Marketing-mix là tập hợp các yếu tố trên thị trường mà doanh nghiệp kiểm soát được, đồng thời sử dụng các yếu tố này như là công cụ tác động vào mong muốn của người tiêu dùng trên thị tr
Trang 1-
NGUYỄN HOÀNG DIỆU LINH
XÂY DỰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH KHU DU LỊCH
VỊNH THIÊN ĐƯỜNG ( ALMA VIỆT NAM)
Chyên nghành Quản trị Kinh Doanh
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS PHAN DIỆU HƯƠNG
Hà nội, năm 2016
Trang 21
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là : Nguyễn Hoàng Diệu Linh
Sinh ngày 10/04/1989
Học viên lớp cao học khóa 2013B – chuyên ngành Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, hiện đang công tác công ty TNHH khu du lịch Vịnh Thiên Đường ( ALMA Việt Nam)
Xin cam đoan:
Đề tài ― Xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty TNHH khu du lịch Vịnh Thiên Đường ( ALMA Việt Nam)‖ là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn cao học này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu vào khác
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Hoàng Diệu Linh
Trang 32
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Phan Diệu Hương đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này Trong quá trình học tập, triển khai nghiên cứu đề tài và những
gì đạt được hôm nay, em luôn biết ơn các thầy cô giáo trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội đã giảng dạy và hướng dẫn em Ngoài ra, em xin cảm ơn các anh, chị, bạn
bè đồng nghiệp đã hỗ trợ cho em có cơ hội tiếp cận thực tế, cung cấp cho em những tài liệu và thông tin bổ ích trong quá trình nghiên cứu, xin cảm ơn những người bạn
đã đóng góp ý kiến, chia sẻ tài liệu, động viên hỗ trợ em hoàn thành đề tài này Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Hoàng Diệu Linh
Trang 43
Danh mục các bảng
Bảng 1: Doanh thu bán kỳ nghỉ của ALMA qua các năm
Bảng 2: Bảng giá 5 loại căn hộ của Alma theo tuần năm 2013
Bảng 3: Bảng giá 5 loại căn hộ của Alma theo tuần năm 2014
Bảng 4: Bảng giá 5 loại căn hộ của Alma theo tuần năm 2015
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Hình1: Cấu tạo một sản phẩm
Hình 2 : Các kênh phân phối và cấu trúc kênh phân phối
Hình 3: So sánh giữa Vacation Ownership với hotel
Trang 54
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG 9
1 1 Các khái niệm cơ bản 9
1.1.1 Khái niệm về du lịch nghỉ dưỡng 9
1.1.2 Khái niệm cơ bản về marketing 9
1.2 Các chính sách marketing dịch vụ trong doanh nghiệp 14
1.2.1 Phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu 14
1.2.2 Chính sách sản phẩm 16
1.2.3 Chính sách giá sản phẩm 17
1.2.4 Chính sách phân phối 20
1.2.5 Chính sách xúc tiến bán 21
1.2.6 Chính sách con người 22
1.2.7 Chính sách về quy trình 22
1.3 Hoạt động marketing trong du lịch nghỉ dưỡng 23
1.3.1 Những đặc điểm cơ bản trong du lịch nghỉ dưỡng 23
1.3.2 Marketing trong du lịch nghỉ dưỡng 24
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động marketing trong doanh nghiệp 24
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác marketing 25
1.5.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 25
1.5.2 Yếu tố nội tại của công ty 27
1.6 Kinh nghiệm ứng dụng marketing trong kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng trong và ngoài nước 29
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH KHU DU LỊCH VỊNH THIÊN ĐƯỜNG 36
( ALMA Việt Nam) 36
Trang 65
2.1 Một số đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty ALMA Việt Nam 36
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ALMA Việt Nam 36
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty ALMA Việt Nam 37
2.1.3 Bộ máy tổ chức, cơ cấu quản lý của công ty ALMA Việt Nam 37
2.1.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty ALMA Việt Nam 42
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ALMA Việt Nam trong năm 2013-2015 49
2.3 Đặc điểm thị trường và khách hàng mục tiêu của công ty ALMA Việt Nam 52
2.3.1 Phân tích nhu cầu khách hàng 52
2.3.2 Hành vi mua sắm của khách hàng 54
2.3.3 Khách hàng mục tiêu 55
2.4 Phân tích thực trạng hoạt động marketing tại công ty ALMA Việt Nam 55
2.4.1 Phân tích thực trạng chính sách sản phẩm tại công ty 55
2.4.2 Phân tích thực trạng chính sách giá sản phẩm 59
2.4.3 Phân tích thực trạng chính sách phân phối sản phẩm 59
2.4.4 Phân tích thực trạng chính sách xúc tiến bán 61
2.4.5 Phân tích thực trạng chính sách con người 64
2.4.6 Phân tích thực trạng chính sách về quy trình 65
2.5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác marketing tại công ty ALMA Việt Nam 66
2.5.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 66
2.5.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 72
2.6 Đánh giá kết quả và nguyên nhân tác động đến công tác marketing tại ALMA 74 2.6.1 Các kết quả đạt được 76
2.6.2 Những tồn tại trong công tác marketing tại công ty 76
Trang 76
CHƯƠNG III : ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH KHU DU LỊCH VỊNH THIÊN ĐƯỜNG 793.1 Định hướng phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam 793.2 Chiến lược phát triển du lịch nghỉ dưỡng của ALMA Việt Nam đến 2018 803.3 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác Marketing du lịch nghỉ dưỡng tại ALMA Việt Nam 80KẾT LUẬN 94TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 8Trong nền kinh tế thị trường với những quy luật riêng có của nó đòi hỏi những nhà kinh doanh phải nắm bắt vận dụng một cách đa dạng và linh hoạt các triết lý, thủ pháp, nghệ thuật kinh doanh mới có thể đứng vững và phát triển Những triết lý quản trị, thủ pháp nghệ thuật kinh doanh đó là Makerting
Makerting là tác nhân quan trọng kết nối một cách có hiệu quả giữa nguồn lực của công ty và thị trường Kết quả của việc kết nối này là tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường với khả năng của mình Tuy vậy hiểu đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ và vận dụng một cách có hiệu quả Makerting còn là một vấn đề Và đó cũng là một nhân tố cơ bản quyết định thành công hay thất bại của một doanh nghiệp nói chung và một công ty
lữ hành nói riêng Nâng cao hiệu quả của hoạt động Makerting chính là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Mục đích của việc phân tích các ưu nhược điểm của hoạt động marketing trong công ty TNHH khu du lịch Vịnh Thiên Đường là nhằm đưa ra những phương
án nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing Thông qua đó có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh, nâng cao doanh thu cho công ty ALMA Việt Nam
Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy, qua thời gian thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu ở Công ty TNHH khu du lịch Vịnh Thiên Đường, em đã chọn đề tài:
“ Xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty
TNHH khu du lịch Vịnh Thiên Đường ( ALMA Việt Nam)‖
Trang 98
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận về marketing du lịch nghỉ dưỡng
Chương II : Phân tích thực trạng hoạt động Marketing tại công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường ( ALMA Việt Nam)
Chương III : Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường
b Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Công ty Vịnh Thiên Đường
- Phân tích thực trang hoạt động Marketing - Mix, đưa ra những vấn đề còn tồn tại
