1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bộ câu hỏi ôn tập kinh tế học vĩ mô của Mankiw - Đại học kinh tế UEH

61 1,8K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 520,92 KB

Nội dung

Bộ câu hỏi ôn tập kinh tế vĩ mô của đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh UEH, được biên soạn theo sách Kinh Tế Vĩ Mô của Mankiw.

Trang 1

CÂU HỎI ÔN TẬP KINH TẾ VĨ MÔ1

1 Lưu ý: Đây là bản dịch từ quyển Solutions Manual for Mankiw's Macroeconomics của John

ản quyền thuộc về Fulbright Economics Teaching Program

(Solutions Manual for Mankiw's Macroeconomics)

Biên dịch: Kim Chi

Hiệu đính: Châu Văn Thành/Nguyễn Hoài Bảo

Trang 2

Mục lục

CHƯƠNG 1: KHOA HỌC KINH TẾ VĨ MÔ 3

CHƯƠNG 2: SỐ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ 4

CHƯƠNG 3: THU NHẬP QUỐC GIA HÌNH THÀNH VÀ PHÂN BỔ NHƯ THẾ NÀO 5

CHƯƠNG 4: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ I 7

CHƯƠNG 5: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ II 9

CHƯƠNG 6: THẤT NGHIỆP 11

CHƯƠNG 7: TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT 13

CHƯƠNG 8: NỀN KINH TẾ MỞ 17

CHƯƠNG 9: GIỚI THIỆU CÁC BIẾN ĐỘNG KINH TẾ 20

CHƯƠNG 10: TỔNG CẦU I 26

CHƯƠNG 11: TỔNG CẦU II 31

CHƯƠNG 12: TỔNG CẦU TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 34

CHƯƠNG 13: TỔNG CUNG 40

CHƯƠNG 14: CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH HOÁ 43

CHƯƠNG 15: NỢ CỦA CHÍNH PHỦ VÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH 47

CHƯƠNG 16: TIÊU DÙNG 49

CHƯƠNG 17: ĐẦU TƯ 54

CHƯƠNG 18: CUNG TIỀN VÀ CẦU TIỀN 56

CHƯƠNG 19: BÀN THÊM VỀ LÝ THUYẾT BIẾN ĐỘNG KINH TẾ 60

Trang 3

CHƯƠNG 1: KHOA HỌC KINH TẾ VĨ MÔ

1 Giải thích sự khác biệt giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô Hai lĩnh vực này liên quan với nhau như thế nào?

2 Tai sao các nhà kinh tế học xây dựng các mô hình?

3 Một mô hình cân bằng thị trường là gì? Khi nào giả định về sự cân bằng thị trường là phù hợp?

ĐÁP ÁN

1 Kinh tế vi mô nghiên cứu cách thức các doanh nghiệp và hộ gia đình ra quyết định

và họ tương tác với nhau như thế nào Các mô hình kinh tế vi mô về doanh nghiệp

và hộ gia đình dựa trên nguyên tắc tối ưu hoá – các doanh nghiệp và hộ gia đình

nỗ lực hoạt động tốt nhất có thể ứng với những điều kiện ràng buộc mà họ phải đối phó Ví dụ, các hộ gia đình chọn hàng hoá nào để mua nhằm tối đa hoá độ

thỏa dụng, trong khi các doanh nghiệp quyết định sản xuất bao nhiêu nhằm tối đa hoá lợi nhuận Ngược lại, kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế như một tổng thể; môn học này tập trung vào những vấn đề như tổng sản lượng, tổng việc làm, và

mức giá chung được xác định ra sao Các biến số của toàn thể nền kinh tế này dựa vào sự tương tác của nhiều hộ gia đình và nhiều doanh nghiệp; do đó, kinh tế vi

mô tạo thành cơ sở cho kinh tế vĩ mô

2 Các nhà kinh tế học xây dựng các mô hình như m ột phương tiện để tóm tắt các

mối quan hệ giữa các biến số kinh tế Các mô hình có ích vì chúng thu gọn nhiều chi tiết trong nền kinh tế và cho phép người ta tập trung vào những mối quan hệ kinh tế quan trọng nhất

3 Một mô hình cân bằng thị trường là mô hình trong đó giá điều chỉnh để cân bằng cung và cầu Các mô hình cân bằng thị trường hữu ích trong những tình huống mà

mức giá có tính linh hoạt Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, mức giá linh hoạt không chắc là một giả định sát thực tế Ví dụ, hợp đồng lao động thường ấn định

tiền lương cố định trong ba năm Hoặc những doanh nghiệp như các nhà xuất bản

tạp chí thường chỉ thay đổi mức giá sau ba đến bốn năm Hầu hết các nhà kinh tế

vĩ mô tin rằng tính linh hoạt của giá là một giả định hợp lý để nghiên cứu những

vấn đề dài hạn Trong dài hạn, giá phản ứng trước sự thay đổi của cầu hay cung, cho dù trong ngắn hạn, giá có thể chậm điều chỉnh

Trang 4

CHƯƠNG 2: SỐ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ

1 Liệt kê hai loại đại lượng mà GDP đo lường Làm thế nào GDP lại có thể cùng

một lúc đo lường được hai loại đại lượng này?

2 Chỉ số giá tiêu dùng đo lường cái gì?

3 Liệt kê ba nhóm người được Cục Thốn g kê lao động sử dụng để xếp loại mọi người trong nền kinh tế Cục Thống kê tính toán tỷ lệ thất nghiệp như thế nào?

4 Giải thích định luật Okun

ĐÁP ÁN

1 GDP đo lường tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế và tổng chi tiêu vào

sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế GDP có thể cùng một lúc đo lường được hai đại lượng vì cả hai thật ra cũng chỉ là một: đối với một nền kinh tế trên bình diện tổng thể, thu nhập phải bằng chi tiêu Như minh họa qua biểu đồ dòng lưu chuyển trong sách giáo khoa, có những cách khác nhau nhưng tương đương

với nhau để đo lường dòng tiền trong nền kinh tế

2 Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá chung của nền kinh tế Đại lượng này cho

ta biết giá của một rổ hàng hoá cố định so với giá của chính rổ hàng hoá đó ở năm

x nghiep that

thực Định luật Okun có thể được tóm tắt bằng phương trình:

% ∆GDP thực = 3% - 2 × (∆Tỷ lệ thất nghiệp)

Nghĩa là, nếu tình trạng thất nghiệp không thay đổi, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực là

3 phần trăm Ứng với mức thay đổi tỷ lệ thất nghiệp là một điểm phần trăm (ví dụ,

giảm từ 6 phần trăm xuống 5 phần trăm, hay tăng từ 6 phần trăm lên 7 phần trăm),

sản lượng sẽ thay đổi 2 phần trăm theo chiều ngược lại

Trang 5

CHƯƠNG 3: THU NHẬP QUỐC GIA HÌNH THÀNH VÀ PHÂN BỔ NHƯ

TH Ế NÀO

1 Sản lượng của một nền kinh tế sản xuất ra được xác định bởi những yếu tố nào?

2 Giải thích làm thế nào một doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận đưa ra quyết định về cầu là bao nhiêu cho từng yếu tố sản xuất

3 Vai trò của quy luật sinh lợi (hay lợi suất) không đổi theo qui mô trong phân phối thu nhập là gì?

4 Tiêu dùng và đầu tư được xác định bởi những yếu tố nào?

5 Giải thích sự khác biệt giữa các khoản chi mua của chính phủ và các khoản thanh toán chuyển nhượng của chính phủ Hãy cho hai ví dụ ứng với từng khoản mục

6 Yếu tố nào xác định cân bằng giữa cầu và cung hàng hoá và dịch vụ của nền kinh

tế (trong chương học này)?

