1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GATIẾT 24 bài 22 hệ THỐNG điện QUỐC GIA

6 1,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 62,5 KB

Nội dung

Môn Công nghệ - Giải thích được sơ đồ khối, cấp điện áp ghi trên sơ đồ lưới điện quốc gia - Phân tích giải thích được vai trò của hệ thống điện quốc gia trong sản xuất truyền tải và phân

Trang 1

Tiết theo PPCT: 24

BÀI 22 HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

1.1 Môn Công nghệ

- Hs phát biểu được về khái niệm thống điện quốc gia

- Biết sơ đồ hệ thống điện quốc gia

1.2 Môn Vật lý

- Biết Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của máy biến áp

- Biết công thức tính công suất hao phí trên đường dây truyền tải.

- Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều ba pha.

- Tiết 27: Công suất tiêu thụ của mạch điện xoay chiều, hệ số công suất.

- Tiết 30: Máy phát điện xoay chiều ba pha

- Tiết 28: Truyền tải điện năng, máy biến áp.

1.3 Môn Địa lý

- Biết đặc điểm sông ngòi nước ta và nguồn lợi thủy điện.

- Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.

- Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

2 Kỹ năng

2.1 Môn Công nghệ

- Giải thích được sơ đồ khối, cấp điện áp ghi trên sơ đồ lưới điện quốc gia

- Phân tích giải thích được vai trò của hệ thống điện quốc gia trong sản xuất truyền tải và phân phối điện năng phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

2.2 Môn Vật lý

- Lập công thức tính điện trở, công suất tiêu thụ của dòng điện

- Công thức của máy biến áp

2.3 Môn Địa lý

- Tên và phân bố các nhà máy thủy điện của nước ta

Trang 2

3 Thái độ

- Tích cực thảo luận tìm hiểu kiến thức

- Thấy rõ trách nhiệm của bản thân về việc sử dụng tiết kiệm, các nguồn năng lượng và ý thức bảo vệ môi trường sống.

II CHUẨN BỊ

- Thông tin tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường

- Thông tin tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức và phân chia nhóm

Hs được chia thành các nhóm nhỏ theo bàn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm hệ thống điện quốc gia

- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm trả

lời các câu hỏi:

1 Em cho biết các đồ dùng trong gia

đình như bóng điện, ti vi, tủ lạnh,

máy giặt hoạt động được cần

phải có gì?

2 Vậy phải làm như thế nào để có

điện phục vụ sinh hoạt?

3 Làm thế nào để đưa điện từ nơi

sản xuất đến nơi tiêu thụ?

- GV cho hs quan sát sơ đồ hệ

thống điện quốc gia và trả lời các

câu hỏi:

1 Hệ thống điện quốc gia gồm

những khâu nào?

2 Trước năm 1994 hệ thống điện

nước ta như thế nào?

3 Tại sao phải dùng máy biến áp?

4 Tại sao đường dây truyền tải có

I Khái niệm hệ thống điện quốc gia

- Phải có nguồn điện

- Phải có nhà máy sản xuất điện

- Đường dây dẫn từ nhà máy tới nơi tiêu thụ

- Hs thảo luận và trả lời câu hỏi + Hệ thống điện quốc gia gồm: Nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện

- Có 3 hệ thống khu vực độc lập: Miền bắc, miền trung, miền nam

- Thay đổi điện áp của hệ thống truyền

Trang 3

công suất càng lớn thì điện áp

càng cao?

5 Nêu khái niệm hệ thống điện

quốc gia?

- Tích hợp môn địa lý: Nêu các nhà máy

thủy điện của việt nam và phân bố của

chúng? Vì sao có sự phân bố như vậy?

- Tích hợp theo chủ đề: Ý thức tiết

kiệm điện và các nguồn tài nguyên

khác như nước sạch qua đó giáo dục ý

thức trách nhiệm với bản thân và xã

hội

- Yêu cầu học sinh tìm hiểu những lợi

ích của việc tiết kiệm điện năng thông

qua thảo luận và đánh giá những tác

động của các nhà máy sản xuất điện đối

với môi trường sinh thái, nguyên nhân

của một số vụ cháy do bất cẩn trong sử

dụng điện năng thông qua một số hình

ảnh minh họa và những thông tin qua

clip do giáo viên cung cấp:

+ Hiện nay, ở Việt Nam nguồn điện

năng chủ yếu được sản xuất từ các nhà

máy điện nào?

+ Những ảnh hưởng tiêu cực của các

tải và phân phối điện năng

- Để giảm hao phí trên đường dây tải điện

- Khái niệm hệ thống điện quốc gia:

Bao gồm nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc liên kết với nhau tạo thành hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng.

- Nguồn điện: + Thủy điện + Nhiệt điện + Hạt nhân + Năng lượng mặt trời + Năng lượng gió

- Nhiệt điện và thủy điện

- Ô nhiễm môi trường Đất, nước, không khí và làm biến đổi khí hậu

- Thiếu điện trầm trọng đặc biệt vào

Trang 4

nhà máy sản xuất điện năng đó đối với

môi trường sinh thái?

- Liên hệ thực tế về tình hình thiếu thốn

điện năng trong những năm gần đây

Vậy các biện pháp sử dụng tiết kiệm

điện năng là gì?

- Đưa ra biện pháp sử dụng tiết kiệm

điện năng?

- Việc sử dụng tiết kiệm điện năng đem

lại những lợi ích gì cho gia đình và xã

hội?

mùa hè

- Hạn chế xây mới các nhà máy điện (thủy điện, nhiệt điện) góp phần bảo vệ môi trường đồng thời góp phần khai thác, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên

- Ngắt điện ngay khi mọi người ra khỏi nhà tránh lãng phí điện mà còn loại bỏ nguy cơ hỏa hoạn

- Tắt ngay khi không sử dụng đặc biệt khi ở gia đình và trường học

Lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng:

- Giảm chi tiêu cho gia đình – và xã hội

- Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn

- Giảm bớt các sự cố gây tổn hại đến hệ thống cung cấp điện do quá tải

- Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất

* Các lưới điện: + Truyền tải: 500KV + Phân phối

Hoạt động 3: Tìm hiểu sơ đồ lưới điện quốc gia

- Nêu các cấp điện áp mà em biết? II Sơ đồ lưới điện quốc gia

1.Cấp điện áp của lưới điện: Tùy mỗi

quốc gia có cấp điện áp khác nhau 800KV, 500KV, 220KV, 110KV, 66KV, 35KV, 10.5KV, 6KV,

Trang 5

- Đưa ra một số hình ảnh về sơ đồ lưới

điện và yêu cầu học sinh nhận xét: Lưới

điện quốc gia gồm thành phần nào?

- Gv đưa ra một số hình ảnh gây mất an

toàn khi sinh hoạt, sản xuất bên cạnh

các trạm điện, đường dây truyền tải điện

năng cho hs nhận xét về các hành vi

trên

- Tích hợp đưa ra một số biện pháp an

toàn khi sử dụng điện: Gv cho hs xem

clip về an toàn khi sử dụng điện và yêu

cầu hs thảo luận đưa ra kết luận

0.4KV Được chia thành hai loại

• Lưới điện truyền tải (lớn hơn 66 kV)

• Lưới điện phân phối (nhỏ hơn 35 kV)

2 Sơ đồ lưới điện quốc gia

- Gồm: Trạm điện (trạm biến áp, trạm

đóng cắt) và Đường dây dẫn (đường dây trên không, đường dây cáp) => Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện đến nơi tiêu thụ điện trên cả nước

Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của hệ thống điện quốc gia

Qua các phần đã nghiên cứu ở trên, với

kiến thức thực tiễn, em hãy cho biết vai

trò của hệ thống điện quốc gia?

- Vì sao nói Hệ thống điện quốc gia

đảm bảo việc cung cấp và phân phối

điện với độ tin cậy cao

 Hệ thống điện quốc gia đảm bảo việc sản xuất, truyền tải, phân phối điện năng trên toàn quốc

 Hệ thống điện quốc gia đảm bảo việc cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao, chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế nhất

- Nhờ có hệ thống điện quốc gia mà các nhà máy điện có thể hỗ trợ nhau về công suất; giảm công suất dự trữ cho từng nhà máy và không bị mất điện cục bộ do thiếu điện hoặc do máy phát điện có sự

Trang 6

cố (có các nhà máy khác hỗ trợ) Chất lượng điện nhờ đó cũng được đảm bảo (điện ổn định)

Hoạt động 4: Vận dụng củng cố

- Hướng dẫn HS làm các bài tập vận

dụng

- Phân biệt lưới điện quốc gia và hệ thống điện quốc gia

- Vẽ sơ đồ lưới điện quốc gia và hệ thống điện quốc gia

- Trình bày trách nhiệm của bản thân trong việc sử dụng tiết kiệm điện và nước tại trường

Hoạt động 5: Hướng dẫn học tập

Về nhà

- Nghiên cứu lại nội dung bài học

- Làm bài tập cuối bài sgk

- Đưa ra giải pháp giúp bản thân, gia

đình và nhà trường sử dụng điện an toàn

– tiết kiệm – hiệu quả

Ngày đăng: 07/12/2016, 08:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w