1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tổng quan audio - video

29 844 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 369,5 KB

Nội dung

Tổng quan audio - video

Trang 1

- Nguồn âm điểm: Kích thước nguồn âm d << bước sóng גּ

- Nguồn âm diện (mặt): d < גּ , nhưng d ≈ גּ

- Nguồn âm tuyến

- Ở tần số khác nhau thì độ suy giảm khác nhau

Âm có tần số cao bị nhiễu xạ nhiều hơn âm có tần số thấp

Âm trầm ít bị suy hao hơn ( tín hiệu âm của nữ (âm cao) bị suy hao nhiều hơn âm củanam (âm trầm ))

1.2 Các đại lượng vật lý của sóng âm

a Thanh áp (Áp suất âm thanh) p

p = F/ S ( N/m2) , (Pa)

Bar âm thanh: 1 bar = 105 Pa

b Mức áp suất âm thanh

Trang 2

SPL = 20 lg(P/Po) [dB] trong đó

Po : thanh áp chuẩn tại ngưỡng nghe được (ở tần số f = 1000Hz thì Po = 2.10-5 N/

m2)

- Theo tiêu chuẩn của ITU-T, OIRT, CCIR, thì:

+ Mức tạp âm nội bộ của Studio là SPL < 30 dB

+ Ở phòng câm: SPL < 25 dB

+ SPL = 74 dB : mức chuẩn để kiểm định thiết bị âm thanh

+ SPL >= 120 dB: chói tai (đau tai)

- Tốc độ dao động âm: v’ = 2 10-7 m/s

- Cường độ âm thanh: I = P/S, với P là công suất âm thanh

1.3 Sự thụ cảm của cơ quan thính giác

Sự thụ cảm của cơ quan thính giác phụ thuộc vào:

- Tần số

- Cường độ I = P/S, từ đó suy ra âm lượng của âm thanh là K = 10 lg(I/Io), với Io

= 10-12 W/m2

- Khoảng cách

- Xác định được vị trí của nguồn âm (Hiệu ứng tham gia)

- Xác định được hướng của nguồn âm

1.4 Dải động của tín hiệu âm thanh

- Dải động của máy tăng âm thường là 50 – 70 dB

- Dàn nhạc giao hưởng có thể là 90 – 120 dB

1.5 Sự lấn át tín hiệu âm thanh

- Do tạp âm: Trong quá trình xử lí tín hiệu âm thanh bên cạnh tín hiệu có ích thìthiết bị cũng nhận thêm các tạp âm có hại Để tính toán mối quan hệ giữa tín hiệu cóích và tạp âm người ta đưa ra công thức tính là: Tỉ số tín hiệu trên tạp âm (S/N)dB

Trang 3

- Lấn át theo tần số: Khi phát ra tín hiệu có 1 băng thông nhất định và một tín hiệukhác có một băng thông khác thì có sự xen lẫn giữa 2 băng thông -> tạo ra phách củacác tần số ( Do hệ thần kinh trung ương cảm thụ).

Ví dụ : tần số f1 và tần số f2 nhưng tai có thể nghe nf1± mf2 làm tai ta khó phân biệttần số f1 và tần số f2 Từ đó đưa ra độ lấn át theo tần số (dB) M= N’0 – N0 trong đó:+ N0 : ngưỡng nghe được khi không có tạp âm ( không có tác động của một tần sốtạp âm nào cả)

+ N’0 : ngưỡng nghe được khi có tạp âm ( khi có f2 )

1.6 Độ rõ của tín hiệu âm thanh

Đây là một khái niêm mang tính thống kê

Ví dụ: Trong một gian phòng chia ra các ô người ta đọc một trăm từ, nghĩa của các

từ không liên quan với nhau – tách rời nhau Cho người ngồi ở các vị trí khác nhau ->

ở các vị trí khác nhau ghi được số từ là bao nhiêu Nếu từ đúng ngồi ở bất cứ ở chỗnào cũng có thể ghi được

1.8 Tai người khi thụ cảm còn mang tính phi tuyến

Với τ là độ trễ giữa trực âm và phản âm.

Trang 4

1.9 Trực âm và phản âm

Trong một không gian khép kín - một phòng, sóng âm từ nguồn âm một mặt lantruyền trực tiếp tới người nghe hoặc microphone đó là TRỰC ÂM, mặt khác nó đậpvào bề mặt giới hạn của phòng ( tường, trần, nền) và các đồ vật đặt trong phòng rồiphản xạ trở lại đó là PHẢN ÂM Hiện tượng này của sóng âm không chỉ xảy ra mộtlần mà cứ lặp đi lặp lại, mỗi lần gặp chướng ngại vật thì một phần năng lượng âm bịtiêu hao vào vật liệu cấu tạo của vật đó – ta gọi đó là hiện tượng hấp thụ âm thanh,một phần bức xạ trở lại không khí – ta gọi là hiện tượng phản xạ âm thanh Những âmphản xạ lần thứ nhất gọi là phản âm bậc một chúng thường có năng lượng lớn ( chỉnhỏ hơn trực âm) và tách biệt thành những phản xạ rời rạc Phản âm bậc một có ýnghĩa vô cùng quan trọng đối với đối với sự cảm nhận không gian của phòng thu, cho

dù trong thực tế ta khó có thể nghe tách biệt chúng ra khỏi tín hiệu chung Các phản

âm bậc 2,3, ngày càng dầy và đan xen từ nhiều hướng, nhưng sau mỗi lần phản xạnăng lượng âm lại suy giảm và dần dần bị suy hao cho đền hết, ta gọi đó là hiện tượngkết vang Số đo biểu thị tốc độ suy giảm năng lượng âm như trên gọi là thời gian vang(reverberation time) hay thời gian kết vang

Vì sóng âm phản xạ từ tất cả các hướng tới microphone (hoặc người nghe) nên nó

tạo ra một trường âm Tán xạ tạo ra cảm giác âm thanh không gian hoặc âm thanh

quang cảnh

1.10 Sự suy giảm năng lượng trên đường truyền

- Với nguồn âm điểm: Phát ra sóng có dạng hình cầu – sóng cầu nghĩa là sóng âmbức xạ đều ra theo các hướng hay nói cách khác năng lượng âm được phân bố đều đặntrên mặt cầu Diện tích măt cầu S=4ПRR2 nghĩa là năng lượng âm sẽ giảm theo tỉ lệ vớibình phương của khoảng cách tới nguồn âm tức là suy giảm rất nhanh: mỗi khikhoảng cách tăng gấp đôi (ví dụ từ 3m đến 6m ) thì thanh áp giảm đi một nửa hoặcmức thanh áp giảm đi 6dB Như vậy, ở trường gần năng lượng năng lượng (hay mứcâm) giảm rất nhanh, ở trường xa độ suy giảm chậm hơn

Trang 5

- Khi có rất nhiều nguồn âm điểm nối tiếp nhau tạo thành một tuyến (một đường)

sẽ tạo thành nguồn âm tuyến kéo dài nên sóng âm của những nguồn dạng âm tuyến

như thế sẽ tạo thành những hình ống bức xạ vào không trung Sự suy giảm của dạngnguồn âm này nhỏ hơn : khi khoảng cách tăng gấp đôi thì nó giảm có 3dB

- Những nguồn âm có dạng mặt phẳng gọi là nguồn âm diện Trong trường gần

của các nguồn âm diện có mặt bức xạ lớn mức âm hầu như không suy giảm theokhoảng cách vì sóng âm ở đây có dạng gần như sóng phẳng Ở khá xa nguồn âm diện(với khoảng cách R >> kích thước nguồn âm) thì mức âm mới suy giảm dần

1.11 Ảnh hưởng của thời tiết và khí hậu

- Hầp thụ năng lượng của môi trường không khí tần số càng cao độ suy giảm cànglớn

- Nhiệt độ

- Độ ẩm

Khi nhiệt độ và độ ẩm tăng thì sự suy giảm năng lượng âm lại bớt đi

- Ảnh hưởng của gió

1.12 Hiện tượng nhiễu xạ

Trên đường lan truyền trực tiếp từ nguồn âm đến đến người nghe hoặcmicrophone, sóng ân thường gặp các vật cản, thí dụ cột, tường, bàn ghế, tạo ra hiện

tượng nhiễu xạ của sóng âm tương tự như hiện tượng nhiễu xạ của ánh sáng Có ảnh

hưởng nhỏ đến âm mà tai người hoặc microphone thu được

1.13 Hiện tượng hấp thụ âm thanh

Khi sóng âm gặp một vật liệu hút âm thì một phần năng lượng của nó bị hấp thụvào vật liệu một phần phản xạ trở lại không gian Năng lượng âm bị hấp thụ, mộtphần chuyển thành nhiệt năng trong vật liệu, một phần được truyền qua tường rồi bức

xạ qua phòng bên cạnh

Không có loại vật liệu nào có khả năng hấp thụ mọi tần số âm thanh như nhau Cóthể chia ra 3 chủng loại vật liệu hút âm như sau:

Trang 6

+ Vật liệu hút âm trầm (khoảng dưới 250Hz)

+ Vật liệu hút âm trung (khoảng 250Hz đến 1000Hz)

+ Vật liệu hút âm cao (khoảng trên 1000Hz)

1.14 Hiện tượng âm vang

Trong một phòng (nhất là phòng lớn và tường cứng) khi âm thanh của một nguồn

âm đã tắt, nhưng nó vẫn còn ngân dài nhờ hiện tượng phản xạ của sóng âm; ta gọi đó

là hiện tượng âm vang Tiếng vang có ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm âm thanh của

phòng Trong biểu diễn âm nhạc, nhờ có tiếng vang mà tại những chỗ dừng - dấu lặng– âm thanh không bị cắt cụt một cách khô khan; nó được bù đắp phần nào bởi nănglượng của trường phản âm – âm thanh quan cảnh Chính phần tín hiệu quang cảnh nàycho ta những thông tin về đặc diểm âm học của không gian biểu diễn ( phòng hoànhạc, studio hay nhà thờ, ) So với trực âm, tiếng vang đến tai ngưòi nghe haymicrophone phải sau một khoảng thời gian t nào đó gọi là trễ

- Hiện tượng âm vang bao gồm 3 giai đoạn: khởi vang, đồng vang và kết vang

1.15 Những yêu cầu cơ bản đối với một ảnh âm lập thể (stereo)

1 Giữ được sự cân đối lập thể: Xét cả về phân bố âm lượng cho mỗi nguồn âmcũng như phân bố phương vị cho các nguồn âm Có 5 phương vị chính khi dựng ảnhâm: TRÁI (L), NỬA TRÁI (HL), GIỮA (M), NỬA PHẢI (HR), và PHẢI ( R)

2 Tận dụng tối đa chiều rộng dựng ảnh âm

3 Tạo được cảm giác không gian rõ rệt

4 Đảm bảo tính tương thích (đối với các chương trình dùng cho phát thanhtruyền hình)

1.16 Tiếng nói và việc nhận dạng tiếng nói

Hiện nay, có các phương pháp sau để nhận dạng tiếng nói: Nhận dạng tiếng nóibằng phương pháp Markop ẩn, bằng mạng nơ ron và bằng trí tuệ nhân tạo

1.17 Nguyên lý ghi âm

Trang 7

Với analog có các phương pháp ghi như sau:

a Ghi cơ giới

Là phương pháp dùng thiết bị cơ giới để khắc những tín hiệu âm thanh, thành dạngcác rãnh vòng tròn trên đĩa nhựa Khi cần phát lại âm thanh đã ghi, thì cho kim đĩa hátchuyển động trên những rãnh vòng đó Phương pháp này dùng trong sản xuất đĩa hát

b Ghi âm quang học

Là phương pháp dùng micrô và bộ điều chế quang, để đưa âm thanh cần ghi vàonhững phiến nhựa cảm quang Sau đó đưa phiến nhựa đã định hình ghi âm, khống chếánh sáng của đèn quang học chiếu tới, để phát ra tín hiệu ban đầu Phương pháp ghi

âm quang học thường dùng trong điện ảnh

c Ghi âm từ

Là phương pháp dùng dòng điện âm tần tác động lên băng từ và để lại từ dư trênbăng theo quy luật của dong điện âm tần Lúc phát lại thì những mức từ dư trên băngqua đầu từ đọc lại biến thành dòng điện âm tần Phương pháp ghi âm từ dùng trongtruyền thanh và đời sống

Nguyên lý ghi âm từ dựa trên đặc tính của các hạt sắt từ có thể bị nhiễm từ, khichịu tác động của từ trường và còn giữ lại mức từ dư, khi ra khỏi từ trường đó Hiệnnay, người ta thưòng dùng băng từ là băng nhựa có phủ một lớp bột sắt từ

Với digital

Định dạng băng audio số DAT đầu tiên được phát triển cho máy ghi âm dân dụng(đầu từ quay – nên gọi là R-DAT : Rotary – Digital Audio Tape) Tuy nhiên DAT cóchất lượng cao nên được dùng trong các muc đích chuyên dụng

CHƯƠNG II

Trang 8

XỬ LÝ TÍN HIỆU ÂM THANH SỐ 2.1 Tín hiệu âm thanh số là gì ?

Ở dạng gốc, tín hiệu âm thanh (tín hiệu âm tần) là tín hiệu tương tự (analog) tức

là tín hiệu có đường biểu diễn tần số và biên độ liên tục Tín hiệu analog là tín hiệu

liên tục về thời gian và trị số.

Tín hiệu âm thanh digital là tín hiệu gồm những mẫu được lấy ra từ tín hiệu gốcanalog và số hoá theo mã quy định, vì thế nó là những tín hiệu rời rạc, xét về mặt thờigian cũng như giá trị Mỗi mẫu rời rạc được biễu diễn bằng một mã nhị phân

Việc xử lí các mẫu nhị phân rời rạc đó theo quy luật của kỹ thuật số gọi làphương pháp xử lí tín hiệu âm thanh số Mạch xử lí tín hiệu âm thanh số chủ yếu làcác mạch trữ, mạch chuyển tiếp và mạch thuật toán

2.2 Tại sao cần xử lí tín hiệu âm thanh theo công nghệ số

a Phương pháp xử lí tín hiệu bằng công nghệ tương tự thường có những hạn chế về

- Dải tần

- Dải động

- Độ méo

- Độ suy hao

- Suy giảm chất lượng khi sao chép thông tin,

b Một hệ truyền tín hiệu ( nói ngắn gọn là một kênh ) được đặc trưng bởi các tínhchất kỹ thuật sau

1 Tỉ số tín hiệu trên tạp âm (S/N)

Yếu tố gây nhiễu thường gặp nhất là tạp âm sinh ra ngay trong các linh kiện điện

tử ( cả linh kiện thụ động và tích cực ) Những điện áp tạp âm này phân bố suốt dải

âm tần, từ thấp lên cao Khi nghe phát ra loa ta thường có cảm giác chúng chỉ xuấthiện ở vùng tần số cao Sở dĩ như vậy dải thông ở vùng tần số thấp trên đường đặctuyến biên độ tần số hẹp hơn nhiều so với vùng tần số cao Mặt khác khả năng cảmthụ của tai người còn phụ thuộc vào tần số

Trang 9

- Tiêu chuẩn cho máy HiFi : (S/N) >= 54dB.

2 Dải động

Dải động của một kênh truyền dẫn cho biết mức điện áp ra cực đại và cực tiểu màkhông bị ảnh hưởng của tạp âm, biểu thị bằng dB Giá trị cực đại còn phụ thuộc vàokhả năng điều chế của hệ thống, giá trị tạp nhiễu phụ thuộc vào độ nhiễu và tạp âmcủa toàn kênh

Khi truyền một tín hiệu âm thanh với dải động tự nhiên của kênh đủ rộng (thí dụmột tác phẩm khí nhạc cho dàn nhạc hoà tấu: concerto, symphony, ) qua một kênhtruyền dẫn có dải động hẹp hơn thì tín hiệu đầu ra bị ép lại

3 Dải tần

Tín hiệu truyền đi thường bị giới hạn trong một khoảng tần số, tuỳ thuộc chấtlượng của kênh Tín hiệu tần số thấp, thành phần điện áp một chiều và tần số cao (ởcuối dải tần) thưòng không được chuyển tải đầy đủ hoặc bị mất hoàn toàn

Note : Trên cơ sở tóm tắt các đặc tính kỹ thuật của một kênh thông tin ta thấy ngay:

tín hiệu analog bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tình trạng của kênh trong quá trình chuyểntải thông tin

Trang 10

Để giảm tới mức thấp nhất những ảnh hưởng của kênh lên tín hiệu, người tachuyển tín hiệu của âm thanh sang dạng số.

2.3 Ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý âm thanh số

a Ưu điểm

Nhiễu không thể xâm nhập được vào tín hiệu

Với kỹ thuật analog ta không thể tách nhiễu ra khỏi tín hiệu khi đã bị xâm nhập,mặt khác tỉ số S/N bị thu hẹp

Trong kỹ thuật digital, với phương pháp hạn biên (limit) ta hoàn toàn có thể táchđược nhiễu ra khỏi các điện áp vuông góc để tái tạo các tín hiệu gốc hoàn toàn sạch.Nhờ đó, có thể lọc được tất cả can nhiễu của hệ thống truyền dẫn Phương pháp xử lítín hiệu số có thể đạt được S/N > 90 dB và do đó có thể đạt được dải động rất lớn Ưuđiểm này cho phép sao chép nhiều lần các thông tin âm thanh từ băng hay đĩa sangbăng hay đĩa khác mà không làm giảm chất lượng

Trong công nghệ analog, quá trình in lại các băng đĩa đều làm tăng tạp âm rõ rệt.Điều này hoàn toàn không tồn tại trong công nghệ digital Tóm lại XLTH âm thanhbằng công nghệ số có các ưu điểm sau:

1 Tỷ số S/N lớn

2 Mở rộng dải động

3 Có khả năng sao chép thông tin vô hạn định mà không làm giảm chất lượng

4 Không bị ảnh hưởng bởi sự dao dộng nhiệt độ và điện áp công tác

5 Không bị méo tín hiệu

6 Có khả năng tái lập thành phần điện áp một chiều của tín hiệu

7 Đặc tuyến tần số bằng phẳng

b Nhưng công nghệ số cũng có các nhược điểm sau

1.Tín hiệu ở dạng dữ liệu số thưòng dễ bị tổn thất Chỉ mất một vài bit dữ liệucũng dẫn tới lỗi trong tín hiệu âm thanh Sửa các lỗi dữ liệu rất tốn kém về phần mềmcũng như phần cứng

Trang 11

2 Hệ thống thiết bị xử lí tín hiệu âm thanh số phức tạp và tốn kém hơn so với côngnghệ tương tự.

3 Bão hoà tín hiệu sẽ dẫn tới phá huỷ hoàn toàn tín hiệu âm thanh

4 Không thể cắt nối băng ghi âm số như băng ghi âm tương tự, ở đây phải sử dụngphương pháp cắt nối điện tử

Ngày nay với công nghệ vi mạch có thể giải quyết dễ dàng nhược điểm 1,2

2.4 Các bộ biến đổi tương tự - số và số - tương tự (ADC và DAC) (Sẽ giới thiệu

tổng quan)

2.5 Mã hoá kênh truyền

Mã hóa kênh được sử dụng trong các hệ thống ghi số và truyền dẫn nhằm làm chocác đặc tính của dữ liệu sau mã hóa nguồn phù hợp với đặc tính của máy ghi hay kênhtruyền Mã hoá kênh truyền sẽ sửa đổi dữ liệu gốc nhằm đạt được mật độ bít cao nhất

có thể được trong giới hạn đặc tính của dải thông kênh truyền DC (Direct current)hay các tần số thấp khác sẽ không được chuyển đổi trong quá trình này

Trong truyền dẫn, dữ liệu truyền dẫn phụ thuộc vào tốc độ chuyển đổi thông tinphải nhỏ hơn dung lượng kênh truyền, dẫn đến hiện tượng thường gặp là sự khôngthích ứng đối với kênh truyền Khả năng giảm bớt sự mất mát thông tin trong thờigian truyền dẫn hoặc giải thông kênh truyền được cải thiện khi dữ liệu truyền dẫn đạtđược có đặc tính tốt nhất, và điều này giải thích cho sự cần thiết của quá trình mã hóakênh truyền

Đặc tính của dải thông kênh truyền dẫn dẫn đến sự méo tín hiệu tại tần số thấp vàcao trong dải tần cơ bản Từ đó mục tiêu của mã hóa kênh truyền là làm cho hìnhdạng phổ tín hiệu audio số bị méo nhỏ nhất

Các dạng mã hoá kênh truyền là NRZ ( Non Return to Zero), BPM ( Biphase Mark ), HDB3,

-2.6 Cơ sở về nén AUDIO số

Trang 12

2.6.1 Kỹ thuật mã hoá nguồn được dùng để loại bỏ độ dư thừa trong tín hiệu Audio

và các kỹ thuật “ psychoacoustic masking – che mặt nạ tâm sinh lý nghe ” được dùng

để nhận biết và loại bỏ những thành phần không thích hợp ( các mẫu âm thanh lỗi)

Có 2 kỹ thuật nén chủ yếu là :

a Mã hoá dự đoán trước trong miền thời gian: Phương pháp này sử dụng việc mãhoá khác nhau đối với các thành phần khác nhau của các mẫu liên tiếp mà có thể khôiphục được Việc giảm tốc độ dòng bit sẽ được sử dụng để mã hoá và truyền dẫn cácthông tin của tín hiệu audio

b Mã chuyển đổi trong miền tần số: Kỹ thuật này sử dụng các khối block của cácmẫu audio ra từ bộ PCM đều để truyền từ miền thời gian trong miền tần số những dảibăng khác nhau

Nén không tổn hao sử dụng kỹ thuật mã dự đoán trước trong miền thời gian baogồm:

- Thuật toán vi sai: DPCM (Differential PCM ), ADPCM

- Mã hoá entropy: tận dụng độ dư thừa trong cách miêu tả của các hệ số băng con

đã lượng tử hoá nhằm cải thiện tính hiệu quả của quá trình mã hoá

- Các thông số quá tải khối dữ liệu: Các giá trị nhị phân từ quá trình biến đổi ADC,được nhóm thành các khối dữ liệu cả trong miền thời gian, bằng cách lấy mẫu kề nhautại đầu ra ADC, lẫn trong miền tần số tại đầu ra FDCT Các giá trị nhị phân trong mộtkhối dữ liệu sau đó được tạo thang độ tiếp sao cho giá trị vừa dưới toàn bộ thang.2.6.3 Nén có tổn hao

Trang 13

Nén có tổn hao được đề cập đến bởi sự kết hợp của 2 hay nhiều hơn các công nghệ

xử lý mà nó lợi dụng đặc tính của hệ thống HAS (Human Auditory System) là khôngphân biệt được các thành phần phổ có biên độ nhỏ giữa những thành phần phổ có biên