7 Giải thích điều gì xảy ra cho tiêu dùng, đầu tư, và lãi suất khi chính phủ tăng thuế

ĐÁP ÁN

1 Các yếu tố sản xuất và công nghệ sản xuất xác định sản lượng mà một nền kinh tế

có thể sản xuất Các yếu tố sản xuất là những yếu tố đầu vào được sử dụng để sản

xuất hàng hoá và dịch vụ: những yếu tố quan trọng nhất là vốn và lao động Công nghệ sản xuất xác định mức độ sản lượng nhiều hay ít có thể được sản xuất ra ứng

với các yếu tố đầu vào cho trước này Tăng một trong các yếu tố sản xuất hay cải thiện công nghệ sẽ dẫn đến tăng sản lượng của nền kinh tế

2 Khi một doanh nghiệp quyết định sử dụng một yếu tố sản xuất bằng bao nhiêu, họ

sẽ cân nhắc xem quyết định này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào Ví dụ,

nếu thuê thêm một đơn vị lao động sẽ tăng sản lượng và do đó tăng doanh thu; doanh nghiệp so sánh doanh thu tăng thêm này với chi phí tăng thêm do phải trả thêm tiền công lao động Doanh thu tăng thêm mà doanh nghiệp nhận được phụ thuộc vào sản phẩm biên của lao động (MPL) và giá hàng hoá sản xuất ra (P) Một đơn vị lao động tăng thêm sản xuất ra được MPL đơn vị sản lượng tăng thêm, và

số sản lượng tăng thêm này được bán ra với mức giá P Do đó, doanh thu tăng thêm của doanh nghiệp là P× MPL Chi phí thuê mướn thêm một đơn vị lao động

là tiền công W Như vậy, quyết định tuyển dụng thêm lao động này ảnh hưởng đến lợi nhuận như sau:

∆Lợi nhuận = ∆Doanh thu - ∆Chi phí = (P× MPL) – W

Nếu doanh thu tăng thêm, (P × MPL), cao hơn chi phí thuê mướn thêm một đơn

vị lao động, (W), thì lợi nhuận gia tăng Doanh nghiệp sẽ tuyển dụng thêm lao động cho đến khi không còn khả năng sinh lợi từ việc tuyển dụng này nữa – nghĩa

là cho đến khi MPL giảm xuống cho tới điểm mà ở đó thay đổi của lợi nhuận bằng zero Trong phương trình trên đây, doanh nghi ệp thuê thêm lao động cho đến khi

∆Lợi nhuận = 0, nghĩa là khi (P× MPL) = W

Điều kiện này có thể được viết lại:

Trang 6

3 Một hàm sản xuất có sinh lợi không đổi theo qui mô nếu khi ta tăng đồng đều tất

cả các yếu tố sản xuất thêm một tỷ lệ phần trăm nhất định sẽ làm tăng sản lượng thêm cùng một tỷ lệ phần trăm Ví dụ, nếu một doanh nghiệp gia tăng sử dụng vốn

và lao động thêm 50 phần trăm, sản lượng sẽ tăng thêm 50 phần trăm, thì hàm sản

xuất này có sinh lợi không đổi theo qui mô

Nếu hàm sản xuất có sinh lợi không đổi theo qui mô thì tổng thu nhập (hay tổng

sản lượng) trong nền kinh tế gồm những doanh nghiệp cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận sẽ được phân chia thành sinh lợi của lao động, MPL × L, và sinh lợi của

vốn, MPL × K; nghĩa là trong đi ều kiện sản lượng không đổi theo qui mô, lợi

nhuận kinh tế bằng không

4 Tiêu dùng phụ thuộc đồng biến với thu nhập khả dụng – thu nhập sau khi đã n ộp

tất cả các khoản thuế Thu nhập khả dụng càng cao thì tiêu dùng càng nhiều

Cầu đầu tư phụ thuộc nghịch biến với lãi suất thực Để việc đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận, sinh lợi của nó phải lớn hơn chi phí Vì lãi su ất thực đo lường chi phí của

vốn, lãi suất thực càng cao thì chi phí đầu tư càng lớn, vì thế cầu đầu tư sẽ giảm

5 Chi mua của chính phủ bao gồm những hàng hoá và dịch vụ mà chính phủ trực

tiếp mua sắm Ví dụ, chính phủ mua tên lửa và xe tăng, xây dựng đường sá, và cung cấp những dịch vụ như kiểm soát không lưu Tất cả các hoạt động này là một

phần của GDP Thanh toán chuyển nhượng là thanh toán của chính phủ cho cá nhân mà không đổi lấy (hay không đối ứng) hàng hoá hay dịch vụ gì cả Thanh toán chuyển nhượng là ngược lại với thuế: thuế làm giảm thu nhập khả dụng của

hộ gia đình, trong khi thanh toán chuyển nhượng làm tăng thu nhập khả dụng Ví

dụ về thanh toán chuyển nhượng bao gồm các khoản thanh toán bảo hiểm xã hội cho người già, bảo hiểm thất nghiệp, và phúc lợi cựu chiến binh

6 Tiêu dùng, đầu tư và chi mua của chính phủ xác định cầu đối với sản lượng của

nền kinh tế, trong khi các yếu tố sản xuất và hàm sản xuất xác định cung sản lượng Lãi suất thực điều chỉnh để bảo đảm rằng cầu hàng hoá của nền kinh tế

bằng với cung Ở mức lãi suất cân bằng, cầu hàng hoá và dịch vụ bằng với cung

7 Khi chính phủ tăng thuế, thu nhập khả dụng giảm, và do đó tiêu dùng cũng gi ảm

Mức giảm tiêu dùng sẽ bằng lượng thuế gia tăng nhân cho khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC) MPC càng cao thì ảnh hưởng nghịch biến của tăng thuế đối với tiêu dùng càng lớn Vì sản lượng được ấn định bởi các yếu tố sản xuất và công nghệ sản xuất nhất định, và chi mua của chính phủ không đổi cho nên sự giảm sút tiêu dùng phải được bù trừ bằng sự gia tăng đầu tư Để đầu tư gia tăng, lãi su ất

thực phải giảm Do đó, tăng thuế dẫn đến giảm tiêu dùng, tăng đầu tư và giảm lãi

suất thực

Trang 7

CHƯƠNG 4: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ I

1 Trong mô hình Solow, tỷ lệ tiết kiệm ảnh hưởng như thế nào đến mức thu nhập ở

trạng thái dừng? Nó ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ tăng trưởng ở trạng thái

dừng?

