trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về dự phòng rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng như: tăng trưởng GDP, lãi suất, nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng, tăng trưởng tín dụng, thu nhập trước thuế và trích lập dự phòng, quy mô ngân hàng, (Eng và Nabar, 2007; Floro, 2010; Packer và Zhu, 2012) Đối với các quốc gia đang phát triển – như ở Việt Nam thì việc quản lý rủi ro tín dụng thông qua việc trích lập dự phòng là một vấn đề thách thức và nhận được nhiều

sự quan tâm đối với các nhà quản lý và hoạch định chính sách Trước thực trạng bức bách về tỷ lệ nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro hằng năm chưa đúng và đủ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư mới quy định về cách phân loại và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động Ngân hàng hướng tới giảm tỷ lệ nợ xấu và dự phòng trích lập của các Ngân hàng được chính xác và toàn diện hơn

Nhận thấy tầm quan trọng của dự phòng rủi ro tín dụng đối với hoạt động ngân

hàng, tác giả thực hiện luận văn hướng đến nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến

dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”

1.2 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu:

Trang 10

- Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:

Các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam như thế nào?

- Mục tiêu nghiên cứu:

Sau khi đặt câu hỏi nghiên cứu, với mục đích xem xét và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng ngân hàng, luận văn nghiên cứu mong muốn đạt được các mục tiêu sau:

 Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại

 Kiểm định mô hình lý thuyết về ảnh hưởng của các yếu tố đến dự phòng rủi

ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

 Đề xuất một số khuyến nghị cho công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm

2006 đến 2014

Phạm vi nghiên cứu: tiến hành nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2014 Các dữ liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong thời gian 2006 - 2014

Tuy nhiên, do hạn chế thông tin về các dữ liệu và thời gian thu thập, luận văn sử dụng số liệu của 17 NHTMCP tại Việt Nam ( Danh sách xem Phụ lục 1)

Trang 11

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp định lượng Luận văn sử dụng các nghiên cứu trước đây làm cơ sở cho việc xác định các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó xây dựng mô hình lý thuyết để kiểm định

Trong mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc được xác định là dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) Đồng thời các biến độc lập được xác định bao gồm: (i) tăng trưởng GDP (GDP), (ii) lãi suất (RATE), (iii) tăng trưởng tín dụng (LG), (iv) nợ xấu, (v) quy mô ngân hàng (SIZE), (iv) hệ số rủi ro tín dụng (LTA), (vii) thu nhập ròng trước thuế và

dự phòng (CROA) Kết quả thực nghiệm từ mô hình hồi quy sẽ được sử dụng làm cơ

sở để chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu

Dữ liệu được thu thập theo năm trong giai đoạn 2006 – 2014 của 17 NHTMCP Việt Nam Số liệu về dự phòng rủi ro tín dụng, nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng, tăng trưởng tín dụng, thu nhập trước thuế và trích lập dự phòng, quy mô ngân hàng lấy từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các ngân hàng Số liệu tăng trưởng GDP được lấy từ website Tổng cục thống kê Việt Nam Lãi suất được lấy từ website Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Kiểm định hồi quy thông qua phần mềm Stata 12

1.5 Kết cấu của bài nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu gồm 5 chương, ngoài phần giới thiệu, tóm tắt, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục hình, kết luận chung, tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung chính của mỗi chương được trình bày như sau:

Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng

rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Chương 2: Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng Chương 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các

ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Trang 12

Chương 4: Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi

ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:

Về mặt khoa học:

Kết quả nghiên cứu đúc kết, hệ thống lại cơ sở lý thuyết về dự phòng rủi ro tín dụng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTMCP Việt Nam, cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của lãi suất, tăng trưởng tín dụng, nợ xấu, quy mô ngân hàng và thu nhập trước thuế và dự phòng đến

dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

 Về mặt thực tiễn:

Thông qua mô hình, nghiên cứu xác định ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng,

nợ xấu, quy mô, thu nhập trước thuế và dự phòng của Ngân hàng và lãi suất đến dự phòng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Điều này giúp cho việc quản trị ngân hàng thông qua dự phòng rủi ro tín dụng

 Đối với người nghiên cứu:

Nghiên cứu hoàn thành sẽ giúp người nghiên cứu hoàn thiện khả năng nghiên cứu khoa học cùng với việc nâng cao kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần

Trang 13

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ

PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG

Chương này trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến ngân hàng, chủ yếu nhấn mạnh đến các lý thuyết về dự phòng rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng Bên cạnh đó tiếp cận các nghiên cứu trên thế giới và tổng hợp tác động của các yếu tố đến dự phòng rủi ro tín dụng trong các nghiên cứu trước đây

2.1 Tổng quan về dự phòng rủi ro tín dụng

2.1.1 Khái niệm dự phòng rủi ro tín dụng

Theo Hishamuddin và cộng sự (2014), dự phòng rủi ro tín dụng là các khoản chi phí trích trước tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng nhằm bù đắp tổn thất phát sinh từ các khoản vay không thu hồi được

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết Dự phòng rủi ro được tính theo

dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng

Điều 131 Luật số 47/2010/QH12: Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam quy định:

“Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Khoản dự phòng rủi ro được hạch toán vào chi phí hoạt động” Do rủi ro tín dụng là dạng rủi ro thường xuyên xuất hiện trong hoạt động của tổ chức tín dụng nên việc trích lập dự phòng để

xử lý rủi ro là điều cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng

Như vậy trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng nhận diện và đánh giá rủi ro của khoản vay từ đó ước lượng khả năng tổn thất tài sản của ngân hàng Khi một khoản nợ của khách hàng được xác định có khả năng rủi ro không thu

Trang 14

hồi được một phần hay toàn bộ, ngân hàng tạo ra nguồn dự trữ để trang trải cho những tổn thất tín dụng

Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng là một khoản mục thuộc tài sản và làm giảm giá trị của tài sản có, nhằm phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phòng là một khoản chi phí phi tiền mặt, được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn chủ

sở hữu của ngân hàng (Hishamuddin và cộng sự, 2014)

Khi ngân hàng không đánh giá được tổn thất dự kiến và không liên tục kiểm tra rủi ro của khoản vay khi các điều kiện ảnh hưởng đến khách hàng thay đổi; dẫn đến trong các báo cáo tài chính, việc trình bày rủi ro tín dụng tiềm ẩn chưa được rõ ràng

Từ đó nhà đầu tư, các chủ nợ, nhà quản lý và hoạch định chính sách sẽ không thể đánh giá chính xác rủi ro tín dụng mà các ngân hàng đang công bố và độ tin cậy của khoản mục này trong báo cáo tài chính sẽ không cao

2.1.2 Phân loại dự phòng và các trích lập dự phòng

Việc phân loại và lập dự phòng hiện tại gây nhiều khó khăn và các quốc gia có lựa chọn rất đa dạng cho hệ thống phân loại và lập dự phòng Quá trình phân loại và trích lập dự phòng là vấn đề đánh giá chủ quan, do đó kết quả đánh giá có thể rất khác nhau Mặc dù có những điểm tương đồng, nhưng vẫn chưa có quy định và tiêu chuẩn quốc tế thống nhất được thừa nhận

