1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án mầm non đề tài truyện “bé tom đánh răng”

3 826 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 48,88 KB

Nội dung

HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNGLQVH – CV Chủ điểm: BẢN THÂN Đề tài: Truyện “Bé Tom đánh răng” Nhóm, lớp: Lá I.. Mục đích yêu cầu: Kiến thức - Trẻ nắm được tên truyện, trình tự phát triển của

Trang 1

HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

LQVH – CV

Chủ điểm: BẢN THÂN

Đề tài: Truyện “Bé Tom đánh răng”

Nhóm, lớp: Lá

I Mục đích yêu cầu:

Kiến thức

- Trẻ nắm được tên truyện, trình tự phát triển của cốt truyện

- Hiểu được nội dung truyện, biết đánh răng đúng cách, đánh sau mỗi lần ăn, sau khi ngủ dậy

Kỹ năng :

- Trẻ biết trả lời, bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách chân thật, hồn nhiên về nhân vật và chi tiết trong câu chuyện

Phát triển : sự chú ý, khả năng phán đoán phần tiếp theo của câu

chuyện

Giáo dục : biết giữ gìn vệ sinh đúng cách, có thói quen thực hiện mỗi

ngày

II Chuẩn bị:

1 Cô tổ chức một số hoạt động trước khi cho trẻ làm quen với truyện thuộc các lĩnh vực khác như

MTXQ: bé sử dụng bàn chải đánh răng đúng cách (trò chuyện với trẻ)

Tạo hình: tạo bộ tranh cách đánh răng đúng

Âm nhạc: hát các bài hát về bản thân

2 Kể cho trẻ nghe toàn bộ câu chuyện tại góc, không giới thiệu tên truyện, không đàm thoại nội dung

3 Giáo cụ: tranh phong nhân vật rời

Các tập truyện tranh

HĐG: Góc kể chuyện: tranh rời – nhân vật rời

Góc đóng kịch: trang phục – mũ – bàn chải

Góc chữ viết: tập truyện – bút các loại

Góc tạo hình: các nguyên vật liệu – kéo, hồ

III Phương pháp - biện pháp:

- Trực quan

- Đàm thoại

Trang 2

- Trò chơi

IV Tiến trình hoạt động:

A Hoạt động chung

* Hoạt động 1 : Ổn định

- Cho trẻ hát “Vui đến trường”

- Hỏi trẻ

+ Sáng thức dậy các con làm gì?

+ Đánh răng con cần những gì?

+ Con sẽ đánh răng như thế nào?

Mời trẻ trả lời tự do

* Hoạt động 2 : Cô tạo cảm xúc và kể chuyện

trẻ nghe

- Một bé Tom cũng tập đánh răng giống các

anh chị, con hãy lắng nghe và đoán xem

khi đánh răng, chuyện gì xảy ra với bé

Tom nhé

- Cô kể lần 1 với tranh phong nhân vật rời

Đoạn 1: “Bác Lợn … đánh răng mới

sạch”: Bé Tom mua một bàn chải

đánh răng của bác Lợn

Đoạn 2: “Bé Tom sợ quá … càn

đánh càn thích”: bé Tom đánh răng

không đúng cách, phải nhờ sự

hướng dẫn của nhiều người

Đoạn 3: “Từ đó… sáng nào dậy…

lúc nào… cũng tốt”: bé Tom đã biết

cách đánh răng đúng cách và có thói

quen đánh răng tốt

 Cô vừa kể vừa ngừng ở những chi tiết thắt

nút cho trẻ đoán và dùng ngôn ngữ để kể

chuyện xảy ra tiếp theo

- Cô kể lần 2: Kết hợp trẻ kể, gợi ý trẻ thể

hiện được giọng điệu nhân vật

- Cô gắn tranh bé Tom, bác Lơn, chú Voi,

viết tên trẻ tự đặt và cho trẻ đếm số chữ

cái có trong mỗi tên, đọc các chữ cái đó

- Đặt tên truyện

*Hoạt động 3:Kể lại truyện theo trình tự

- Chia trẻ làm 4 nhóm, mỗi trẻ ở nhóm nhận

tranh và cùng về nhóm thảo luận và kể lại

đoạn truyện theo nội dung tranh

- Trẻ hát

- Trả lời theo nội dung câu hỏi

- Trẻ tham gia mạnh dạn

- Trẻ chú ý lắng nghe và tham gia đoán nội dung câu chuyện

- Trẻ nghe và tham gia kể bằng giọng nhân vật

- Trẻ kể chuyện theo nhóm

Trang 3

- Cho trẻ gắn tranh lên bảng, đánh sô thứ tự

theo trình tự nội dung và đại diện nhóm lên

kể

Kết thúc: Cho trẻ thể hiện lại hành động của

nhân vật trong truyện ở mỗi nhóm theo trình tự

- Trẻ diễn tả hình dạng, hành động các nhân vật

B Hoạt động góc:

- Góc kể lại chuyện: đặt bộ tranh, sách truyện, trẻ kể từng

đoạn, kể theo lời thoại nhân vật hay kể toàn bộ câu chuyện

- Góc đóng kịch: đặt mũ, mặt nạ, trẻ tự chọn để vào vai nhân

vật, cùng bạn thể hiện nội dung câu chuyện qua các nhân vật

để lại ấn tượng mạnh ở trẻ

- Góc tạo hình: trẻ vẽ, cắt dán nhân vật trong truyện làm rối

giấy

- Góc chữ viết: trẻ thay từ bằng hình ảnh và ngược lại

Ngày đăng: 23/12/2016, 12:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w