2 Tại sao một nhà hoạch định chính sách kinh tế có thể chọn mức vốn theo Qui tắc Vàng?

3 Một nhà hoạch định chính sách kinh tế có thể chọn một trạng thái dừng với nhiều

vốn hơn so với trạng thái dừng theo Qui tắc Vàng hay không? Họ có thể chọn một

trạng thái dừng với ít vốn hơn so với trạng thái dừng theo Qui tắc Vàng hay không? Giải thích câu trả lời của bạn

4 Trong mô hình Solow, tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến mức thu nhập ở trạng thái dừng như thế nào? Nó ảnh hưởng như thế nào đến tốc dộ tăng trưởng ở trạng thái dừng?

ĐÁP ÁN

1 Trong mô hình Solow, một tỷ lệ tiết kiệm cao dẫn đến trữ lượng vốn ở trạng thái

dừng lớn, và mức sản lượng ở trạng thái dừng cao Một tỷ lệ tiết kiệm thấp dẫn đến trữ lượng vốn ở trạng thái dừng thấp, và mức sản lượng ở trạng thái dừng

cũng thấp Tiết kiệm càng cao dẫn đến tăng trưởng kinh tế càng nhanh chỉ trong

ngắn hạn Gia tăng tỷ lệ tiết kiệm giúp đẩy mạnh tăng trưởng cho đến khi nền kinh

tế đạt trạng thái dừng mới Nghĩa là nếu nền kinh tế duy trì mức tiết kiệm cao, thì

nền kinh tế cũng sẽ duy trì trữ lượng vốn lớn và mức sản lượng cao, nhưng nó sẽ

2 Thật sự hợp lý khi ta giả định rằng mục tiêu của một nhà hoạch định chính sách kinh tế là tối đa hoá phúc lợi kinh tế của mọi thành viên trong xã hội Vì phúc lợi kinh tế phụ thuộc vào mức tiêu dùng, nhà hoạch định chính sách nên chọn trạng thái dừng ứng với mức tiêu dùng cao nhất Mức vốn theo Qui tắc Vàng là mức

vốn tối đa hoá tiêu dùng ở trạng thái dừng

Ví dụ, giả sử không có tăng trưởng dân số hay thay đổi công nghệ Nếu trữ lượng

vốn ở trạng thái dừng tăng thêm một đơn vị, thì sản lượng tăng thêm một lượng

bằng sản phẩm biên của vốn MPK; tuy nhiên, khấu hao tăng thêm một lượng bằng

δ, cho nên mức sản lượng ròng tăng thêm cho tiêu dùng là MPK - δ Trữ lượng

vốn theo Qui tắc Vàng là mức vốn mà ở đó, MPK = δ, nghĩa là sản phẩm biên của

vốn bằng tỷ lệ khấu hao

3 Khi nền kinh tế bắt đầu nằm trên mức vốn theo Qui tắc Vàng, việc đạt được mức Qui tắc Vàng dẫn đến tiêu dùng cao hơn tại mọi thời điểm Do đó, các nhà hoạch định chính sách luôn luôn muốn chọn mức Qui tắc Vàng, vì tiêu dùng gia tăng trong mọi thời đoạn Mặt khác, khi nền kinh tế nằm dưới mức vốn theo Qui tắc Vàng, việc đạt được mức Qui tắc Vàng có nghĩa là gi ảm tiêu dùng hôm nay để tăng tiêu dùng trong tương lai Trong trường hợp này, quyết định của các nhà

hoạch định chính sách sẽ không rõ ràng Nếu nhà hoạch định chính sách quan tâm nhiều hơn đến thế hệ hiện tại so với các thế hệ tương lai, họ sẽ quyết định không

theo đuổi những chính sách nhằm đạt trạng thái dừng theo Qui tắc Vàng Nếu nhà

Trang 8

hoạch định chính sách có mối quan tâm như nhau đến tất cả các thế hệ, họ sẽ quyết định đạt đến Qui tắc Vàng Cho dù thế hệ hiện tại sẽ phải tiêu dùng ít hơn,

một số (vô hạn) các thế hệ tương lai sẽ hưởng lợi nhờ tiêu dùng gia tăng thông qua

việc chuyển đến trạng thái Qui tắc Vàng

4 Tốc độ tăng trưởng dân số càng cao, mức vốn trên mỗi lao động ở trạng thái dừng càng thấp, và do đó sẽ có một mức thu nhập ở trạng thái dừng càng thấp Ví dụ, hình 4-1 trình bày trạng thái dừng ứng với hai mức tăng trưởng dân số khác nhau,

mức thấp hơn n1 và mức cao hơn n2 Tăng trưởng dân số cao hơn, n2, có nghĩa là đường biểu thị tăng trưởng dân số và khấu hao cao hơn, cho nên mức vốn trên mỗi lao động ở trạng thái dừng thấp hơn

Hình 4-1

Tốc độ tăng của tổng thu nhập ở trạng thái dừng là n + g, vì thế, tỷ lệ tăng trưởng dân

số càng cao, tỷ lệ tăng trưởng tổng thu nhập càng cao Tuy nhiên, thu nhập trên mỗi lao động tăng trưởng với tỷ lệ g ở trạng thái dừng, và như vậy sẽ không chịu ảnh hưởng của sự tăng trưởng dân số

Đầu tư, đầu tư hoà v ốn

V ốn trên mỗi lao động, k k*2 k*1

s.f(k) (δ+n 2 )k

(δ+n 1 )k

Trang 9

CHƯƠNG 5: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ II

1 Trong mô hình Solow, những yếu tố nào xác định tốc độ tăng thu nhập trên mỗi lao động ở trạng thái dừng?

2 Những dữ liệu cần thiết gì giúp xác đ ịnh liệu một nền kinh tế hiện đang có vốn nhiều hơn hay ít hơn so với trạng thái dừng theo Qui tắc Vàng?

3 Các nhà hoạch định chính sách có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm quốc gia bằng cách nào?

4 Điều gì đã xảy ra cho tốc độ tăng năng suất trong hơn 40 năm qua? Bạn có thể giải thích hiện tượng này như thế nào?

5 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh giải thích như thế nào về sự tăng trưởng bền vững

mà không đưa ra giả định về tiến bộ công nghệ mang tính ngoại sinh? Lý thuyết này khác với mô hình Solow như thế nào?