độ lớn Các phương pháp giảm số liệu xử lý cao có hệ số nén từ 2:1 đến 20:1, nó phụthuộc vào quá trình nén và giải nén, và vào yêu cầu chất lượng của audio

Các hệ thống số nén có tổn hao sử dụng công nghệ mã hoá tri giác Nguyên lý cơbản của nó là loại bỏ những thành phần dư thừa trong tín hiệu audio bằng cách bỏ đinhững tín hiệu nằm dưới đường cong ngưỡng âm, điều này giải thích tại sao người tagọi các hệ thống nén số liệu có tổn hao là mất các thành phần âm

Nén làm mất các thành phần âm được kết hợp từ các kỹ thuật như:

- Kỹ thuật “masking - che” đối với các thành phần tín hiệu trong miền thời gian vàtrong miền tần số Tỉ lệ signal – mask được sử dụng để xác định số bit cho quá trìnhlượng tử hóa mỗi băng với mục đích giảm thiểu khả năng nghe thấy của âm thanh

- Chặn mức tạp âm lượng tử cho từng âm độ của tín hiệu âm thanh bằng cách chỉđịnh số bit vừa đủ để chắc chắn rằng mức nhiễu lượng tử luôn luôn nằm dưới mức giátrị cần chặn Tại những tần số gần với tần số tín hiệu âm thanh thì S/N có thể chấpnhận được từ 20 đến 30 dB, tương đương với độ phân tích từ 4 đến 5 bits

- Mã hoá nối: Công nghệ này khai thác sự dư thừa trong hệ thống audio đa kênh,người ta thấy rằng có rất nhiều các phần số liệu ở trong các kênh là giống nhau, do đóngười ta có thể nén số liệu bằng cách mã hoá 1 phần số liệu chung đó trên một kênh

và chỉ định cho bộ giải mã lặp lại tín hiệu đó trên các kênh còn lại

2.7 Nén tín hiệu Audio theo chuẩn MPEG (Moving Picture Experts Group) ( sẽ

giới thiệu tổng quan)

Chuẩn nén MPEG-1, MPEG-2

2.8.Ví dụ: Mã hoá và giải mã âm thanh Dolby Digital trong truyền hình số

Trang 14

1 Giới thiệu: Để chuyển tín hiệu truyền hình số DTV từ máy phát đến khách

hàng, người ta phải dùng kỹ thuật mã hoá đa kênh Dolby Digital (hay AC-3) Bắtnguồn từ luật mã AC-2 , bản chất AC-3 là bộ mã hoá sử dụng kỹ thuật tuyến tính tần

số, lọc lấy mẫu tới hạn dựa trên kỹ thuật triệt tiêu trong miền thời gian TDAC (Timedomain alias cancellation) Lợi thế đầu tiên của phương pháp lọc dựa trên cơ sở mãhoá là ở chỗ các phần tử tín hiệu và nhiễu lượng tử tương ứng (Đã có kế hoạch đượcchắn lọc), được giữ bên trong độ rộng băng tới hạn so với bên kia, xuất phát từ độ lợilớn nhất từ đặc tính lọc của tai người và giảm thiểu tốc độ dữ liệu hợp thành được yêucầu cho mã hoá nhiễu tự do có thể cảm nhận được

Đối với sự xuất hiện của các đột biến , độ rộng chặn biến đổi của bộ lọc có thểđược giảm rất năng động nhằm chứa luôn các đột biến nhỏ tạm thời, do đó chứa luôncác nhiễu lượng tử mức nhỏ

Hình 1 Sơ đồ khối bộ mã hoá Dolby Digital

Ngày đăng: 09/10/2012, 11:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Sơ đồ khối bộ mã hoá Dolby Digital - Tổng quan audio - video
Hình 1. Sơ đồ khối bộ mã hoá Dolby Digital (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w