1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

phat xa hap thu anh sang + quang sinh

11 506 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 772,5 KB

Nội dung

SỰ PHÁT QUANG VÀ HẤP THỤ ÁNH SÁNG CỦA VẬT CHẤT Sự hấp thụ photon bởi phân tử PHỔ HẤP THỤ và PHỔ PHÁT XẠ Xem them về các mức năng lượng của phân tử, nguyên tử trong giáo trình thực tập..

Trang 1

SỰ PHÁT QUANG VÀ HẤP THỤ ÁNH SÁNG CỦA VẬT CHẤT

Sự hấp thụ photon bởi phân tử

PHỔ HẤP THỤ và PHỔ PHÁT XẠ

Xem them về các mức năng lượng của phân tử, nguyên tử trong giáo trình thực tập

• Phân tử đang ở mức năng lượng cơ bản thấp nhất hấp thụ photon ánh sáng năng lượng E = hf thì nhảy lên mức năng lượng kích thích cao hơn

• Phân tử từ mức năng lượng kích thích cao trở về mức năng lượng thấp hơn và về mức cơ bản thì giải phóng năng lượng dưới dạng các photon tức là phát xạ

HUỲNH QUANG

Huỳnh quang là sự phát xạ ánh sang vùng nhìn thấy bởi một chất ngay lập tức

sau khi hấp thụ ánh sáng hoặc các bức xạ điện từ (sau hấp thụ 10-9 đến 10-7

Trang 2

giây) Trong hầu hết các trường hợp, ánh sáng phát ra có bước sóng lớn hơn (tức năng lượng thấp hơn) so với bức xạ mà chất đó hấp thụ Ví dụ nổi bật nhất của huỳnh quangxảy ra khi bức xạ hấp thụ là thuộc vùng tử ngoại,

Hình trên là các loại đá khoáng phát huỳnh quang các màu khác nhau (các bước sóng khác nhau khi được chiếu tia tử ngoại

LÂN QUANG

Là sự phát quang của vật chất trong bóng tối, tức là ngay cả khi không được chiếu sáng

Trang 3

Lân quang có được là do tồn tại mức năng lượng cấm triplet của phân tử vật chất, bước chuyển từ mức cơ bản lên các mức này gần như không thể Các mức triplet này còn là siêu bền do phân tử của vật chất có thể tồn tại ở mức năng lượng đó rất lâu (theo thước đo của cơ học lượng tử) Trên hình là các mức triplet T1, T2 Thời gian phân tử ở trên các mức năng lượng siêu bền này trước khi về mức năng lượng cơ bản có thể từ 10-4 s - 10 giây, đôi khi đến hàng

giờ và thậm chí hàng ngày Kiến thức về lân quang sẽ cần đến khi học về Tác

dụng quang động lực

LASER

Ánh sáng thường

 Ánh sáng của các nguồn sáng thường:

Không đơn sắc: có nhiều bước sóng do tương ứng với vô số các bước

chuyển mức năng lượng có thể của phân tử cấu thành môi trường phát

xạ (xem hình minh họa sự phát xạ ở trên)

Trang 4

Các tia sáng không đồng pha: mỗi photon truyền đi có tính chất sóng

điện từ nghĩa là ngoài bước sóng còn được đặc trưng bởi pha (phase) Hình dung theo thuyết các mức năng lượng như sau, các phân tử khác nhau từ mức năng lượng kích thích nhảy xuống mức thấp hơn vào những thời điểm khác nhau

Phương truyền không đồng nhất: các photon phát ra theo phương

ngẫu nhiên bất kì

 Từ những tính chất đó, sự tập trung năng lượng của chùm sáng không có

Ánh sáng đặc biệt

 Chùm sáng đặc biệt (kì vọng thu được) ngược lại sẽ có những tính chất

 Độ đơn sắc cao, gần như đơn sắc

 Đồng pha

 Đồng hướng

 Mục đích thu được chùm sáng như thế để tập trung năng lượng vào những điềm nhỏ à tạo ra những hiệu quả đốt nóng phá hủy đặc biệt

Đồng pha, đẳng hướng vs Loạn pha, loạn hướng

Nguyên lý phát LASER

Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation - khuếch đại ánh sáng

bằng sự phát xạ được kích thích (hay là sự phát xạ cảm ứng)

 Để thu được LASER

Tập trung (giam) các các nguyên tử, phân tử bị kích thích của vật chất trên một mức năng lượng Mức năng lượng này phải là mức siêu bền để có thời gian tập trung nhiều phân tử

Sau đó kích thích cho tất cả các phân tử được tập trung trên mức siêu bền nói trên đồng loạt nhảy xuống một mức khác thấp hơn

Trang 5

 Kết quả của quá trình trên là đồng thời thu được: 1) các photon có cùng một bước sóng do có được từ một bước chuyển giữa 2 mức năng lượng xác định 2) các photon đồng pha do bước chuyển của các điện tử xảy ra đồng thời

Để thu được LASER ta cần một số điều kiện bắt buộc

1 – Môi trường tạo LASER (trong hình vẽ là “active medium” : không phải môi trường vật chất nào cũng có các mức năng lượng siêu bền Qua quá trình tìm kiếm và dự đoán dựa trên cơ sở khoa học mới tìm ra được các môi trường tạo LASER Hồng ngọc (ruby) là vật chất đầu tiên có khả năng phát LASER

2 – Bơm năng lượng (trong hình vẽ “energy pump”) cấp năng lượng để các nguyên tử, phân tử nhảy lên mức kích thích, thường là dùng năng lượng điện

Trang 6

3 – Bộ quang cộng hưởng gồm các tấm gương phản xạ (toàn phần và một phần) để khuếch đại và đồng thời thu được chùm LASER định hướng

SỰ ĐẢO NGƯỢC MẬT ĐỘ CƯ TRÚ

 Việc tập trung nhiều điện tử trên mức năng lượng siêu bền (thí dụ mức E1 trên hình trên) để chờ là phi tự nhiên Tức là: ở điều kiện bình thường trong một khối vật chất nhỏ (vi phân dV) số nguyên tử (hoặc phân tử) cùng lúc ở mức năng lượng cao E1 nhiều hơn số nguyên tử (hoặc phân tử) nằm ở mức năng lượng thấp E0 là KHÔNG THỂ Nguyên tử, phân tử luôn có xu hướng lập tức chuyển về mức thấp nhất có thể Công thức thống kê cho ta biết trong điều kiện bình thường, nhiệt độ vật chất là T, tỷ

số giữa số lượng phân tử ở mức cao NE cao và số lượng phân tử ở mức thấp NE thấp như sau

 NE cao / N E thấp = exp (-∆E/kT)

 Trạng thái NE cao >> N E thấp được gọi là sự đảo ngược mật độ cư trú, được thực hiện trong kĩ thuật LASER bằng bơm năng lượng Bơm năng lượng

“bơm đẩy” các nguyên tử (hoặc phân tử) ở mức năng lượng cơ bản (số lượng vượt trội trong thể tích dV) lên mức năng lượng cao hơn và tiếp theo tự chuyển về mức siêu bền

SỰ PHÁT XẠ CẢM ỨNG

Chiếu vào môi trường laser ánh sáng kích thích có năng lượng photon đúng bằng chênh lệch bước chuyển Esiêu bền về Ecơ bản à kích hoạt sự

nhảy đồng loạt các nguyên tử (hoặc phân tử) đang ở mức năng lượng

cao siêu bền xuống mức năng lượng cơ bản

 Khi các phân tử nhảy đồng loạt xuống nhờ photon kích thích thì các

photon phát ra à đó là sự phát xạ cảm ứng (LASER).

 Phát xạ cảm ứng lại tiếp tục đóng vai trò photon kích thích các phân tử khác từ mức siêu bền nhảy xuống Ánh sáng kích thích chỉ phải chiếu vào thời điểm đầu tiên để kích hoạt LASER

Về cơ bản bằng cách như trên ánh sáng LASER được tạo ra

Tại sao chùm LASER có tính chất đốt nóng cao và tập trung vào diện tích rất nhỏ?

Trang 7

 Là một chùm sáng đơn sắc và đồng pha, nhờ hiện tượng chồng chập các sóng điện từ mà LASER có tính kết hợp (chỉ bổ sung cho nhau chứ không triệt tiêu nhau) à sự tập trung năng lượng cao

 Ngoài ra do chùm tia LASER có tính đẳng hướng và có thểntạo ra một chùm tia rất mảnhàsự tập trung năng lượng vào một diện tích rất nhỏà mật độ năng lượng caoà khả năng đốt nóng chính xác những vị trí nhỏ

Ứng dụng tính chất đốt nóng cao và tập trung vào một điểm nhỏ trong y khoa

 Trong kĩ thuật LAZIK : Đốt một phần giác mạc để chỉnh các tật quang hình của mắt giúp bệnh nhân bỏ kính hỗ trợ(nguy hiểm, nhiều tác dụng phụ)

 Đốt các vị trí trên võng mạc để tạo ra các vết sẹo, ngăn sự chảy máu võng mạc ử bệnh tiểu đường và sự bong võng mạc Bản chất là quá trình làm đông máu bằng nhiệt của tia laser

QUANG SINH HỌC CẢM THỤ ÁNH SÁNG Ở MẮT

Quang sinh học (photobiology)

• Ngành khoa học nghiên cứu sự tương tác của bức xạ không ion hóa với các cơ thể sống.

• Ranh giới giữa bức xạ ion hóa và không ion hóa thường được cho là 10 keV, năng lượng đủ để ion hóa nguyên tử oxi

• Lĩnh vực nghiên cứu bao gồm tất cả các hiện tượng sinh học có sự tham gia của bức xạ không ion hóa mà trong đó bức xạ không ion hóa gây nên các biến đổi quang hóa hoặc/và quang lý trong các hệ sinh học, cuối cùng dẫn đến các hiệu ứng quang sinh

Phân loại bức xạ không ion hóa

Trang 8

1 Ánh sáng nhìn thấy ( λ : 400 – 800nm), có ý nghĩa cho sự nhìn và nhiều quá trình quang sinh khác

2 Bức xạ hồng ngoại (IF) ( λ >800nm), con người không cảm thụ được bằng thị giác, làm nóng vật chất hấp thụ nó

3 Bức xạ tử ngoại (UV), ( λ <400nm), con người không cảm thụ được bằng thị giác, điều khiển một số phản ứng quang sinh và nhiều phản ứng quang hóa quan trọng.

Bức xạ UV chia thành 4 vùng: (UV chân không) (100 – 200 nm), UV-C (200 –

280 nm), UV-B (280 – 315 nm) and UV-A (315 – 400 nm) Ta chỉ quan tâm UV

A, B và C

bức xạ UV chúng ta bị chiếu là UVA và một lượng nhỏ UVB

 Bước sóng ngắn nhất của bức xạ mặt trời đến tới bề mặt trái đất khoảng

295nm Nếu lớp ozon bị mỏng đi, bức xạ UV bước sóng ngắn sẽ đến trái đất nhiều hơn và gây nên các tác dụng có hại nghiêm trọng lên con người, động thực vật và các cơ thể sống khác

Các quá trình quang sinh

• Quá trình quang sinh là quá trình (chuỗi phản ứng) bắt đầu từ sự hấp thụ

photon bởi các chất hấp thụ ánh sáng đặc thù và kết thúc bằng các hiệu ứng sinh học trong các mô hoặc cơ thể sinh vật.

Các giai đoạn của một quá trình quang sinh

1 Các phân tử chất đặc thù của quá trình quang sinh hấp thụ photon à hoặc chuyển lên trạng thái kích thích hoặc biến đổi hình thái

2 Sự biến đổi này kích hoạt một chuỗi các phản ứng hóa học KHÔNG có sự tham gia của ánh sáng và chất đặc thù nói trên (còn gọi là các phản ứng tối)

3 Kết quả của các phản ứng hóa học này là các hiệu ứng sinh học

Phổ tác dụng

• Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc về lượng của hiệu ứng sinh học do ánh sáng gây nên vào bước sóng của ánh sáng chiếu trong cùng điều kiện chiếu và

năng lượng bức xạ chiếu bị hấp thụ như nhau gọi là phổ tác dụng

• Thí dụ:

chiếu

sóng chiếu

Ý nghĩa của phổ tác dụng

So sánh phổ tác dụng với phổ hấp thụ của các phân tử thành phần trong đối tượng khảo sát

• Nếu có loại phân tử mà phổ hấp thụ khá giống phổ tác dụng và các bước sóng hấp thụ cực đại rất gần bước sóng tác dụng cực đại, ta có thể xác định được phân

tử đó đã đóng vai trò chủ yếu trong quá trình quang sinh khảo sát

Trang 9

• Dựa vào phổ tác dụng và các bước sóng tác dụng cực đại ta còn xác định được các phân tử loại khác có tham gia nhưng vai trò yếu hơn hoặc không tham gia hoàn toàn

Tác dụng quang động lực (TDQĐL)

Khái niệm

Cơ chế TDQĐL

• Điều kiện cần thiết gây ra TDQĐL: Sự kết hợp chất hoạt hóa + ánh sáng + O2 Chất hoạt hóa chính là yếu tố kích hoạt TDQĐL nên còn gọi là chất gây

nhạy sáng (photosensitizer – viết tắt PS) Chất hoạt hoá phải có khả năng lân quang

• Phân tử chất PS hấp thụ photon à nhảy lên trạng thái singlet kích thích à xuống triplet tương đối bền

• Phân tử PS từ triplet à trạng thái cơ bản, ∆E giải phóng ra KHÔNG biến thành photon (lân quang) mà chuyển cho O2

1 O2 nhận ∆E hoặc nhảy lên trạng thái kích thích singlet

2 hoặc tham gia tạo các chất ROS (Reactive Oxygen Species) có khả năng oxi hóa rất mạnh

• O2 singlet kích thích hoặc ROS sẽ oxi hóa (tức là phá hủy) các protein, ADN, các enzyme, à chức năng, mật mã thông tin của tế bào bị phá hủy

• Vì cơ chế trên mà phổ tác dụng của TDQĐL khá trùng với phổ hấp thụ của chất hoạt hóa (đã được thực nghiệm chứng minh)

• TDQĐL là một quá trình quang sinh, các phân tử chất nền thực chất không hấp thụ trực tiếp năng lượng từ bức xạ mà lại bị tổn thương

Đọc thêm :

Trang 10

• Ứng dụng tác dụng quang động lực để tiêu diệt một số tổ chức u lành và ác

tính Tiêm chất gây nhạy sáng vào tổ chức u, chiếu ánh sáng có bước sóng thích hợp của chất hoạt hóa đó vào khối u, khối u sẽ bị phá hủy bởi các chất oxi hóa mạnh theo cơ chế trên Ánh sáng dùng thường là ánh sáng hồng ngoại do khả năng xuyên sâu hơn ánh sáng vùng nhìn thấy

• Có một căn bệnh di truyền rất quái ác là PHOPHYRIA Người bệnh bị hiện

tượng các sắc tố pophyrins tích kuyx trong da, xương và răng Đây là chất gây nhạy sáng, trong bóng tối người bệnh không sao nhưng ra ngoài nắng thì do TDQĐL các chất oxi hóa cắn xé họ Những người này vì thế sợ ánh sáng Ngoài ra họ còn bị thiếu máu nữa và phải truyền máu Có lẽ cũng vì những người bệnh này mà những câu chuyện thêu dệt về MA CÀ RỒNG xuất hiện, đó

là những kẻ hút máu, sợ ánh sáng, sợ tỏi Thực ra một số chất trong tỏi có thể làm trầm trọng thêm TDQĐL ở những người bệnh

• Nhưng cũng nhờ tìm cách chống bệnh này mà y học đã lợi dụng được chất

poryphin để dùng trong trị liệu = TDQĐL để chữa một số bệnh ngoài da và ung thư

Tác dụng có hại của tia tử ngoại lên tế bào

• UV có khả năng biến đổi ADN của các tế bào sống

• Trong ánh nắng mặt trời hầu như chỉ có UVA và UVB Cả UVA và UVB đều gây nên các tổn thương, biến tính hoặc làm đứt gẫy ADN.

• UVA xuyên sâu hơn UVB UVA vào được lớp giữa của da (the dermis) , UVB vào được đến lớp ngoài của da (the epidermis)

• UVB nguy hiểm hơn và dễ gây ung thư da hơn UVA

• Hiện tượng bắt nắng đen da là cách mà cơ thể bảo vệ bản thân khỏi tác động có hại của UV Bằng cách tăng lượng sắc tố nâu melanin trong da, các sắc tố đó sẽ hấp thụ phần lớn UV chứ không phải ADN do đó bảo vệ ADN Các sắc tố melanin

đó hấp thụ và biến năng lượng UV thành nhiệt, bản thân thì không bị phá hủy, do

đó có tác dụng « hứng đạn » cho ADN

Trang 11

• UVC là vùng nguy hiểm nhất à ứng dụng để tiệt trùng

• Từ phổ tác dụng tiệt trùng bằng tia UV ta thấy bước sóng 264 nm (thuộc UVC) là bước sóng có tính chất tiệt trùng mạnh nhất, đây cũng là bước sóng hấp thụ cực đại của ADN Điều đó nói lên rằng nguồn gốc hiệu ứng phá hủy biến tính tế bào là

do chính ADN bị tổn thương trực tiếp bởi UV.

Tác dụng có lợi của UV – phản ứng quang tổng hợp vitamin D

• Vitamin D3 được tổng hợp quang hóa trong da từ 7-dehydrocholesterol

• 7-dehydrocholesterol được tạo ra với số lượng lớn trong da các động vật có

xương sống, gồm cả người

• Chất béo này tác dụng với UVB ở bước sóng giữa 270 and 300 nm tạo thành vitamin D, cực đại tổng hợp tại 295 - 297 nm

Đọc thêm :

Mèo phơi nắng và chất béo trên lông của nó biến thành vitamin D, nó liếm lông cũng

là liếm lấy vitamin D

Nếu chất dầu trên và trong da của chúng ta không có thì ánh nắng cũng không có nguyên liệu để tổng hợp vitamin D Xà phòng quá nhiều làm mất chất dầu của

da, phải chăng vì thế mà người Việt nam vẫn thiếu vitamin D mặc dù nhiều nắng?

Ngày đăng: 11/01/2017, 22:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w