và nguyên nhân
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing - Mix của công ty trong thời gian tới
c Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu sơ cấp: thu thập số liệu trong công ty, quan sát thực tế, phỏng vấn nhân viên trong công ty, khảo sát khách hàng
- Nghiên cứu thứ cấp: giáo trình tài liệu về du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch, sách báo tài liệu từ internet
d Tổng kết
Vì điều kiện hạn chế về thời gian, tài liệu cũng như kinh nghiệm thực tế mà nội dung đề tài lại rộng, dù cho có rất nhiều cố gắng, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy Cô, Ban Giám Đốc Công ty, các bạn sinh viên cùng những người quan tâm
Để hoàn thành đề tài này em đã được sự giúp đỡ tận tình của Cô Giáo Tiến Sĩ Phan Diệu Hương, Ban Giám Đốc Công Ty, các anh chị ở Phòng Marketing Kinh Doanh và các Phòng Ban Khác của Công ty Vịnh Thiên Đường
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 109
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
1 1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch giúp cho con người phục hồi sức khoẻ
và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, những căng thẳng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống
Trước đây, chúng ta thường quan niệm rằng: du lịch chỉ đồng nghĩa với việc tham quan thưởng ngoạn những đất nước xa xôi, những danh lam thắng cảnh, hay tiếp xúc với những con người có phong tục tập quán, văn hóa khác với mình Nhưng thời gian gần đây khái niệm về―du lịch nghỉ dưỡng‖ đã bước vào đời sống hiện đại Đó là việc kết hợp giữa du lịch với bồi bổ sức khỏe hoặc chữa bệnh Những hình thức này được người ở những nước kinh tế phát triển rất ưa chuộng
Khái niệm du lịch nghỉ dưỡng phức hợp (integrated travel) nhằm chỉ một sản phẩm du lịch mà hành trình nghỉ dưỡng, sinh hoạt, giải trí của du khách gói gọn trong một địa điểm, không mất thời gian di chuyển [1]
Du lịch nghỉ dưỡng phức hợp đặc biệt chú trọng việc đảm bảo sự thoải mái ở mức độ cao nhất cho du khách từ nơi lưu trú, phương tiện di chuyển, ẩm thực cho đến các dịch vụ như sân golf, spa, công viên nước, khu ngâm bùn khoáng, khu vui chơi giải trí, phòng gym, phòng thiền…
1.1.2 Khái niệm cơ bản về marketing
Trang 1110
Marketing là một quá trình qua đó một tổ chức quan hệ một cách sáng tạo, có hiệu quả và có lợi với thị trường
Marketing là nghệ thuật sáng tạo và thỏa mãn khách hàng một cách có lời
Marketing là đưa đúng hàng hóa và dịch vụ đến đúng người, đúng địa chỉ, đúng giá
và thông tin chính xác cùng với khuyến mại
Marketing là một hình thức hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng những yêu cầu và nhu cầu của con người thông qua trao đổi
Tóm lại, ―Marketing là hoạt động của con người hướng tới thoả mãn nhu cầu
và ước muốn của khách hàng thông qua qúa trình trao đổi‖ [2]
1.1.2.2 Định nghĩa Marketing-mix
Theo Philip Kotler: Marketing hỗn hợp( marketing mix ) là tập hợp những yếu
tố biến động kiểm soát được của marketing mang doanh nghiệp sử dụng để cố gắng gây được phản ứng mong muốn từ thị trường mục tiêu
Marketing-mix là tập hợp các yếu tố trên thị trường mà doanh nghiệp kiểm soát được, đồng thời sử dụng các yếu tố này như là công cụ tác động vào mong muốn của người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu, nhằm biến các mong muốn đó thành cầu thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp Nội dung của chiến lược marketing-mix bao gồm:
+ Chiến lược sản phẩm bao gồm các nội dung xác định danh mục, chủng loại sản phẩm, chất lượng, thiết kế, đặc trưng, nhãn hiệu, trọn gói, kích cỡ, dịch vụ, bảo hành, hoàn trả, chu kỳ sống sản phẩm, phát triển sản phẩm mới
+ Chiến lược giá bao gồm các nội dung xác định danh mục giá cả, chiết khấu, phân
bổ, thời hạn thanh toán, điều khoản tín dụng
+ Chiến lược phân phối bao gồm các nội dung thiết lập kênh phân phối, kiểu phân phối, địa phương, kho tàng, vận chuyển
+ Chiến lược xúc tiến bao gồm các nội dung quảng cáo, tuyên truyền, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, thúc đẩy bán…
Trang 1211
1.1.2.3 Khái niệm về marketing dịch vụ
Marketing dịch vụ là sự thích nghi lý thuyết hệ thống vào thị trường dịch vụ, bao gồm quá trình thu nhận, tìm hiểu, đánh giá và thỏa mãn nhu cầu của thị trường phát triển bằng hệ thống các chính sác, các biện pháp tác động vào toàn bộ quá trình sản xuất, cung ứng và tiêu dùng dịch vụ thông qua phân bố các nguồn lực của tổ chức Marketing được duy trì trong sự năng động qua lại giữa các sản phẩm dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và những hoạt động của đối thủ cạnh tranh trên nền tảng cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội Khái niệm đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản của marketing dịch vụ:
- Nghiên cứu nhu cầu, đặc điểm nhu cầu của thị trường mục tiêu và những yếu tố chi phối thị trường mục tiêu
- Thỏa mãn nhu cầu có hiệu quả hơn đối với đối thủ cạnh tranh trên cơ sở khai thác
và huy động các nguồn lực của tổ chức
- Thực hiện cân bằng động các mối quan hệ sản phẩm dịch vụ (loại hình, số lượng, chất lượng) với sự thay đổi nhu cầu của khách hàng
Đặc điểm marketing dịch vụ:
Marketing dịch vụ được phát triển trên cơ sở thừa kế những kết quả của Marketing hàng hóa Tuy nhiên, do những đặc điểm riêng của dịch vụ, hệ thống Marketing Mix cho hàng hóa không hoàn toàn phù hợp với các tổ chức cung ứng dịch vụ ―Tiếp thị trong thế kỷ 21 không còn bó hẹp trong công thức 4P truyền thống nữa mà đã và đang mở rộng ra thêm 3P thành Công thức 7P Những nỗ lực tiếp thị sẽ được tiếp thêm nhiều năng lực và đánh bại các đối thủ cạnh tranh với công thức mới này‖
+ Product ( Sản phẩm ) Sản phẩm là những cái gì có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Hàng hoá là sản phẩm có thể đưa vào thị trường để tạo ra
sự mua bán Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được lợi nhuận thỏa đáng nếu đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của hệ thống Marketing – mix Chất lượng của sản phẩm được đo lường giữa chất lượng khách hàng kì vọng và chất lượng khách hàng mong đợi Nếu chất lượng thực
Trang 1312
tế của sản phẩm không như mong đợi thì khách hàng sẽ cảm thấy thất vọng Ngược lại, khi chất lượng thực tế của sản phẩm đáp ứng như mong đợi hoặc vượt quá sự mong đợi thì khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và hoan hỉ, vui vẻ Chất lượng thật sự của hàng hoá do nhà sản xuất cung cấp thường khác với chất lượng khách hàng cảm nhận được Chất lượng mà khách hàng cảm nhận mới là quan trọng Chính vì thế doanh nghiệp cần phải có một chính sách sản phẩm hợp lý Chính sách sản phẩm này đòi hỏi phải thông qua những quyết định phù hợp với nhau về từng đơn vị hàng hoá, chủng loại hàng hoá và danh mục hàng hoá
+ Price ( Giá ) Giá cả là những gì mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp Đồng thời, giá tạo ra chi phí cho khách hàng, là những gì họ ―trả‖ để có được sản phẩm với tính năng và nhãn hiệu cụ thể Doanh nghiệp phát triển thói quen thường xuyên xem xét và xem xét lại các mức giá của các sản phẩm và dịch
vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp để đảm bảo rằng nó luôn phù hợp với thực tế của thị trường hiện tại Bằng việc nâng giá, các doanh nghiệp có thể đánh mất một