ĐÁP ÁN

1 Trong mô hình Solow, chúng ta thấy rằng chỉ có tiến bộ công nghệ có thể tác động đến tốc độ tăng thu nhập trên mỗi lao động ở trạng thái dừng Tăng trưởng trữ lượng vốn (thông qua tiết kiệm cao) cũng như tăng trưởng dân số đều không ảnh hưởng đến tốc độ tăng thu nhập trên mỗi lao động ở trạng thái dừng Tiến bộ công nghệ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững

2 Để xác định xem một nền kinh tế hiện đang có vốn cao hơn hay thấp hơn so với

trạng thái Qui tắc Vàng, chúng ta cần so sánh đại lượng sản phẩm biên của vốn trừ

đi khấu hao (MPK - δ) với tốc độ tăng tổng sản lượng (n + g) Tốc độ tăng GDP

có sẵn Ước lượng sản phẩm biên của vốn ta cần tính toán thêm một chút, như đã trình bày trong sách giáo khoa, ta vẫn có thể rút ra được từ số liệu sẵn có về trữ lượng vốn so với GDP, tổng giá trị khấu hao so với GDP, và tỷ trọng của vốn trong GDP

3 Chính sách kinh tế có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm hoặc là thông qua tăng tiết

kiệm khu vực công (tiết kiệm của chính phủ) hoặc thông qua ban hành các biện pháp khuyến khích để thúc đẩy tiết kiệm tư nhân Tiết kiệm khu vực công là chênh lệch giữa số thu của chính phủ và chi tiêu của chính phủ Nếu chi vượt thu, chính phủ sẽ bị thâm hụt ngân sách, có nghĩa là ti ết kiệm chính phủ có giá trị âm

Những chính sách làm giảm thâm hụt (như giảm mua sắm của chính phủ hay tăng thuế) làm tăng tiết kiệm khu vực công, trong khi những chính sách làm tăng thâm

hụt ngân sách sẽ làm giảm tiết kiệm công Có nhiều chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến tiết kiệm tư nhân Quyết định tiết kiệm của một hộ gia đình có thể phụ thuộc vào sinh lợi từ tiết kiệm; sinh lợi từ tiết kiệm càng cao, càng hấp dẫn tiết

kiệm Các biện pháp khuyến khích thuế như tài khoản hưu trí miễn thuế dành cho

cá nhân, và ưu đãi thuế đầu tư dành cho các công ty giúp tăng sinh lợi từ tiết kiệm

và khuyến khích tiết kiệm tư nhân

4 Ở Hoa Kỳ, tốc độ tăng sản lượng đầu người giảm từ 2,2 phần trăm một năm giai đoạn 1948-1972 còn 1,7 phần trăm một năm giai đoạn 1972-1991 Các nước khác

thậm chí còn trải qua tình trạng giảm sút tăng trưởng nhiều hơn Xem ra tình trạng

Trang 10

sa sút tăng trưởng sản lượng này có thể được qui cho sự sa sút của tăng trưởng năng suất – thông qua tỷ lệ cải thiện hàm sản xuất theo thời gian Người ta cũng đưa ra những cách giải thích khác cho tình trạng sa sút tăng trưởng này, nhưng xem ra nó vẫn còn là một điều bí ẩn

5 Các lý thuyết tăng trưởng nội sinh cố gắng giải thích tốc độ tiến bộ công nghệ

bằng cách giải thích những quyết định tác động đến sự sáng tạo tri thức thông qua nghiên cứu và phát triển Ngược lại, mô hình Solow chỉ đơn thuần xem tốc độ tiến

bộ công nghệ là một biến ngoại sinh Trong mô hình Solow, tỷ lệ tiết kiệm ảnh hưởng đến tăng trưởng một cách tạm thời, nhưng sinh lợi giảm dần của vốn cuối cùng buộc nền kinh tế phải tiến tới một trạng thái dừng trong đó tăng trưởng chỉ

phụ thuộc vào tiến bộ công nghệ ngoại sinh Ngược lại, nhiều mô hình tăng trưởng

nội sinh về thực chất giả định rằng vốn có sinh lợi không đổi (chứ không phải

giảm dần), được lý giải để bao hàm cả tri thức Vì thế, những thay đổi của tỷ lệ

tiết kiệm có thể dẫn đến tăng trưởng bền vững (kéo dài)

Trang 11

CHƯƠNG 6: THẤT NGHIỆP

1 Những yếu tố nào xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên?

2 Hãy mô tả sự khác biệt giữa thất nghiệp cọ xát và thất nghiệp chờ việc?

3 Trình bày ba cách giải thích về lý do tại sao tiền công thực có thể nằm trên mức cân bằng giữa cung lao động và cầu lao động?

4 Phần lớn tình trạng thất nghiệp là dài hạn hay ngắn hạn? Giải thích câu trả lời của

bạn

5 Các nhà kinh tế học giải thích như thế nào về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cao trong

thập niên 70 và 80? Họ giải thích như thế nào về tình trạng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm xuống trong thập niên 90?

2 Thất nghiệp cọ xát là tình trạng thất nghiệp xảy ra do mất thời gian để tìm đúng

việc cho đúng người Tìm một việc phù hợp mất thời gian vì dòng thông tin về các ứng viên xin việc và việc làm cần người không phải là ngay tức thời Vì những

việc làm khác nhau đòi h ỏi những kỹ năng khác nhau và những mức lương khác nhau, người lao động thất nghiệp có thể không chấp nhận ngay công việc đầu tiên

mà người ta giới thiệu cho họ

Ngược lại, thất nghiệp chờ việc là thất nghiệp xảy ra do tính cứng nhắc của tiền lương và sự phân bổ công việc Những người lao động này thất nghiệp chẳng phải

vì họ mãi đi tìm một công việc phù hợp nhất với kỹ năng của họ (như trong trường

hợp thất nghiệp cọ xát), mà là vì ứng với mức tiền công thực hiện tại, cung lao động vượt quá cầu lao động Nếu tiền công không điều chỉnh để cân bằng thị trường lao động, thì những người lao động này phải “chờ đợi” mới có việc để làm Vì vậy, thất nghiệp chờ việc phát sinh do doanh nghiệp thất bại trong việc

giảm tiền công mặc dù dư cung lao động

3 Tiền công thực có thể vẫn nằm trên mức cân bằng giữa cung lao động và cầu lao động do luật qui định mức lương tối thiểu, thế lực độc quyền của các liên đoàn lao động, và tiền lương hiệu quả

Luật mức lương tối thiểu tạo ra tính cứng nhắc của tiền lương vì luật làm cho tiền lương không điều chỉnh về mức cân bằng được Cho dù phần lớn người lao động được trả một mức lương cao hơn mức tối thiểu, nhưng đối với một số người lao động, đặc biệt là lao động không có tay nghề (lao động phổ thông) và không có kinh nghiệm, qui định mức lương tối thiểu làm tăng tiền lương của họ lên cao hơn

mức cân bằng Do đó, qui định này làm giảm lượng cầu lao động của doanh nghiệp và dẫn đến tình trạng dư cung lao động, kết quả là thất nghiệp xảy ra

Trang 12

Thế lực độc quyền của các liên đoàn lao động dẫn đến tính cứng nhắc của tiền lương vì tiền lương của người lao động thuộc liên đoàn được xác định không phải

bởi cân bằng cung cầu mà bởi quá trình đàm phán tập thể giữa lãnh đạo liên đoàn

và giám đốc doanh nghiệp Thỏa thuận tiền lương thường làm tăng mức lương lên cao hơn mức cân bằng và cho phép doanh nghiệp quyết định số lượng lao động tuyển dụng Mức lương cao này làm cho doanh nghiệp tuyển dụng ít lao động hơn

so với mức lương cân bằng thị trường, vì thế làm tăng thất nghiệp chờ việc

Các lý thuyết về tiền lương hiệu quả cho rằng tiền lương cao làm cho người lao động làm việc có năng suất hơn Ảnh hưởng của tiền lương đối với hiệu quả của người lao động có thể giải thích lý do tại sao doanh nghiệp không cắt giảm tiền lương bất kể có tình trạng dư cung lao động Cho dù hạ mức lương sẽ giúp giảm chi phí lương của doanh nghiệp, nhưng nó cũng có th ể làm giảm năng suất lao động và do đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp

4 Tuỳ thuộc vào cách thức ta xem xét số liệu, phần lớn thất nghiệp xem ra có thể

hoặc là ngắn hạn, hoặc là dài hạn Đa số tình trạng thất nghiệp chỉ ngắn ngủi;

nghĩa là đa số những người thất nghiệp sẽ nhanh chóng tìm đư ợc việc làm Mặt khác, phần lớn các tuần lễ thất nghiệp trong một tháng xem xét có thể được qui cho một số lượng nhỏ những người thất nghiệp dài hạn Theo định nghĩa, những người thất nghiệp dài hạn không tìm được việc làm nhanh chóng, cho nên họ xuất

hiện trên bảng lương thất nghiệp trong nhiều tuần hay nhiều tháng

5 Các nhà kinh tế học đề xuất ít nhất hai giả thiết để giải thích sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên vào thập niên 70 và 80, và sự giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên trong

thập niên 90 Thứ nhất là thành phần nhân khẩu học trong lực lượng lao động thay đổi Do sự bùng nổ sinh đẻ thời hậu Chiến tranh thế giới II, số người lao động trẻ

tuổi gia tăng trong thập niên 70 Lao động trẻ có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn, cho nên sự dịch chuyển thành phần nhân khẩu học này có xu hướng làm tăng thất nghiệp Trong thập niên 90, lớp người lao động trong đợt bùng nổ sinh đẻ sau chiến tranh này già đi và tuổi bình quân của lực lượng lao động gia tăng, vì th ế làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trung bình

Giả thiết thứ hai dựa trên sự thay đổi tần suất dịch chuyển theo khu vực Số lượng tái phân bổ theo khu vực của người lao động càng cao, tỷ lệ mất việc càng cao và

mức thất nghiệp cọ xát càng cao Sự biến động của giá dầu vào thập niên 70 và 80

là một nguồn gốc khả dĩ gây nên gia tăng dịch chuyển theo khu vực; trong thập niên 90, giá dầu ổn định hơn

Những cách giải thích được đề xuất trên đều có lý, nhưng xem ra không một cách

giải thích nào có tính chất kết luận

Trang 13

CHƯƠNG 7: TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT

1 Mô tả các chức năng của tiền

2 Tiền pháp định là gì? Tiền hàng hoá là gì?

3 Ai kiểm soát cung tiền và bằng cách nào?

4 Viết ra phương trình số lượng và giải thích

5 Giả định tốc độ lưu thông không đổi có hàm ý gì?

thứ mà chúng ta sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ

2 Tiền pháp định là tiền được chính phủ in ra nhưng không có giá trị bản chất Ví

dụ, tờ một USD là tiền pháp định Tiền hàng hoá là tiền dựa trên một hàng hoá có giá trị bản chất Vàng, khi được sử dụng như tiền, là ví dụ về tiền hàng hoá

3 Tại nhiều nước, ngân hàng trung ương kiểm soát cung tiền Ở Hoa Kỳ, ngân hàng trung ương là Cục Dự trữ liên bang – thường được gọi là Fed Việc kiểm soát cung tiền được gọi là chính sách tiền tệ

Cách thức cơ bản để Fed kiểm soát cung tiền là thông qua các nghiệp vụ thị trường mở, liên quan đến việc mua hay bán trái phiếu chính phủ Để tăng cung

tiền, Fed dùng USD đế mua trái phiếu chính phủ từ công chúng, qua đó đưa thêm USD vào tay công chúng Để giảm cung tiền, Fed bán một phần trái phiếu chính

phủ, nhận lại USD từ tay công chúng

4 Phương trình số lượng là một đồng nhất thức biểu thị mối quan hệ giữa số giao

dịch công chúng thực hiện và số lượng tiền công chúng nắm giữ Chúng ta viết phương trình này như sau:

M x V = P x T

Trang 14

Vế phải của phương trình số lượng cho ta biết tổng số giao dịch xảy ra trong một

thời đoạn nhất định, ví dụ như trong một năm T là tổng số lần mà hai cá nhân trao đổi hàng hoá hay dịch vụ bằng tiền P tiêu biểu cho giá của một giao dịch điển hình Ở đây, tích số P x T là số lượng USD trao đổi trong một năm

Vế trái của phương trình số lượng cho ta biết về số tiền dùng để thực hiện những giao dịch này M là số lượng tiền trong nền kinh tế V là tốc độ giao dịch của tiền, hay tốc độ lưu thông của tiền trong nền kinh tế

Vì khó mà đo lư ờng được số giao dịch nên các nhà kinh tế thường sử dụng một

dạng hơi khác của phương trình số lượng, trong đó tổng sản lượng Y của nền kinh

tế thay thế cho số giao dịch T:

M x V = P x Y

P bây giờ tiêu biểu cho giá của một đơn vị sản lượng, cho nên P x Y là giá trị bằng

USD của sản lượng, tức GDP danh nghĩa V tiêu bi ểu cho tốc độ của tiền thu

nhập, nghĩa là số lần mà một tờ tiền USD trở thành một phần thu nhập của ai đó

5 Nếu ta giả định rằng tốc độ lưu thông của tiền trong phương trình s ố lượng là không đổi, thì ta có thể xem phương trình s ố lượng như một lý thuyết về GDP danh nghĩa Phương trình số lượng với tốc độ lưu thông tiền tệ không đổi được

viết là:

MV = PY

Nếu tốc độ lưu thông V là hằng số, thì khi số lượng tiền (M) thay đổi sẽ dẫn đến

sự thay đổi tỷ lệ của GDP danh nghĩa (t ức PY) Nếu ta giả định thêm rằng sản lượng được cố định theo các yếu tố sản xuất và công nghệ sản xuất, thì ta có thể

kết luận rằng số lượng tiền sẽ xác định mức giá Đây gọi là lý thuyết số lượng tiền

6 Người giữ tiền chịu thuế lạm phát Khi giá tăng, giá trị thực của tiền mà người ta

nắm giữ giảm, nghĩa là ứng với một số lượng tiền như trước, bây giờ họ sẽ mua được ít hàng hoá và dịch vụ hơn vì giá cao hơn

7 Phương trình Fisher biểu thị mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực Phương trình này phát biểu rằng lãi suất danh nghĩa i bằng lãi suất thực r cộng với

tỷ lệ lạm phát π:

Phương trình này cho thấy lãi suất danh nghĩa có thể thay đổi bởi vì lãi suất thực thay đổi hoặc vì lạm phát thay đổi Lãi suất thực được giả định là không bị ảnh hưởng bởi lạm phát; như đã th ảo luận trong chương 3, lãi su ất thực điều chỉnh để cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư Như vậy, có mối quan hệ một-một giữa tỷ lệ

lạm phát và lãi suất danh nghĩa: n ếu lạm phát tăng thêm 1 phần trăm, thì lãi suất danh nghĩa cũng tăng thêm 1 phần trăm Mối quan hệ một-một này được gọi là

hi ệu ứng Fisher

Trang 15

Nếu lạm phát tăng từ 6 đến 8 phần trăm, thì hiệu ứng Fisher cho thấy rằng lãi suất danh nghĩa sẽ tăng thêm hai điểm phần trăm, trong khi lãi su ất thực vẫn không đổi