Theo Floro (2010), ở hầu hết các nước dự phòng rủi ro tín dụng được chia thành

dự phòng chung và dự phòng cụ thể Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để

dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm Còn dự phòng cụ thể được trích lập để

dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng cụ thể là bao nhiêu thì tùy thuộc vào khoản nợ đó được phân loại vào nhóm nợ nào

Trang 15

Việc sử dụng dự phòng rủi ro được quy định để thúc đẩy việc xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ (chỉ cho phép sử dụng dự phòng cụ thể của chính món nợ đó để xử lý rủi ro khi có phát sinh); dự phòng chung chỉ được dùng để xử lý khi các ngân hàng đã

xử lý tài sản bảo đảm nhưng thu hồi chưa đủ nợ gốc

Nhằm nâng cao an toàn hoạt động ngân hàng, phản ánh trung thực chất lượng tín dụng, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, năm 2005, NHNN Việt Nam đã ban hành các văn bản qui định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong cho vay trên cơ sở khả năng trả nợ của khách hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc Basel

Tỷ lệ trích lập dự phòng với từng nhóm từ nhóm 1 đến nhóm 5 cụ thể là 0%, 5%, 20%, 50% và 100% Công thức tính toán số tiền trích lập dự phòng được quy định cụ thể như sau:

Như vậy, số tiền dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản nợ và

tỷ lệ trích lập dự phòng, mà còn phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm Nếu giá trị tài sản bảo đảm sau khi được tính theo tỷ lệ phần trăm lớn hơn giá trị khoản nợ, thì số tiền dự phòng cũng bằng không có nghĩa là tổ chức tín dụng trên thực tế không phải lập dự phòng cho khoản nợ đó

Việc sử dụng dự phòng rủi ro được quy định để thúc đẩy việc xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ (chỉ cho phép sử dụng dự phòng cụ thể của chính món nợ đó để xử lý

Trang 16

rủi ro khi có phát sinh); dự phòng chung chỉ được dùng để xử lý khi các ngân hàng đã

xử lý tài sản bảo đảm nhưng thu hồi chưa đủ nợ gốc

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng

2.2.1 Tăng trưởng GDP

Yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến chất lượng các khoản cho vay của các ngân hàng đã được các nhà nghiên cứu nói đến rất nhiều trong hai thập kỷ qua Trong đó, tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP) là một trong những chỉ tiêu chủ yếu để đo lường sức khỏe của nền kinh tế một quốc gia GDP là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm Borio và cộng sự (2001), Bikker và cộng sự (2005), Craig và cộng sự (2006), Taktak và cộng sự (2010) đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa dự phòng rủi

ro tín dụng và tăng trưởng GDP thực Khi nền kinh tế tăng trưởng, biểu thị thông qua GDP tăng, điều đó cho thấy các doanh nghiệp trong nền kinh tế đang hoạt động hiệu quả, hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra có thị trường tiêu thụ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp gia tăng hiệu quả hoạt động, tái sản xuất và đầu tư, từ đó gia tăng lợi nhuận, khả năng trả nợ của các doanh nghiệp được nâng cao Các doanh nghiệp trả

nợ đúng hạn, nợ xấu thấp nên trích lập dự phòng rủi ro tín dụng thấp Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, biểu thị thông qua GDP giảm, điều đó cho thấy các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không bán được hàng hóa, các khoản nợ vay trước đó ở các ngân hàng khó có khả năng trả đúng hạn, từ đó nợ xấu tăng lên và trích lập dự phòng rủi ro cũng tăng lên

Trong khi đó Perez và cộng sự (2006 ) lưu ý rằng dự phòng chung thường tăng lên trong thời kỳ kinh tế phát triển, vì các ngân hàng cho vay nhiều hơn và nhu cầu tín dụng cao trong giai đoạn này Trong thời kỳ suy thoái, các khoản vay của các công ty rủi ro sẽ chịu rủi ro nhiều hơn như rủi ro thực, do đó dự phòng cụ thể cũng tăng cao hơn

Trang 17

2.2.2 Lãi suất

Có nhiều loại lãi suất như: lãi suất cơ bản, lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay, lãi suất liên ngân hàng…Lãi suất là cơ sở để cho cá nhân cũng như doanh nghiệp đưa

ra các quyết định của mình như chi tiêu hoặc tiết kiệm; đầu tư, mua sắm trang thiết

bị phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc gửi tiền vào ngân hàng

Lãi suất tăng dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng Do đó chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng suy giảm, nợ xấu của ngân hàng tăng lên Khi nợ xấu tăng các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng Vậy lãi suất có ảnh hưởng hưởng tích cực lên dự phòng rủi ro; khi lãi suất tăng thì dự phòng rủi ro cũng tăng (Floro, 2010)

Lãi suất cho vay, theo như nghiên cứu của Chen và các cộng sự (2005), sẽ cao nếu như khoản vay đó được đánh giá là có rủi ro và ngược lại Bên cạnh đó, nghiên cứu thực nghiệm của Isa (2011) cũng cung cấp bằng chứng cho ảnh hưởng của lãi suất cho vay đến mức trích lập dự phòng trong các ngân hàng ở Malaysia

2.2.3 Tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng giá trị khoản vay qua các năm Tăng trưởng tín dụng là một yếu tố quan trọng quyết định đến rủi ro của ngân hàng (Kohler, 2012) Nếu các ngân hàng tăng trưởng tín dụng với tiêu chuẩn cho vay lỏng lẻo thì với một tỷ lệ tăng trưởng tín dụng sẽ cao hơn đồng nghĩa các khoản vay cũng có nhiều rủi ro hơn (Foos và cộng sự, 2010)

Tác động của tăng trưởng tín dụng đến dự phòng rủi ro tín dụng là tác động trên

cả 2 mặt tích cực và tiêu cực

DeLiz và cộng sự (2000) khi nghiên cứu chu kì phát triển kinh tế đã thấy rằng tăng trưởng tín dụng thường đi kèm với chu kì phát triển kinh tế Tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP trong nền kinh tế thuận lợi, và giảm nhanh hơn đà giảm GDP khi nền kinh tế suy thoái Hiện tượng này có thể được giải thích bằng quy luật cung - cầu Yếu tố cầu phụ thuộc nhiều vào khuynh hướng đầu tư,

Trang 18

tiêu dùng của nền kinh tế và lãi suất cho vay của ngân hàng Trong khi đó, yếu tố cung phụ thuộc chủ yếu vào chính sách tín dụng của ngân hàng Khi nền kinh tế tăng trưởng, trước áp lực cạnh tranh để phát triển, các ngân hàng có xu hướng nới lỏng điều kiện xét duyệt tín dụng Điều này sẽ tích lũy rủi ro và bộc phát vào giai đoạn kinh tế suy thoái

Nghiên cứu của Cavallo và Majnoni (2002) được thực hiện trên một mẫu của 1.176 ngân hàng thương mại lớn, 372 trong số đó từ các nước không thuộc tổ chức quốc tế G10, trong giai đoạn 1988 - 1999 Với các biến kiểm soát vĩ mô và thể chế quốc gia khác nhau, nghiên cứu tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ của một mô hình có tính chu kỳ khác biệt giữa nhóm nước G10 và ngoài G10 Trong đó các ngân hàng trong nhóm G10 cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa thu nhập hoạt động và dự phòng, điều này ngược lại các ngân hàng ngoài G10 Đồng thời chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng có mối tương quan ngược chiều với dự phòng rủi ro tín dụng

