1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

thuat ngu dia li

7 440 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 96,5 KB

Nội dung

+ Không khí bão hoà hơi nước là trạng thái của không khí khi chứa lượng hơi nước tối đa ở một nhiệt độ nhất định. + Khối khí là bộ phận không khí trong khí quyển , bao phủ những vùng đất đai rộng lớn, chịu ảnh hưởng của bề mặt tiếp xúc, nên có những tính chất khác với các bộ phận không khí khác về áp suất, nhiệt độ, độ ẩm và hướng di chuyển . Các khối khí này được phân ra hai loại chính: các khối khí nóng (bao phủ những vùng đất đai ở các vĩ độ thấp) và các khối khí lạnh (bao phủ những vùng đất đai ở các vĩ độ cao). Các khối khí nóng và lạnh lại phân ra: các khối khí đại dương (bao phủ các đại dương) và các khối khí lục địa (bao phủ các vùng đất liền). Theo vị trí phân bố trên bề mặt Trái Đất, những khối khí lại phân ra: + Khối khí xích đạo (kí hiệu là E) hình thành ở vùng xích đạo, không phân biệt rõ rệt các kiểu lục địa và đại dương. + Khối khí nhiệt đới (kí hiệu là T) hình thành ở các vùng chí tuyến, được chia ra hai kiểu: khối khí nhiệt đới đại dương (kí hiệu là Tm) và khối khí nhiệt đới lục địa (kí hiệu là Tc). + Khối khí cực (kí hiệu là P) hình thành ở các vùng ôn đới, cũng được chia ra hai kiểu: khối khí cực đại dương (kí hiệu là Pm) và khối kí cực lục địa (kí hiệu là Pc). + Khối khí băng cực (kí hiệu là A) hình thành trên các vùng cực Bắc và cực Nam, cũng chia ra hai kiểu: khối khí băng cực đại dương (kí hiệu là Am) và khối khí băng cực lục địa (kí hiệu là Ac). Mặt tiếp xúc giữa các khối khí nằm ở các vĩ độ khác nhau và có các đặc tính nóng lạnh khác nhau tạo nên các frônt. Giữa các khối khí băng cực và cực là frônt băng cực. Giữa các khối khí cực đới và nhiệt đới là frônt cực. Giữa các khối khí nhiệt đới và xích đạo, do sự chênh lệch về các đặc tính của chúng không lớn lắm, nên sự hình thành các frônt không rõ rệt. Trong một frônt, nếu khối khí lạnh chiếm ưu thế, lấn át, đẩy lùi khối khối khí nóng thì đó là frônt lạnh và ngược lại. Thời tiết ở các vùng đất có đi qua thường có nhiều biến chuyển đột 1 ngột và phức tạp, tuỳ theo sự giằng co và hướng di chuyển của các khối khí chiếm ưu thế. + Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích, được con người khai thác, sử dụng. + Kim loại là những nguyên tố hoá học có khuynh hướng cho điện tử để tạo thành cation hoá trị dương; có thể thay thế ion hiđro H + trong các axit và kết hợp với gốc hyđroxyl để tạo thành bazơ. Ở trạng thái đơn chất trong điều kiện bình thường kim loại có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, dẻo, dễ dập khuôn. Ở trạng thái rắn, kim loại có cấu trúc tinh thể (X. Mạng tinh thể). Kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt cao là vì trong chúng tồn tại một lượng lớn các điện tử tự do. + Kim loại đen là các kim loại có màu sẵn thường dùng trong công nghiệp gang thép (công nghiệp luyện kim đen) như: sắt, mangan và crôm. + Kim loại mầu là nhóm kim loại có nhiều mầu sắc khác nhau như: đồng, chì, kẽm, niken, nhôm, côban .Trong lớp vỏ Trái Đất, các kim loại mầu thường có tỉ lệ phân tán cao. Hàm lượng của chúng trong quặng ít khi vượt quá 5%, vì vậy việc chế luyện các kim loại màu thường khó khăn và phải sử dụng một lượng nguyên liệu rất lớn. + Khoáng vật là vật chất tự nhiên có thành phần