số lượng khách hàng, nhưng tỷ lệ phần trăm (%) khách hàng còn lại có thể sẽ phát sinh lợi nhuận trên từng giao dịch bán hàng Do đó để xây dựng chính sách giá cả các doanh nghiệp cần phải lưu ý: Chi phí nào doanh nghiệp phải chịu với mức giá
mà thị trường chấp nhận có lãi; sản phẩm mang nhãn hiệu của doanh nghiệp mình đáng giá bao nhiêu và làm sao truyền được giá trị này cho khách hàng; mức doanh thu hay thị phần nào, sản phẩm có thể đạt được, để thu lợi nhuận tối đa
+ Promotion ( Xúc tiến ) Xúc tiến bao gồm tất cả các cách thức mà doanh nghiệp có thể nói với khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể tiếp thị và bán chúng Những thay đổi nhỏ trong cách thức mà doanh nghiệp xúc tiến và bán sản phẩm, dịch vụ có thể dẫn tới những thay đổi lớn trong kết quả kinh doanh Thậm chí cả những thay đổi nhỏ trong quảng cáo cũng có thể dẫn ngay tới doanh số bán hàng cao hơn Doanh nghiệp cần phải linh hoạt hơn trong công tác xúc tiến của mình Ngay khi phương pháp bán hàng và tiếp thị hiện tại không còn phù hợp nữa doanh nghiệp cần phải xây dựng những chiến lược, chào mời và phương pháp tiếp thị, bán hàng và quảng cáo mới
Trang 1413
+ Place ( Kênh phân phối ) Chữ P thứ tư trong Công thức tiếp thị 7P đó là địa điểm nơi doanh nghiệp thực tế bán các sản phẩm hay dịch vụ Việc lựa chọn địa điểm hoặc kênh phân phối phù hợp sẽ ảnh hưởng tới kết quả tăng trưởng doanh số bán hàng mạnh mẽ Bên cạnh đó việc lựa chọn địa điểm bán hàng tốt sẽ giúp cho khách hàng nắm rõ những thông tin thiết yếu về sản phẩm hoặc dịch vụ cần thiết cho những quyết định sử dụng của khách hàng
+ Process ( Cung ứng dịch vụ ) Do tính đồng thời trong quá trình cung ứng dịch vụ, chất lượng của sản phẩm dịch vụ được đảm bảo chủ yếu thông qua một quy trình cung ứng rõ ràng, chuẩn xác Loại trừ được những sai sót từ cả hai phía Một quy trình hiệu quả cũng hạn chế được đặc điểm không đồng nhất trong quá trình cung ứng dịch vụ
+ Physical evidence ( Điều kiện vật chất ) Môi trường vật chất của công ty cung ứng dịch vụ là nơi dịch vụ được tạo ra, nơi khách hàng và người cung ứng dịch vụ giao tiếp, thêm vào đó là những phần tử hữu hình được sử dụng để hỗ trợ vai trò của dịch vụ Do đặc trưng của dịch vụ là vô hình cho nên trong kinh doanh dịch vụ các nhà Marketing phải cố gắng cung cấp các đầu mối vật chất để hỗ trợ vị trí và tăng cường cho dịch vụ bao quanh nhằm làm giảm bớt tính vô hình của dịch
vụ Do vậy có thể khẳng định bằng chứng vật chất của công ty cung ứng dịch vụ là hết sức quan trọng Nó giúp cho việc tạo ra vị thế của công ty và trợ giúp hữu hình cho dịch vụ
+ People ( Con người ) Con người là nhân tố giữ vị trí quan trọng trong Marketing dịch vụ và nó là nhân tố chính tạo ra dịch vụ và quyết định tới chất lượng dịch vụ cung ứng Bởi vì con người là nhân tố không thể thiếu tham gia vào quy trình cung ứng dịch vụ của công ty Do vậy chất lượng dịch vụ cũng như sự thành công của một công ty, Marketing dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào việc tuyển chọn đào tạo con người Chính vì thế khả năng lựa chọn, tuyển dụng và giữ chân những con người thích hợp với những năng lực và kỹ năng tốt để hoàn thành công việc được giao phó là rất quan trọng
Trang 1514
1.2 Các chính sách marketing dịch vụ trong doanh nghiệp
1.2.1 Phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu
1.2.1.1 Khái niệm phân khúc thị trường
Phân đoạn thị trường là chia toàn bộ thị trường của một dịch vụ nào đó thành
ra các nhóm Trong mỗi nhóm có những đặc trưng chung Một đoạn thị trường là một nhóm hợp thành có thể xác định được trong một thị trường chung, mà một sản phẩm nhất định của doanh nghiệp có sức hấp dẫn đối với họ
Cơ sở phân đoạn thị trường:
Các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, lữ hành thường sử dụng các cơ sở phân đoạn:
- Phân theo địa lý: là chia sẻ thị trường thành các nhóm khách hàng có cùng vị trí địa lý như cùng, quốc gia, miền, tỉnh, thành phố, nông thôn…Rồi các khu vực này lại được đánh giá theo tiềm năng phát triển của chúng bằng cách khảo sát các vấn đề như xu hướng phát triển, tình hình kinh tế…
- Phân đoạn theo dân số học: Chia thị trường theo những thống kê được rút ra chủ yếu từ thông tin điều tra dân số như mật độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập bình quân đầu người, kích thước và cấu trúc gia đình…
- Phân đoạn theo đồ thị tâm lý: chia thị trường dựa trên các hình thái tâm lý của khách hàng và trên cơ sở tâm lý học về những lối sống nhất định
- Phân đoạn theo hành vi: chia khách hàng theo những cơ hội sử dụng của họ, những lợi ích được tìm kiếm, địa vị của họ, mức giá, sự trung thành với nhãn hiệu, giai đoạn sẵn sàng mua, thái độ với sản phẩm, dịch vụ…
- Phân đoạn theo sản phẩm: Dùng các khía cạnh của sản phẩm dịch vụ để phân loại khách hàng
- Phân đoạn theo kênh phân phối: chia các khách hàng theo các trung gian phân phối theo chức năng hay theo những đặc tính mà các nhóm chức năng cùng có
Phương pháp phân đoạn:
Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có thể chọn lựa một trong ba phương pháp phân đoạn sau:
Trang 161.2.1.2 Ưu điểm của phân khúc thị trường
Doanh nghiệp nào tiến hành phân khúc thị trường và nghiên cứu tỷ mỉ các đoạn thị trường sẽ có một vị trí mạnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh Nghiên cứu tỷ mỉ các đoạn thị trường doanh nghiệp sẽ đề ra chiến lược marketing đúng đắn
Các họat động marketing có hiệu quả hơn ở mỗi đoạn thị trường đã được nghiên cứu sâu sắc
Các doanh nghiệp có thể đồng thời kết hợp nhiều tiêu chuẩn để tiến hành phân khúc thị trường
1.2.1.3 Lựa chọn thị trường mục tiêu
+ Khái niệm thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là một nhóm người tiêu dùngmà doanh nghiệp hướng các nỗ lực tiếp thị và nguồn hàng hóa đến [3]
Một thị trường mục tiêu rõ ràng là yếu tố quyết định trong chiến lược tiếp thị.Sản phẩm (product), giá cả (price), chiêu thị (promotion) và phân phối(place) là bốn yếu
tố quan trọng trong chiến lược tiếp thị (marketing) hỗn hợp - quyết định sự thành công của một sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường
+ Các phương pháp lựa chọn thị trường mục tiêu:
Các doanh nghiệp có 5 phương án lựa chọn thị trường mục tiêu như sau:- Tập trung vào một đoạn thị trường nhờ hiểu rõ hơn về một đoạn thị trường, công ty có khả năng có vị trí vững chắc trong đoạn thị trường này nhờ tiết kiệm được chi phí do chuyên môn hóa sản xuất, phân phối, khuyến mại
Trang 1716
- Chuyên môn hóa có chọn lọc doanh nghiệp chọn một thị trường phù hợp với mục tiêu và tiềm lực của doanh nghiệp, mỗi đoạn đều có khả năng sinh lợi Phương án này có ưu điểm là hạn chế được rủi ro
- Chuyên môn hóa sản phẩm doanh nghiệp cung cấp một dịch vụ cho một số đoạn thị trường Doanh nghiệp có thể gây dựng được uy tín cho các sản phẩm song sẽ trở nên rủi ro nếu xuất hiện sản phẩm thay thế
- Chuyên môn hóa thị trường doanh nghiệp tập trung và phục vụ nhiều nhu cầu của một nhóm khách hàng cụ thể
- Phục vụ toàn bộ thị trường doanh nghiệp có ý định phục vụ tất cả các nhóm khách hàng tất cả các dịch vụ mà họ cung ứng Phương án này phù hợp với các doanh nghiệp lớn, để thực hiện phướng án này doanh nghiệp có 2 cách là marketing
có phân biệt và marketing không phân đoạn