Đồng quan điểm, Laeven và cộng sự (2003), Craig và cộng sự (2006), Davis và Zhu (2009), Packer và Zhu (2012) cũng tìm thấy ảnh hưởng trái chiều của tăng trưởng tín dụng lên dự phòng rủi ro tín dụng Các nghiên cứu chỉ ra rằng, dự phòng rủi ro tín dụng có xu hướng thấp khi tăng trưởng tín dụng tăng

Trong bối cảnh có nhiều cuộc tranh luận về quy định vốn ngân hàng, đặc biệt là vai trò của dự phòng rủi ro tín dụng trong khuôn khổ các quy định về vốn tối thiểu của ngân hàng, Laeven và cộng sự (2003) thực hiện nghiên cứu các ngân hàng Pháp, Nhật Bản và Mỹ trong giai đoạn 1988 – 1999 nhằm tìm ra những bằng chứng cụ thể

về dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng trên thế giới Kết quả là các ngân hàng

có xu hướng hoãn trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho đến khi có nợ xấu, đặc biệt trong thời kì suy thoái kinh tế Đồng thời cũng tìm thấy ảnh hưởng tiêu cực của tăng trưởng tín dụng đến dự phòng rủi ro tín dụng với mức độ khoảng 15%

Tuy nhiên, vẫn có kết quả nghiên cứu không thống nhất với các nghiên cứu trên Cụ thể Bikker và cộng sự (2005) đã tìm thấy ảnh hưởng tích cực đáng kể của tăng trưởng tín dụng lên dự phòng rủi ro tín dụng Khi tăng trưởng tín dụng tăng, tỷ lệ

Trang 19

các khoản nợ xấu trên tổng dư nợ sẽ giảm Đồng thời, các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này để sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ giảm tỷ lệ nợ xấu, do đó trích lập

dự phòng rủi ro cũng giảm Ngược lại, nếu tăng trưởng tín dụng tăng cao quá mức và các dòng vốn tín dụng này không đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà lại chảy vào các dòng tiền đầu cơ trong bất động sản, vàng, ngoại tệ…thì sẽ gây ra những bất

ổn trong nền kinh tế và nguy cơ nợ xấu tăng cao Do đó, dự phòng rủi ro tín dụng sẽ tăng cao

Nghiên cứu của Bujang và Hasni (2015) cũng phân tích các yếu tố quyết định đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Malaysia trong giai đoạn

2004 - 2012 Tác giả sử dụng mô hình GMM để xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến mức trích lâp dự phòng rủi ro tín dụng Kết quả cho thấy các yếu tố nợ xấu, quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng tác động tích cực đến dự phòng rủi ro tín dụng nhưng có sự khác nhau về ý nghĩa thống kê

Như vậy thì vẫn có nhiều tranh cãi từ các nghiên cứu trên thế giới về mối quan

hệ giữa tăng trưởng tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng Cần nhiều bằng chứng hơn nữa để xem xét yếu tố tăng trưởng tín dụng liệu có thực sự ảnh hưởng đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hay không

2.2.4 Nợ xấu

Nợ xấu là các khoản vay mà ngân hàng không thể thu lợi từ khoản vay đó (Patersson và Wadman, 2004); hay nợ xấu là các khoản vay không hoàn trả được (Isa, 2011) Về cơ bản, một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ (IMF, 2009)

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), nợ xấu của tổ chức tín dụng là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn

Trang 20

Từ những định nghĩa trên có thể thấy được sự tương đồng trong cách nhận thức

về nợ xấu giữa các định chế tài chính trên thế giới Theo đó, một khoản nợ được coi

là nợ xấu nếu xuất hiện một hoặc cả hai dấu hiệu sau: Quá hạn trả nợ gốc và lãi; khi khách hàng vay vốn bị tổ chức tín dụng (TCTD) hoặc ngân hàng đánh giá là không

có khả năng trả nợ

Phân loại nợ xấu được hiểu là quá trình các ngân hàng xem xét các danh mục cho vay và đưa khoản vay vào các nhóm khác nhau dựa trên rủi ro và điểm tương đồng của khoản vay Việc thường xuyên xem xét và phân loại nợ giúp các ngân hàng

có thể kiểm soát chất lượng danh mục cho vay và trong trường hợp cần thiết, sẽ có các biện pháp xử lý các vấn đề phát sinh trong chất lượng tín dụng các danh mục cho vay Thông thường, các ngân hàng sử dụng hệ thống phân loại nội bộ, hệ thống phân loại quy định bởi các nhà giám sát yêu cầu được sử dụng chủ yếu phục vụ mục tiêu báo cáo, so sánh và giám sát

Tùy vào tình hình thực tế và tiêu chí mỗi quốc gia mà có cách phân loại nợ riêng biệt, từ đó làm tiền đề cho việc nhóm lại các khoản nợ xấu Nghiên cứu của Laurin và cộng sự (2002) chỉ ra rằng việc phân loại nợ khó có chuẩn mực kế toán quốc tế thống nhất Trong khối các nước không thuộc G10, quy định về việc trích lập

dự phòng thường yêu cầu đưa ra 4 hoặc 5 nhóm nợ, chẳng hạn như Brazil với 9 nhóm

nợ, Mexico với 7 nhóm nợ

Theo Viện nghiên cứu tài chính quốc tế (Institute for International Finance) đưa

ra hướng dẫn trong cách tính toán các chỉ số lành mạnh tài chính (FSIs) của Quỹ Tiền

tệ Quốc tế IMF, 5 nhóm nợ được nhiều quốc gia áp dụng bao gồm:

 Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (Current) bao gồm các khoản nợ trong hạn được các TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn

 Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý (Other loans especially-OLEM) bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày

Trang 21

 Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) Substandard bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày

 Nợ nhóm 4 ( nợ nghi ngờ ) Doubtful: bao gồm các khoản nợ quá hạn

từ 181 ngày đến 360 ngày

 Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) Loss: bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

Trong đó, nợ xấu bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5

Mối quan hệ giữa nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng đã được đề cập nhiều trong các nghiên cứu trước đây của Hasan và Wall (2004), Asokan Anandarajan và cộng sự (2005), Eng và Nabar (2007),

Nghiên cứu của Hasan và Wall (2004) phân tích các yếu tố quyết định đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng, với mẫu nghiên cứu được lựa chọn từ các ngân hàng Mỹ và các ngân hàng ngoài nước Mỹ bao gồm Canada, Nhật và một nhóm

21 quốc gia Tác giả sử dụng mô hình nhân tố tác động cố định (fixed effects) để xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến mức trích lâp dự phòng rủi ro tín dụng Kết quả thể hiện các yếu tố đều được xác định là có ảnh hưởng đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhưng có sự khác nhau về ý nghĩa thống kê giữa 2 khu vực Cụ thể là các ngân hàng ở Mỹ có mức ý nghĩa thống kê thấp hơn các ngân hàng khác về dự phòng rủi ro tín dụng, nợ xấu và tỷ lệ giá trị tổn thất ròng Nghiên cứu chỉ ra rằng, nợ xấu có ảnh hưởng tích cực đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Nghiên cứu của Hsieh và cộng sự (2008) lại sử dụng phương pháp hồi quy GMM để phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa chu kì kinh doanh, thu nhập và dự phòng rủi ro tín dụng cho mẫu nghiên cứu là 49 quốc qua trong giai đoạn 1991 –