đồng nhất. Khoáng vật thường gặp dưới dạng tinh thể trong là chất khoáng) để chỉ các hợp chất lỏng và khí trong lớp vỏ Trái Đất như: dầu mỏ, khí đốt, nước khoáng . thành phần của các loại đá. Ví dụ: thạch anh là khoáng vật thường gặp trong đá cát, đá granit thường gặp dưới dạng tinh thể. Thuật ngữ khoáng vật cũng còn được dùng (theo nghĩa mở rộng + Khu áp cao là khu vực không khí trên lục địa hoặc đại dương có áp suất cao dần từ rìa vào trung tâm. Gió thổi từ trung tâm ra ngoài tạo thành khu khí xoáy tản. Phạm vi không gian của khu áp cao thường rất rộng, đường kính có thể tới 1.000 km. Các khu khí áp cao được hình thành do hai nguyên nhân: nhiệt (sự giảm thấp nhiệt độ về mùa đông ở các vùng trung tâm lục địa như: khu áp cao 2 Xibia, khu áp cao Nam Cực v.v .) hoặc động lực (sự gia tăng khí áp do các lớp không khí bị dồn nén từ trên cao xuống thấp. Ví dụ: khu áp cao nhiệt đới ở hai bán cầu Bắc và Nam). Trong các khu áp cao do động lực, không khí bị dồn nén, làm cho nhiệt độ tăng cao, không khí trở nên khô khan, khó đạt trạng thái bão hoà. Thời tiết ở những vùng đất có khu khí áp cao bao phủ thường trong sáng, có nắng to, nóng về mùa hạ, lạnh về mùa đông. Nếu thời gian bao phủ kéo dài sẽ gây ra hiện tượng hạn hán. Các khu khí áp cao còn gọi là các khu khí xoáy tản hoặc khí xoáy nghịch. + Khu áp thấp là khu vực không khí trên lục địa hoặc đại dương có áp suất thấp dần từ dìa vào trung tâm. Gió thổi từ ngoài vào trung tâm tạo thành một khu khí xoáy tụ. Các khu áp thấp cũng có phạm vi không gian tương tự như các khu áp cao. Nguyên nhân hình thành chúng cũng do nhiệt và động lực. Trên bề mặt Trái Đất về mùa hạ, ở các vùng lục địa lớn thường có các khu áp thấp hình thành do sự tăng cao nhiệt độ. Ví dụ: khu áp thấp Bắc Ấn Độ. ở vùng xích đạo cũng như các vùng vĩ tuyến 60 o , thường xuyên có các khu áp thấp do động lực. Ở đây có hiện tượng không khí từ cực và không khí từ chí tuyến tràn về (gió Tây), gặp nhau, bốc lên cao. Trong quá trình này, không khí hoá lạnh, tạo điều kiện cho hơi nước bão hoà. Thời tiết trong các khu áp thấp thường âm u, có nhiều mây mưa hoặc tuyết rơi. Đặc biệt các khu áp thấp sâu, hình thành trên các frônt cực và trên đường hội tụ nhiệt đới thường là nguyên nhân sinh ra các trận mưa lớn và các cơn bão. Các khu áp thấp gọi là các khu khí xoáy tụ hoặc khí xoáy thuận + Khu bảo tồn là khu đất đai rộng lớn, dành cho việc lưu giữ các giống, loài thực vật và động vật quý hiếm, trong đó chúng được tự do sinh sống và phát triển. Để tiện cho việc tính toán giờ giấc trên toàn thế giới, Hội nghị quốc tế năm 1884 đã đi đến quyết định phải đánh số các khu vực giờ trên Trái Đất để làm mốc tính giờ ở các nơi. Khu vực đánh số 0 được gọi là khu vực giờ gốc. Đó là khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua, từ khu vực đó đi về phía Đông là khu vực giờ 1, 2, 3 Giờ chính thức của toàn khu vực là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực. Ranh giới của các khu vực về nguyên tắc cũng là các đường 3 thẳng dọc theo các kinh tuyến. Tuy nhiên, ở trên đất liền nó thường là các đường ngoằn ngoèo, được quy định dọc theo biên giới của các quốc gia. Giờ chính thức thường được quy định thống nhất trong toàn quốc theo giờ của kinh tuyến đi qua thủ đô nước đó, ví dụ: nước ta lấy giờ chính thức là giờ của kinh tuyến đi qua thủ đô Hà Nội – nằm ở khu vực giờ số 7. Đối với những nước lớn có thể có nhiều khu vực giờ khác nhau, ví dụ: Liên bang Nga, Trung Quốc . Ngoài ra, để tránh sự phiền phức trong vấn đề giao thông quốc tế người ta lấy một đường kinh tuyến làm kinh tuyến đổi ngày + Khu vực giờ gốc là khu vực từ kinh tuyến 7 O 30' Tây đến 7 O 30' Đông có đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn của nước Anh nằm ở chính giữa. + Khí áp là sức nén của không khí lên mọi vật trên bề mặt Trái Đất. Do không khí có trọng lượng: 1,3g/lít, nên sức nén của nó vào khoảng 1033g/cm 2 . Trên mặt nước biển, trong điều kiện nhiệt độ không khí là 0 o C, sức nén của không khí bằng trọng lượng của cột thuỷ ngân cao 760 mm. Áp lực đó được coi là đơn vị khí áp: atmôtphe. Khí áp còn được đo bằng một đơn vị khác: miliba (mb). 1 atmôtphe bằng 1013 mb. Trên bề mặt Trái Đất, trung bình cứ lên cao 10m, áp lực không khí lại giảm đi 1mm thuỷ ngân hay 1,3mb. Từ ngày 01 tháng 01 năm 1986, theo quy ước quốc tế, đơn vị đo khí áp miliba đã được thay bằng đơn vị hextô Paxcan: 1 mb = 1hPa. + Khí áp kế là dụng cụ dùng để đo áp lực không khí. Có nhiều loại khí áp kế. Cổ điển nhất là khí áp kế thuỷ ngân gồm một ống thuỷ tinh dài 80 cm, một đầu bịt kín, trong đựng đầy thuỷ ngân và úp đầu hở vào một chén thuỷ ngân. Cột thuỷ ngân trong ống hạ xuống dưới 80 cm để lại một khoảng trống trên đầu ống bịt kín. Cột thuỷ ngân lên cao hay thấp tuỳ thuộc vào tính hình khí áp. Nếu cột thuỷ ngân cao 760mm thì khí áp là trung bình. Nếu dưới 760 mm là khí áp hạ, trên 760 mm là khí áp cao. Để tiện việc theo dõi, trên ống thuỷ tinh hoặc trên giá đỡ khí áp kế đã có chia vạch ghi sẵn số chỉ độ cao của cột thuỷ ngân. Khí áp kế thuỷ ngân tuy đơn giản, chính xác, nhưng cồng kềnh không tiện sử dụng, nên nó 4 được thay thế bằng loại khí áp kế hộp, có vỏ kim loại, gọn nhẹ, dễ di chuyển và tiện lợi cho người sử dụng. + Khí hậu là chế độ thời tiết của một địa phương trong nhiều năm. Khí hậu của một địa phương phụ thuộc vào vị trí (theo vĩ độ, theo mức độ gần hoặc xa biển, vào các dòng hải lưu (nếu ở gần biển), vào địa hình (độ cao so với mực nước biển) và vào sự thay đổi thường xuyên của các khối khí có tính chất khác nhau. Phụ thuộc vào vĩ độ địa lý, khí hậu trên Trái Đất thay đổi từ xích đạo đến hai cực. Theo Alixôp thì ở cả hai bán cầu có tất cả 7 đới khí hậu chính và 6 đới khí hậu phụ. Các đới khí hậu chính là: 1 đới khí hậu xích đạo, 2 đới khí hậu nhiệt đới, 2 đới khí hậu ôn đới và 2 đới khí hậu cực đới. Các đới khí hậu phụ là: 2 đới khí hậu cận xích đạo, 2 đới khí hậu cận nhiệt và 2 đới khí hậu cận cực. Phụ thuộc vào mức độ gần hoặc xa biển, trong các đới khí hậu lại chia ra các kiểu: khí hậu đại dương và khí hậu lục địa. Phụ thuộc vào độ cao địa hình, khí hậu lại phân hoá ra các vành đai khí hậu theo độ cao. Phụ thuộc vào ảnh hưởng của các dòng hải lưu và sự di chuyển của các khối khí, khí hậu lại phân ra các kiểu: khí hậu ở bờ đông và bờ tây các lục địa, khí hậu gió mùa v.v + Khí hậu đại dương là kiểu khí hậu của những vùng nằm ven bờ các đại dương, chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió thổi từ đại dương vào, đem theo một lượng lớn hơi nước. Đặc điểm của kiểu khí hậu này là biên độ nhiệt giữa các mùa và biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không lớn, nhưng lại có độ ẩm không khí lớn, độ mây phủ, sương mù và lượng mưa đáng kể. Ví dụ: khí hậu khu vực Tây Âu v.v . + Khí hậu lục địa là kiểu khí hậu của những vùng nằm sau trong lục địa, xa biển ít chịu ảnh hưởng điều hoà của đại dương, hoặc tuy nằm gần đại dương nhưng lại có gió thổi thường xuyên từ lục địa ra biển. Kiểu khí hậu này nói chung có biên độ nhiệt giữa ngày đêm và trong năm lớn, lượng mưa nhỏ. Ví dụ: khí hậu vùng Trung Á, vùng trung tâm Bắc Mĩ v.v . + Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất có thành phần là hỗn hợp một số loại khí có tỷ lệ cao như: nitơ (78%), ôxy (21%) và các loại khí có tỷ lệ thấp 5 hơn như: hơi nước, khí cacbonníc, hyđrô, hêli v.v . Trong khí quyển có một lượng lớn các hạt bụi có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ. Về chiều dày của lớp khí quyển, trước đây nhiều tài liệu cho là 1.000 hoặc 3.000 km, nhưng gần đây, qua số liệu đo đạc của các vệ tinh nhân tạo, đa số lại cho rằng: dấu vết của không khí còn thấy ở độ cao 68.000 km (mặc dù ở đây nó đã rất loãng, không khác gì khoảng không gian giữa các hành tinh. Đáy của khí quyển là bề mặt tiếp xúc với các lục địa và đại dương + Kinh độ địa lý là độ dài của cung trên một vĩ tuyến, từ một địa điểm nhất định trên bề mặt Trái Đất đến kinh tuyến gốc. Nếu điểm nào nằm ở phía Đông kinh tuyến gốc thì gọi là kinh độ Đông, nếu ở phía Tây kinh tuyến gốc thì gọi là kinh độ Tây. Đơn vị tính là độ, phút, giây. Ví dụ: kinh độ của đảo Cồn Cỏ ở ngoài khơi nước ta là: 107 0 21’Đ. + Kinh tuyến là đường thẳng nối hai cực Bắc và cực Nam địa lý của Trái Đất Kinh tuyến đổi ngày là đường kinh tuyến 180 ở giữa khu vực giờ số 12 trên Thái Bình Dương. Nếu tầu bè đi từ phía Tây sang phía Đông qua đường kinh tuyến này thì phải chuyển lùi lại 1 ngày, còn nếu đi từ phía Đông sang phía Tây thì phải chuyển tăng lên 1 ngày. Những địa điểm nằm ở hai bên của đường kinh tuyến 180 thuộc múi giờ số 12 tuy có giờ giống nhau nhưng lại nằm ở hai ngày khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế đường kinh tuyến đổi ngày không phải là một đường thẳng mà là một đường ngoằn ngoèo. + Kinh tuyến gốc là kinh tuyến được đánh số 0 (theo quy ước quốc tế) đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn. vật chất dẻo quánh ở lớp Manti trên (lớp trung gian) làm cho măcma phun trào ra từ các sống núi dưới đáy đại dương. Ở đó các dòng măcma lỏng luôn luôn trào lên, làm cho mảng đáy đại dương dần dần tách ra, dồn ép vào các mảng lục địa, đẩy chúng di chuyển. Hiện tượng này đã xảy ra từ 180 triệu năm trước đây và vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay. + Kiến tạo mảng là thuyết về sự hình thành và phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái đất. Thuyết này được xây dựng dựa trên các thuyết về lục địa 6 trôi và về sự tách giãn liên tục của đáy các đại dương. Theo thuyết kiến tạo mảng thì nguyên nhân sinh ra hiện tượng các lục địa trôi, chủ yếu là do hiện tượng đối lưu của …………………………………………… 7 . hyđrô, h li v.v . Trong khí quyển có một lượng lớn các hạt bụi có ngu n gốc vô cơ và hữu cơ. Về chiều dày của lớp khí quyển, trước đây nhiều tài li u cho. vực. Ranh giới của các khu vực về nguyên tắc cũng là các đường 3 thẳng dọc theo các kinh tuyến. Tuy nhiên, ở trên đất li n nó thường là các đường ngoằn

Ngày đăng: 25/06/2013, 01:27

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w