1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giải pháp quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà tại huyện tân yên, tỉnh bắc giang

118 660 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

động của thị trường, tác động qua lại và ảnh hưởng tổng hợp của các loại rủi ro, các chiến lược giảm thiểu rủi ro và vai trò của chính phủ… Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về quản lý rủi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THU HƯƠNG

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH BỆNH TRONG

CHĂN NUÔI GÀ TẠI HUYỆN TÂN YÊN,

TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THU HƯƠNG

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH BỆNH TRONG

CHĂN NUÔI GÀ TẠI HUYỆN TÂN YÊN,

TỈNH BẮC GIANG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 60.34.04.10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Hùng

HÀ NỘI, NĂM 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2015

Tác giả luận văn

Phạm Thu Hương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo- Học viện Nông nghiệp Việt Nam, những người đã truyền cho tôi kiến thức trong suốt quá trình học tập tại Học viện, đặc biệt các thầy cô Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – những người đã trực tiếp truyền đạt cho tôi kiến thức và dìu dắt tôi trong học tập

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Phạm Văn Hùng người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này

Tôi xin cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Tân Yên, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Yên, Trạm Thú y huyện Tân Yên và nhân dân 3 xã Cao Thượng, Phúc Hòa, Tân Trung huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện

và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Cuối cùng tôi xin được nói lời cảm ơn với gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp những người đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Hà Nội, Ngày 30 tháng 9 năm 2015

Tác giả luận văn

Phạm Thu Hương

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Danh mục chữ viết tắt v

Danh mục bảng vi

Danh mục hình ảnh, biểu đồ, hộp vii

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Lý luận về rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà 4

2.1.2 Quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà 9

2.1.3 Nội dung nghiên cứu quản lý rủi ro dịch bệnh 12

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro dịch bệnh 21

2.2 Cơ sở thực tiễn 23

2.2.1 Tình hình chăn nuôi gà trên thế giới 23

2.2.2 Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam 25

2.2.3 Chính sách quản lý rủi ro trong chăn nuôi của các nước trên thế giới 27

2.2.4 Một số chính sách quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà và gia cầm ở Việt Nam 30

2.2.5 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 31

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 33

Trang 6

3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 37

3.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 42

3.2 Phương pháp nghiên cứu 43

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin 43

3.2.2 Phương pháp xử lý phân tích số liệu, thông tin 45

3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 47

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50

4.1 Khái quát về chăn nuôi gà huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang 50

4.1.1 Tình hình phát triển chăn nuôi của huyện 50

4.2.Thực trạng quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang 62

4.2.1 Quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà của hộ chăn nuôi 62

4.2.2 Biện pháp phòng dịch bệnh của các tác nhân khác 77

4.2.3 Quản lý dịch bệnh của cơ quan nhà nước đối với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà 77

4.2.4 Đánh giá chung về quản lý rủi ro dịch bệnh tại địa bàn nghiên cứu 82

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà tại địa bàn nghiên cứu 84

4.3.1 Các yếu tố từ phía các hộ chăn nuôi 84

4.3.2 Năng lực quản lý dịch bệnh của cơ quan nhà nước 88

4.4 Giải pháp quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang 90

4.4.1 Giải pháp đối với các hộ chăn nuôi 90

4.4.2 Giải pháp đối với các cơ quan quản lý 92

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94

5.1 Kết luận 94

5.2 Kiến nghị 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

PHỤ LỤC 106

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHNN : Bảo hiểm nông nghiệp

BQ : Bình quân ĐVT : Đơn vị tính HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Số bảng Tên bảng Trang

Bảng 2.1 Bảng phân cấp các yếu tố rủi ro 16

Bảng 2.2 Thang đo mức độ thiệt hại 16

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai huyện Tân Yên 3 năm gần đây 36

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Tân Yên 2012 – 2014 38

Bảng 3.3 Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Tân Yên giai đoạn 2012-2014 42

Bảng 3.4 Mẫu điều tra 45

Bảng 4.1 Thực trạng phát triển chăn nuôi của huyện 2012 – 2014 50

Bảng 4.2 Số lượng gia súc gia cầm các xã điều tra từ 2012 – 2014 52

Bảng 4.3 Thông tin chung về hộ chăn nuôi gà theo quy mô 53

Bảng 4.4 Kinh nghiệm nuôi gà theo quy mô chăn nuôi 54

Bảng 4.5 Tổng quan đàn gà nuôi của huyện trong 3 năm (2012-2014) 55

Bảng 4.6 Tình hình chăn nuôi gà ở huyện Tân Yên theo quy mô 56

Bảng 4.7 Giống gà nuôi trên địa bàn nghiên cứu năm 2014 57

Bảng 4.8 Bảng chi phí chăn nuôi gà trung bình theo quy mô tại địa bàn điều tra 59

Bảng 4.9 Lợi nhuận trung bình từ chăn nuôi gà/năm theo quy mô 61

Bảng 4.10 Các bệnh chính thường gặp ở gà nuôi trên từng nhóm hộ 63

Bảng 4.11 Tình hình gà nuôi mắc bệnh của các hộ điều tra 64

Bảng 4.12 Tình hình thiệt hại do chi phí phòng bệnh thêm và chi phí nuôi kéo dài 65

Bảng 4.13 Các biện pháp phòng bệnh cho gà của người chăn nuôi 67

Bảng 4.14 Nguồn cung cấp giống gà của các hộ chăn nuôi 69

Bảng 4.15 Các loại thức ăn sử dụng trong chăn nuôi gà 70

Bảng 4.16 Lý do người dân tự chữa cho gà khi mắc bệnh 72

Bảng 4.17 Tiếp cận dịch vụ thú y của hộ chăn nuôi 73

Bảng 4.18 Biện pháp ứng xử của hộ khi xảy ra dịch bệnh 74

Bảng 4.19 Biện pháp xử lý của hộ chăn nuôi khi gà bị chết 75

Bảng 4.20 Ứng xử của hộ chăn nuôi sau khi đàn gà hết bệnh 76

Bảng 4.21 Biện pháp phòng dịch bệnh của các tác nhân 77

Bảng 4.22 Kết quả tập huấn các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gà nuôi huyện Tân Yên năm 2012-2014 80

Bảng 4.23 Tình hình triểu khai tiêm phòng vacxin cho gà nuôi ở các xã điều tra 84

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, HỘP

Ảnh 3.1 Bản đồ hành chính huyện Tân Yên 33

Biểu đồ 4.1 Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi gà của các hộ từ 2012-2014 62

Biểu đồ 4.2 Tình hình dịch bệnh ở gà nuôi tại các hộ theo mùa năm 2014 66

Biểu đồ 4.3 Biện pháp xử lý của người chăn nuôi khi gà mắc bệnh theo quy mô 71

Biểu đồ 4.4 Cách xử lý phân gà của chủ trang trại 86

Hộp 4.1 Nắng nóng kéo dài ảnh hưởng nhiều chiều đến quản lý rủi ro dịch bệnh 85

Trang 10

PHẦN I

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngành nông nghiệp từ xa xưa vốn là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, nó như một nghề truyền thống của nông dân Việt Nam, là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm chủ yếu cho người dân Đây cũng là ngành kinh tế giúp cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động Tuy nhiên nông nghiệp cũng là một trong những ngành chịu nhiều rủi

ro nhất Một người nuôi gia cầm không biết nên bán hết đàn gà hay vẫn giữ nuôi khi dịch bệnh lan đến nơi, không biết có nên tiếp tục đầu tư cho chăn nuôi nữa hay không khi giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng mà giá đầu ra thì bấp bênh, người dân gặp khó khăn khi phát hiện gà mắc bệnh mà không biết cách chữa, hay muốn tăng quy mô nhưng lại thiếu vốn, lãi suất tăng Với cơ chế thị trường mà đa phần trong số họ thiếu thông tin thị trường và thiếu tổ chức liên minh cần thiết để cùng nhau bảo vệ giá cả sản phẩm sản xuất ra Thêm vào đó, nước ta đang bước vào thời kỳ mà biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng phức tạp Người nông dân là đối tượng trực tiếp phải đối mặt với những rủi ro trong nông nghiệp nói chung và trong chăn nuôi nói riêng Vậy họ phải

có những chuẩn bị để đối phó, ứng xử với những rủi ro đó Người nông dân đã

có những biện pháp để phòng tránh và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra theo kinh nghiệm của riêng mình Tuy nhiên, ngày càng có những tác động khách quan mà trong thực tế kinh nghiệm cũng không lường trước được, năng suất và thị trường giá cả bấp bênh, rủi ro luôn rình rập, người nông dân sẽ rơi vào bị động, khả năng ứng xử còn hạn chế

Trên thế giới hiện nay, nghiên cứu rủi ro trong nông nghiệp đã được các nước phát triển quan tâm nhiều vào đầu thế kỷ XX, phát triển mạnh vào những thập kỷ 70 và 80, đặc biệt là ở Mỹ, Australia, EU, Canada và một số nước khác Nghiên cứu rủi ro trong nông nghiệp đang chuyển dần sang các nước đang trên

đà phát triển mạnh như Ấn Độ, Trung Quốc …vào những năm cuối của thế kỷ

XX Các nghiên cứu rủi ro của các nước tập trung vào các loại rủi ro như sự biến

Trang 11

động của thị trường, tác động qua lại và ảnh hưởng tổng hợp của các loại rủi ro, các chiến lược giảm thiểu rủi ro và vai trò của chính phủ… Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về quản lý rủi ro ở nhiều lĩnh vực như rủi ro tài chính doanh nghiệp, rủi ro trong sản xuất nông nghiệp…tuy nhiên đi sâu nghiên cứu quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà vẫn đang là vấn đề rất mới mẻ

Tân Yên là một huyện đang trên đà phát triển của công nghiệp và dịch vụ thương mại Đây cũng là địa bàn mà diện tích đất canh tác đang có nguy cơ thu hẹp dần để chuyển thành đất ở và đất xây dựng các khu công nghiệp Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng, đặc biệt là chăn nuôi

gà chiếm tỷ lệ lớn trong các hộ chăn nuôi Là địa bàn có số hộ chăn nuôi gà lớn,

số lượng gà nuôi đứng thứ hai trong tỉnh Bắc Giang sau Yên Thế, các hộ nông dân tại địa bàn huyện Tân Yên nói chung còn thiếu chiến lược cụ thể và chưa hiệu quả trước những rủi ro do bệnh, dịch bệnh khiến bệnh, dịch bệnh đã liên tiếp xảy

ra và gây ra thiệt hại to lớn để lại hậu quả không nhỏ cho người nông dân như dịch cúm gia cầm năm 2003-2004, Newcastle, tụ huyết trùng… là các bệnh thường xuyên bùng phát theo mùa… Hơn nữa nhằm đánh giá quản lý rủi ro dịch bệnh và đưa ra giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn

nuôi gà, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Giải pháp quản lý rủi ro dịch bệnh trong

chăn nuôi gà tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro do dịch bệnh trong chăn nuôi gà tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm đối phó và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro về dịch bệnh trong chăn nuôi gà tại địa bàn nghiên cứu

Trang 12

- Đề xuất định hướng và hệ thống các giải pháp nhằm đối phó phòng ngừa

và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro về dịch bệnh trong chăn nuôi gà trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Rủi ro và quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà là gì?

- Thực trạng quản lý rủi ro do dịch bệnh trong chăn nuôi gà ở huyện Tân Yên trong mấy năm qua thế nào?

- Yếu tố nào ảnh hưởng tới quản lý rủi ro do dịch bệnh trong chăn nuôi gà?

- Giải pháp nào cần đề xuất nhằm tăng cường quản lý rủi ro dịch bệnh, để đối phó phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro về dịch bệnh trong chăn nuôi gà trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Chủ thể nghiên cứu: Rủi ro do dịch bệnh trong chăn nuôi gà tại địa bàn nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Các tác nhân tác động tới quản lý rủi ro trong chăn nuôi gà: Hộ chăn nuôi, người thu gom, tiêu thụ, đại lý thuốc thú y, cán bộ phòng Nông nghiệp, trạm thú y và cán bộ thú y địa phương …

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro về dịch bệnh từ phía chủ thể trực tiếp chăn nuôi gà và từ phía cơ quan chức năng quản lý nhà nước, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà Từ đó đưa ra giải pháp quản lý rủi ro dịch bệnh nhằm đối phó, phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do bệnh, dịch bệnh gây ra

+ Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện, được khảo sát tại 3 xã Cao Thượng, Phúc Hòa, Tân Trung trên địa bàn huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang + Phạm vi thời gian: Nguồn số liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm gần đây từ

2012 – 2014, số liệu sơ cấp được thu thập theo phiếu điều tra năm 2014 và 2015

Đề tài được thực hiện từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 8 năm 2015

Trang 13

* Các loại hình chăn nuôi gà ở nước ta

Loại hình chăn nuôi là thuật ngữ dùng để chỉ các nhóm tổ chức chăn nuôi

có những đặc trưng khác nhau

Hiện nay, ở nước ta có thể chia các tổ chức chăn nuôi gà thành 3 loại hình chăn nuôi tương ứng với 3 phương thức chăn nuôi:

• Chăn nuôi hộ gia đình quy mô nhỏ (chăn nuôi truyền thống)

• Chăn nuôi nông hộ, gia trại, nông trại quy mô vừa (chăn nuôi bán công nghiệp)

• Chăn nuôi trang trại quy mô lớn (chăn nuôi công nghiệp) (Nguyễn Văn Thiện, 2010)

+ Chăn nuôi hộ gia đình quy mô nhỏ (chăn nuôi truyền thống)

Đây là phương thức chăn nuôi có từ lâu đời và vẫn tồn tại phát triển ở hầu khắp vùng thôn quê Việt Nam Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là số lượng nuôi dưới 500 con, đầu tư vốn ban đầu ít, đàn gà được thả rông, có thể tự tìm kiếm thức ăn và cũng tự ấp và nuôi con; chuồng trại đơn giản, thời gian nuôi kéo dài (đối với gà thịt thường nuôi tới 4-5 tháng mới đạt khối lượng để giết thịt)

Do chăn thả tự do, môi trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh dịch tễ khiến đàn gà dễ mắc bệnh, dễ chết nóng, chết rét, tỷ lệ nuôi sống thấp, hiệu quả kinh

tế không cao Tuy vậy, phương thức chăn nuôi này có những ưu điểm nhất định phù hợp với các giống gà địa phương, chất lượng thịt gà thơm ngon, vốn đầu tư không đòi hỏi lớn (chủ yếu là tiền mua giống ban đầu) Chính vì thế mà đối với các nông hộ nghèo phương thức chăn nuôi này dễ áp dụng và hộ nào cũng có thể nuôi vài ba chục con gà Tuy nhiên hiệu quả kinh tế đạt được từ phương thức này chưa cao (Trịnh Văn Thịnh, 2000)

Trang 14

+ Chăn nuôi nông hộ, nông trại quy mô vừa (chăn nuôi bán công nghiệp)

Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn những kinh nghiệm nuôi gia cầm truyền thống và kỹ thuật nuôi dưỡng tiên tiến Điều đó

có nghĩa là chế độ dinh dưỡng và quá trình phòng bệnh cho đàn gà đã được coi trọng hơn Mục tiêu của chăn nuôi mang đậm tính sản xuất hàng hóa, chứ không thuần túy là sản xuất tự cung tự cấp, số lượng nuôi từ 500-1000 con (Nguyễn Tường Hải, 2013) Để áp dụng phương thức chăn nuôi này, ngoài yêu cầu phải

có vườn rộng được bao bọc bởi hàng rào để thả gà thì cần phải đầu tư xây dựng

và mua sắm chuồng trại, các dụng cụ máng ăn, máng uống và hệ thống sưởi ấm cho đàn gà con mới nở Ngoài lượng thức ăn mà đàn gà tự kiếm ăn được trong tự nhiên như giun, dế, sâu bọ, rau, cỏ, thì lượng thức ăn do người chăn nuôi cung cấp là rất quan trọng, như vậy sẽ rút ngắn được thời gian nuôi mỗi lứa và tăng năng suất của đàn gà So với phương thức chăn nuôi gà truyền thống thì phương thức chăn nuôi bán công nghiệp đàn gà tăng trọng nhanh hơn, tỷ lệ nuôi sống cao hơn, khống chế được bệnh tật tốt hơn, thời gian nuôi mỗi lứa ngắn hơn và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn (Lương Xuân Lâm và Nguyễn Hữu Hoàng, 2010)

+ Chăn nuôi trang trại, doanh nghiệp (chăn nuôi công nghiệp)

Là hình thức chăn nuôi nhốt hoàn toàn và sử dụng thức ăn công nghiệp,

số lượng nuôi trên 1000 con Với cách nuôi này có thể rút ngắn thời gian nuôi Mỗi lứa có thể nuôi từ 200-500 con từ lúc 1 ngày tuổi đến lúc xuất chuồng Phương thức nuôi này thường được áp dụng tại một số địa phương ven đô thị, nơi đất chật, không có vườn, đồi để thả gà Khi áp dụng phương thức nuôi nhốt hoàn toàn đòi hỏi phải đầu tư xây chuồng trại (thường gà được nuôi trên nền chuồng rải dăm bào hoặc vỏ trấu) Gà được nuôi nhốt hoàn toàn tuy mau lớn hơn, thịt mềm hơn, song chất lượng thịt không chắc đậm, không thơm ngon bằng gia cầm nuôi thả, giá bán thấp hơn so với gà được nuôi tự do (Nguyễn Trọng Quang, 2013)

2.1.1.2 Dịch bệnh trong chăn nuôi gà

Dịch bệnh là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số lượng đối tượng mắc bệnh vượt quá số đối tượng mắc bệnh dự tính

Trang 15

Vùng có dịch: Là khu vực có nhiều ổ dịch được cơ quan chuyên ngành thú y có thẩm quyền xác định( Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2014)

Cách ly ổ dịch: Là việc tách riêng vật nuôi mắc bệnh truyền nhiễm, vật nuôi bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, vật nuôi mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh (Nguyễn Xuân Bính, 2005)

2.1.1.3 Khái niệm rủi ro dịch bệnh

Rủi ro là tình trạng không chắc chắn, trong đó xác suất có thể xảy ra các

sự kiện làm ảnh hưởng đến kết quả của một quá trình ra quyết định Vậy, chúng

ta có thể hiểu rủi ro là những tổn thất, những bất trắc, khả năng không đạt được kết quả mong muốn và có thể đo lường được (Bùi Thị Gia, 2005)

Việc ra quyết định trong các hoạt động kinh tế đều gặp phải rủi ro bởi vì

ra quyết định được tiến hành trước khi biết được kết quả của quyết định đó Mức

độ rủi ro phụ thuộc vào sự tác động của các yếu tố và khả năng kiểm soát các yếu

tố trong giai đoạn quyết định đến kết quả Trong khi đó từ quyết định đến kết quả

là một quá trình bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có rất nhiều yếu tố nằm ngoài dự đoán và khả năng kiểm soát của người ra quyết định nên mức độ rủi ro

là rất lớn

Như vậy Rủi ro là gì?

Cho đến nay thì vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về rủi ro, những trường phái khác nhau, tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa khác nhau về rủi ro Những định nghĩa này được đưa ra rất đa dạng, phong phú, nhưng tóm lại

có thể chia ra làm 2 trường phái lớn đó là trường phái truyền thống và trường phái trung hoà Theo Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường (2005) cho rằng:

“ Theo trường phái truyền thống

- Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy ra

- Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm, hoặc bị đau đớn, thiệt hại

- Rủi ro là sự bất trắc, gây ra mất mát, hư hại hoặc rủi ro là yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn hoặc điều không chắc chắn”

Như vậy theo trường phái truyền thống rủi ro là những thiệt hại, mất mát,

Trang 16

nguy hiểm ngoài tầm kiểm soát của con người

Còn theo phái Trung Hòa, Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường (2005) cho rằng:

‘‘- Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được

- Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người Khi có rủi ro, người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất ổn định Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước được’’

Như vậy rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được

Rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Tuy nhiên rủi ro thường mang đến những tổn thất, mất mát nguy hiểm… hơn là những mặt tích cực hay cơ hội cho con người, Nếu quản lý tốt rủi ro thì người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp trong cuộc sống của con người

* Khái niệm rủi ro và không chắc chắn trong nông nghiệp

Frank Knight là người đầu tiên phân biệt giữa rủi ro và không chắc chắn: Trong môi trường rủi ro, ta có thể đoán biết trước điều gì sẽ xảy ra, kết quả và hậu quả và xác xuất xảy ra của nó như thế nào Trong điều kiện môi trường không chắc chắn, chúng ta không biết được điều gì sẽ xảy ra, kết quả và hậu quả

của nó và xác xuất xảy ra các sự việc như thế nào (Callkins và Dennis,1983)

Ngoài ra rủi ro và không chắc chắn có thể định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, song cách phân biệt thông thường đó là: Rủi ro là sự biết không hoàn hảo

về kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của nó, còn không chắc chắn là kết quả

có khả năng xảy ra và xác suất của nó là không biết trước (Hardacer, 1997) Rủi ro đề cập đến nhiều kết quả có thể xảy ra với các khả năng khác nhau Khả năng của một kết quả nào đó hiểu theo nghĩa tần suất trung bình xảy ra kết quả

đó Trong khi đó không chắc chắn đề cập đến tình trạng có nhiều kết quả có thể xảy

ra trong một quyết định nhưng chưa biết khả năng xảy ra của từng kết quả Như vậy, rủi ro và không chắc chắn chỉ khác nhau ở việc đánh giá được hay không

Khi quyết định đầu tư vào sản xuất thì người ta cần phải cân nhắc đến sự

Trang 17

không chắc chắn vì nó sẽ có những cách khác nhau quan trọng giữa hậu quả tốt

và xấu Do đó, đối với những quyết định như vậy thì rủi ro có thể được đánh giá

là có ý nghĩa quan trọng Trong chăn nuôi gà, nhiều quyết định không cần tính đến rủi ro nhưng có nhiều quyết định cũng nên chú ý khi lựa chọn các khả năng sẵn có

* Rủi ro dịch bệnh

Rủi ro do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng dù là nguyên nhân gì thì khi xảy ra rủi ro thường gây cho con người những khó khăn trong cuộc sống như mất hoặc giảm thu nhập, phá hoại nhiều tài sản, làm ngừng trệ sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội nói chung (Ngô Quang Huân, 2008) Trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là nhìn nhận rủi ro dịch bệnh theo trường phái truyền thống, bởi vì với nông hộ thì họ quan niệm rủi ro dịch bệnh tức là sự không may, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của họ

Như vậy theo trường phái truyền thống: “Rủi ro dịch bệnh là những thiệt hại,

mất mát, nguy hiểm do dịch bệnh gây ra ngoài tầm kiểm soát của con người”

2.1.1.4 Các loại rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà

Rủi ro do dịch bệnh là một trong những rủi ro có ảnh hưởng tồi tệ nhất đến hoạt động chăn nuôi gia cầm, mà ảnh hưởng lớn nhất là đối với chăn nuôi gà;

nó cũng là một loại rủi ro có xác suất xảy ra rất lớn, từ những người chăn nuôi nhỏ đến những trang trại quy mô lớn Khi dịch bệnh bùng phát trong đàn gà sẽ gây ra thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi, thậm chí gây ra mất trắng,

đưa người chăn nuôi đến tình trạng phá sản

Đầu tiên rủi ro do dịch bệnh ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của đàn gà, kéo dài thời gian chăn nuôi dẫn đến làm tăng chi phí về nguồn thức ăn Thứ hai nó khiến cho người chăn nuôi mất thêm một khoản chi phí không nhỏ để mua thuốc chữa trị cho đàn gà Thứ ba nếu dịch bệnh bùng phát sẽ gây ra tâm lý lo ngại cho người tiêu dùng, lượng tiêu thụ các sản phẩm từ gà nuôi sẽ ít đi dẫn đến việc giá giảm và bán các sản phẩm từ gà nuôi cũng khó khăn hơn Hậu quả nặng nề nhất chính là việc đàn

gà bị chết do dịch bệnh hay phải tiêu huỷ để khống chế dịch bệnh bùng phát Điều này sẽ làm cho những người chăn nuôi rơi vào tình trạng mất trắng và bị phá sản

Trang 18

Rủi ro dịch bệnh ở gà được chia thành hai loại khác nhau là rủi ro liên quan tới đại dịch cúm gia cầm và rủi ro về các bệnh thông thường theo mùa

Dịch cúm gà hay dịch cúm gia cầm bắt đầu xuất hiện từ năm 2003 - 2004

và bùng phát trên diện rộng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có cả nước ta Đại dịch này đã gây ra tổn thất cực kỳ lớn cho ngành chăn nuôi gà của hầu hết các nước và khiến cho nhiều người chăn nuôi gà rơi vào tình trạng trắng tay Dịch cúm gà không chỉ gây bệnh cho đàn gà nuôi mà còn có khả năng lây bệnh sang người và có thể gây ra tử vong Sự nguy hiểm của nó dẫn đến tâm lý hoang mang cho cả người tiêu dùng dẫn đến không dám sử dụng các thực phẩm từ gà nuôi nhiều như trước đó (Bùi Quý Huy, 2007)

Trong những năm gần đây dịch cúm gà vẫn thường xuyên bùng phát tuy với quy mô nhỏ hơn nhưng vẫn gây ra thiệt hại lớn cho những người chăn nuôi Sự hỗ trợ của nhà nước cũng chỉ mang tính chất động viên khôi phục sản xuất cho các nông hộ chứ không có nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế Chính vì vậy nhiều hộ đã thu hẹp quy mô chăn nuôi gà so với quy mô chăn nuôi trước đây Một rủi ro dịch bệnh khác chính là rủi ro về các bệnh thông thường mang tính chất theo mùa đối với các loại gà Tuy không gây ra hậu quả nghiêm trọng như đại địch cúm gia cầm nhưng cũng có thể dẫn đến thua lỗ cho những người chăn nuôi (Nguyễn Trọng Quang, 2013) Về mùa nóng thường có các bệnh liên quan đến tiêu hoá của gà như phân xanh, phân trắng và các bệnh như tụ huyết trùng Mùa lạnh là các bệnh liên quan tới đường hô hấp như cúm, khẹc, hen Hầu hết các bệnh này quen thuộc với những người chăn nuôi và cũng không khó điều trị nếu phát hiện kịp thời, nhưng nếu phát hiện muộn việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và thiệt hại về kinh tế không nhỏ Điều khó khăn trong việc đối phó với loại rủi ro này là nó diễn ra thường xuyên và liên tục, chỉ cần những thay đổi nhỏ về thời tiết, nguồn thức ăn hay vệ sinh cho đàn gà cũng dẫn đến đàn gà bị nhiễm bệnh

2.1.2 Quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà

2.1.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà

Quản lý rủi ro là áp dụng một cách hệ thống các chính sách, các phương

Trang 19

pháp và các hành động nhằm xác định, phân tích, đánh giá, xử lý và theo dõi kiểm tra rủi ro Đối với bất kỳ một tổ chức nào, dù là một công ty lớn, một cơ quan nhà nước hay một nông trại gia đình thì quản lý rủi ro là một yêu cầu không thể thiếu, đó là một cách để một tổ chức tránh những thiệt hại và tối đa hoá những cơ hội của một tổ chức Quản lý rủi ro dịch bệnh chỉ là một hoạt động quản lý ở quy mô nhỏ Còn quản lý rủi ro là khái niệm bao quát và rộng mở hơn,

nó có thể bao gồm rất nhiều lĩnh vực: Quản lý rủi ro trong tài chính, quản lý rủi

ro trong dự án, quản lý rủi ro trong chính sách, quản lý rủi ro trong nông

nghiệp…(Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường, 2005)

Trong chăn nuôi, rủi ro phát sinh do những tác động xấu từ dịch bệnh là không thể lường trước được Người chăn nuôi chỉ biết phòng chống và hạn chế dịch bệnh bùng phát Do đó, để nhận biết rủi ro dịch bệnh và có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực của rủi ro đến từng hoạt động của tổ chức nói riêng, và toàn thể tổ chức nói chung, ta phải thực hiện quản lý rủi ro Thêm vào đó, việc xác định và đưa ra các biện pháp xử lý rủi ro do dịch bệnh có vai trò tâm điểm của hoạt động quản lý rủi ro Thực hiện quản lý rủi ro do dịch bệnh sẽ giúp tổ chức đánh giá được khả năng tác động của nó đến hoạt động của tổ chức (Nguyễn Văn Huyên, 2014)

Như vậy có thể nói: Quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà là một quá trình gồm nhận diện rủi ro, hoạch định ra những kế hoạch, những phương pháp và các hành động nhằm phân tích, đánh giá, xử lý và theo dõi kiểm tra rủi

ro do dịch bệnh gây ra với mục tiêu cuối cùng là giảm rủi ro dịch bệnh, đạt được hiệu quả chăn nuôi như mong muốn (Ngô Quang Huân, 2008)

Quản lý dịch bệnh có thể theo hai cách khác nhau là theo lứa tuổi gà và quản lý dịch bệnh theo mùa vì ở mỗi lứa tuổi của gà thường mắc các loại bệnh khác nhau, cũng như các loại bệnh thường xuất hiện vào các thời điểm, các mùa khác nhau trong năm

* Quản lý bệnh theo lứa tuổi gà:

• Gà từ 0-1 tháng tuổi: thường mắc các loại bệnh như:

+ Bệnh nấm phổi ở gà: Còn gọi là bệnh nấm cúc khuẩn do nấm

Trang 20

Aspergillus fumigatus và A Flavus gây ra, đặc biệt nguy hiểm ở gà con 3 - 12 ngày tuổi

+ Bệnh E.coli: Bệnh thường xảy ra ở gà 0-2 tháng tuổi, đặc biệt ở gà con

1 - 10 ngày và 4 - 5 tuần tuổi khi vận chuyển đi xa và bị lạnh

+ Bệnh bạch lỵ và thương hàn ở gà: Do vi khuẩn Salmonella pullorum gây

bệnh bạch lỵ ở gà con 1-21 ngày tuổi

+ Bệnh cầu trùng: Bệnh chủ yếu do các loại cầu trùng như: Eimeria tenella

(ký sinh ở manh tràng), Eimeria necatnix (ký sinh trùng ở ruột non),

E.acervulina, E.maxima, E.brunetti Bệnh thường tập trung và gây thiệt hại nhiều

ở gà con từ 20 – 30 ngày tuổi ( Nguyễn Xuân Bính, 2005)

• Gà từ 1- 3 tháng tuổi: thường mắc các loại bệnh như:

+Bệnh Gumboro: Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng

Birnavirus gây ra ở gà 3 - 6 tuần tuổi và gây nhiều thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi gà

+Bệnh sốt từng cơn gia cầm (Bệnh sốt rét- avian malaria hay còn gọi là

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà) Đây là bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gallinaceum sống ở trong hồng cầu gà gây ra, ổ dịch thường xảy ra trong mùa mưa và ở vùng nhiều muỗi Bệnh không phải là mới nhưng ít gặp nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh này Bệnh thường xảy ra ở gà thịt trên 35 ngày tuổi

+Bệnh hô hấp mãn tính: Đây là bệnh truyền nhiễm, còn gọi là bệnh CRD,

bệnh hen gà, do Mycoplasma gallicepticum gây ra ở gà thuộc mọi lứa tuổi, nhiều nhất ở gà thịt 4 - 8 tuần tuổi (Lương Xuân Lâm và Nguyễn Hữu Hoàng, 2010)

• Gà từ 3 tháng tuổi trở lên: Thường mắc các loại bệnh như:

+ Bệnh tụ huyết trùng : Đây là bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra

ở gà thịt và gà trưởng thành Bệnh hay xảy ra vào mùa hè, đặc biệt sau đợt mưa rào trời trở nên nắng gắt Gà bệnh sốt cao, thở nhanh, bỏ ăn, ủ rũ, miệng chảy nhiều nước nhờn, tiêu chảy lúc đầu phân lỏng trắng, sau chuyển qua màu xanh lá cây Những cá thể béo và gà mái dễ bị chết Bệnh tích chủ yếu: bao tim tích đầy dịch vàng, xuất huyết mỡ vành tim; phổi viêm; gan, mào và tích sưng; thịt thâm

Trang 21

+ Bệnh sưng phù đầu gà: Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn

Gr(-) Haemophillus paragallinarum gây ra ở gà thuộc mọi lứa tuổi

+ Bệnh Newcastle: Bệnh phát ra quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa

khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà, bệnh phát nhanh, lây lan rộng, tỷ lệ chết cao, điều trị tốn kém, không hiệu quả (Nguyễn Xuân Bính, 2005)

* Quản lý dịch bệnh theo mùa:

- Mùa đông: Gà thường mắc các loại bệnh như: Newcastle, Gumboro, Đầu đen, Hen suyễn…

- Mùa hè: Gà thường mắc các loại bệnh như phân xanh, phân trắng và các bệnh như tụ huyết trùng, tiêu chảy, cầu trùng, ecoli…(Nguyễn Tường Hải, 2013)

2.1.2.2 Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà

* Quản lý quá trình sản xuất:

+ Chủ thể quản lý: Hộ nông dân

+ Đối tượng quản lý: Các bệnh có thể xảy ra trên đàn gà nuôi tại gia đình, gia trại, trang trại…

Hộ nông dân đóng vai trò chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động chăn nuôi gà và phòng tránh giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh gây ra (Lương Xuân Lâm và Nguyễn Hữu Hoàng, 2010)

2.1.3 Nội dung nghiên cứu quản lý rủi ro dịch bệnh

2.1.3.1 Quy trình quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà

Quản lý rủi ro dịch bệnh có thể chia thành nhiều bước, thông thường được chia thành các bước sau:

Bước 1: Xác định bối cảnh và phạm vi quản lý rủi ro:

Đây là bước xác định bối cảnh và miền rủi ro cần phải quản lý (Bùi Thị

Trang 22

Gia và Trần Hữu Cường, 2005)

Bước 2: Xác định rủi ro:

Là phải tiếp cận một cách có hệ thống để không bỏ sót một loại rủi ro nào

Vì vậy cần liệt kê tất cả các rủi ro có thể ảnh hưởng đến tổ chức, cụ thể cân nhắc loại rủi ro dịch bệnh nào có thể xảy ra, tại sao, như thế nào, nó có ảnh hưởng thế nào đến kinh tế hộ gia đình (Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường, 2005)

Bước 3: Phân tích rủi ro:

Phân tích rủi ro đã xác định và xử lý sơ bộ (mức độ thiệt hại, xác suất xảy ra; khả năng phòng ngừa hoặc giảm nhẹ) (Ngô Quang Huân, 2008)

Bước 4: Đánh giá rủi ro:

Đánh giá rủi ro có liên quan chặt chẽ với phân tích rủi ro, nó liên quan tới vấn đề xác định các rủi ro hoạt động quản lý rủi ro hiện tại không còn phù hợp và cần phải điều chỉnh trong tương lai (Ngô Quang Huân, 2008)

Bước 5: Theo dõi, giám sát:

Mặc dù kế hoạch quản lý rủi ro đã được xây dựng, duy trì và thực hiện nhưng những phương án có thể tỏ ra không thỏa mãn, không hoàn hảo, để đảm bảo cho kế hoạch chắc chắn được thực hiện thì theo dõi giám sát là rất cần thiết (Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường, 2005)

2.1.3.2 Quản lý rủi ro dịch bệnh của hộ chăn nuôi

Sơ đồ 2.1 Quy trình quản lý rủi ro dịch bệnh

Nguồn: Ngô Quang Huân, 2008

Mô tả

Quyết định

Tương tác

Tác động

Trang 23

Trước hết, phải nhận ra rủi ro dịch bệnh ảnh hưởng đến chăn nuôi gà Sau

đó, phải hiểu được bản chất của chúng, chúng xuất hiện như thế nào, và chúng tác động qua lại với nhau như thế nào để dẫn đến tổn thất Những cảm nhận về rủi ro cũng như bất trắc, cũng được phân tích vì chúng có một tầm quan trọng to lớn Việc phân tích có liên quan đến hoạt động đánh giá, đó là đo lường rủi ro Việc đo lường rủi ro đánh giá khả năng và giá trị tổn thất hay may mắn theo tần

số và mức tổn thất Quá trình đo lường có thể mang hình thức đánh giá chất lượng, tổn thất này rất có thể xảy ra theo một hình thức đánh giá số lượng (Ngô Quang Huân, 2008)

Bước1: Nhận dạng hay xác định rủi ro dịch bệnh

Nhận dạng rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà là quá trình xác định liên tục và có hệ thống rủi ro do các loại dịch bệnh có thể xảy ra trong quá trình chăn nuôi gà của hộ nông dân, tức là xác định một danh sách các rủi ro mà hộ chăn nuôi phải gánh chịu, gồm cả các rủi ro, các sự cố cũng như các rủi ro gắn với quá trình ra quyết định

Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ hoạt động nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những rủi ro đã và đang xảy ra mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi

ro thích hợp (Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường, 2005)

Cách nhận dạng rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà:

Phương pháp thanh tra hiện trường/nghiên cứu tại chỗ:

Bằng cách quan sát và nhận xét thực tế về tổng thể bố trí mặt bằng, về các hoạt động trong chăn nuôi dẫn tới những rủi ro hiện hữu có thể nhận dạng được những nguy cơ rủi ro trong chăn nuôi gà

Các nghiên cứu cần thực hiện khi sử dụng phương pháp thanh tra hiện trường gồm:

+Vị trí địa lí (thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa…)

+Khí hậu thời tiết tại địa bàn chăn nuôi

+Khả năng đảm bảo vệ sinh, phòng dịch tại cơ sở chăn nuôi, đơn vị giết

Trang 24

mổ, chợ buôn bán, cơ quan thú y

+Môi trường xung quanh

+Biểu hiện ở đàn gà nuôi

Tất cả vấn đề nghiên cứu trên đều có những ảnh hưởng nhất định, cấu thành những nguyên nhân rủi ro dịch bệnh tiềm năng trong chăn nuôi gà của hộ nông dân (Ngô Quang Huân, 2008)

Bước 2: Phân tích rủi ro dịch bệnh

Xác định được nguyên nhân gây ra rủi ro dịch bệnh, đo lường mức độ thiệt hại, cân nhắc khả năng xảy ra và đánh giá hậu quả của nó trên cơ sở đó mới có

thể tìm ra các biện pháp phòng ngừa (Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường, 2005)

Khi hoàn thành việc phân tích rủi ro phải thực hiện đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro là việc thực hiện so sánh các rủi ro đã dự đoán với các yêu cầu pháp lý, các yếu tố xã hội Kết quả đánh giá rủi ro sẽ được sử dụng để đưa ra các giải pháp xử lý rủi ro

• Đo lường rủi ro

Các thông tin cần cho sự đo lường là: các ước lượng hậu quả về tài chính

có thể có và khả năng xảy ra các hậu quả này Sự đo lường là quan trọng vì nó ảnh hưởng tới sự phân bổ nguồn lực và kiểm soát rủi ro Để đo lường rủi ro ta cần phải:

+ Xây dựng thước đo mức độ của rủi ro

+ Áp dụng thước đo này vào các rủi ro đã được xác định

- Mục tiêu của đo lường rủi ro

Hiểu biết về rủi ro như: Nguồn gốc của rủi ro, vùng hoạt động của rủi ro

và hậu quả của nó

Tính chi phí rủi ro: Xác định được phương pháp xử lý rủi ro tiết kiệm nhất

và định giá chi phí rủi ro

Kiểm soát rủi ro: Chọn phương pháp có chi phí rủi ro thấp nhất (Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường, 2005)

- Phân cấp các yếu tố theo bảng 2.1

Trang 25

Bảng 2.1 Bảng phân cấp các yếu tố rủi ro

Tần suất Thấp

Nguồn: Ngô Quang Huân, 2008

Ô số 1 diễn tả các rủi ro có tần số và độ nghiêm trọng thấp, những rủi ro này ít khi gây ra tổn thất, và nếu tổn thất có xảy ra cũng tương đối thấp

Ô số 2 diễn tả các rủi ro có tần số thấp và độ nghiêm trọng cao, tổn thất ít khi xảy ra nhưng nếu xảy ra thì nghiêm trọng

Ô số 3 diễn tả các rủi ro có tần số cao và độ nghiêm trọng thấp, tổn thất thường xảy ra nhưng tổn thất tương đối thấp

Ô số 4 diễn tả các rủi ro có tần số và độ nghiêm trọng đều cao, tổn thất xảy ra thường xuyên và mỗi lần đều nghiêm trọng (Ngô Quang Huân, 2008)

-Thang đo mức độ thiệt hại

Bảng 2.2 Thang đo mức độ thiệt hại

Hầu như chắc chắn

xảy ra Có thể xảy ra nhiều lần trong một năm 9, 10

Có thể xảy ra Có thể xảy ra trong thời gian 5 năm 5, 6 Khó xảy ra Có thể xảy ra trong thời gian 5 - 10 năm 3, 4 Hiếm khi xảy ra Có thể xảy ra sau 10 năm 1, 2

Nguồn: Ngô Quang Huân, 2008

* Bước 3: Kiểm soát rủi ro dịch bệnh

Công việc trọng tâm của quản lý rủi ro là kiểm soát rủi ro Kiểm soát rủi

ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình,

Trang 26

hoạt động… để ngăn ngừa, né tránh, hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến Kiểm soát rủi ro phải sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt (Lê Văn Tâm, 2004)

Bao gồm các biện pháp sau:

+ Các biện pháp né tránh rủi ro: Là các biện pháp né tránh những hoạt động hoặc nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể có Đây là biện pháp được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống

+ Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất: Là sử dụng các phương pháp giảm thiểu

số lần xuất hiện các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại

+ Các biện pháp giảm thiểu tổn thất: Là những biện pháp cứu vớt những tài sản còn lại, xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro, lập quỹ dự phòng phân tán rủi ro

+ Các biện pháp chuyển giao rủi ro: Là những biện pháp chuyển rủi ro đến cho người khác, tổ chức thông qua các con đường ký hợp đồng

+ Các biện pháp đa dạng rủi ro: Gần giống với kỹ thuật phân tán rủi ro, bao gồm đa dạng hóa mặt hàng, đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa vật nuôi, cây trồng để phòng chống rủi ro

- Phòng ngừa rủi ro: Là những biện pháp dự phòng để giảm rủi ro có thể xảy ra (Nguyễn Văn Huyên, 2014)

*Bước 4: Giám sát rủi ro dịch bệnh

Là phải thực hiện theo dõi, đánh giá và kiểm soát các phương án quản lý rủi ro Cần thường xuyên theo dõi cập nhật thông tin đầy đủ về rủi ro Nếu chưa quản lý có hiệu quả thì quay lại bước hai, phân tích rủi ro Nếu còn tồn tại những rủi ro gì, hoặc phát sinh thêm rủi ro thì quay lại bước một của quy trình (Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường, 2005)

2.1.3.3 Các biện pháp và ứng xử của hộ nông dân đối với rủi ro dịch bệnh

Trong điều kiện có rủi ro xảy ra, phản ứng của nông hộ đối với thị trường chính là các quyết định của người chăn nuôi trước những rủi ro trong sản xuất Mỗi hộ chăn nuôi khác nhau có cách ứng xử khác nhau Các quyết định đó là sự kết hợp hoặc thực hiện riêng lẻ các cách sau:

Trang 27

- Tăng cường khả năng phòng dịch bằng cách tiêm phòng cho đàn gà (Mạnh Hùng, 2015), đây là biện pháp có khả năng phòng dịch cao, hầu hết các

hộ nông dân đều dựa trên kinh nghiệm chăn nuôi của mình để chủ động phòng bệnh và chữa bệnh cho đàn gà nuôi

- Quyết định tăng cường hay giảm bớt đầu tư trong chăn nuôi gà Quyết định này thường phụ thuộc vào mức thu nhập biên hay tỷ suất lợi nhuận mà một đơn vị chi phí đầu tư mang lại Thông thường nông hộ chăn nuôi sẽ tăng cường đầu tư nếu đầu tư mang lại thu nhập cao cho nông hộ Nếu có rủi ro xảy ra, nông

hộ sẽ phản ứng rất thụ động (Nguyễn Trọng Quang, 2013)

- Quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô chăn nuôi gà: Tùy thuộc vào xu hướng thay đổi cung cầu và giá cả của thị trường mà người nông dân đưa ra các quyết định tăng số lượng gà nuôi nhằm tăng số lượng sản phẩm sản xuất và cung cấp cho thị trường (Nguyễn Trọng Quang, 2013) Khi nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi tăng thì giá sản phẩm tăng, đồng thời nông hộ có xu hướng mở rộng quy mô chăn nuôi nhằm tăng cung cho thị trường Tuy nhiên khi có dịch bệnh bùng phát, giá thịt gà giảm, người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm thay thế sản phẩm chăn nuôi thì nông hộ chăn nuôi thu hẹp quy mô chăn nuôi để tối thiểu hoá thiệt hại khi có dịch bệnh, chờ hết dịch bệnh lại tiếp tục đầu tư

- Quyết định của nông hộ chăn nuôi gà trong việc lựa chọn thời điểm bán sản phẩm chăn nuôi khi có rủi ro dịch bệnh Khi có dịch bệnh xảy ra, giá sản phẩm chăn nuôi hạ thấp, nông hộ có xu hướng bán ngay khi có dịch bệnh bùng phát (Nguyễn Văn Thanh, 2013)

- Quyết định trong việc lựa chọn thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi khi có rủi ro (Nguyễn Văn Thanh, 2013): Trong điều kiện thị trường luôn có biến động, thông tin về thị trường đóng vai trò quan trọng trong các quyết định của nông hộ khi có dịch bệnh xảy ra Nếu nắm bắt được thông tin về giá cả và nhu cầu thị trường thì nông hộ sẽ phản ứng rất linh hoạt, phù hợp để thu được lợi nhuận cao nhất, hạn chế tối đa rủi ro có thế xảy ra

- Quyết định mua giống, thức ăn chăn nuôi : Đây là yếu tố cần có lựa chọn hợp lý về nơi mua, thời điểm mua, giá vật tư, hàng hoá và số lượng vật tư hàng hoá cần mua (Lã Thu Bình, 2010) Các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi trực tiếp ảnh

Trang 28

hưởng tới giá thành sản phẩm và lợi nhuận của hộ chăn nuôi, đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư trong chăn nuôi

- Quyết định chuyển sang ngành nghề khác có lợi hơn, ít rủi ro hơn so với chăn nuôi gà Nông dân là những đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất và tiêu dùng Nếu xét thấy việc chăn nuôi gà kém hiệu quả họ sẵn sàng từ bỏ ngay để chuyển sang chăn nuôi các vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao hơn hay ngành nghề khác có hiệu quả kinh tế cao hơn (Lã Thu Bình, 2010)

2.1.3.4 Quản lý rủi ro dịch bệnh của cơ quan chức năng

Tùy thuộc vào chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý mà ta lựa chọn theo cách thức quản lý khác nhau; Đứng theo phương diện quản lý xã hội thì các cơ quan chức năng quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà trên địa bàn theo các bước sau:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch: Gồm việc định rõ những mục tiêu của tổ

chức, cơ quan thiết lập một chiến lược toàn bộ để thực hiện những mục tiêu và phát triển một hệ thống gồm những kế hoạch hạ cấp để tổng hợp và phối hợp những hoạt động (Lê Văn Tâm, 2004)

Cụ thể căn cứ các chủ trương, chính sách của Trung Ương về phát triển và phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng, tỉnh Bắc Giang đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách đó bằng hệ thống các văn bản như: chỉ thị, quyết định, công văn, công điện…lập kế hoạch, hướng dẫn, để lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền và ban, ngành, đoàn thể

từ tỉnh, huyện đến cơ sở tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trong công tác quản

lý và thực hiện phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm nói chung và đàn gà nuôi nói riêng;

Bước 2: Tổ chức thực hiện: Gồm việc xác định những nhiệm vụ phải làm,

ai sẽ thực hiện những nhiệm vụ đó, những nhiệm vụ đó được tập hợp như thế nào, ai báo cáo cho ai, và những quyết định được làm ra ở đâu Động viên những người dưới quyền, điều khiển những hoạt động của những người thực hiện, chọn lọc kênh thông tin hiệu quả nhất, giải quyết các xung đột, mâu thuẫn, thay đổi, sử dụng công cụ quản lý để giảm thiểu những thiệt hai do rủi ro gây nên…thực tế

Trang 29

chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình, đề án, dự án tỉnh đã phê duyệt để phát triển sản xuất chăn nuôi phù hợp với lợi thế của từng địa phương (Lê Văn Tâm, 2004)

Bước 3: Kiểm tra, giám sát : Bao gồm các công việc theo dõi các hoạt

động, so sánh với mục tiêu đặt ra và điều chỉnh, sửa chữa những sai lệch so với mục tiêu (Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường, 2005)

Bước 4: Báo cáo tổng kết: Tổng hợp kết quả đã làm được và chưa làm

được, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho lần sau, tích lũy và phát huy năng lực quản lý của cơ quan chức năng (Nguyễn Hữu Quyền, 2015)

Các công cụ quản lý rủi ro gồm

Tài chính: là công cụ dùng tiền bạc để phòng ngừa, quản lý hỗ trợ, giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh gây ra (Đỗ Thị Hải Hà, 2008)

Tài trợ rủi ro: Khi dịch bệnh gây ra tổn thất phải có các biện pháp để tài

trợ rủi ro thích hợp như bảo hiểm nông nghiệp (Bùi Thị Gia, 2005)

Thể chế: Là công cụ của Nhà nước, chính phủ đưa ra thông qua những văn

bản, chính sách, nghị định nghị quyết để hỗ trợ, Nhà nước dùng hàng rào thuế quan và phi thuế quan để hạn chế dòng hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, bảo

vệ và tăng sự cạnh tranh của hàng hóa trong nước Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều động thái tích cực thông qua việc ban hành các chính sách thương mại và đầu tư thông thoáng và phù hợp hơn với các quy định quốc tế (Đỗ Thị Hải Hà, 2008)

Ví dụ như:

Quyết định 315/QĐ/TTg ngày 01/3/2011 về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 (Chính Phủ, 2011)

Quyết định 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm…(Chính Phủ, 2008)

Khoa học kỹ thuật: là công cụ dùng kỹ thuật hiện đại, tiên tiến phù hợp để

nâng cao năng lực sản xuất, giảm thiểu phòng tránh rủi ro Kỹ thuật có thể do Nhà nước hỗ trợ chuyển giao hoặc do các đoàn thể khuyến nông, các công ty, các

hộ có kinh nghiệm giỏi chuyển giao cho nhau Điều kiện tiên quyết để phát triển

Trang 30

là nguồn giống sạch bệnh có năng suất cao, sức chịu đựng tốt sau đó mới sử dụng các kỹ thuật khác Mới đây cả nước đang phát triển chương trình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học, đây là kỹ thuật mới đưa vào áp dụng nhưng đã đem lại hiệu quả

cao lại phòng ngừa dịch bệnh rất tốt (Đỗ Hoàng Toàn, 2008)

Nhân lực: Bổ sung sử dụng những nguồn lao động có tay nghề cao, có trình độ

chuyên môn, hỗ trợ các hộ để tăng khả năng sản xuất, giảm thiểu rủi ro Vì vậy địa phương nên thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi để nâng cao trình độ, kỹ thuật cho bà con nông dân (Đỗ Hoàng Toàn, 2008)

2.1.3.5 Biện pháp quản lý dịch bệnh

* Phòng bệnh

Là những biện pháp dự phòng, chuẩn đoán nguy cơ xảy ra dịch bệnh, để

giảm rủi ro có thể xảy ra Các biện pháp ngừa rủi ro được thực hiện trước khi các rủi ro xảy ra,vì vậy cần nhận định và dự đoán các rủi ro có thể có trong tương lai

từ đó hoạch định các chiến lược phòng ngừa phù hợp

Sử dụng các phương pháp để giảm thiểu số lần xuất hiện rủi ro dịch bệnh hoặc giảm mức độ thiệt hại do dịch bệnh mang lại, ví dụ như tiêm phòng theo định kỳ, vệ sinh môi trường chăn nuôi luôn sạch sẽ để ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát…(Bùi Quý Huy, 2007)

* Chống: Là những biện pháp cứu chữa cho đàn gà khi bị lây nhiễm bệnh,

dịch bệnh, việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, hành động cụ thể để giảm thiểu những tổn thất, mức độ thiệt hại xảy ra khi dịch bệnh lây lan Kiểm soát rủi

ro phải nhanh chóng, sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt …(Lê Ngọc Thuận, 2015)

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro dịch bệnh

2.1.4.1 Các yếu tố khách quan

Trong quá trình chăn nuôi gà nông hộ phải ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi họ sống Đó là các yếu tố khách quan ảnh hưởng lớn đến việc quản lý rủi ro dịch bệnh Vì thế, người chăn nuôi phải có những quyết định quan trọng để ứng xử rất khác nhau với rủi ro xảy ra và coi việc hạn chế rủi ro xảy ra là rất quan trọng Mục tiêu cơ bản của hạn chế rủi ro do dịch bệnh trong chăn nuôi là làm tăng khả năng của nông dân chống lại rủi ro đó,

Trang 31

tạo ra môi trường phù hợp để chăn nuôi tồn tại và phát triển

-Môi trường tự nhiên: Hiện nay, sự suy thoái và ô nhiễm môi trường đang

là một thách thức lớn cho ngành chăn nuôi Thời tiết khí hậu thay đổi khiến cho dịch bệnh có khả năng phát triển sang một dạng chủng virut mới ngày càng nhanh, sự lây lan của nó khiến con người không lường trước được Sự biến đổi của môi trường tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý rủi ro dịch bệnh của hộ chăn nuôi Bởi đó là sự việc không biết trước được xác suất của các kết quả có thể xảy ra (Nguyễn Trọng Quang, 2013)

-Quy mô, diện tích chuồng trại

Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai phì nhiêu, cây cối tươi tốt quanh năm, diện tích đất trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn Tuy nhiên, vài thập kỷ gần đây với sự gia tăng dân số chóng mặt, cùng với nhiều công trình, nhà máy mọc lên, việc quy hoạch và sử dụng đất đai không theo hệ thống làm diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp Ngoài ra, chuồng trại trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng của người dân thường xây bán kiên cố hoặc sử dụng chuồng tạm bợ nên không đảm bảo trong quá trình chăn nuôi, ngoài ra chịu tác động nhiều bởi thiên nhiên bên ngoài dẫn đến hàng năm tốn nhiều chi phí sửa chữa chuồng trại Bên cạnh đó, quỹ đất có hạn nên việc xây dựng khu chăn nuôi tập trung là rất khó, do đó rất dễ làm cho dịch bệnh lây lan, môi trường ô nhiễm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân (Nguyễn Văn Huyên, 2014)

-Nhân tố thị trường: Nhu cầu thị trường và hệ thống thị trường là nhân

tố trực tiếp ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi, quyết định đến việc quản

lý rủi ro của nông hộ làm cho nông dân có những ứng xử quan trọng trong việc ra quyết định phân bổ và sử dụng nguồn lực vào quá trình chăn nuôi sản xuất ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường Đặc biệt yếu tố đầu ra và giá

cả thị trường có ảnh hướng lớn khi dịch bệnh ở gà bùng phát, nó có thể làm giảm giá gà hay làm cho lượng tiêu thụ gà trên thị trường giảm đi do thị hiếu người tiêu dùng (Nguyễn Văn Thanh, 2013)

- Về tài chính: Nhà nước đã thành lập các hệ thống ngân hàng từ Trung

Trang 32

ương đến địa phương, đặc biệt là hệ thống Ngân hàng nông nghiệp & PTNT để cho người nông dân vay vốn, phát triển kinh tế nông nghiệp Tuy nhiên, việc kinh doanh tiền tệ và việc bảo tồn vốn lại là điều tiên quyết từ phía ngân hàng Chính điều này gây không ít khó khăn cho người dân, nhất là khi gặp rủi ro do dịch bệnh hoặc giá cả thất thường rất dễ làm cho hộ bị thua lỗ, không thể trả tiền cho ngân hàng được (Đỗ Hương, 2015)

2.1.4.2 Các yếu tố chủ quan

- Trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của người chăn nuôi

Người Việt Nam từ xưa tới nay vẫn nổi tiếng cần cù, chịu thương chịu khó, tính vươn lên trong cuộc sống, tính cộng đồng cao Tuy nhiên, với nhu cầu phát triển nông nghiệp nói chung cà chăn nuôi gà nói riêng như hiện nay thì các chủ hộ chăn nuôi ở Việt Nam đa số là chưa được qua đào tạo, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự học hỏi lẫn nhau Điều này đã khiến không ít người chăn nuôi

bị thua lỗ do chăn nuôi không đạt hiệu quả (Nguyễn Văn Huyên, 2014)

- Trình độ quản lý của cơ quan chức năng nhà nước

Phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị Để thực hiện các giải pháp quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi gà ở huyện Tân Yên thì ngoài các chính sách của Đảng và nhà nước thì những cơ chế, chính sách hỗ trợ, quản lý của địa phương huyện Tân Yên nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung đóng vai trò chủ đạo trong quá trình thực hiện Vì vậy, các chính sách quản lý của tỉnh Bắc Giang và huyện Tân Yên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh gây ra trong chăn nuôi gà của nông dân (Phạm Thị Lam, 2011)

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình chăn nuôi gà trên thế giới

Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống còn của nhân loại Ngành chăn nuôi gà không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng là các thực phẩm cơ bản, thiết yếu cho dân số của cả hành tinh mà còn góp phần đa dạng nguồn gen và đa dạng sinh học trên trái đất

Trang 33

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới – FAO năm 2011

số lượng đầu gà trên thế giới có trên 20.708 triệu con Tốc độ tăng về số lượng hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm, riêng năm 2011 tăng 2,58% so với năm 2010 (Trần Thị Thu Hà, 2012)

Các quốc gia có số lượng gà lớn của thế giới như: Trung Quốc 5.302,7 triệu con gà, đứng thứ hai là Mỹ 2000 triệu con, thứ ba Indonesia 1.349,6 triệu, thứ tư Iran 880 triệu con, năm là Ấn Độ 841,8 triệu con Việt Nam về chăn nuôi

gà có trên 200 triệu con đứng thứ 16 thế giới (Mỹ Ý, 2014)

Về con giống: Trong những năm qua, các nhà chăn nuôi đã rất nỗ lực nghiên cứu, lai tạo, nhân giống để cải tiến chất lượng thịt và sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là kết hợp các đặc điểm tốt của vật nuôi bằng biện pháp lai giống, họ đã tạo ra nhiều tổ hợp vật nuôi có chất lượng thịt và năng suất cao, có khả năng kháng bệnh Hầu hết các giống gà nhà hiện nay trên thế giới đều có nguồn gốc từ giống gà lông màu của châu Á, chúng to hơn, có năng suất cao hơn tổ tiên, được chia làm 4 nhóm: chuyên trứng, chuyên thịt (hoặc kiêm dụng), làm cảnh và gà chọi, bao gồm 1233 giống đã được công nhận Hầu hết giống phục vụ nuôi gà thương phẩm đều là con lai (Trần Thị Thu Hà, 2012)

Về phương thức chăn nuôi: Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba hình thức cơ bản đó là:

Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao,

Chăn nuôi trang trại bán thâm canh

Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh

Phương thức chăn nuôi quy mô lớn thâm canh sản xuất hàng hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và một

số nước ở Châu Á, Phi và Mỹ La Tinh Chăn nuôi công nghiệp, thâm canh, các công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn nuôi như nhân giống, lai tạo, nâng cao khả năng sinh sản và điều khiển giới tính (Nguyễn Văn Thiện, 2010)

Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh tại phần lớn các nước đang phát

Trang 34

triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung Đông Trong chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sản phẩm chăn nuôi năng xuất thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch, đang được thực hiện ở một số nước phát triển, sản phẩm chăn nuôi được người tiêu dùng ưa chuộng Xu hướng chăn nuôi gắn liền với tự nhiên đang được đặt ra cho thế kỷ 21 không chăn nuôi gà công nghiệp trên lồng tầng Tuy nhiên chăn nuôi hữu cơ năng xuất thấp, giá thành sản phẩm chăn nuôi cao thường

là mâu thuẫn với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn do đó đang là thách thức của nhân loại trong mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ

Xu hướng của thị trường Theo tổ chức nông lương thế giới FAO, nhu cầu

về sản phẩm thịt chăn nuôi của toàn cầu tăng lên hàng năm do dân số tăng và thu nhập tăng, mức sống tăng cao Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của thế giới là thịt Tổng sản lượng thịt khoảng 281 triệu tấn thịt sản xuất hàng năm, trong đó thịt bò, thịt lợn và gia cầm trong đó có thịt gà chiếm vị trí quan trọng nhất về số lượng (Trần Thị Thu Hà, 2012)

2.2.2 Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam

Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/4/2015 tổng số gia cầm của cả nước có 327 triệu con, tăng 4,0% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tổng số gà nuôi là 246 triệu con Thời gian qua dịch cúm gia cầm vẫn xuất hiện tại một vài tỉnh, kết hợp với thời tiết nắng nóng và thay đổi thất thường đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng trong nước (Viện Công nghệ sáng tạo, 2015)

Trong chăn nuôi gà của nước ta hiện nay có 3 phương thức chăn nuôi chủ yếu đó là: Chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp Chăn nuôi gà thả vườn, thả đồi là một dạng của loại hình chăn nuôi bán công nghiệp Chăn nuôi gà phát triển khá nhanh ở khắp các địa phương, nhất là sau dịch cúm Trong đó, tổng đàn phân bố không đồng đều giữa các vùng, chăn nuôi gà phát triển mạnh nhất là các vùng Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Bắc, tiếp đến là Đông Nam bộ và Bắc Trung bộ, thấp nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên Tổng đàn gà của cả nước cũng tăng mạnh, năm 2012

Trang 35

đạt 223,74 triệu con tăng lên 231,76 triệu con năm 2013 (tăng 3,58% so với năm 2012), năm 2014 số lượng gà trên cả nước đã là 246,02 triệu con, tăng 4,91% so với năm 2013 Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là các vùng có tỷ lệ tăng trưởng lớn Các tỉnh có tổng đàn gà lớn là Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, Bắc Giang v.v Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Phú Thọ, Quảng Ninh là các tỉnh chăn nuôi gà phát triển mạnh Đồng thời với sự tăng trưởng đầu con là sản lượng thịt (Viện Công nghệ sáng tạo, 2015)

Trong chăn nuôi gà, chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ vẫn chiếm phần lớn, nhất

là tại các vùng nông thôn, vùng trung du, miền núi, nơi có trên 75% dân số cả nước ta và phần lớn các hộ có chăn nuôi Chăn nuôi nông hộ như là một hình thức tự cung, tự cấp, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, lao động nông nhàn, đất đai tự nhiên, đầu tư ít vốn, tự để giống… vẫn chiếm phần lớn Thống kê năm

2009 cho thấy, chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm đến 69%, trong khi chăn nuôi trang trại, sản xuất hàng hóa qua nhiều năm thúc đẩy mới chỉ chiếm 31% (Nguyễn Ngọc Sơn, 2014)

Chăn nuôi gà thả vườn phát triển mạnh trong khoảng thời gian 6-7 năm trở lại đây, với các đặc điểm: Giống nuôi là giống kiêm dụng: Gà bản địa (gà Mía, gà Ri) lai với gà Tam Hoàng, Lương Phượng của Trung Quốc và gà Kabir;

Gà dễ nuôi, thích ứng với điều kiện nuôi bán công nghiệp: Gà được nuôi chủ yếu tại các vùng trung du có nhiều quỹ đất, nuôi chủ yếu lấy thịt, phẩm chất thịt tương đối thơm ngon, màu sắc phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; Gà được nuôi theo phương thức bán công nghiệp (có chuồng, là loại chuồng hở, đầu tư thấp, có sân chơi, có nơi có vườn rộng cho gà kiếm mồi và vận động), thức ăn là thức ăn công nghiệp trong thời gian đầu và thức ăn tận dụng từ sản phẩm nông nghiêp, tự kiếm ở tự nhiên, gà nuôi bình quân 3 lứa/năm, kể cả thời gian trống chuồng Thịt gà thả vườn có khả năng cạnh tranh rất tốt với gà công nghiệp, là một hướng mở ra công ăn việc làm và tạo thu nhập có hiệu quả ở các vùng nông thôn hiện nay (Mỹ Ý, 2014)

Trong xu thế phát triển, công tác chỉ đạo, quản lý thú y, phòng chống dịch bệnh… Đặc biệt là lựa chọn giống nuôi, áp dụng công nghệ chăm sóc, qui trình

Trang 36

chăn nuôi sạch, theo khoa học… được áp dụng khá phổ biến nên chất lượng thịt tốt hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và mức tăng trưởng của chăn nuôi hàng hóa trong những năm gần đây có xu hướng tăng mạnh hơn chăn nuôi nông hộ, bình quân đạt 9-11%/năm, trong khi toàn ngành chăn nuôi tăng trưởng 5,8-6%/năm Như vậy, chăn nuôi trang trại, gia trại, hàng hóa có xu hướng tăng nhanh hơn tổng toàn ngành chăn nuôi nói chung Đây là xu thế tất yếu của ngành chăn nuôi

gà do đòi hỏi của thị trường trong những năm tới (Nguyễn Ngọc Sơn, 2014)

2.2.3 Chính sách quản lý rủi ro trong chăn nuôi của các nước trên thế giới

Ngày nay, khi sản xuất chăn nuôi đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa nhưng vẫn phải đối phó với những rủi ro ngày càng nhiều hơn do các biến động của thị trường, môi trường sinh thái, khí hậu nên việc đề phòng và đối phó với rủi

ro càng cần được chú trọng và chính sách quản lý rủi ro là một công cụ không thể thiếu trong quá trình quản lý rủi ro Chính sách quản lý rủi ro ở một số nước tập

trung vào các nhóm nội dung như sau:

* Chính sách bảo hiểm nông nghiệp

Trung Quốc là nước đông dân, trong đó khoảng 328 triệu người là lao động nông nghiệp Giải quyết bảo hiểm trong nông nghiệp trở thành vấn đề nan giải của Nhà nước khi hàng năm có khoảng hơn 20% đất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi các thảm họa tự nhiên, ước tính thiệt hại khoảng 18 tỷ đô la năm 2004 Trong năm 2007 Chính phủ Trung Quốc đã trợ cấp cho nông dân ở 16 tỉnh mua bảo hiểm cho 6 loại cây trồng chính và bảo hiểm với lợn nái, mở rộng với bò sữa năm 2008 Một số cây trồng đặc thù của tỉnh không được trợ cấp mua bảo hiểm thì có thể được chính quyền trợ cấp Số tiền mà chính Phủ Trung Quốc dùng để trợ cấp cho ngành BHNN vào năm 2007 là 300 triệu USD, năm 2008 là 900 triệu USD Nhờ đó, 28,28 triệu lợn nái(chiếm 60%) tổng số lợn nái của Trung Quốc)

và 70% diện tích cây trồng được bảo hiểm Năm 2009, tổng mức trợ cấp cho BHNN của Trung Quốc là 5,97 tỷ nhân dân tệ(875 triệu USD) và 127 triệu hộ nông dân đã mua BHNN (Nguyễn Mậu Dũng, 2011)

Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc đã thành lập thêm bốn công ty BHNN khác như:

Trang 37

-Công ty BH tương trợ Sunlight: Tham gia cung cấp BHNN cho vùng, chủ yếu dưới hình thức bảo hiểm năng suất

- Công ty BH Anxin( Thượng Hải): cung cấp dịch vụ bảo hiểm ngành trồng trọt và chăn nuôi cho vùng Đây là công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm dịch bệnh gia súc, gia cầm lớn nhất ở Trung Quốc

- Công ty Bảo hiểm nông nghiệp Anhua (tỉnh Cát Lâm): Trong năm 2005, công ty này đã cung cấp bảo hiểm thí điểm cho 6 sản phẩm nông nghiệp là ngô, thuốc lá, dâu tây, bò sữa, lợn, gia cầm

- Công ty Bảo hiểm Nông nghiệp Guoyan (tỉnh An Huy): là công ty bảo hiểm nông nghiệp mới được thành lập năm 2008 (Nguyễn Mậu Dũng, 2011) Tại Mỹ, theo quy định của Luật pháp Mỹ, chương trình bảo hiểm nông nghiệp liên bang được phép có tỷ lệ tổn thất không vượt quá 7,5% - tức là chính phủ sẵn sàng hỗ trợ thêm tương đương với 7,5% tổng mức phí bảo hiểm Tỷ lệ

hỗ trợ của Mỹ cho bảo hiểm nông nghiệp ngày càng tăng và hiện nay trung bình nhà nước chịu 70% còn người dân chỉ chịu mức khoảng 30% tổng chi phí của Chương trình bảo hiểm (Hiền Anh, 2015)

Bảo hiểm nông nghiệp ở Mỹ được áp dụng cho nhiều lọai cây trồng, nhưng chỉ riêng 4 loại cây chính là ngô, đậu tương, lúa mỳ và bông đã chiếm tới 79% trong tổng số 5 tỷ USD phí bảo hiểm hàng năm Chương trình này phủ khoảng 72% diện tích cây nông nghiệp, trong đó 73% phí thu được từ bảo hiểm năng suất và 25% từ bảo hiểm doanh thu Bảo hiểm chăn nuôi bảo hiểm cho động vật chết do tai nạn hoặc bệnh dịch, cũng bảo hiểm cho cả nuôi trồng thủy hải sản như con nghêu, bảo hiểm lâm nghiệp và nhà kính, Từ 2008, có 17 công

ty bảo hiểm tư nhân bán các bảo hiểm nông nghiệp, trong đó 7 công ty chỉ chuyên bảo hiểm cây trồng, một công ty chuyên bảo hiểm vật nuôi, và 9 công ty bán cả hai loại hình bảo hiểm cây trồng và vật nuôi Nhờ đó, tại Mỹ có tới 85% nông dân mua bảo hiểm nông nghiệp (Hiền Anh, 2015)

*Chính sách hỗ trợ bán hàng và marketing sản phẩm

Các chính sách can thiệp của chính phủ New Zealand hướng đến mục tiêu

là duy trì môi trường kinh tế cạnh tranh và tạo ra càng ít các trở ngại đối với điều

Trang 38

chỉnh kinh tế càng tốt Trong khung pháp lý kinh tế vĩ mô ổn định và được định hướng thị trường, nông dân New Zealand có sự linh hoạt đáng kể trong việc thích nghi sản xuất của hộ thông qua việc tiếp cận dễ dàng với các thị trường (Trần Thị Thu Hà, 2012)

*Chính sách hỗ trợ xây dựng các tổ chức đại diện về quyền lợi cho người nông dân

Tại Cameroon, đã hình thành các công cụ chính để bảo vệ người sản xuất

và hạn chế các rủi ro như sau: Hiệp hội Hợp tác xã của người nông dân vùng Tây Nam (SOWEFCU), Liên đoàn Liên hiệp sản xuất Ca cao của Mbam và Inoubou (FUPROCAM) Các tổ chức này được coi như là đại diện của người nông dân trồng ca cao giúp người nông dân liên kết thành một khối có tính pháp lý và giảm thiểu các rủi ro khi hoạt động sản xuất (Nguyễn Trọng Quang, 2013)

* Chính sách đưa thông tin giá cả và thị trường tới người nông dân

Chính phủ Hà Lan cũng quan tâm đến việc nghiên cứu rủi ro, cung cấp các thông tin và đào tạo nông dân để họ có thể nắm bắt và vận dụng có hiệu quả các công cụ quản lý rủi ro trong hoạt động nông nghiệp của mình (Nguyễn Văn Thanh, 2013)

* Chính sách cải tiến kỹ thuật sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ cho sản xuất

Để quản lý rủi ro từ giá thị trường, chính phủ Ai Cập đã đưa ra chương trình giảm thiểu rủi ro bằng việc khuyến khích nâng cao thâm canh trong trồng bông thông qua việc tăng lao động trồng bông thay vì tăng thêm vụ sản xuất chính Khi đã tăng thâm canh trồng bông thì sẽ làm tăng lượng bông sản xuất được và đem lại nhiều lợi ích cho người nông dân khu vực nghèo của Ai Cập (Nguyễn Văn Thanh, 2013)

* Chính sách hỗ trợ khi xảy ra rủi ro do thiên tai

Chính phủ Úc có chương trình “Hỗ trợ đặc biệt” nhằm hỗ trợ cho những nông dân gặp rủi ro Chương trình này cung cấp các hỗ trợ kể cả ngắn hạn và dài hạn cho nông dân và những người kinh doanh nhỏ trong trường hợp

bị các rủi ro ít khi xảy ra nhưng lại gây thiệt hại nghiêm trọng Chương trình

Trang 39

cứu trợ (ECRP) Chương trình này cung cấp các khoản cứu trợ cho các hộ bị thiệt hại thu nhập đáng kể từ hạn hán để hộ có thể bù đắp các chi phí sinh hoạt hàng ngày (Mỹ Ý, 2014)

2.2.4 Một số chính sách quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà và gia cầm ở Việt Nam

*Mua bảo hiểm

Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) Việt Nam đã được triển khai cách đây hơn 20 năm, từ năm 1982 tại hai huyện Nam Ninh và Vụ Bản tỉnh Nam Định Theo Vụ Bảo Hiểm- Bộ Tài Chính, do rủi ro trong nông nghiệp rất cao nên tỉ trọng tham gia bảo hiểm ở Việt Nam ở mức rất thấp, chỉ khoảng 1% tổng diện tích cây trồng và số vật nuôi được bảo hiểm Sau hơn một năm triển khai thực hiện thí điểm Bảo hiểm Nông nghiệp theo quyết định 315/2011/QĐ-TTG ngày 01/03/2011, ngoài những kết quả thu được thì mặt hạn chế còn rất nhiều vì số lượng nông dân biết đến BHNN còn ít so với tiềm năng Theo ước tính của Bộ Tài chính, mới có khoảng 3% số hộ thuộc đối tượng tham gia BHNN Ngay cả đối tượng là người nghèo được nhà nước hỗ trợ 100% phí bảo hiểm nhưng cũng mới chỉ có 85% số hộ tham gia Diện tích cây trồng, nuôi trồng thủy sản, số đầu gia súc, gia cầm tham gia còn ít: 24.792 ha lúa, 1.247.828 ha nuôi trồng thủy hải sản, 167.733 đầu gia súc, gia cầm (Phạm Thị Định, 2013)

* Sản xuất theo hợp đồng

Theo tác giả Đặng Kim Sơn (2001), trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm

của thế giới và Việt Nam cho rằng: “sản xuất nông sản theo hợp đồng (contract farming-CF) hay hệ thống hợp đồng (contract system) là hình thức tổ chức sản xuất gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến hoặc kinh doanh nông sản bằng hợp đồng hai chiều qui định các điều kiện sản xuất và tiếp thị nông sản hàng hoá” Điểm lợi chủ yếu của hình thức hợp tác sản xuất này là chia sẻ rủi ro, phân phối lợi nhuận hợp lý, tập hợp người sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ

lẻ thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung và ổn định, tăng cường trao đổi thông tin giữa thị trường với người sản xuất Tuy nhiên mức độ áp dụng hình thức này ở Việt Nam còn khá khiêm tốn, phần lớn xuất hiện ở các nông trường

Trang 40

quốc doanh, hoặc các công ty liên doanh với nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

Một số chủ trương, chính sách nhằm hạn chế rủi ro, đặc biệt là rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà ở Việt Nam

Quyết định 719/QĐ-TTg ngày 5/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh gia súc, gia cầm (Chính phủ, 2008)

Nghị định chính phủ số 08/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2010 về quản lý thức ăn chăn nuôi (Chính phủ, 2010)

Thông tư 61/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm…(Bộ Nông nghiệp& PTNT, 2010)

2.2.5 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về rủi ro, quản lý rủi ro và các biện pháp phòng chống rủi ro

đã có một số các công trình nghiên cứu, ví dụ như sau:

Ngô Thị Lan Anh (2014) Quản lý rủi ro trong trang trại chăn nuôi gà tại

xã Tốt Động huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Gia Lâm, Hà Nội Tác giả đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp và xử lý thông tin, phương pháp hạch toán và các chỉ tiêu nghiên cứu để đánh giá đúng thực trạng rủi ro và quản lý rủi ro trong trang trại chăn nuôi gà, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và những thuận lợi khó khăn trong quản

lý của người chăn nuôi, từ đó tác giả đã đưa ra những giải pháp quản lý rủi ro nhằm hạn chế rủi ro một cách tốt nhất tại địa bàn nghiên cứu

Phạm Thị Lam (2011) Phân tích rủi ro trong chăn nuôi lợn ở Huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Gia Lâm, Hà Nội Dựa trên phương pháp phân tích rủi ro, phương pháp phân tích cây vấn đề và một số phương pháp thống kê, mô tả, so sánh tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu những rủi ro trong chăn nuôi, thiệt hại gây ra và đưa ra những giải pháp, chiến lược giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn ở huyện Nam Sách, Hải Dương

Nguyễn Trọng Quang (2013) Nghiên cứu ứng xử của hộ nông dân với rủi

ro về dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm tại huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang,

Ngày đăng: 17/02/2017, 10:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w