2002 Kết quả cho thấy trong nền kinh tế cùng với thu nhập ngân hàng ổn định, các nhà quản lý ngân hàng có xu hướng gia tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và ngược lại trong nền kinh tế sôi động nhưng tăng trưởng âm trong thu nhập ngân hàng

Trang 22

thì các nhà quản lý lại giảm việc trích lập dự phòng rủi ro Hsieh cũng khẳng định nợ xấu có mối quan hệ mật thiết và cùng chiều với dự phòng rủi ro tín dụng của các quốc gia

Trong khi đó, theo kết quả của Halling và Hayden (2006), tỉ lệ dự phòng nợ xấu của năm trước nghịch biến với rủi ro Ngân hàng có điều kiện tài chính tốt thường chủ động tăng dự phòng, những ngân hàng đang gặp khó khăn tài chính sẽ giảm dự phòng đến mức thấp nhất

Mối quan hệ giữa nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng cũng được đề cập trong nghiên cứu của Isa (2011) Tác giả sử dụng dữ liệu của 12 ngân hàng được thu thập trong thời gian 14 năm, bắt đầu từ năm 1996 đến năm 2009 Tác giả nhận thấy rằng không có một tài liệu nào đề cập đến việc tìm hiểu lý do tại sao các ngân hàng thương mại Malaysia đã không thực hiện việc trích lập dự phòng đầy đủ và hợp lý các khoản rủi ro tín dụng của họ trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ tháng 07 năm

1997 Vì vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu điều tra các yếu tố nợ xấu, ước tính thu hồi

nợ xấu, thu nhập từ lãi cho vay, lợi nhuận ròng, các khoản cho vay và tạm ứng và GDP có tác động như thế nào đến việc không trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy

đủ và hợp lý Kết quả đồng thời bác bỏ khả năng yếu tố nợ xấu và GDP có ảnh hưởng đến số mức trích lập dự phòng

Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho rằng nợ xấu là yếu tố tác động mạnh đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Khi nợ xấu tăng cao thì mức trích lập sẽ tăng lên nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng

2.2.5 Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố được nhiều nghiên cứu trên thế giới lựa chọn và đưa vào mô hình Hầu hết các nghiên cứu được tổng kết đều nhận định yếu tố quy mô, được thể hiện qua tổng tài sản của ngân hàng, có tác động đến trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng Khi ngân hàng có sự tăng trưởng

về tổng tài sản thì sẽ tiến hành hoạt động cho vay nhiều hơn, và khi mức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tăng cao thì đồng nghĩa sẽ có những khoản nợ xấu

Trang 23

phát sinh, điều này là nguyên nhân khiến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng sẽ tăng cao Như vậy, khi tổng tài sản tăng lên thì ngân hàng sẽ gia tăng cho vay dẫn đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng lên

Các nghiên cứu Hasan và Wall (2003), Chen và cộng sự (2005), Anvàarajan

và cộng sự (2005), Ashour và cộng sự (2011), đều lựa chọn đưa yếu tố này vào bài nghiên cứu của mình

Theo Eng và Nabar (2007), quy mô ngân hàng có mối quan hệ trái chiều với trích lập dự phòng; các ngân hàng có quy mô lớn thì trích lập dự phòng rủi ro ít Trái ngược với quan điểm của Eng và Nabar là nghiên cứu thực nghiệm của Floro (2010) Tác giả nghiên cứu 38 ngân hàng thương mại ở Philippine thời gian

2001 - 2009 và tìm thấy có mối tương quan cùng chiều giữa quy mô ngân hàng với

dự phòng rủi ro tín dụng Đồng quan điểm, Taktak và cộng sự (2010) cũng tìm thấy quy mô ngân hàng có ảnh hưởng tích cực lên dự phòng rủi ro tín dụng

2.2.6 Hệ số rủi ro tín dụng

Những ngân hàng có hệ số rủi ro tín dụng tăng cao thể hiện rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt trong tương lai Tỷ số này ám chỉ rằng các cổ đông đang thực hiện chính sách thâm dụng nợ và làm cho ngân hàng trở nên rủi ro hơn Điều này hoàn toàn không có lợi cho ngân hàng khi được đánh giá về độ an toàn và tính hấp dẫn trong việc thu hút dòng tiền vào Vì vậy, ngân hàng sẽ tìm cách giảm tỷ lệ này xuống bằng cách tăng cường vốn làm tăng tài sản của ngân hàng thông qua giảm các khoản dự phòng rủi ro

Craig và cộng sự (2006), Davis và Zhu (2009), Floro (2010) đã tìm thấy mối tương quan cùng chiều giữa hệ số rủi ro tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng Đồng quan điểm, Bikker và cộng sự (2005) đã tìm thấy tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản ảnh hưởng tích cực đáng kể lên dự phòng rủi ro tín dụng

Trái với các quan điểm trên, Cavallo và Majnoni (2002) tìm thấy mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản và dự phòng rủi ro tín dụng

Trang 24

2.2.7 Thu nhập trước thuế và dự phòng

Trên thế giới có khá nhiều các nghiên cứu liên quan đến việc liệu các nhà quản

lý ngân hàng có hay không điều chỉnh lợi nhuận thông qua trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Nhiều nghiên cứu đã kiểm tra mối tương quan giữa lợi nhuận của các ngân hàng và dự phòng rủi ro trong bối cảnh xuyên quốc gia, nhưng với các kết quả khác nhau Collins và cộng sự (1995), Beaver và Engel (1996), Ahmed và cộng sự (1999)

đã kết luận rằng không có ý nghĩa thống kê về mối quan hệ giữa lợi nhuận của các ngân hàng và dự phòng rủi ro Mặt khác, Greenwalt và Sinkey (1988), Beatty và cộng sự (1995), và Wahlen (1994) đã tìm thấy bằng chứng về mối tương quan cùng chiều giữa lợi nhuận và dự phòng rủi ro Floro (2010) cũng tìm thấy bằng chứng rõ ràng về mối tương quan cùng chiều giữa lợi nhuận và dự phòng rủi ro

Kết luận chương 2

Trong những năm gần đây ngành ngân hàng đối mặt với môi trường kinh doanh đầy thách thức trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn Rủi ro tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế Trong đó dự phòng rủi ro tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro tín dụng Với mục tiêu nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu

Chương này tổng hợp các lý thuyết về dự phòng rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng cũng như cách phân loại và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro

Bên cạnh đó luận văn đưa ra một số nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến dự phòng rủi ro tín dụng của các quốc gia trên thế giới Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng giả thuyết và lựa chọn mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng phù hợp với trường hợp của Việt Nam

Trang 25

CHƯƠNG 3:PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam

Ngân hàng được xem là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế từng quốc gia và toàn cầu Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, Ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu được với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh toán, trong đó tín dụng giữ vai trò đặc biệt Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song với đặc điểm hoạt động riêng có của mình ngành Ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế

Cho đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh mẽ

Số lượng các ngân hàng tăng lên nhanh chóng, đến hết tháng 6/2015 hệ thống NHTM hoạt động tại Việt Nam gồm có: 1 NHTMNN (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam); 34 NHTMCP; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 4 ngân hàng liên doanh và 2 ngân hàng chính sách (NHNN, 2014)

Những đóng góp của hệ thống Ngân hàng Việt Nam vào quá trình đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá là rất lớn Các ngân hàng không chỉ tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, mà còn góp phần ổn định sức mua đồng tiền

Hiện nay, hoạt động tín dụng là nghiệp vụ cơ bản, sinh lời chủ yếu cho ngân hàng thương mại Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với các kết quả đạt được khác nhau (xem hình 3.1)

Trang 26

Nguồn: BCTN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014

Giai đoạn 2006 - 2009 có tốc độ tăng trưởng tín dụng rất cao, đạt mức cao nhất vào năm 2007 là 51.4% Sự gia tăng đột biến của tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2007 là kết quả của việc NHNN mở rộng cung tiền Giai đoạn này tăng trưởng tín dụng quá cao tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động hệ thống ngân hàng Sự hoạt động sôi nổi và phát triển mạnh của lĩnh vực chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng

đã tác động đến hệ thống ngân hàng, làm cho hoạt động ngân hàng cũng sôi động theo Năm 2009 tốc độ tăng trưởng vẫn duy trì ở mức là 37.7% Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, cùng với những khó khăn của môi trường kinh tế, tín dụng ngân hàng từ năm 2012 đã chững lại, mức tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 8,91%, không hoàn thành mục tiêu đề ra từ đầu năm (15–17%)

Từ cuối năm 2013, tăng trưởng tín dụng mặc dù đạt mức khiêm tốn (12,51%), song đã tăng 3,61% so với năm trước Giai đoạn này kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục Tại Việt Nam, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, Chính phủ cũng

đã có chủ trương sử dụng chính sách tiền tệ, tài khóa thắt chặt (đưa ra hạn mức tăng

Trang 27

trưởng tín dụng, tăng các lãi suất điều hành, cắt giảm chi tiêu công, tái cơ cấu nền kinh tế…) Nhờ vậy tăng trưởng tín dụng hoàn thành mục tiêu của năm 2013 (12%) Tính đến hết 2014, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,62% Thời gian này, NHNN đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm cải thiện tín dụng, phát triển lành mạnh hệ thống ngân hàng, góp phần khôi phục nền kinh tế Điển hình là việc liên tục điều tiết giảm mặt bằng lãi suất; chỉ đạo các NHTM nghiên cứu cơ cấu lại nợ; linh hoạt áp dụng các trần tăng trưởng tín dụng; ban hành các chính sách tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù để khơi thông tín dụng; Các NHTM cũng triển khai hàng loạt các chương trình ưu đãi, gói sản phẩm đặc thù với điều kiện linh hoạt cho các khoản vay mới, hạ lãi suất,…nhằm thúc đẩy tín dụng tăng trưởng trở lại

Tóm lại có thể nhận thấy trong thời gian qua hệ thống ngân hàng Việt Nam đã

có những bước chuyển mình mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức, có sự tăng trưởng nhanh

về số lượng ngân hàng và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh

tế thị trường Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng ngành còn nhiều biến động và bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế thế giới Hệ thống ngân hàng Việt Nam cần có những quan tâm đúng mức cho các vấn đề tăng trưởng tín dụng cũng như quản lý rủi ro tín dụng

để phát triển một cách an toàn và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới

3.2 Thực trạng dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do người đi vay không thực hiện các nghĩa vụ cam kết Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng Các ngân hàng phải trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 Số tiền trích lập dự phòng cụ sẽ được khấu trừ tùy theo tính thanh khoản và giá trị của tài sản đảm bảo từ thấp đến cao Trong đó, tiền gởi và tiết kiệm được khấu trừ cao nhất (100%), bất động sản (50%) và các tài sản khác (từ 30 đến 95% ) Trên cơ sở đó, tất cả các khoản cho vay của ngân hàng đều phải được trích lập dự phòng để xử lý rủi ro hằng năm theo đúng quy định trên

Trang 28

Bảng 3.1: Dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam

giai đoạn 2006 – 2014

Tổng LLR

(tỷ đồng) 7202 11050 15600 15092 19058 21038 24029 26961 30074 Tổng dư nợ

(tỷ đồng) 322401 517265 613834 868156 1170447 1370835 1538119 1766182 2026542

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu BCTN của 17 NHTMCP

Theo bảng 3.1, tổng dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam có

xu hướng tăng trong giai đoạn 2006 – 2014 Năm 2014 dự phòng rủi ro tín dụng đã tăng gấp 4.17 lần so với năm 2006, đạt 30.074 tỷ đồng Trong khi đó, tốc độ tăng dư

nợ tín dụng năm 2014 tăng gấp 6.29 lần so với năm 2006

Hình 3.2 thể hiện tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014 Theo đó, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 2006 – 2014 Năm

2008 là năm có tỷ lệ trích lập dự phòng trung bình cao nhất của các NHTMCP Việt Nam với 2.54%, trong khi đó tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trung bình thấp nhất là 1.53% vào năm 2011 và năm 2013 Một số ngân hàng có tỷ lệ LLR đột biến trong giai đoạn này là BIDV với tỷ lệ LLR năm 2006 lên tới 5.26%, trong khi đó KiênLongBank chỉ trích lập dự phòng với tỷ lệ 0.24% năm 2009 Các ngân hàng lớn thường có tình hình kinh doanh ổn định, các ngân hàng nhỏ có xu hướng trích ít cho quỹ dự phòng rủi ro mặc dù ở những ngân hàng này, tỷ lệ nợ xấu lại thường ở mức cao hơn Điều này là do khi trích lập dự phòng rủi ro lớn kéo theo lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm đi

Trang 29

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu BCTN của 17 NHTMCP

Trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2014, các ngân hàng đã thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo các quy định trong Quyết định 493 Tuy nhiên tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lại có xu hướng giảm trong giai đoạn 2009 – 2014

do một số nguyên nhân sau: (i) tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tốc độ tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (ii) Nợ xấu là vấn đề nhức nhối của ngành ngân hàng nhưng biện pháp an toàn trong xử lí nợ xấu là quỹ dự phòng rủi ro tín dụng thì vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ các ngân hàng thương mại Theo nguyên tắc, những khoản nợ xấu khi đã được trích lập dự phòng rủi ro thì sẽ đưa ra ngoại bảng, sẽ không thể hiện trên sổ sách Như vậy, sổ sách của các ngân hàng sẽ đẹp lên,

có lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư Tuy nhiên, việc trích lập dự phòng sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng dẫn đến lợi nhuận sụt giảm đáng kể Do đó, một số ngân hàng hạn chế việc trích lập dự phòng rủi ro Như vậy những con số về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng đã chưa phản ánh đúng thực tế

Trang 30

3.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Để xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam, luận văn sử dụng giá trị trung bình của các chỉ số thu thập Kết quả về các mối quan hệ cho thấy như sau:

3.3.1 Tăng trưởng GDP

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt mức cao trong những năm 2006 - 2007, sau đó giảm mạnh từ năm 2008 đến nay