1.2.2 Chính sách sản phẩm
1.2.2.1 Định nghĩa sản phẩm
Để nghiên cứu chính sách sản phẩm trước hết ta đề cập tới khái niệm sản phẩm Theo Phillip Kotler thì " Sản phẩm là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo
sự chú ý, mua sắm hay tiêu thụ, nhằm thoả mãn một nhu cầu hay một ý muốn Nó
có thể là những vật thể, những dịch vụ của con người, những địa điểm, những tổ chức và những ý nghĩa " [4]
+ Phần cốt lõi của sản phẩm
Phần cốt lõi của sản phẩm phải giải đáp được câu hỏi: " Người mua thực sự đang muốn gì?" Nhà quản trị marketing phải khám phá ra những nhu cầu tiềm ẩn đằng sau mỗi sản phẩm và đem lại những lợi ích chứ không phải chỉ những đặc điểm Phần cốt lõi nằm ở tâm sản phẩm
+ Phần cụ thể của sản phẩm
Người thiết kế sản phẩm phải biến cốt lõi của sản phẩm thành sản phẩm cụ thể
Người thiết kế sản phẩm phải đưa ra thêm những dịch vụ và lợi ích bổi sung để tạo thành phần phụ thêm của sản phẩm
Trang 1817
Hình1: Cấu tạo một sản phẩm
1.2.2.2 Chính sách sản phẩm:
Chính sách sản phẩm được hiểu là tổng thể những quy tắc chỉ huy việc tạo ra
và tung sản phẩm vào thị trường để thỏa mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả
Còn "Sản phẩm du lịch là toàn bộ những hàng hoá và dịch vụ cung ứng cho khách
du lịch trong quá trình đi du lịch - nhằm thoả mãn nhu cầu của họ"
1.2.3 Chính sách giá sản phẩm
Giá là một trong những yếu tố linh hoạt nhất trong marketing mix, do giá có thể thay đổi nhanh chóng trong khi các yếu tố khác như sản phẩm, kênh phân phối… không phải dễ dàng gì thay đổi được
Mục tiêu định giá: Các doanh nghiệp có nhiều mục tiêu định giá khác nhau cụ thể là:
- Tối đa hóa lợi nhuận: Nhiều doanh nghiệp muốn tăng nhanh lợi nhuận trước mắt, trong trường hợp này, doanh nghiệp thường ước tính nhu cầu thị trường theo giá dựa trên kết quả phân tích thống kê trước đây, ước tính chi phí theo lượng sản phẩm bán được Trên cơ sở tìm ra mức giá có thể tối đa hóa lợi nhuận
Trang 1918
- Chiếm lĩnh thị phần: Nhiều doanh nghiệp lại muốn tối đa mức tiêu thụ sản phẩm, việc tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm chi phí đơn vị giảm xuống và đảm bảo cho lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp
- Mục tiêu dẫn đầu về chất lượng: Đối với một thị trường nào đó, khi có điều kiện thuận lợi doanh nghiệp có thể đặt ra mục tiêu trở thành người dẫn đầu chất lượng sản phẩm và có thể đặt giá cao để trang trải các chi phí, đồng thời sử dụng cặp chất lượng giá để gây ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng
- Mục tiêu tồn tại của doanh nghiệp: Trong trường hợp doanh nghiệp bị sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hoặc đang gặp khó khăn trong kinh doanh, nhu cầu của khách hàng đã thay đổi, lúc này mục tiêu tồn tại của doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu Doanh nghiệp phải giảm giá bán sản phẩm
- Các mục tiêu khác như thu hút vốn đầu tư, phong tỏa đối thủ cạnh tranh…
Chi phí liên quan đến sản phẩm: sản xuất, bao bì đóng gói
Chi phí bán hàng, phân phối
Chi phí yểm trợ, xúc tiến bán hàng
Trang 2019
Các đơn vị tiền tệ khi sử dụng để tính giá thành phải thống nhất, nếu các đơn
vị tiền tệ khác nhau thì phải qui đổi theo tỷ giá hiện hành trước khi lập bảng tính
Chi phí được tính phải là chi phí gốc không được tính các khoản hoa hồng
mà công ty được hưởng từ phía các nhà cung cấp dịch vụ du lịch Đảm bảo các chi phí được tính là chi phí thực, không bị chồng chéo lên nhau
- Chi phí biến đổi: là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính
Trang 2120
1.2.4 Chính sách phân phối
Cũng như mọi loại hàng hóa, dịch vụ khác, sản phẩm du lịch được sản xuất ra để bán cho những khách hàng có nhu cầu Quá trình để đưa các sản phẩm du lịch được tạo ra đến với khách hàng được gọi là quá trình phân phối sản phẩm Những quyết định gắn với quá trình đó chính là chiến lược phân phối sản phẩm
Một doanh nghiệp du lịch có thể lựa chọn việc trực tiếp đưa sản phẩm của mình tạo
ra đến với khách hàng mục tiêu được xác định hoặc gián tiếp thông qua các nhà phân phối trung gian Ngay bản thân việc sử dụng cách phân phối qua các nhà phân phối trung gian cũng có nhiều cấp độ khác nhau
Từ cách nhìn đơn giản, việc phân phối là quá trình đưa sản phẩm đến với khách hàng mục tiêu Mục tiêu của phân phối là phải đảm bảo, khách hàng có được sản phẩm như mong muốn một cách tốt nhất
Nhìn từ khía cạnh doanh nghiệp, quá trình phân phối phải đảm bảo mang lại hiệu quả về vấn đề sử dụng nguồn lực để đạt đến sự phù hợp một cách có trật tự và hiệu quả giữa cung và cầu trên thị trường mục tiêu
Hình 2 : Các kênh phân phối và cấu trúc kênh phân phối
Khách du
lịch
Doanh
Chi nhánh Doanh nghiệp
Trang 2221
Như vậy, vấn đề cốt lõi của chiến lược phân phối chính là việc lựa chọn kênh phân phối, tổ chức kênh phân phối và các chính sách quản trị đối với mỗi kênh phân phối được lựa chọn Trong du lịch, chiến lược phân phối có vai trò đặc biệt quan trọng và
có sắc thái riêng Điều này xuất phát từ đặc trưng khác biệt của các sản phẩm dịch
vụ du lịch so với lĩnh vực sản xuất hàng hóa khác Chiến lược phân phối tốt sẽ là một công cụ quan trọng để sản phẩm xâm nhập vào thị trường mới
1.2.5 Chính sách xúc tiến bán
Các công ty tiếp thị không chỉ đòi hỏi việc thiết kế sản phẩm dịch vụ tốt, hấp dẫn, đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng mà còn cần phải truyền thông tới những khách hàng có trọng điểm của công ty nữa Để làm được điều này, công ty thuê các
cơ sở quảng cáo thực hiện việc quảng cáo có hiệu quả, thiết kế các chương trình kích thích mua thật hấp dẫn, giao dịch với quần chúng để phát triển hình ảnh của công ty Đối với mỗi công ty, vấn đề không phải là nên tuyên truyền hay không, mà
là truyền thông như thế nào cho hiệu quả Hình thức của khuyếch trương là:
- Quảng cáo: Đối với kinh doanh du lịch nói chung và lữ hành nói riêng, các
phương tiện được sử dụng chủ yếu là các phương tiện thông tin đại chúng (thường chiếm một tỷ lệ nhỏ), các cuốn sách hướng dẫn du lịch, tập gấp, pano áp phích và hiện đại hơn là mạng internet
- Khuyến mại : Khích lệ trong ngắn hạn kích thích người mua Các chính sách
này được thực hiện đặc biệt để khuyến khích khách hàng trong thời kỳ ngoài vụ Cũng như lúc cạnh tranh đang diễn ra gay gắt Đôi khi các chính sách này cũng được thực hiện theo chu kỳ nhằm kích thích khách hàng
- Tuyên truyền : Kích thích những nhu cầu mang tính phi cá nhân về hàng hóa
(như tài trợ cho các hoạt động thể thao và cộng đồng thực hiện các hoạt động từ thiện…)
- Chào hàng, bán hàng cá nhân : Giới thiệu bằng miệng tới một hoặc một
nhóm khách hàng tương lai Phương pháp này đã được sử dụng nhiều đối với các hảng lữ hành các nước có nền du lịch phát triển, chưa được thực hiện ở nước ta
Trang 2322
- Bài trí và trang trí ở cửa hàng: Có thể đi kèm với chính sách này là mở các
văn phòng đại diện, các chi nhánh của công ty tại những thị trường du lịch khác nhau
- Thư cá nhân: Cũng như bán hàng cá nhân, chính sách này ít được áp dụng
vào những công ty lữ hành nước ta, ở một số công ty lữ hành và khách sạn nước ngoài, người quản lý thường xuyên thực hiện chính sách này
1.2.6 Chính sách con người
Con người là nhân tố giữ vị trí quan trọng trong Marketing dịch vụ và nó là nhân tố chính tạo ra dịch vụ và quyết định tới chất lượng dịch vụ cung ứng Bởi vì con người là nhân tố không thể thiếu tham gia vào quy trình cung ứng dịch vụ của công ty Do vậy chất lượng dịch vụ cũng như sự thành công của một công ty, Marketing dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào việc tuyển chọn đào tạo con người Chính vì thế khả năng lựa chọn, tuyển dụng và giữ chân những con người thích hợp với những năng lực và kỹ năng tốt để hoàn thành công việc được giao phó là rất quan trọng
Con người tạo ra sản phẩm, tạo ra dịch vụ và cũng chính con người ảnh hưởng tốt, xấu đến kết quả sự việc Bởi đây là yếu tố mang tầm quyết định chủ chốt
do đó việc tuyển chọn, đào tạo nhân sự luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả doanh nghiệp
Ví dụ: một nhà hàng có những món ăn ngon mà người phục vụ quá kém thì cũng không tạo được sự hài lòng của khách hàng Sự ân cần và tươi cười luôn được đánh giá cao bởi khách hàng
1.2.7 Chính sách về quy trình
Quy trình Cung ứng dịch vụ Do tính đồng thời trong quá trình cung ứng dịch vụ, chất lượng của sản phẩm dịch vụ được đảm bảo chủ yếu thông qua một quy trình cung ứng rõ ràng, chuẩn xác Loại trừ được những sai sót từ cả hai phía Một quy trình hiệu quả cũng hạn chế được đặc điểm không đồng nhất trong quá trình cung ứng dịch vụ
Trang 24tố thuộc 7P trong marketing dịch vụ
1.3 Hoạt động marketing trong du lịch nghỉ dưỡng
1.3.1 Những đặc điểm cơ bản trong du lịch nghỉ dưỡng
Vì nhu cầu của khách hàng chọn gói nghỉ dưỡng là hạn chế di chuyển, thụ hưởng tối đa nên một khu du lịch nghỉ dưỡng phải đảm bảo được các yếu tố sau:
- Về điều kiện tự nhiên: khuôn viên của khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp phải tọa lạc trên mặt bằng rộng, an toàn về thổ nhưỡng, hiếm khi có thiên tai, thường ở các
vị trí đắc địa (gần biển, rừng, núi…); khí hậu ôn hòa, ổn định, phù hợp với mọi lứa tuổi
- Về cơ sở hạ tầng: khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp đúng chuẩn phải là một quần thể bao gồm cáp treo, bến thuyền, bãi đỗ xe, nhà chờ, resort/ khách sạn, phòng hội nghị, bãi tắm, hồ bơi, phòng gym, spa, bar,club, trung tâm mua sắm, nhà hát, bảo tàng, công viên… được bố trí đẹp mắt, hợp lý, chan hòa với thiên nhiên
- Về cơ sở vật chất: các vật liệu được sử dụng xây dựng, trang trí, sử dụng cho toàn
bộ khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp phải ở mức độ cao cấp, thân thiện với môi trường, đạt chuẩn từ 4 đến 5 sao, có nhiều mức độ khác nhau để du khách chọn lựa
- Về dịch vụ: các dịch vụ ở khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp phải hướng tới sự hài lòng ở mức độ cao nhất của du khách, thể hiện ở chất lượng phòng ở, chất lượng cảnh quan, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, chất lượng nhân viên phục vụ; có sự chăm sóc cẩn trọng đối với các khách hàng đặc biệt (trẻ em, người khuyết tật)… Để làm được điều này, các khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp cần có đội ngũ quản lý, chuyên viên, nhân viên giỏi nghề, tận tâm và không ngừng nâng cao nghiệp vụ cũng như lắng nghe ý kiến khách hàng
Trang 2524
1.3.2 Marketing trong du lịch nghỉ dưỡng
Marketing du lịch hiện nay đã trở thành một tổng hợp các phương pháp quảng cáo du lịch ngày càng hoàn chỉnh để sử dụng vào việc đầu tư và cải tạo những thị trường du lịch, đặc biệt những thị trường giàu tiềm năng và sức phát triển như Việt Nam
Tuỳ theo từng khu vực, từng lĩnh vực, từng mục đích mà người ta nêu những định nghĩa về Marketing du lịch khác nhau Nhưng chắc chắn, dù khác nhau thế nào
đi nữa, những cốt lõi và nguyên lý cơ bản của Marketing du lịch cũng được dựa trên những cốt lõi và nguyên lý của Marketing nói chung
Marketing trong du lịch nghỉ dưỡng có những nét đặc trưng sau:
+ Việc thoả mãn nhu cầu của con người về một dịch vụ sẽ khó khăn hơn do khó khăn trong việc mô tả mặt hàng được trao đổi và việc thẩm định chất lượng của dịch vụ-do dịch vụ là hàng hoá vô hình Do đó, marketing dịch vụ sẽ phải sử dụng các công cụ xúc tiến và mô tả đặc biệt hơn để đưa sản phẩm tới tay người sử dụng + Marketing trong du lịch nghỉ dưỡng sẽ chú trọng rất lớn đến yếu tố tâm lý của nhân viên làm dịch vụ để đảm bảo chất lượng dịch vụ
+ Marketing trong du lịch nghỉ dưỡng sẽ nhằm chủ yếu vào việc tiêu thụ dịch vụ và hạn chế tối đa tình trạng dịch vụ không được cung cấp
+ Dịch vụ thường có tính thời vụ cao nên marketing dịch vụ sẽ phải luôn chú tâm đến vấn đề này
+ Do dịch vụ không có bản quyền như hàng hoá nên việc bảo vệ ―bản quyền‖ cho
nó là điều không thể, bởi vậy, để có thể đứng vững trong cạnh tranh, marketing dịch
vụ sẽ cần liên tục đưa ra các chiến lược đổi mới cho mặt hàng của mình
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động marketing trong doanh nghiệp
Để đánh giá hoạt động Marketing ở góc độ Kinh tế quản trị cũng cần phải dựa vào các tiêu chí đánh giá Dưới đây là 1 số tiêu chí được áp dụng tại một số doanh nghiệp
- Mức độ tăng trưởng khi triển khai các hoạt động Marketting so với cùng kỳ năm trước
Trang 2625
-Mức độ đầu tư cho hoạt động Marketing của mỗi doanh nghiệp là khác nhau
- Mức độ đạt được so với mục tiêu đề ra trước khi tiến hành các hoạt động Marketing Vì bất cứ hoạt động nào cũng có mục tiêu và đánh giá mức độ kỳ vọng
- Doanh thu và lợi nhuận tăng lên từ các hoạt động marketing đã triển khai
- Hình ảnh thương hiệu trước và sau khi tiến hành chương trình Tiêu chí đánh giá hoạt động marketing dựa trên tiêu chuẩn đánh giá của 1 số doanh nghiệp như sau:
- Mức độ hoàn thành chỉ tiêu các sản phẩm key (sản phẩm mang tính chìa khóa và quenthuộc)
- Mức độ hoàn thành chỉ tiêu các sản phẩm New (các sản phẩm mới tung ra thị trường)
- Độ phủ của sản phẩm và hình ảnh thương hiệu đạt được khi tiến hành hoạt động
- Doanh thu, lợi nhuận, và mức độ tăng trưởng so với năm trước hoặc cùng kỳ năm trước
- Xây dựng, đánh giá được về hệ thống khách hàng, phân khúc thị trường và phân luồng thị trường cũng hiệu quả của việc đầu tư
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác marketing
1.5.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
1.5.1.1 Môi trường văn hóa xã hội
Hoạt động Marketing dưới hình thức này hay hình thức khác đều trong phạm
vi xã hội và từng xã hội lại có một nền văn hóa hướng dẫn cuộc sống hàng ngày của
nó Văn hóa là tất cả mọi thứ gắn liền với xu thế hành vi cơ bản của con người từ lúc được sinh ra, lớn lên… Những yếu tố của môi trường văn hóa phân tích ở đây chỉ tập trung vào hệ thống giá trị, quan niệm về niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi, đây là các yếu tố có ảnh hưởng đến việc hình thành và đặc điểm của thị trường tiêu thụ Khi phân tích môi trường văn hóa cho phép doanh nghiệp có thể hiểu biết ở những mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ của mình Tiêu thức thường nghiên cứu đó là:
+ Dân số hay số người hiện hữu trên thị trường Thông qua tiêu thức này cho phép doanh nghiệp xác định được quy mô của nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu
Trang 2726
+ Xu hướng vận động của dân số như tỷ lệ sinh, tử, độ tuổi trung bình và các lớp già trẻ Nắm được xu hướng vận động của dân số có thể đánh giá được dạng của nhu cầu và sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó
+ Sự dịch chuyển của dân cư và xu hướng vận động
+ Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ Yếu tố này liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu theo khả năng tài chính
+ Nghề nghiệp tầng lớp xã hội
+ Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo
1.5.1.2 Môi trường chính trị, pháp luật
Môi trường chính trị bao gồm các đường lối, chính sách của chính phủ, cấu trúc chính trị, hệ thống quản lý hành chính và môi trường luật pháp bao gồm các bộ luật và sự thể hiện của các quy định, có thể cản trở hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động Marketing Các yếu tố thuộc môi trường này chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào Phân tích môi trường chính trị, pháp luật giúp doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với những thay đổi có lợi hoặc bất lợi của điều kiện chính trị cũng như mức
độ hoàn thiện và thực thi pháp luật trong nền kinh tế
Các yếu tố của môi trường chính trị pháp luật có thể kể đến như:
+ Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế
+ Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu của Chính phủ và khả năng điều hành của Chính phủ
+ Mức độ ổn định chính trị, xã hội
+ Hệ thống luật pháp với mức độ hoàn thiện của nó và hiệu lực thực thi pháp luật trong đời sống kinh tế, xã hội
Trang 2827
1.5.1.3 Môi trường cạnh tranh
Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn buộc các doanh nghiệp phải vươn lên vượt qua đối thủ của mình Điều kiện để cạnh tranh và các thành phần tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh
để vượt lên phía trước tạo ra môi trường cạnh tranh trong nên kinh tế
Các doanh nghiệp cần xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo, chiến lược cạnh tranh cần phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp Phân tích môi trường cạnh tranh là hết sức quan trọng, coi thường đối thủ, coi thường các điều kiện, yếu tố trong môi trường cạnh tranh dẫn đến thất bại là điều không thể tránh khỏi
1.5.2 Yếu tố nội tại của công ty
1.5.2.1 Xác định mục tiêu của Công ty
Muốn thực hiện kinh doanh có hiệu quả cần phải có tư duy chiến lược và mục đích hành động, nhất là trong Marketing cụ thể của doanh nghiệp Mục tiêu của doanh nghiệp là các kết quả mong muốn mà doanh nghiệp phấn đấu để đạt được bao gồm cả mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn Các mục tiêu của doanh nghiệp thường đề cập đến là mức lợi nhuận, tăng trưởng, vị thế và an toàn nhưng mục tiêu của doanh nghiệp trong dài hạn phải là mục tiêu lợi nhuận (không tính đến các tổ chức phi lợi nhuận), tuy vậy trong quá trình hoạt động Công ty có thể đề ra các mục tiêu khác, mục tiêu ưu tiên, quan trọng số một trong một thời kỳ, trung hoặc ngắn hạn tuỳ vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
Mỗi một doanh nghiệp cần xác định cho mình mục tiêu kinh doanh vì đây sẽ là kim chỉ nam cho hành động, mọi thành viên trong Công ty hiểu được đích và hướng mọi nỗ lực của mình vào đấy, mục tiêu của doanh nghiệp thực sự có tác dụng tập hợp sức mạnh của cả doanh nghiệp, tạo ra sự nhất quán và thống nhất cao Các mục tiêu, mục tiêu tổng quát mà lãnh đạo doanh nghiệp lựa chọn có ảnh hưởng lớn và
Trang 291.5.2.2 Nguồn lực của Công ty
Cơ hội và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phản ánh tiềm lực của một doanh nghiệp cụ thể Tiềm lực hay nguồn lực của Công ty phản ánh các yếu tố mang tính chủ quan dường như có thể kiểm soát được ở một mức độ nào đó mà doanh nghiệp có thể sử dụng để khai thác cơ hội kinh doanh và thu lợi nhuận Tiềm lực của doanh nghiệp không phải là bất biến, có thể phát triển theo hướng mạnh hơn hoặc yếu đi, có thể thay đổi toàn bộ hoặc bộ phận Phân tích tiềm lực của doanh nghiệp là nhằm đánh giá tiềm lực hiện tại để lựa chọn cơ hội hấp dẫn và tổ chức khai thác cơ hội hấp dẫn đã xác định Ngoài ra việc phân tích này còn nhằm xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển tiềm lực, tiềm năng của doanh nghiệp để tóm tắt cơ hội mớivà thích ứng với sự biến động theo hướng đi lên của môi trường, đảm bảo thế lực, an toàn và phát triển trong kinh doanh Khi phân tích tiềm lực các yếu tố được nói đến bao gồm:
+ Tiềm lực tài chính: Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh
nghiệp thông qua khối lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động được và khả năng phân phối, quản lý có hiệu quả nguồn vốn đó
+ Tiềm năng con người: Trong kinh doanh và đặc biệt là kinh doanh thương mại,
con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công
+ Tiềm lực vô hình: Là tiềm lực không thể lượng hóa được một cách trực tiếp mà
phải thông qua các tham số trung gian Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại Sức mạnh này thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn chấp nhận và quyết định mua hàng của khách hàng Các yếu tố có thể được coi là tiềm lực vô hình bao gồm: hình ảnh, uy tín của
Trang 3029
doanh nghiệp trên thương trường, mức độ nổi tiếng của hàng hóa, uy tín và mối quan hệ xã hội của ban lãnh đạo
+ Khả năng kiểm soát, chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hóa và dự
trữ hợp lý hàng hóa của doanh nghiệp Yếu tố này ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đến kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh cũng như ở khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm
+ Trình độ tổ chức quản lý: Là sự hoàn hảo của cấu trúc tổ chức, tính hiệu quả của
hệ thống quản lý và công nghệ quản lý Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ với nhau hướng tới mục tiêu
Ngoài ra tiềm lực của doanh nghiệp còn có nhiều yếu tố khác cấu thành, tuỳ theo mỗi doanh nghiệp với những điều kiện khác nhau mà tiềm lực này được coi trọng, tiềm lực kia là thứ yếu Vấn đề ở chỗ doanh nghiệp biết rõ tiềm lực của mình
để từ đó nắm bắt tốt hơn những cơ hội kinh doanh hấp dẫn- phù hợp với năng lực của mình
1.6 Kinh nghiệm ứng dụng marketing trong kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng trong
và ngoài nước
Đối với mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay, cạnh tranh là xu thế tất yếu, việc phân tích đối thủ cạnh tranh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Phân tích đối thủ cạnh tranh là nhằm xác định số lượng đối thủ hiện có trên thị trường và các đối thủ tiềm năng, mục tiêu của họ, các chiến lược của họ như thế nào, kế hoạch của
họ trong thời gian tới, ưu nhược điểm của họ… Căn cứ vào những thông tin thu thập được doanh nghiệp sẽ tạo cho mình hướng đi đúng, xây dựng một chiến lược kinh doanh thích hợp và đứng vững trong ―thương trường‖
Khái niệm du lịch nghỉ dưỡng phức hợp và khu nghỉ dưỡng phức hợp ngày càng trở nên quen thuộc với du khách Hàng loạt các khu nghỉ dưỡng phức hợp ở Việt Nam đã ra đời và phát triển như: Khu vui chơi giải trí quốc tế Tuần Châu, Vinpearl Hạ Long, Cát Bà Island Resort & Spa (miền Bắc), Laguna Lăng Cô, Bà
Nà Hills, Life Heritage, Nam Hải, Vinpearl Nha Trang, Whale Island Resort, An Lâm Ninh Vân Bay, Sea Link (miền Trung); Six Senses, The Grand Hồ Tràm Strip;
Trang 3130
Sunset Sanato, Vinpearl Phú Quốc (miền Nam)… Các khu nghỉ dưỡng này có chất lượng hạ tầng cơ sở, dịch vụ tương đối tốt Một số khu nghỉ dưỡng có thể sánh ngang với các khu nghỉ dưỡng trong khu vực Đông Nam Á như: The Beaches, Laguna Phuket (Thái Lan); Genting, A’Famosa (Malaysia); Thansur Bokor (Campuchia); World Sentosa, Marina Bay (Singapore), RIMBA Jimbaran Bali (Indonesia)… Qua đó, chúng ta có thể thấy du khách Việt Nam và quốc tế thật sự