8 Chi phí của lạm phát kỳ vọng bao gồm:

a Chi phí (hao mòn) da giày (Shoeleather costs): Lạm phát càng cao có nghĩa là lãi suất danh nghĩa càng cao, mà điều này có nghĩa là ngư ời ta

muốn giữ ít số dư tiền thực hơn Nếu người ta giữ ít tiền hơn, họ phải thường xuyên đến ngân hàng hơn để rút tiền Điều này thật bất tiện (và làm cho đế giày mau mòn hơn)

b Chi phí yết giá (thực đơn)(menu costs): Lạm phát càng cao thì doanh nghiệp càng phải thường xuyên thay đổi giá niêm yết của họ hơn Điều này có thể tốn kém nếu họ phải in lại các bảng giá và tài liệu giới thiệu sản

phẩm

c Biến thiên nhiều hơn của giá tương đối: Nếu doanh nghiệp không thường xuyên thay đổi giá, thì lạm phát gây ra sự biến thiên nhiều hơn của giá tương đối Vì các nền kinh tế thị trường tự do dựa vào giá tương đối để phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, lạm phát dẫn đến phi hiệu quả kinh

tế vi mô

d Nghĩa vụ thuế thay đổi: Nhiều bộ luật thuế không tính đến ảnh hưởng của

lạm phát Vì thế, lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ thuế của cá nhân

và doanh nghiệp, thường là theo những cách thức ngoài dự kiến của các nhà làm luật

e Sự bất tiện của một mức giá thay đổi: Thật là bất tiện khi sống trong một

thế giới mà mức giá thường xuyên thay đổi Tiền là thước đo mà ta dùng

để đo lường các giao dịch kinh tế Tiền sẽ là một số đo kém hữu ích hơn khi giá trị của nó luôn luôn thay đổi

Thêm một chi phí nữa của lạm phát ngoài dự kiến:

f Tái phân phối của cải một cách thất thường: Lạm phát ngoài dự kiến sẽ làm tái phân phối của cải giữa các cá nhân Ví dụ, nếu lạm phát cao hơn kỳ

vọng, con nợ sẽ được lợi và người cho vay sẽ chịu thiệt Tương tự, những người sống bằng tiền hưu trí cố định sẽ bị thiệt hại vì tiền hưu của họ sẽ mua được ít hàng hoá hơn

9 Siêu lạm phát thường phản ánh chính sách tiền tệ Nghĩa là, mức giá không thể tăng nhanh trừ khi cung tiền cũng tăng nhanh; và siêu lạm phát không chấm dứt được trừ khi chính phủ giảm mạnh tình trạng tăng trưởng tiền tệ Tuy nhiên, cách

giải thích này không đề cập đúng vào vấn đề trọng tâm: tại sao chính phủ bắt đầu

in ra nhiều tiền và sau đó thì dừng lại? Câu trả lời gần như luôn luôn nằm ở chính sách ngân sách: Khi chính phủ có một khoản thâm hụt ngân sách lớn (có thể do

một cuộc chiến tranh mới gần đây hay do một sự kiện lớn nào khác) mà chính phủ không thể tài trợ bằng vay mượn được, chính phủ phải in thêm tiền để chi trả các hoá đơn Và chỉ khi vấn đề chính sách này được giải toả - thông qua giảm chi tiêu

Trang 16

của chính phủ và thu thêm thuế - thì chính phủ mới hy vọng hạ được tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ

10 Bi ến số thực là biến số được đo lường bằng những đơn vị không đổi theo thời gian

– ví dụ, biến số đó có thể được đo bằng “USD không đổi”, nghĩa là đơn v ị đo

lường được điều chỉnh theo lạm phát Biến số danh nghĩa là biến số được đo

lường bằng USD hiện tại; giá trị của biến số không được điều chỉnh theo lạm phát

Ví dụ, biến số thực có thể là một thanh kẹo Hershey; biến số danh nghĩa là giá trị

thể hiện bằng giá hiện hành của thanh kẹo Hershey – ví dụ như bằng 5 cents vào năm 1960 và bằng 75 cents vào năm 1999 Lãi suất mà ngân hàng niêm yết, chẳng

hạn như 8 phần trăm, là lãi suất danh nghĩa, vì nó không được điều chỉnh theo lạm phát Nếu lạm phát bằng 3 phần trăm chẳng hạn, thì lãi suất thực đo lường sức mua của bạn là 5 phần trăm

Trang 17

CHƯƠNG 8: NỀN KINH TẾ MỞ

1 Đầu tư nước ngoài ròng và cán cân mậu dịch (hay cán cân thương mại) là gì? Giải thích mối liên hệ giữa hai khái niệm này

2 Định nghĩa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực

3 Nếu một nền kinh tế mở nhỏ cắt giảm chi tiêu quốc phòng, điều gì xảy ra cho tiết

kiệm, đầu tư, cán cân thương mại, lãi suất, và tỷ giá hối đoái?

4 Nếu một nền kinh tế mở nhỏ cấm nhập khẩu đầu máy video của Nhật Bản, điều gì

xảy ra cho tiết kiệm, đầu tư, cán cân thương mại, lãi suất, và tỷ giá hối đoái?

5 Nếu Đức có lạm phát thấp và Ý có lạm phát cao, điều gì xảy ra cho tỷ giá hối đoái

Đồng nhất thức hạch toán thu nhập quốc dân dưới dạng này cho ta thấy mối quan

hệ giữa dòng lưu chuy ển quốc tế của các nguồn quỹ cho tích luỹ vốn, S – I, và

dòng lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ quốc tế, NX

Đầu tư nước ngoài ròng liên quan đến phần (S – I) trong đồng nhất thức này: đó là

phần chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước so với đầu tư trong nước Trong một

nền kinh tế mở, tiết kiệm trong nước không nhất thiết bằng đầu tư trong nước, vì các nhà đầu tư có thể vay và cho vay trên thị trường tài chính thế giới Cán cân

thương mại liên quan đến phần (NX) trong đồng nhất thức: đó là phần chênh lệch

giữa xuất khẩu và nhập khẩu

Như vậy, đồng nhất thức hạch toán thu nhập quốc dân cho thấy rằng dòng lưu chuyển quốc tế của các nguồn quỹ tài trợ cho tích luỹ vốn và dòng hàng hoá và

dịch vụ quốc tế là hai mặt của một đồng tiền

2 T ỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá tương đối của đồng tiền của hai nước Tỷ giá hối đoái thực, đôi khi còn g ọi là tỷ giá ngoại thương, là giá tương đối của hàng hoá

của hai nước Tỷ giá này cho ta biết tỷ lệ mà tại đó chúng ta có thể trao đổi hàng hoá của một nước này với hàng hoá của một nước khác

3 Việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng làm tăng tiết kiệm chính phủ và vì thế làm tăng

tiết kiệm quốc gia Đầu tư phụ thụôc vào lãi suất thế giới và không bị ảnh hưởng

Vì thế, tăng tiết kiệm làm đường (S – I) dịch chuyển sang phải như trong hình 8-1

Cán cân thương mại tăng, và tỷ giá hối đoái thực giảm

Trang 18

Hình 8-1

Tỷ giá hối đoái thực

4 Nếu một nền kinh tế mở nhỏ cấm nhập khẩu đầu máy video của Nhật Bản thì ứng

với một tỷ giá hối đoái thực cho trước, nhập khẩu sẽ thấp hơn, cho nên xuất khẩu ròng sẽ cao hơn Vì th ế, đường xuất khẩu ròng dịch chuyển ra phía ngoài như trong hình 8-2

Trang 19

Chính sách bảo hộ cấm nhập khẩu đầu máy video không ảnh hưởng đến tiết

kiệm, đầu tư, hay lãi su ất thế giới, cho nên đường S – I không thay đổi Vì các

chính sách bảo hộ không làm thay đổi tiết kiệm hay đầu tư trong mô hình c ủa chương này, cho nên các chính sách bảo hộ không thể ảnh hưởng đến cán cân thương mại Thay vào đó, chính sách bảo hộ sẽ đẩy tỷ giá hối đoái thực lên cao hơn

5 Chúng ta có thể liên hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và tỷ giá hối đoái danh nghĩa

bằng biểu thức sau:

Gọi P* là mức giá của Ý và P là mức giá của Đức Tỷ giá hối đoái danh nghĩa e là

số đồng lia Ý trên đồng mác Đức ( ta xem Đức là “nước nhà”) Ta có thể viết biểu

thức này theo tỷ lệ thay đổi phần trăm theo thời gian như sau:

% thay đổi của e = % thay đổi của ε + (π* - π),

trong đó, π* là tỷ lệ lạm phát của Ý và π là tỷ lệ lạm phát của Đức Nếu lạm phát

ở Ý cao hơn lạm phát ở Đức, thì phương trình này cho ta thấy một đồng mác Đức mua được một lượng đồng lia nhiều hơn theo thời gian: đồng mác tăng giá tương đối so với đồng lia Nói cách khác, nhìn từ góc độ nước Ý, tỷ giá hối đoái của đồng mác trên một đồng lia giảm xuống

Trang 20

CHƯƠNG 9: GIỚI THIỆU CÁC BIẾN ĐỘNG KINH TẾ

1 Cho một ví dụ về tính cứng nhắc của giá trong ngắn hạn và tính linh hoạt của giá trong dài hạn

2 Tại sao đường tổng cầu có độ dốc hướng xuống?

3 Hãy giải thích tác động của sự gia tăng cung tiền trong ngắn hạn và trong dài hạn

4 Tại sao Fed dễ dàng đối phó trước các cú sốc cầu hơn so với các cú sốc cung?

ĐÁP ÁN

1 Giá của một tờ tạp chí là một ví dụ về việc giá cứng nhắc trong ngắn hạn và linh

hoạt trong dài hạn Các nhà kinh tế học không có một câu trả lời dứt khoát về lý

do tại sao giá tạp chí lại cứng nhắc trong ngắn hạn Có lẽ người tiêu dùng sẽ cảm

thấy thật bất tiện nếu giá một tờ tạp chí họ mua cứ thay đổi mỗi tháng

2 Tổng cầu là mối quan hệ giữa sản lượng cầu và mức giá chung Để hiểu lý do tại sao đường tổng cầu có độ dốc hướng xuống, ta cần triển khai lý thuyết tổng cầu

Một lý thuyết đơn giản về tổng cầu là dựa vào lý thuyết số lượng tiền Ta viết phương trình số lượng theo cung và cầu số dư tiền thực như sau:

Trong đó, k = 1/V Phương trình này cho ta th ấy ứng với một mức cung tiền cố

định M, sẽ có mối quan hệ nghịch biến giữa mức giá P và sản lượng Y, giả định

rằng tốc độ lưu thông tiền tệ V cố định: mức giá càng cao, mức số dư tiền thực càng thấp, và do đó, số lượng hàng hoá và dịch vụ cầu Y càng thấp Nói cách khác, đường tổng cầu có độ dốc hướng xuống như trong hình 9-1

Trang 21

Hình 9-1

Mức giá

Một cách để hiểu được mối quan hệ nghịch biến giữa mức giá và sản lượng, ta hãy lưu ý sự liên hệ giữa tiền và số giao dịch Nếu ta giả định rằng V là hằng số, thì cung tiền sẽ xác định giá trị USD của mọi giao dịch:

MV = PY

Mức giá tăng hàm ý r ằng mỗi giao dịch sẽ cần đến nhiều USD hơn Để đồng nhất

thức trên đây vẫn đúng ứng với tốc độ lưu thông tiền không đổi, số lượng giao

dịch, và vì thế, số lượng hàng h o á và đ ơn vị Y người ta mua được phải giảm

xuống

3 Nếu Fed tăng cung tiền, thì đư ờng tổng cầu dịch chuyển hướng ra ngoài, như trong hình 9-2 Trong ngắn hạn, giá cứng nhắc, cho nên nền kinh tế di chuyển dọc theo đường tổng cung ngắn hạn từ điểm A đến điểm B Sản lượng tăng trên mức

tự nhiên Y; nền kinh tế ở vào thời kỳ bùng nổ Tuy nhiên, cầu cao cuối cùng sẽ

dẫn đến tăng lương và giá Mức giá tăng dần sẽ làm di chuyển nền kinh tế dọc theo đường tổng cầu mới AD2cho đến điểm C Ở trạng thái cân bằng dài hạn mới,

sản lượng ở mức tỷ lệ tự nhiên, nhưng giá cao hơn so với mức giá ở trạng thái cân

bằng ban đầu tại điểm A

ADP

Y

Trang 22

Hình 9-2

Mức giá

4 Fed dễ dàng đối phó trước những cú sốc cầu hơn so với các cú sốc cung vì Fed có

thể giảm hoặc thậm chí loại bỏ tác động của các cú sốc cầu đối với sản lượng thông qua kiểm soát cung tiền Tuy nhiên, trong trường hợp cú sốc cung, Fed không có cách gì đi ều chỉnh tổng cầu nhằm duy trì đư ợc cả hai tình trạng toàn

dụng lao động lẫn ổn định giá cả

Để hiểu lý do tại sao điều này là sự thật, ta hãy xem xét các phương án chính sách

sẵn có đối với Fed trong từng trường hợp Giả sử một cú sốc cầu (như việc giới thiệu các máy rút tiền tự động làm giảm cầu tiền) làm dịch chuyển đường tổng cầu hướng ra ngoài như trong hình 9 -3 Sản lượng tăng trong ngắn hạn đến Y2 Trong dài hạn, sản lượng quay trở lại mức tỷ lệ tự nhiên, nhưng ứng với mức giá P2 cao hơn Tuy nhiên, Fed có thể bù đắp cho sự gia vòng quay tiền bằng cách giảm cung

tiền; hành động này đưa đường tổng cầu trở về vị trí ban đầu AD1 Trong chừng

mực mà Fed có thể kiểm soát cung tiền, Fed có thể giảm hoặc thậm chí loại bỏ tác động của cú sốc cầu đối với sản lượng

SRAS

AD2

Y

Trang 23

Hình 9-3

Bây giờ hãy xem một cú sốc cung bất lợi (ví dụ như mất mùa hay sự công kích

của các liên đoàn lao động) ảnh hưởng như thể nào đến nền kinh tế Trong hình 9-4, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển lên trên và nền kinh tế di chuyển từ điểm A đến điểm B

Trang 24

Hình 9-4

Sản lượng giảm dưới mức tự nhiên và giá tăng Fed có hai phương án Phương

án thứ nhất là giữ tổng cầu không đổi, trong trường hợp đó, sản lượng giảm

xuống dưới mức tỷ lệ tự nhiên Ngay cả khi giá giảm và phục hồi được trạng thái toàn dụng lao động, nhưng tổn thất của phương án này là tình tr ạng suy thoái một cách đau thương Phương án thứ hai là tăng tổng cầu bằng cách tăng cung tiền, đưa nền kinh tế trở lại mức sản lượng tự nhiên, như trong hình 9-5

SRAS1 AD

B

SRAS2

Y

Trang 25

Hình 9-5

Mức giá

Chính sách này dẫn đến mức giá cao hơn một cách lâu dài ở trạng thái cân

bằng mới, điểm C Như vậy, trong trường hợp một cú sốc cung, không có cách

gì để điều chỉnh tổng cầu mà vừa duy trì được toàn dụng lao động lẫn mức giá

SRAS1

AD2 SRAS2

Trang 26

3 Tại sao đường IS có độ dốc hướng xuống?

4 Tại sao đường LM có độ dốc hướng lên?

ĐÁP ÁN

1 Giao điểm Keynes cho thấy chính sách ngân sách có hiệu ứng số nhân đối với thu

nhập Nguyên do là dựa vào hàm tiêu dùng, thu nhập càng cao dẫn đến tiêu dùng càng cao Ví dụ, chính phủ tăng chi mua thêm một lượng bằng ∆G sẽ làm tăng chi tiêu và do đó cũng làm tăng thu nh ập thêm một lượng bằng ∆G Mức tăng thu

nhập này làm tăng tiêu dùng thêm một lượng là MPC x ∆G, trong đó MPC là

khuynh hướng tiêu dùng biên Mức tăng tiêu dùng này lại làm tăng chi tiêu và thu

nhập thêm nữa Sự phản hồi từ tiêu dùng đến thu nhập tiếp tục một cách vô tận

Do đó, trong mô hình đi ểm chéo Keynes, tăng chi tiêu chính phủ thêm một USD

sẽ làm tăng thu nhập nhiều hơn một USD: thu nhập sẽ tăng thêm một lượng bằng

∆G/(1 – MPC)

2 Lý thuyết về tính ưa thích thanh khoản giải thích cách thức cung và cầu đối với số

dư tiền thực xác định lãi suất Một dạng đơn giản của lý thuyết này giả định rằng cung tiền cố định theo sự lựa chọn của Fed Mức giá P cũng c ố định trong mô hình này, cho nên cung số dư tiền thực cố định Cầu số dư tiền thực phụ thuộc vào lãi suất, mà lãi suất là chi phí cơ hội của việc giữ tiền Ứng với một mức lãi suất cao, người ta giữ ít tiền hơn vì chi phí cơ hội cao Vì giữ tiền, người ta sẽ bỏ lỡ

tiền lãi lẽ ra được hưởng từ tiền gửi có lãi Ngư ợc lại, ứng với mức lãi suất thấp, người ta giữ nhiều tiền hơn vì chi phí cơ hội thấp Hình 10-1 trình bày cung và cầu

số dư tiền thực Dựa vào lý thuyết tính ưa thích thanh khoản này, lãi suất điều

chỉnh để cân bằng cung và cầu số dư tiền thực

Trang 27

Hình 10-1

Lãi suất

Tại sao việc gia tăng cung tiền làm giảm lãi suất? Hãy xem đi ều gì xảy ra khi

Fed tăng cung tiền từ M1đến M2 Vì mức giá cố định, cho nên việc tăng cung

tiền sẽ dịch đường cung số dư tiền thực M/P sang phải, như trong hình 10-2

Trang 28

Lãi suất phải điều chỉnh để cân bằng cung và cầu Ứng với mức lãi suất cũ r1, cung vượt cầu Những người giữ lượng tiền dư thừa cố gắng chuyển một phần tiền này thành trái phiếu hay tiền gửi ngân hàng hưởng lãi Ngân hàng và các đơn v ị phát hành trái phiếu, những người thích trả lãi suất thấp hơn, sẽ phản ứng trước tình trạng dư cung tiền này bằng cách hạ lãi suất Lãi suất giảm cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng mới ở r2

3 Đường IS tóm tắt mối quan hệ giữa lãi suất và mức thu nhập hình thành từ cân

bằng trên thị trường hàng hoá và dịch vụ Đầu tư quan hệ nghịch biến với lãi suất Như minh họa qua hình 10-3, nếu lãi suất tăng từ r1 đến r2, mức đầu tư kế hoạch

Trang 29

Hình 10-4

Chi tiêu kế hoạch

Do vậy, như thể hiện qua hình 10-4 (B), lãi suất cao hơn dẫn đến mức thu nhập

quốc gia thấp hơn: đường IS có độ dốc hướng xuống

4 Đường LM tóm tắt mối quan hệ giữa mức thu nhập và lãi suất hình thành từ cân

bằng trên thị trường số dư tiền thực Nó cho ta biết mức lãi suất cân bằng thị

trường tiền tệ ứng với mức thu nhập cho trước Lý thuyết tính ưa thích thanh

khoản giúp ta giải thích lý do tại sao đường LM có độ dốc hướng lên Lý thuyết

này giả định rằng cầu đối với số dư tiền thực L(r, Y) phụ thuộc nghịch biến vào lãi

Trang 30

suất (vì lãi suất là chi phí cơ hội của việc giữ tiền) và đồng biến với mức thu nhập

Mức giá cố định trong ngắn hạn, cho nên Fed xác định cung số dư tiền thực cố

định M/P Như minh họa qua hình 10-5 (A), lãi suất làm cân bằng cung và cầu số

dư tiền thực ứng với một mức thu nhập cho trước

Hình 10-5

Bây giờ hãy xem đi ều gì xảy ra với lãi suất khi mức thu nhập tăng từ Y1đến Y2

Thu nhập tăng làm dịch chuyển đường cầu tiền hướng lên Ứng với mức lãi suất

cũ r1, cầu số dư tiền thực bây giờ vượt quá cung Lãi suất phải tăng lên để cân

bằng cung và cầu Do đó, như thể hiện qua hình 10-5 (B), mức thu nhập cao hơn

dẫn đến lãi suất cao hơn: đường LM có độ dốc hướng lên

Ngày đăng: 16/01/2017, 20:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w