UPU 1998

4 568 0
UPU 1998

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cuộc thi viết thư UPU năm 1998 Lá thư đạt giải nhất Quốc gia, KK Quốc tế Đề tài: Tôi viết thư cho một người bạn đưa ra ý kiến của mình về quyền con người Tác giả: Em Trần Thị Phượng Quỳnh học sinh lớp 9/2, trường THCS Nguyễn Khuyến - Đà Nẵng Nội dung: Đà Nẵng 15.8.1998. Mary thân mến! Tuần vừa rồi truyền hình liên tục đưa tin về hàng loạt những cuộc thảm sát trên thế giới: ở Angiêri trong vòng 10 ngày đã có 650 người bị giết hại. Tại Pakixtan một cuộc xung đột đã làm cho 24 người thiệt mạng và 60 người bị thương và còn nhiều, rất nhiều những vụ những vụ thảm sát khác nữa . Tất cả đầu do con người gây ra và tất cả đều vì những lý do không đâu vào đâu. Điều đó gợi cho mình những suy nghĩ về số phận mong manh của con người. Xã hội ngày càng văn minh phát triển và ta cứ tưởng rằng con người ngày càng có đủ khả năng tự định đoạt cuộc đời của mình. Thế nhưng thực tế lại không phải như vậy. Mình rất băn khoăn suy nghĩ về điều ấy và đó cũng chính là lý do mình viết lá thư này cho Mary. Mình muốn tâm sự với Mary về quyền con người. Tuy chúng mình còn "trẻ người non dạ", và có thể "ăn chưa no, lo chưa tới" nhưng mình nghĩ dẫu sao quyền con người cũng là một vấn đề đáng để ta quan tâm bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của chúng ta. Mary đồng ý chứ? Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh mà ở đó quyền con người được thừa nhận một cách rộng rãi và có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội của mỗi nước và cả thế giới. Thế nhưng để có được vị trí như hôm nay quyền con người phải trải qua một quá trình phát triển lâu dài với biết bao thăng trầm của lịch sử. Khái niệm về quyền con người từ đó cũng không ngừng được mở rộng cùng với lịch sử. Quyền con người thoạt tiên chỉ là quyền được sống, quyền tự do bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc. Ngày nay quyền con người còn bao gồm cả quyền được sống trong hoà bình, quyền phát triển, quyền được thông tin, được sống trong môi trường trong sạch, quyền chống lại sự hủy diệt của chiến tranh hạt nhân . Quyền con người vì thế là một khái niệm rất rộng mà mình chưa thể hiểu hết được. Nhưng Mary có đồng ý không khi mình cho rằng quyền con người, quyền trên hết mọi quyền và cũng là quyền của mọi quyền. Hơn nữa, mình cũng cho rằng vấn đề cốt lõi của quyền con người có thể gói gọn trong một từ "tự do" - Tự do sống, tự do mưu cầu hạnh phúc, tự do tín ngưỡng, tự do phát triển . Mary! Lẽ ra khi thấy quyền con người được thừa nhận rộng rãi như vậy mình phải vui mừng mới phải nhưng trái tim mình lại rất buồn. Buồn vì thực tế cho thấy rất nhiều nơi, nhiều lúc quyền con người là một khái niệm dường như xa lạ. ở đâu đấy trên thế giới vẫn còn cảnh những người da trắng đàn áp, đánh đập những người da đen. Trên thế giới vẫn còn cảnh nội chiến tương tàn gây ra cảnh "nồi da xáo thịt". Mary ơi! Mình đã từng khóc khi xem ti-vi thấy cảnh những em bé Xômali với đôi mắt sâu hoáy và thân hình gầy còm, oặt ẹo chỉ còn da bọc xương vì đói. Mình đã từng khóc khi chứng kiến cảnh đau thương khi tàn cuộc chiến: nhà