Nguyên nhân chính là giai đoạn 2006 - 2008, việc tiếp tục kiên trì đường lối đổi mới với nhiều cải cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời Luật Doanh nghiệp đã giải phóng nguồn lực dồi dào trong khu vực dân doanh Năm 2006, kinh tế Việt Nam có

sự tăng trưởng toàn diện, tăng trưởng kinh tế đạt 7.55% Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 đã mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tiếp theo Năm 2006 cũng được coi là một năm thành công đối với ngành ngân hàng, chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt đạt mục tiêu cân đối giữa tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại trong nước đã có sự tích cực chuẩn bị để thích ứng với môi trường cạnh tranh mới, đó là sự cải thiện năng lực tài chính, chuẩn bị cổ phần hoá các ngân hàng thương mại quốc doanh, hợp tác với các nhà đầu tư chiến lược, tăng vốn điều lệ các ngân hàng thương mại cổ phần, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ, mở rộng nhanh mạng lưới hoạt động, hiện đại hóa công nghệ Tăng trưởng GDP vẫn giữ được mức ổn định ở 6.98% cuối năm 2007

Tuy nhiên sang đến năm 2008, nền kinh tế Việt Nam vừa phải đối mặt với những diễn biến phức tạp và khó lường của nền kinh tế thế giới vừa phải đối mặt với những khó khăn nội tại Trong nửa đầu năm 2008, Việt Nam gánh chịu ảnh hưởng

Trang 31

của tình trạng phát triển quá nóng; lạm phát gia tăng; thâm hụt thương mại, tình trạng bong bóng của thị trường bất động sản và giảm sút chất lượng đầu tư Trước tình hình

đó, để giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã điều chỉnh từ mục tiêu tăng trưởng cao sang mục tiêu kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu và duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý Vào những tháng cuối năm 2008, rủi ro liên quan tới mảng cho vay bất động sản dưới chuẩn tại Hoa Kỳ đã thổi bùng lên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hậu quả là một loạt các quốc gia phát triển cho đến những nền kinh tế mới nổi trong tam giác tài chính Á-Âu-Mỹ nối tiếp nhau rơi vào suy thoái Nền kinh

tế Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả của cuộc khủng hoảng toàn cầu Tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 5,4% năm 2010, mức tăng trưởng thấp nhất so với 12 năm trước đó Điều này làm xuất hiện tâm lý lo lắng trong dân chúng và cả các nhà hoạch định về sự bấp bênh trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo Bởi tình trạng hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản, tồn kho lớn, đặc biệt tồn kho bất động sản, nợ xấu ngân hàng thương mại lớn, đầu tư công dàn trải và kém hiệu quả đang chậm được khắc phục, thu ngân sách có nguy cơ bị thu hẹp

Giai đoạn 2011 - 2015 là nền tảng quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 Một nửa chặng đường đã đi qua, dù còn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, song kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng

ấn tượng khi GDP (giai đoạn 2011- 2014) đạt trên 5% Từ năm 2012, kinh tế Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, đang phục hồi và hướng tới tốc độ tăng trưởng cao hơn Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt gần 6,24% trong năm 2012 Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5.98%, cao hơn hẳn mức 5.25% của năm 2013, đưa Việt Nam trở thành nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao thứ 2 trên thế giới (sau Trung Quốc) Mức tăng trưởng trên cao hơn so với chỉ tiêu 5.8% mà Chính phủ đề ra

và vượt ngoài dự đoán của các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước

Trang 32

Hình 3.3: Tăng trưởng GDP và dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt

Nam giai đoạn 2006 – 2014

Nguồn: TCTK, Tổng hợp dữ liệu BCTN của 17 NHTMCP

Khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển (tăng trưởng GDP tăng lên), các doanh nghiệp trong nền kinh tế hoạt động hiệu quả, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đi vay có khả năng trả nợ tốt hơn, nên tỷ lệ nợ xấu giảm, vì vậy các ngân hàng trích lập

dự phòng rủi ro giảm Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, việc trả nợ vay của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn nên tỷ lệ nợ xấu tăng cao Các ngân hàng bắt buộc phải trích lập dự phòng rủi ro cao để đề phòng rủi ro của khoản cho vay khách hàng

Bên cạnh đó, có thể thấy tác động của tốc độ tăng trưởng GDP thường có một

độ trễ nhất định đối với dự phòng rủi ro tín dụng, thường là 1 năm

3.3.2 Lãi suất

Hình 3.4 phân tích mối liên hệ giữa lãi suất và tình hình trích lập dự phòng rủi

ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2014

Trang 33

Nguồn: NHNN, Tổng hợp dữ liệu BCTN của 17 NHTMCP

Lãi suất và dự phòng rủi ro tín dụng có mối quan hệ rất mật thiết và cùng chiều với nhau Khi lãi suất tăng dự phòng rủi ro tín dụng tăng; khi lãi suất giảm dự phòng rủi ro cũng giảm theo Việc thay đổi lãi suất tiền gửi tạo nên tác động lan truyền ảnh hưởng đến hầu hết các cá nhân và doanh nghiệp Khi lãi suất huy động tăng, các ngân hàng thương mại sẽ tăng lãi suất cho vay đối với khách hàng Khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng thông qua việc lãi suất tăng đối với thẻ tín dụng và các khoản vay ngắn hạn khác Đồng thời khi lãi suất huy động tăng, ngân hàng sẽ thu hút được lượng tiền nhàn rỗi từ trong dân chúng gửi vào ngân hàng Điều này tác động làm giảm nhu cầu đầu tư, giảm chi tiêu cá nhân đối với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ và mở rộng sản xuất nên doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có nguồn vốn phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay sẽ gặp rủi ro rất cao khi lãi suất cho vay tăng Khi lãi suất cho vay tăng ngoài dự kiến, lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp không đủ trả lãi vay Khả năng trả nợ của doanh nghiệp suy giảm, nợ xấu của ngân hàng tăng lên, do đó trích lập dự phòng cũng tăng Vậy lãi suất có ảnh hưởng hưởng tích cực lên dự phòng rủi ro; khi lãi suất tăng thì dự phòng rủi ro cũng tăng (Floro, 2010)

Trang 34

2,23 2,14 3,23 2,16 1,63 1,53 1,56 1,53 1,4817,03

Tuy nhiên từ năm 2009 đến năm 2012, mối tương quan giữa lãi suất tiền gửi và

dự phòng rủi ro tín dụng là ngược chiều Mặc dù, Chính phủ, NHNN và các ngân hàng thương mại có nhiều giải pháp giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh như các chính sách giãn, hoãn, miễn, giảm thuế và chính sách hỗ trợ tín dụng như giảm lãi suất vay Nhưng các doanh nghiệp vẫn không dám vay với tâm

lý lo ngại không thể hấp thụ nguồn vốn vay hiệu quả để tạo ra lợi nhuận trong tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn còn nhiều bất ổn và khó khăn

3.3.3 Tăng trưởng tín dụng

Nhìn chung thời gian từ năm 2006 đến năm 2014 các NHTMCP Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách Tăng trưởng tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng tăng giảm đột biến qua các năm

Hình 3.5 mô tả mối tương quan giữa tăng trưởng tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng trung bình trong giai đoạn 2006 – 2014

Hình 3.5: Tăng trưởng tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu BCTN của 17 NHTMCP

Theo Hình 3.5, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân của mẫu nghiên cứu giai đoạn 2006 - 2014 khá cao đạt trên 25.7%, đặc biệt tăng khá nhanh trong giai

Trang 35

đoạn 2006 – 2007 theo xu hướng phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn này Năm

2006, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng ổn định ở mức 8.2% Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tháng 11/2006 là bước chuyển biến tương đối toàn diện của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Đồng thời cũng trong tháng 11/2006 Việt Nam tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 đã mở ra cơ hội phát triển kinh tế, đặc biệt trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Đây cũng là nền tảng giúp các ngân hàng phát triển theo đà phát triển chung của nền kinh tế

Tăng trưởng tín dụng cao đột biến năm 2007 (60.44%) là do thị trường bất động sản phát triển, các ngân hàng tập trung cho vay vào lĩnh vực này tăng cao Năm 2007 đánh dấu sự tăng trưởng lớn trong hoạt động tín dụng của SeaBank đóng góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận Tổng dư nợ tín dụng, tính đến ngày 31/12/2007 tăng 228.31% so với năm 2006 Bên cạnh đó, tổng dư nợ của VPBank năm này cũng tăng 160.03% so với năm 2006,do có sự ra đời các sản phẩm tín dụng mới thu hút khách hàng như chương trình cho vay mua nhà, sửa chữa nhà cho đối tượng có thu nhập thấp, hỗ trợ vay vốn mua xe ô tô đến 100% giá trị xe, Tăng trưởng tín dụng năm 2008 giảm hơn một phần ba so với năm 2007, chỉ còn 18.67% do ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính ở Mỹ và lan rộng trên thế giới với một loạt định chế tài chính lớn sụp đổ Ngành ngân hàng Việt Nam phải đối phó với những khó khăn từ thực trạng nền kinh tế, mặt khác lại phải chịu sự chi phối của các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách điều hành lãi suất, tiền tệ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chính áp lực tăng giá của năm 2008 dẫn đến việc thắt chặt tín dụng nội địa trong năm 2008, các ngân hàng cho doanh nghiệp vay với những điều kiện khó khăn hơn và cũng tăng cường thu hồi nợ, vốn kinh doanh trở nên khan hiếm, gây khó khăn cho các chủ thể kinh doanh

Sang năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTMCP đã tăng trở lại, tăng gấp 2.22 lần so với năm 2008, vượt mức kế hoạch 15% mà NHNN đặt ra nhờ những nỗ lực của chính phủ và NHNN Việt Nam trong việc thực hiện chính sách kích

Trang 36

cầu, tung gói hỗ trợ lãi suất vay 4% cho các Doanh nghiệp sản xuất đủ điều kiện được vay nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế Điều này đã giúp cho Doanh nghiệp có khả năng vay vốn để thực hiện sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa cho quốc gia, đồng thời các NHTMCP khơi thông dòng vốn huy động bị ứ đọng

Trong hai năm 2010 – 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng lại giảm xuống, đặc biệt trong năm 2011, tín dụng chỉ tăng trưởng 17.12% Do những khó khăn của thị trường tiền tệ trong nước và trên thế giới khi mà các nước đang nỗ lực phục hồi sau những biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008 Thị trường bất động sản và chứng khoán chưa thực sự hồi phục còn vàng và USD liên tục biến động,chứng tỏ hệ thống ngân hàng đang chứa đựng nhiều bất ổn song hành với các yếu tố vĩ mô Một nguyên nhân khác ảnh hưởng đến tín dụng tăng trưởng chậm là

do lãi suất cho vay cao, các doanh nghiệp trong nước gặp phải khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, hàng tồn kho nhiều, nên các doanh nghiệp ngại vay vốn, cộng thêm quy định của NHNN tăng trưởng tín dụng của các NHTM đến cuối năm 2011 không được vượt quá 20% nên các ngân hàng hạn chế cho vay, do đó năm 2011 tín dụng tăng trưởng rất thấp

Tín dụng ngân hàng năm 2012 tiếp tục giảm sâu, mức tăng trưởng tín dụng năm

2012 chỉ đạt 12.20%, tăng thấp nhất trong giai đoạn 2006-2014, không hoàn thành mục tiêu đề ra từ đầu năm (15–17%) Mặc dù lạm phát năm 2012 đã giảm nhưng tình hình kinh tế trong nước vẫn còn khó khăn, sản xuất kinh doanh đình trệ, hàng tồn kho chưa được giải phóng, vẫn tồn đọng nhiều, doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn Bên cạnh đó, thị trường bất động sản tuy có một số dấu hiệu hồi phục nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết về khuôn khổ pháp lý, công tác quy hoạch và quản lý thị trường, giá bất động sản… để có thể hỗ trợ tăng trưởng tín dụng Việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực này hiện nay còn nhiều bất cập: (i) Nhiều TCTD vẫn cẩn trọng với việc tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực bất động sản do đây vẫn là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro (hiện nay hệ số rủi ro đối với tín dụng bất động sản là 250%); (ii) Gói tín dụng nhà ở 30.000 tỷ đồng gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai do đây là chính sách mới; (iii) Tín dụng bán lẻ trong lĩnh vực bất động sản

Trang 37

khó có thể tăng trưởng mạnh do sản phẩm vẫn tập trung ở phân khúc cao cấp trong khi các sản phẩm phù hợp với thu nhập của đa số người dân rất hạn chế Thị trường bất động sản khó khăn còn gây hạn chế trong việc xử lý tài sản đảm bảo, xử lý nợ xấu, ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của khách hàng khi dùng bất động sản làm tài sản đảm bảo (do giá trị bất động sản giảm thì số tiền được vay cũng giảm đi), cũng là một trong những nguyên nhân cản trở tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng tiếp tục được cải thiện đáng kể trong năm 2013, tăng trưởng tín dụng cả năm đạt 14.83% và sang năm 2014 thì con số này vẫn giữ ổn định

ở mức 14.74% (mục tiêu đặt ra là 12-14%) Nguyên nhân tăng trưởng chính đến từ nhóm NHTM có thế mạnh về mảng bán lẻ như VPB, STB, ACB và EIB BIDV và MBB là hai NHTM bán buôn có mức tăng trưởng nổi trội, trong khi các ngân hàng có

cổ phần Nhà nước chi phối còn lại không đạt được mức tăng khả quan Tốc độ tăng trưởng tín dụng của VCB hầu như đạt dưới mức tăng trưởng trung bình trong mẫu nghiên cứu

Như vậy, nhìn chung tín dụng năm 2014 đã có sự ổn định hơn, với kỳ vọng tín dụng sẽ tiếp tục được cải thiện dần cũng như nỗ lực đẩy mạnh tín dụng của các ngân hàng lớn

Đi cùng với sự biến động của tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi

ro tín dụng trung bình của các ngân hàng cũng liên tục tăng giảm theo từng thời kỳ Trung bình giai đoạn 2006 – 2014, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đã giảm từ 2.23% xuống còn 1.48%

Như vậy, tăng trưởng tín dụng và dự phòng rủi ro có mối tương quan nghịch biến khá rõ ràng theo các năm, khi tăng trưởng tín dụng tăng lên thì dự phòng rủi ro tín dụng giảm và ngược lại Điều này có thể lý giải là do khi tăng trưởng tín dụng tăng tức là tổng dư nợ cho vay tăng, trong khi tổng nợ xấu không tăng hoặc tăng ít vì vậy tỷ lệ nợ xấu giảm xuống dẫn đến dự phòng rủi ro cho vay giảm theo Tuy nhiên trong giai đoạn 2009 – 2011 mối tương quan này lại là thuận chiều