có nhu cầu nghỉ ngơi, thụ hưởng ở các khu nghỉ dưỡng phức hợp đạt chuẩn quốc tế tại Đông Nam Á Điều này mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các nhà đầu tư, chính phủ và người dân Việt Nam
Vì nhu cầu của khách hàng chọn gói là hạn chế di chuyển, thụ hưởng tối đa nên một khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp phải đảm bảo được các yếu tố then chốt sau:
- Về điều kiện tự nhiên: khuôn viên của khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp phải tọa lạc trên mặt bằng rộng, an toàn về thổ nhưỡng, hiếm khi có thiên tai, thường ở các
vị trí đắc địa (gần biển, rừng, núi…); khí hậu ôn hòa, ổn định, phù hợp với mọi lứa tuổi
- Về cơ sở hạ tầng: khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp đúng chuẩn phải là một quần thể bao gồm cáp treo, bến thuyền, bãi đỗ xe, nhà chờ, khách sạn, phòng hội nghị, bãi tắm, hồ bơi, phòng gym,spa, bar,club, khu ăn uống, khu hút thuốc, khu vui chơi, sân golf, sòng bạc, trung tâm mua sắm, nhà hát,bảo tàng, công viên… được bố trí đẹp mắt, hợp lý, chan hòa với thiên nhiên
- Về cơ sở vật chất: các vật liệu được sử dụng xây dựng, trang trí, sử dụng cho toàn
bộ khu du lịchnghỉ dưỡng phức hợp phải ở mức độ cao cấp, thân thiện với môi trường, đạt chuẩn từ 4 đến 5 sao, có nhiều mức độ khác nhau để du khách chọn lựa
- Về dịch vụ: các dịch vụ ở khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp phải hướng tới sự hài lòng ở mức độ cao nhất của du khách, thể hiện ở chất lượng phòng ở, chất lượng cảnh quan, chất lượng ẩm thực, chất lượng dịch vụ đón tiễn, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, chất lượng nhân viên phục vụ; có sự chăm sóc cẩn trọng đối với các khách hàng đặc biệt (trẻ em, người khuyết tật)… Để làm được
Trang 3231
điều này, các khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp cần có đội ngũ quản lý, chuyên viên, nhân viên giỏi nghề, tận tâm và không ngừng nâng cao nghiệp vụ cũng như lắng nghe ý kiến khách hàng
Sau Vinpearl Nha Trang, hàng loạt các khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp quy
mô lớn với cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và các gói dịch vụ cao cấp từ Bắc chí Nam được xây dựng và hoạt động như:
Miền Bắc: Khu vui chơi giải trí quốc tế Tuần Châu, Cát Bà Island Resort & Spa… Miền Trung: Laguna Lăng Cô (cùng thuộc tập đoàn Banyan Tree, Huế); Bà
Nà Hills (Đà Nẵng); Life Heritage, Nam Hải (Hội An); Whale Island Resort,An Lâm Ninh Vân Bay (Nha Trang), Sea Links (Bình Thuận)…
Miền Nam: Six Senses, The Grand Hồ Tràm Strip (Bà Rịa Vũng Tàu); Sunset Sanato, Vinpearl Phú Quốc (Kiên Giang)…
Đôi nét về “ Sở hữu kỳ nghỉ”
Năm 1960, để đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách đi trượt tuyết hàng năm, một số khu nghỉ mát tại dãy núi Alps (Pháp) đưa ra một hình thức lưu trú mới dành cho đối tượng khách là các gia đình, theo đó các gia đình tham gia sẽ được lưu trú tại cùng một resort tại một thời điểm nhất định trong năm Khẩu hiệu mà các khu nghỉ mát này đưa ra là "không cần phải thuê phòng, mướn khách sạn - dịch vụ này
rẻ hơn nhiều" Họ gọi dịch vụ này là Timeshare
Khái niệm timeshare sau đó được giới thiệu tại Florida(Mỹ) năm 1970 (Florida cũng là bang có số lượng tài sản timeshare lớn nhất tại Mỹ)
Hình 3: So sánh giữa Vacation Ownership với hotel
Trang 3332
Sở hữu kỳ nghỉ nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu, châu Mỹ, và trở thành xu hướng toàn cầu chỉ trong thời gian ngắn Bất chấp sự biến động kinh tế, lạm phát, giá cả sở hữu kỳ nghỉ vẫn là một loại hình phát triển nhanh và năng động nhất trong ngành du lịch nghỉ dưỡng thế giới
Sức lan tỏa từ một phân khúc du lịch mới
Sở hữu kỳ nghỉ (Vacation Onwership) bắt đầu từ ý tưởng chia nhỏ thời gian
sử dụng bất động sản để bán cho nhiều người khác nhau Người mua sở hữu kỳ nghỉ
có quyền sử dụng bất động sản đó trong một khoảng thời gian nhất định (thường là
1 tuần) mỗi năm và liên tục nhiều năm liền (từ 20 - 30 năm) với mức giá tại thời điểm hiện tại
Bất động sản dành cho sở hữu kỳ nghỉ thường được thiết kế như một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi dành cho các sinh hoạt thường nhật của một gia đình
Các bất động sản này thường rất đa dạng, có thể là phòng khách sạn, resort, căn hộ trong khu du lịch, và hình thức cao cấp nhất là villa nghỉ mát Một điểm đặc sắc của loại hình này chính là khả năng trao đổi kỳ nghỉ giữa những người sở hữu chúng với nhau Nghĩa là chủ nhân sở hữu kỳ nghỉ resort A có thể đổi lấy kỳ nghỉ của người khác tại resort B nếu muốn Bằng cách này, việc du lịch ở các nơi trên thế giới trở nên dễ dàng và kinh tế hơn
Sở hữu kỳ nghỉ tại Việt Nam
Sự hợp tác giữa Rạng Đông (chủ đầu tư Sea Links Golf & Country Club), SAPro (Công ty tư vấn và quản lý bát động sản Sài Gòn Phương Nam) và Group RCI để đưa sở hữu kỳ nghỉ vào áp dụng tại Sea Links Golf & Country Club Phan Thiết vừa qua đã mang đến những lựa chọn mới cho ngành du lịch tại Việt Nam
Sỡ hữu kỳ nghỉ có tên là Sea Links Vacation Ownership (SLVO) được áp dụng cho các villa trong quần thể resort - sân golf - khách sạn 5 sao rộng 154 ha cạnh biển – Sea Links Golf & Country Club Người sở hữu SLVO sẽ được sử dụng villa 400m2 với 3 phòng ngủ của Sea Links 7 ngày mỗi năm trong suốt 20 năm
Villa được thiết kế cho gia đình 2-3 thế hệ từ 6-8 người, và người sở hữu có thể chia nhỏ kỳ nghỉ mỗi năm thành nhiều kỳ nghỉ ngắn phù hợp với thói quen du
Trang 3433
lịch ngắn ngày của các gia đình Không chỉ vậy, SLVO cũng có thể cho mượn, tặng hay dùng để trao đổi trong hệ thống trao đổi toàn cầu Việc ký kết hợp tác với Group RCI mang đến cho người sở hữu SLVO cơ hội trao đổi kỳ nghỉ với hàng ngàn resort trong hệ thống RCI trên khắp thế giới, nhiều nhất là tại Bắc Mỹ với 2.082 resort, châu Âu là 1.498 resort, châu Á là 331 resort, còn lại là ở châu Phi, Trung Đông, Caribean, châu Úc và nam Thái Bình Dương
SLVO không chỉ mở ra cơ hội khám phá khắp thế giới cho khách du lịch trong nước mà còn giúp mở cánh cửa cho 3,6 triệu khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam Đây sẽ là những nhịp cầu đưa Việt Nam đến gần các phong cách nghỉ dưỡng trên thế giới đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam và quảng bá hình ảnh Việt Nam đến du khách quốc tế
Bài học kinh nghiệm
― Sở hữu kỳ nghỉ‖ là một hình thức nghỉ dưỡng còn quá mới mẻ ở Việt Nam,
do đó còn gặp rất nhiều những khó khăn để phát triển marketing cho người tiêu dùng biết đến hình thức này và có cái nhìn đúng đắn về hình thức kinh doanh này
Tại Việt Nam, công ty phát triển theo hình thức này chỉ đếm trên đầu ngón tay Năm 2009, Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường (ALMA) khai trương văn phòng đại diện tại TP.HCM Với hy vọng bước đi nhằm phục vụ nhu cầu phát triển và mở rộng mô hình ―sở hữu kỳ nghỉ‖ đẳng cấp cho du khách Việt này sẽ phát triển tại Việt Nam
Trên thế giới hiện có trên 2.000 khu resort theo mô hình sở hữu kỳ nghỉ và tất nhiên những địa điểm này đều thuộc vào diện đẳng cấp 4-5 sao.Trong khi đó, tại Việt Nam các khu resort và khách sạn 4-5 sao đẳng cấp quốc tế không nhiều Hơn thế nữa, chủ đầu tư các resort Việt Nam không mặn mà với hình thức timeshare, họ thường chỉ muốn bán cho một người
Trang 3534
Lý do khiến mô hình timeshare chưa thật sự phát triển tại Việt Nam là do kinh tế của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.Mô hình timeshare chỉ phục vụ những đối tượng đặc thù, phục vụ những vị khách đam mê du lịch với mức chi tiêu cao Khách hàng có thể bỏ số tiền lớn để mua gói timeshare với thời gian 20-30 năm với mục tiêu du lịch nghỉ dưỡng
Ngoài ra, những bất động sản trong hệ thống timeshare chỉ nhằm mục tiêu hưởng thụ mà không mang tính sở hữu thì điều này cũng không phù hợp với tâm lý của người Việt.Hình thức này chỉ có thể phát triển khi các đơn vị kinh doanh chấp nhận bán những gói nhỏ với thời gian ngắn và chi phí thấp thì mới giành được sự quan tâm của khách hàng Khách hàng muốn sở hữu một biệt thự hay căn hộ tại một khu resort nhưng thường số tiền bỏ ra để mua là quá lớn, họ không thể chi trả Trong khi đó, về nhu cầu họ có thể chỉ đến đó ở vài tuần, nhiều thì vài tháng mỗi năm, thời gian còn lại, họ bỏ trống nên rất lãng phí
Các gói timeshare ra đời dựa trên hình thức này, các công ty trung gian kinh doanh mô hình timeshare sẽ đàm phán cùng các chủ đầu tư biệt thự, resort, khách sạn, sau đó sẽ xây dựng các gói nghỉ dưỡng Ví dụ, 1 năm 1 người nghỉ 7 ngày tốn 100USD, cứ thế thời gian càng nhiều thì số tiền càng lớn Có thể hiểu, đây là hình thức giúp cho khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn được sở hữu một không gian sống đẳng cấp trong chuỗi timeshare mà họ tham gia
Về phí quản lý, nếu các căn hộ đã được chủ đầu tư bán lại cho khách hàng và
họ chỉ nghỉ với khoảng thời gian khoảng 30 ngày và số thời gian còn lại họ sẽ giao chủ đầu tư khai thác Về nguyên tắc, các chủ đầu tư đều thuê đơn vị quản lý và khoản phí quản lý này sẽ được tính theo giá thị trường do đơn vị quản lý yêu cầu Hợp đồng được ký kết và chi phí này tất nhiên sẽ được chủ đầu tư, khách hàng đã mua căn hộ tính toán để chi trả sao cho hợp lý cả đôi bên
Trang 3635
Tóm tắt nội dung chương 1
Việt Nam là một quốc gia nhiều tiềm năng trong việc xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp Nếu tiếp tục phát huy và cập nhật thêm các tiên tiến của
mô hình trong khu vực và thế giới, các điểm đến đáng mơ ước này không chỉ là niềm tự hào, là diện mạo mới của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế mà còn góp phần không nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm, giải phóng năng lượng sáng tạo của người Việt
Tuy nhiên, hiện nay, mô hình timeshare chỉ phù hợp với khách hàng quốc tế
vì họ có những điều kiện cần và đủ để tham gia Có thể nói, với việc áp dụng sở hữu
kỳ nghỉ tại Việt Nam đã giúp giấc mơ sở hữu một villa nghỉ mát của nhiều gia đình Việt Nam trở thành hiện thực Việc du lịch nước ngoài mỗi năm ở các resort nổi tiếng như Alamanda Laguna Phuket, Berjaya Tioman Malaysia, Blue Point Bay BaliIndonesia cũng sẽ trong tầm tay
Trang 3736
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI
CÔNG TY TNHH KHU DU LỊCH VỊNH THIÊN ĐƯỜNG
( ALMA Việt Nam) 2.1 Một số đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty ALMA Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ALMA Việt Nam
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường
Mã số doanh nghiệp: 4201550314
Ngày cấp mã DN: 07/03/2013 | Ngày bắt đầu hoạt động: 15/03/2013
Địa chỉ trụ sở: 22 Hát Giang, Phường Phước Hòa, Thành phố Nha Trang, Khánh
Hòa
Chủ doanh nghiệp: Brian Martin
Logo công ty:
Hình 4: Logo ALMA Công ty TNHH Vịnh Thiên Đường, chủ đầu tư của tổ hợp dự án Khu du lịch Bãi Rồng tại Bắc bán đảo Cam Ranh, Khánh Hòa – với tên gọi ALMA trực thuộc tập đoàn Blenheim do nhà đầu tư người Israel Igal Ahouvi làm chủ Tỉ phú Igal Ahouvi là một trong những nhà đầu tư nổi bật ở thị trường bất động sản châu Âu Ông từng thực hiện nhiều thương vụ mua và cho thuê lại theo kiểu cấu trúc tài chính
mà chuỗi trạm đỗ xe quốc gia, chuỗi khách sạn Hilton, chuỗi nhà trưng bày xe Volkswagen Hiện tại, ông được bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự VN tại Israel, phụ trách lãnh sự khu vực thành phố Haifa (Israel) năm 2014
Trang 3837
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty ALMA Việt Nam
Chức năng, ngành nghề kinh doanh:
1 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê
2 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
3 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
4 Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch
Nhiệm vụ:
- Tổ chức xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế
và đất nước
- Luôn tìm kiếm, tạo mối quan hệ tốt với khách hàng
- Nâng cao chất lượng doanh số bán, tăng mức lợi nhuận, không ngừng chăm lo đời sống vật chất tinh thần của toàn bộ nhân viên
2.1.3 Bộ máy tổ chức, cơ cấu quản lý của công ty ALMA Việt Nam
Mô hình tổ chức của công ty:
Hình 5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Phòng
Kế Toán
Phòng Marketing
Phòng Tele Sale
Phòng Sales Rep
Phòng Đào tạoTổng giám đốc
Trang 3938
Tổng giám đốc:
- Đề ra các quyết định cho việc vận hành bộ máy hoạt động, hợp tác tổ chức du lịch, xây dựng lựa chọn mục tiêu xác thực với hoàn cảnh của công ty, quyết định việc kinh doanh dài hạn và trực tiếp chỉ đạo nhân viên thực hiện công việc được giao
Giám đốc:
a) Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty;
b) Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; d) Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức;
e) Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty,
kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc;
g) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị
Phòng kế toán:
a/ Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau:
- Công tác tài chính;
- Công tác kế toán tài vụ;
- Công tác kiểm toán nội bộ;
- Công tác quản lý tài sản;
- Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế;
- Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty;
- Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn Công ty;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
Trang 40- Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn
vị trực thuộc;
- Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty;
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty;
- Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ trong Công ty và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc;
- Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính,
kế toán, các quy định về quản lý chi tiêu tài chính trình Giám đốc ban hành hoặc đề xuất với Lãnh đạo Công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính;
- Tham gia soạn thảo, thẩm định hồ sơ, theo dõi, kiểm tra tiến độ giải ngân, thanh quyết toán đối với các hợp đồng kinh tế trong Công ty cũng như nguồn vốn đầu tư cho các dự án, các công trình do Công ty làm chủ đầu tư và thực hiện
- Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanh quyết toán theo đúng quy định
- Tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu
Phòng marketing:
a/ Chức năng:
- Phòng marketing là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài, giữa sản phẩm và khách hàng, giữa thuộc tính của sản phẩm và nhu cầu khách hàng