cửa đổ nát, xác người chồng chất, ngổn ngang. Và mình không cầm được nước mắt khi trông thấy những đứa trẻ Irắc ốm đau thoi thóp nằm chờ chết trong bệnh viện vì thiếu thuốc men, thiếu lương thực. Thực ra, những con người đầy thương tâm đó nào có tội tình gì khi "tạo hoá đã ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được" (Tuyên ngôn độc lập của Mỹ - 1976). Chiến tranh đã qua đi trên đất nước thương yêu của mình được hơn 20 năm, những tưởng rằng nhân dân mình có thể an hưởng niềm vui hoà bình, tự do, độc lập. Thế nhưng thật đau lòng khi biết rằng vần còn những người đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ những hành động chiến tranh vô nhân đạo của kẻ thù. Chất độc màu da cam, thứ vũ khí khủng khiếp có thể giết người hàng loạt, được dải xuống trên những cánh rừng Trường Sơn năm xưa đã từng giết hại bao nhiêu chiến sĩ, đồng bào mình và giờ đây nó vẫn đang còn âm ỉ hủy hoại đời sống thể chất và tinh thần của hàng ngàn người dân vô tội. Trên khắp đất nước mình đâu đâu cũng có người mù, người điếc, người mất trí, người tàn tật . Vì di chứng của chất độc màu da cam có những người tuy may mắn trở về lành lặn từ chiến tranh thì lại phải gánh chịu một nỗi đau khắc ngiệt khác: Không thể lập gia đình được, hoặc nếu có thì không thể sinh con, hoặc sinh con quái thai. Năm ngoái, qua báo chí mình đựơc biết rằng ở Miền Bắc có một anh lính phục viên lập gia đình nhưng mười lần sinh con đều quái thai và không có thai nhi nào sống sót. Quá đau khổ anh trở nên mù loà vì khóc nhiều. Còn vợ anh thì trở nên mất trí, điên loạn. Hàng ngày hai vợ chồng chỉ còn biết thơ thẩn bên mười nấm mộ của các con mà than khóc. Còn nỗi đau nào lớn hơn hở Mary? May mắn hơn cũng có những em bé sống sót được sau khi sinh ra nhưng khốn khổ thay lại mắc những căn bệnh nan y vô phương cứu chữa. Một lần vào thành phố Hồ Chí Minh mình đã đến thăm bệnh viện Ung Bướu. ở đó, mình đã bắt gặp những hình ảnh đầy thương tâm mà nếu không được tận mắt chứng kiến mình sẽ không thể nào hình dung được. Có rất nhiều em bé bị bướu ác tính ở cổ, ở miệng, ở mắt, ở não . do những di chứng của chất độc màu da cam từ cha hoặc mẹ truyền lại. Mary ơi! mình còn nhớ rất rõ một em bé chạc 7 - 8 tuổi không trông thấy được vì đôi mắt đã bị hai cục bướu to bằng hai quả cam che lấp. Bác sĩ bảo em bé sẽ được giải phẫu để cắt hai quả bướu ấy và cả một khối u trong não vào tuần sau. Lúc chia tay, em cầm tay mình dặn dò rất hồn nhiên: " Tuần sau, mắt em sáng, chị nhớ vào thăm em nữa nha". Mình ngẹn ngào ra về mà không nói được lời nào. Và đó là lần đầu cũng là lần cuối mình gặp em bởi sau khi giải phẫu em đã vĩnh viễn ra đi không bao giờ trở lại nữa. Giá như Mary có thể hiểu được nỗi đau của mình lúc đó. Những nạn nhân trên quê hương mình nói riêng và trên khắp thế giới nói chung nào có gây ra tội lỗi gì để phải gánh chịu hậu quả tàn khốc đến như vậy? Họ không được hưởng những quyền lợi của một con người thậm chí cả sự sống! Họ chưa có được nhân quyền trong một thời đại vẫn đang đề cao về nhân quyền. Trớ trêu thay, điều đó lại là sự thật! Mary nghĩ sao về vấn đề này? Riêng mình thì cho rằng giữa mọi người