Tam Tự Kinh 三字經 là Sách Ba Chữ của Trung Hoa do Vương Ứng Lân đầu tiên biên soạn. Những người đời sau có bổ sung thêm vào cho trọn lịch sử các triều đại. Vương Ứng Lân王應麟 (12231296) tự Bá Hậu 伯厚, ở phủ Khánh Nguyên, huyện Ngân (thuộc tỉnh Chiết Giang ngày nay) là một nhà chính trị cuối thời Nam Tống 南宋 và là nhà sử học, văn học. Xưa, sách này được dùng để dạy cho học trò mới đi học. Nội dung gồm 1.140 chữ (tự), trình bày dưới dạng ba chữ một đậu (một ý dừng ngắt), sáu chữ một cú (câu) có vần. Học hết cuốn Tam Tự Kinh người học có khoảng 541 vốn từ vựng để làm cơ sở học tiếp lên. Nội dung sách chia làm 44 đoạn, phân thành sáu phần và lấy các chữ của câu đầu để đặt tựa. ách được biên soạn để dạy vỡ lòng cho con trẻ thời Trung Quốc xưa. Nội dung rất phong phú, đề cập đến bản tính của con người lúc ban đầu là thiện, nhưng nhiễm những thói quen do hoàn cảnh môi trường nên dần mất bản tính ấy; cần phải chuyên cần, chăm chỉ học tập để duy trì bản tính thiện và trau dồi kiến thức. Mở đầu cuốn sách là đạo lý Nhân chi sơ, tính bổn Thiện2... đến những đạo lý dạy dỗ làm người Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý3, Tu tề, Đạo Hiếu, đối xử với anh em, bạn bè, từ đạo nghĩa cơ bản, xử thế, tam cương, ngũ thường,.. Đến cả địa lý mặt trời, mặt trăng, và diễn biến lịch sử của Trung Quốc, qua từ ngữ ngắn gọn, súc tích có vần có điệu. Có thể dạy dỗ cho con trẻ có một khái niệm về cuộc sống, về đạo đức, và làm người. Cuốn sách có thể chia ra làm 6 phần với những nội dung chính như sau: