Giáo Án Giảng Dạy lịch sử lớp 10 CHƯƠNG III : VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIII TIEÁT 26 BÀI 21: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚCPHONG KIẾN CÁC THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIII (1 TIEÁT) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức : Sau khi học xong, HS cần nắm: - Nguyên nhân nhà Lê bị lật đổ và nhà Mạc thành lập. - Tình trạng chia cắt đấtnướcvà tình trạng 2 đàng. - Rút ra được những nét biến đổi lớn của nước ta trong các thế kỷ XVI – XVIII - Tuy ở mỗi miền ( Đàng Trong và Đàng Ngoài ) có chính quyền riêng nhưng tạm thời chưa hình thành 2 nước. 2. Tư tưởng, tình cảm . - Bồi dưỡng ý thức, xây dựng và bảo vệ đất nướcthống nhất. - Bồi dưỡng tinh thần dân tộc. 3 . Kỹ năng : - Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề. - Bồi dưỡng khả năng nhận xét về tính giai cấp của xã hội, nhà nước. B. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC 1. Giáo viên : - Bản đồ Việt Nam phân rõ ranh giới hai miền. - Một số tranh vẽ triều Lê Trịnh. - Một số tài liệu về nhà nước hai miền. 2. học sinh : - Đọc trước SGK, chú ý trả lời các câu hỏi, sưu tập tư liệu liên quan đến bài giảng. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC I. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ: 1. Trình bày tóm tắt sự phát triển của giáo dục qua các thới kì Đinh, Tiền Lê, Lý Trần, Hồ, Lê ? 2. Liên hệ với bài học nhà nướcphong kiến, giải thích tại sao ở thế kỷ XV, Phật giáo không còn ghi địa vị độc tôn như trước? II. Giảng bài mới 1. Mở bài : Cuộc khởi nghóa Lam Sơn toàn thắng. Vào một ngày giữa tháng Tư năm Mậu Thân (1428) Lê Lợi chính thức lên ngôi hoàng đế mở đầu triều đại Lê sơ. Trải qua 7 vò vua đầu đấtnước dần được phục hồi vàphát triển lên đỉnh cao về tất cả các mặt chính trò, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Nhưng đến đầu thế kỉ XVI, nhất là sau khi Lê Hiến Tông mất xã hội Đại Việt bước vào một giai đoạn mới. Để rõ hơn về vấn đề này, chúng ta hãy cùng bước sang một chương mới, chương III Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Với bài đầu tiên: Những biến đổi của nhà nướcphong kiến trong các thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. 2. Hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài - GV: Nhắc sơ lại bộ máy nhà nước, kinh tế, giáo dục văn hóa của triều Lê Sơ – triều thịnh trị trong lịch sửphong kiến: + Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh. + Giáo dục thi cử đạt đến giai đoạn cực thịnh. + Nền kinh tế phát triển. Nhân dân Lê Sơ có câu: “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”. Vậy tại sao đến đầu thế kỷ XVI Lê Sơ suy sụp? biểu hiện? - HS dựa vào SGK trả lời. -GV nhận xét, bổ sung cho HS ghi: Đầu thế kỷ XVI triều Lê Sơ suy sụp. Sau khi vua Lê Hiến Tông chết, các vua Lê Tương Dực, Lê Uy Muc sao nhãng việc triều chính, giết chết công thần tôn thất có ý không ủng hộ mình. Lợi dụng tình hình đó, bọn quan lại địa phương mặc sức tung hoành, nhũng nhiễu dân chúng, cướp hết ruộng đất của nhân dân, đời sống khồ cực => nông dân nổi dậy đấu tranh ở khắp mọi nơi. Trong lúc chính quyền trung ương suy yếu, thế lực phong kiến ngày càng mạnh lên => tranh chấp quyền lực trong triểu đình, mạnh hơn cả đó là thế lực của Quốc công thái phó Mạc Đăng Dung. - GV giới thiệu về Mạc Đăng Dung: Mạc Đăng Dung (1483-1541), quê ở làng Cổ Trai, Nghidương, Hải Dương. Vốn xuất thân từ nghề chài lưới, có sức khỏe, đánh vật giỏi, thi đậu đô lực sĩ được tuyển vào đội quan Túc Vệ. Nhờ có sức khỏe, cương trực, lập được nhiều công lớn trong việc dẹp yên xung đột giữa các đại thần nên nhanh chóng được thăng quan tiến chức, ông từng làm đến chức Thái phó, Tiết chế 13 đạo quân thủy bộ, có thế lực lớn trong triều đình (thao túng triều đình) Sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến đối lập và nhận thấy sự bất lực và suy sụp của nhà Lê, năm 1527, Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập nhà Mạc. - GV : Yêu cầu HS theo dõi SGK, trình bày bộ máy tổ chức của nhà Mạc. - HS đọc SGK trả lời. - GV nhận xét bổ sung, chốt ý cho HS ghi. Những năm đầu thống trị, nhà Mạc xây dựng chính quyền theo kiểu thời Lê Sơ. Tổ chức thi cử để tuyển chọn quan lại, cố gắng giải quyết vấn đề ruộng đất để ổn định xã hội. Về quân sự : nhà Mạc xây dựng đội quân thường trực để đối phó với mọi tình huống có thể xãy ra, sau đó nhà Mạc suy thoái dần. - GVgiảng thêm HS về phần ruộng đất. Mặc dù nhà Mạc cố gắng ổn định tình hình đất 1. Sự sụp đổ của triều Lê Sơ. Nhà Mạc được thành lập. - Đầu thế kỷ XVI, mâu thuẫn giữa nông dân và quan lại địa chủ dâng cao, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. - Các thế lực phong kiến hình thành tranh chấp quyền lực => nhà Lê suy yếu, năm 1527 sụp đổ. - Năm 1527, Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi. Thành lập nhà Mạc - Nhà Mạc tiếp tục củng cố chính quyền, giải quyết vấn đề, ổn định đất nước, xây dựng quân đội thường trực. - 1527, Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi, thành lập nhà 3. Kết luận : Sau gần 6 thế kỷ độc lập vàthống nhất, đấtnước ta lại bị chia cắt lần thứ hai. Tuy nhiên, tình trạng chia cắt gần 1 thế kỷ so với chiều dài của lịch sử là ngắn ngủi nhưng đã gây nhiều tác hại cho tiến trình lịch sử. Nhưng nhìn chung, xu thế tất yếu và chủ đạo trong lịch sử Việt Nam là thốngnhất quốc gia, dân tộc. chúng ta phải biết trân trọng truyền thống đồn kết của nhân dân ta. III. Củng cố bài: Vẽ sơ đồ 2 chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngồi, so sánh, nhận xét. IV. Ơn tập và chuẩn bị bài: - Chuẩn bị câu hỏi trong SGK trang 110. - Đọc trước SGK bài 22 ” Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII” - Sưu tập tranh ảnh có liên quan đến bài mới. D. Bổ sung, góp ý . Trong và Đàng Ngoài ) có chính quyền riêng nhưng tạm thời chưa hình thành 2 nước. 2. Tư tưởng, tình cảm . - Bồi dưỡng ý thức, xây dựng và bảo vệ đất nước thống. nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. 2. Hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài - GV: Nhắc sơ lại bộ máy nhà nước,