với nhau vần chưa xoá bỏ được lòng hận thù, vẫn chưa có được một tình yêu thương đích thực, một lòng bao dung, quảng đại đích thực. Quyền con người theo mình chỉ bền vững khi nó được xây dựng trên những tình cảm chân thực ấy. Chúng ta phải đồng tâm xây dựng nhân quyền bằng tất cả tấm lòng chứ không chỉ bằng đầu môi chốt lưỡi. Và phải hiểu rằng nhân quyền là tự do nhưng tự do trong giới hạn cho phép của nó. Đây cũng chính là điều mà một vài nước phương tây đã vẫn dựa vào để cho rằng các nước Châu á của mình thiếu nhân quyền. Thực ra thì không phải như vậy. Tuy đất nước mình còn nghèo nhưng chúng mình vẫn đang được sống trong một đất nước hoà bình, độc lập, được cơm no áo ấm, được sống, được vui chơi, được học hành và được bình đẳng, tự do trong một đất nước "của dân, do dân và vì dân". Đó mới chính là quyền con người đích thực nhất và quyền đó được thừa nhận không chỉ trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 mà còn từ xa xưa, ngay buổi đầu độc lập của đất nước, Lý Thường Kiệt - một vị anh hùng của dân tộc tôi đã từng dõng dạc tuyên bố: Nam Quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Được hiểu là: Nước Nam có vua Nam ở. Điều đó được ghi rõ ở sách trời. Nếu quân thù ngang nhiên xâm phạm bờ cõi Nhất định sẽ bị đánh tơi bời. Vì vậy, mình tin tưởng rằng đó chính là nhân quyền đích thực. Bởi lẽ, hiện nay ở một vài nước trên thế giới đang xuất hiện những xu hướng nhân danh nhân quyền để thực hiện những mục đích không phải vì nhân quyền để tự do quá mức đến nỗi phản tác dụng, quay lại vi phạm nhân quyền, ảnh hưởng đến trật tự an ninh của một thế giới mới. Thế kỷ 21 đã gần kề và trong khi toàn thế giới vẫn đang đề cao nhân quyền thì mặt khác, trên thực tế người ta vẫn loay hoay chưa tìm ra được thế nào là quyền con người đích thực. Sẽ vẫn chưa có quyền con người đích thực nếu giữa người và người chưa xoá bỏ được lòng thù hận. Sẽ vẫn chưa có quyền con người đích thực nếu giữa người với người không thật sự có tình yêu thương nhau và thông cảm sẻ chia. Và cũng sẽ chưa có quyền con người đích thực chừng nào người ta nhân danh quyền con người để theo đuổi những mục đích không phù hợp với lợi ích của con người. Mary! Trên đây là những dòng tâm sự của mình với Mary về quyền con người. Chúng ta hãy tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của thế giới tràn đầy hoà bình, nhân ái, và hạnh phúc. Một thế giới không còn khổ đau chết chóc vì chính con người gây ra. Một thế giới của quyền con người thực sự. Mary đồng ý với mình chứ? Thôi, mình xin dừng bút. Chúc Mary luôn vui khoẻ học thật tốt. Mình tin rằng Mary và mình lớn lên sẽ góp được một chút gì đó nhỏ bé cho quyền con người được thực hiện tốt đẹp trong thế giới của chúng ta. Được không Mary? Hẹn gặp lại thư sau. Hôn bạn thật nhiều Bạn thân. Trần Thị Phượng Quỳnh. . Cuộc thi viết thư UPU năm 1998 Lá thư đạt giải nhất Quốc gia, KK Quốc tế Đề tài: Tôi viết thư cho. học sinh lớp 9/2, trường THCS Nguyễn Khuyến - Đà Nẵng Nội dung: Đà Nẵng 15.8 .1998. Mary thân mến! Tuần vừa rồi truyền hình liên tục đưa tin về hàng loạt

Ngày đăng: 19/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan