Lý giảivề các "quái vật" huyền thoại - 19/2/2007 6h:58 "Thế giới có hơn 30 triệu loại động vật, mà khoa học chỉ mới khám phá được một phần nhỏ mà thôi. Vì vậy, huyền thoại về con thú có đầu và cánh đại bàng nhưng mình sư tử, nhiều khả năng đó là loài khủng long bay vẫn còn hóa thạch đến ngày nay. Hay loài cá quai chèo to lớn dễ bị lầm tưởng là rắn biển khổng lồ, còn loại mực ống vĩ đại lại bị gán là quáivật đáy biển". Đó là ý kiến của Tiến sĩ Angela Milner, Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Anh, khi bàn về những đồn đại về các loài sinh vật lạ lùng đã xuất hiện trên khắp thế giới. Vậy đâu là sự thật? Rắn biển khổng lồ Từ hàng trăm năm nay, các thủy thủ đã kể nhiều câu chuyện về loài rắn biển khổng lồ. James Lockhart, tác giả cuốn sách “Những bí ẩn của biển cả: loài rắn biển khổng lồ”, cho biết là vào năm 1875 và 1905 đã có hai báo cáo đáng tin cậy về loại thủy quái này. Trong hai báo cáo, đa số nhân chứng đều mô tả vẻ ngoài khá tương đồng như là một sinh vật giống như rắn, đầu ngựa và sẫm màu phần trên, nhạt màu phần đuôi. Theo Giáo sư Milner, thủy quái rắn biển khổng lồ thật ra là một con cá quai chèo, rất ít khi trồi lên mặt nước. (Ảnh minh họa: edgefx.com) Quáivật hồ Loch Ness Nhiều người chứng kiến và một số bức ảnh chụp từ những năm 30 của thế kỷ trước đã buộc mọi người phải đặt câu hỏi: phải chăng dưới lòng hồ Loch Ness ở Scotland có một con bò sát cổ dài cùng thời với khủng long cách đây 180 triệu năm? Các hóa thạch thời tiền sử đã làm sáng tỏ khá nhiều huyền thoại, nhưng đành bó tay trong trường hợp này. Giáo sư Milner cho biết loài bò sát cổ dài sống dưới nước đã tuyệt tích từ 65 triệu năm trước. Nếu quả thật còn một con sống sót như một sự kỳ diệu thì nó phải tồn tại qua thời kỳ băng giá và phải được đưa tới hồ Loch Ness một cách cố ý. Tuy nhiên, loài bò sát kể trên thuộc về biển cả, còn quáivật hồ Loch Ness lại sống trong nước ngọt và lẽ ra, nó phải trồi lên mặt nước liên tục để hít thở không khí. Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Anh đã phối hợp với Scotland tổ chức nhiều cuộc thám hiểm hồ Loch Ness, nhưng họ chỉ tìm được một số loài giun nematode nhỏ mà thôi. Cuối cùng, Giáo sư Milner khẳng định: “Không có chứng cứ xác thực và cụ thể nào chứng tỏ sự hiện hữu của quáivật ở hồ Loch Ness”. (Ảnh: lochnessaccommodation) Ngựa có sừng Có nhiều mô tả về loài ngựa này trên khắp thế giới, sớm nhất là từ năm 400 TCN. Tuy nhiên, kích thước và tính khí của con ngựa đặc biệt nói trên có đôi chỗ khác nhau như sừng dài từ vài chục centimét đến 1,2m. Có người cho rằng nó đáng yêu, số khác lại tránh né vì nó hung tợn. Mô tả chiếc sừng ở trán, người ta thấy nó rất giống với chiếc răng độc nhất của kỳ lân biển, một loại động vật có vú sống ở biển. Vả lại, cách đây 10.000 năm, từng xuất hiện loài tê giác giống ngựa với tên gọi Elasmotherium. Rất có thể người xưa đã kết hợp hai con vật ấy lại với nhau để cho ra đời sản phẩm từ trí tưởng tượng của mình là ngựa có sừng. Một khả năng khác, đó là loài linh dương trắng có từ thời Trung cổ. Cho dù loài linh dương này có 2 sừng nhưng khi nhìn từ xa hay từ bên hông, trông nó chẳng khác nào chỉ có duy nhất một chiếc sừng dài. (Ảnh: imageshack) Thủy quái Kraken Một con thủy quái nguy hiểm đã bị phát hiện cách đây hàng trăm năm ở ngoài khơi vùng biển Kraken của nước Anh. Với các vòi dài hàng chục mét (!), nó đã quật ngã nhiều con tàu rồi lôi xuống đại dương. Chuyện là hư cấu dựa trên căn bản sự thật. Đó là những con mực ống phát triển đến mức khổng lồ, nhưng nó không nguy hiểm, to lớn và khủng khiếp như lời kể. Giáo sư Milner giải thích: “Dù ít gặp chúng trồi lên mặt nước, nhưng mực ống khổng lồ là có thật. Con lớn nhất từng được ghi nhận có chiều dài 27m, nhưng nhiều con còn lớn hơn. Người ta từng phát hiện những miếng thịt mực ống khổng lồ trong dạ dày cá nhà táng”. (Ảnh: cs.ucf.edu) Con vật nửa đại bàng, nửa sư tử Huyền thoại bắt nguồn từ vùng Trung Á khoảng 500 năm TCN. Vươn lên từ lòng đất giống một con đại bàng, nhưng con vật nói trên lại có thân mình sư tử. Trong thế kỷ XX, các khám phá khảo cổ học tại sa mạc Trung Á đã khai quật được hóa thạch của loài khủng long biết bay Protoceratop. Cái đầu chim của quáivật nửa đại bàng, nửa sư tử kia rất giống với sọ của loài khủng long Protoceratop. Có lẽ qua lời truyền tụng của dân gian, con vật đã đi vào huyền thoại. (Ảnh: edu.tw) "Người khổng lồ một mắt" Theo người Hy Lạp cổ đại, từng tồn tại một chủng tộc người khổng lồ chỉ có một mắt giữa trán. Thật ra, cách đây vài ngàn năm, có một loài voi nhỏ, sọ của chúng to gấp đôi sọ người và có một lỗ tròn cho vòi bám vào (rất dễ nhầm với hốc mắt). Hai hốc mắt thật của voi rất nhỏ, nằm ở hai bên sọ. Dĩ nhiên, chỉ ngày nay chúng ta mới có được thông tin này, còn người xưa chỉ thuật lại theo trí tưởng tượng rồi đồn đại lên mà thôi. "Người tuyết Yeti" Sau chuyến thám hiểm đỉnh Everest của Shipton và lời kể của ông vào năm 1951, câu chuyện về một sinh vật giống gấu đã gây sự tò mò trong công chúng. Người ta gọi nó là Người tuyết Yeti ở Himalaya, rồi sau đó còn phát hiện thêm nhiều “anh em” như người chân lớn ở Bắc Mỹ, người Yeren ở Trung Quốc, người rừng ở Việt Nam, người Orang-Pendek ở Indonesia . Vùng mà Yeti xuất hiện còn từng là nơi sinh sống của loài vượn Gigantopithecus, là loài vượn có kích thước lớn gấp đôi vượn ngày nay. (Ảnh: leipzig-online.de) Rồng Con rồng xuất xứ từ Trung Hoa thường có 4 móng, nhưng rồng của vua chúa - dấu hiệu của uy quyền - lại có 5 móng. Trung Quốc là đất nước tìm thấy hóa thạch xương khủng long cách đây 2.000 năm. Ngày nay, người ta vẫn quan niệm nhập nhằng giữa rồng và khủng long. Ngoài ra loài rồng komodo tồn tại hiện nay tại Indonesia cùng các hóa thạch khủng long đã cho phép các nhà làm phim tái tạo hình ảnh con rồng uy nghi, quyền quý tượng trưng cho sự góp sức của trí tưởng tượng. (Ảnh: galen-frysinger.org) Theo CAND.com.vn . Lý giải về các " ;quái vật& quot; huyền thoại - 19/2/2007 6h:58 "Thế giới có hơn 30 triệu loại động vật, mà khoa học chỉ mới. gán là quái vật đáy biển". Đó là ý kiến của Tiến sĩ Angela Milner, Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Anh, khi bàn về những đồn đại về các loài sinh vật