Trang 38

3.3.4 Nợ xấu

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng huy động và cho vay cao nhất trong khu vực Thị phần tín dụng chiếm tới 75 - 80% trong hệ thống ngân hàng Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ đóng góp tích cực cho nền kinh tế trong thời gian vừa qua, hoạt động tín dụng ngân hàng cũng còn rất nhiều vấn đề tồn đọng mà nổi bật và luôn được quan tâm nhiều là vấn đề nợ xấu

Sau một thời gian dài tăng trưởng tín dụng nhanh, liên tục cùng với khả năng kiểm soát rủi ro còn nhiều hạn chế và những yếu tố bất lợi của nền kinh tế (tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát cao, thị trường bất động sản sụt giảm và đóng băng kéo dài, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, năng lực tài chính và khả năng trả

nợ của khách hàng suy giảm ), làm nợ xấu của hệ thống ngân hàng bắt đầu lộ diện và tăng nhanh từ cuối năm 2011, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, làm cho không ít tổ chức lâm vào tình trạng khó khăn, thua

lỗ, mất an toàn hoạt động

Hầu hết các NHTM đều có tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng trong giai đoạn

2006-2012, điển hình là BIDV, Vietcombank và Techcombank Trong số các ngân hàng có

tỷ lệ nợ xấu khá cao thì ba ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất đó là CTG, ACB, STB (năm 2007 tỷ lệ nợ xấu của ACB chỉ có 0,08%) Chi tiết về nợ xấu của các NHTMCP mẫu nghiên cứu được trình bày ở phụ lục 3

Bảng 3.2: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006–2014

Trang 39

Trong thời gian từ năm 2007-2014, tỷ lệ nợ xấu trung bình các NHTMCP duy trì ở mức tương đối (nhỏ hơn 3%) Năm 2007 tỷ lệ nợ xấu trung bình của các Ngân hàng chỉ khoảng 1.72% tuy nhiên bước sang năm 2008 tỷ lệ này đã tăng vọt, tăng hơn 1.5 lần so với năm 2007 Điều này có thể được lý giải là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế nước ta đã chịu tác động tiêu cực và kinh tế vĩ mô có nhiều yếu tố không thuận lợi Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến khả năng kiệt quệ trong việc trả nợ ngân hàng Ngoài ra, trong thời gian

từ năm 2005-2007 các ngân hàng Việt Nam đã đầu tư khá nhiều vốn vào ngành bất động sản cho nên khi năm 2008 khó có khả năng thu hồi nợ trong tình hình khủng hoảng chung toàn thế giới Theo Lê Quốc Hội (2012), dư nợ cho vay bất động sản tại TPHCM là 47%, Hà Nội là 16% trong tổng số 245.000 tỉ đồng dư nợ tín dụng, chiếm gần 10% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng, trong đó nợ xấu khoảng 8 - 12% (tương đương 30.000 tỉ đồng) Chính vì vậy sang năm 2008 tỷ lệ nợ xấu đã tăng vọt, trong đó 3 ngân hàng có tỷ lệ trên 4% là: EIB có tỷ lệ nợ xấu cao nhất với 4.71%,

kế đến là VCB là 4.61% và ABB là 4.18%; tỷ lệ nợ xấu trung bình năm 2008 lên đến 2.65%

Sang năm 2009 và năm 2010, tỷ lệ nợ xấu đã được cải thiện, giảm xuống còn 1.69% - 1.64%/năm Đến năm 2011, lạm phát tăng cao, để hạn chế lạm phát, Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, quy định tăng trưởng tín dụng không được vượt quá 20%, dẫn đến các NHTM hạn chế cho vay, lãi suất huy động và cho vay đều tăng cao nên chỉ có những lĩnh vực sản xuất kinh doanh có rủi ro cao tương ứng với lợi nhuận cao mới có khả năng vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, không có khả năng trả nợ khi đến hạn, làm nợ xấu tăng nhẹ trở lại

Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm lại, nhiều doanh nghiệp rơi vào vòng xoáy hàng tồn kho và chi phí đầu vào tăng cao dẫn đến nợ xấu toàn các ngân hàng tăng mạnh lại vào năm 2012 Theo các báo cáo của ngân hàng nhà nước, nợ xấu tại thời điểm 30/9/2012 tập trung ở 5 ngành lớn bao gồm: Ngành công nghiệp chế biến,

Trang 40

chế tạo (22%), ngành bất động sản và dịch vụ (19%), ngành buôn bán, sửa chữa ô tô,

xe máy (19%), ngành vận tải, kho bãi (11%), ngành xây dựng (10%) Chỉ tính riêng

nợ của 5 ngành này trong nền kinh tế đã chiếm tới 81% tổng số nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu năm 2013 của các ngân hàng lên đến 2.30% Đáng chú ý là một số ngân hàng có mức tăng đột biến như: HDB từ 2.35% (2011) lên 5.53% (2012) và MBB từ 1.84% (2011) lên 2.45% (2012) NHNN cũng đã ban hành rất nhiều quy định để kiểm soát và quản

lý tình trạng nợ xấu tại các NHTM, như ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ (có hiệu lực từ tháng 6/2014) và thành lập Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) để mua lại nợ xấu để giúp các ngân hàng xử lý nợ xấu

Nợ xấu toàn ngành liên tiếp tăng trong 6 tháng đầu năm 2014 và tăng mạnh trong tháng 6/2014 (4,17%, nếu tính cả nợ đã cơ cấu là 8,2%) do tác động của việc thực hiện Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 với những điều khoản chặt chẽ hơn về việc phân loại nợ và cũng trong dự báo của cơ quan quản lý), tuy nhiên số dư nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã giảm liên tiếp trong 6 tháng cuối năm

2014, tháng 7 nợ xấu đã giảm nhẹ còn 4,11%, và đến cuối năm 2014 giảm còn còn 3,25% Tổng các khoản nợ xấu được xử lý trong năm 2014 đạt 143,5 nghìn tỷ đồng Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP trong mẫu nghiên cứu cũng đã giảm xuống còn 1.98% so với cùng kỳ năm ngoái Nợ xấu được xử lý thông qua các hình thức chủ yếu: (i) Khách hàng trả nợ; (ii) Bán, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ; (iii)

Sử dụng dự phòng rủi ro; (iv) Bán nợ cho các tổ chức, cá nhân, trong đó, chủ yếu là

bán cho VAMC; Nợ xấu đã được phản ánh chính xác, minh bạch hơn Đồng thời,

điều này cũng cho thấy chất lượng tín dụng đang có chiều hướng được cải thiện với những nỗ lực của từng TCTD nói riêng và hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế nói chung

Tuy nhiên, các con số trên có thể chưa phản ánh hết nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Theo tổ chức định mức tín nhiệm Moodys đã đánh giá tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam không dưới 15% vào đầu năm 2014 Nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm thế giới khác cũng cho rằng tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam cao hơn nhiều con số được nhà điều hành công bố và có thể ở mức 2 chữ số Fitch cũng từng đánh giá nợ

Ngày đăng: 13/03/2017, 20:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w