SỞ NỘI VỤ TỈNH QUẢNG NAMKỲ THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC HÀNG CHÍNH 2016CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN TẬP MÔN KIẾN THỨC CHUNGI.CHUYÊN ĐỀ 1: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊCâu 1: Anh (chị) hãy cho biết Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vị trí, vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị?Đáp án: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức trung tâm thực hiện quyền lực chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị, là bộ máy tổ chức quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội, thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại.Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị?Đáp án:Thứ nhất, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Nhà nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân. Từ pháp luật, cơ chế, chính sách đến tổ chức và hoạt động của Nhà nước luôn quán triệt tư tưởng, quan điểm của giai cấp công nhân mà cụ thể là quán triệt chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện trong đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.Thứ hai, tính nhân dân của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước: Nhân dân với tư cách là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước thực hiện quyền lực Nhà nước với nhiều hình thức khác nhau. Hình thức cơ bản nhất là nhân dân thông qua bầu cử lập ra các cơ quan đại diện quyền lực, nhưtham gia góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân; kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, công chức Nhà nước của mình. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết dân tộc:Tính dân tộc của Nhà nước Việt Nam vừa là bản chất, vừa là truyền thống, vừa là nguồn gốc sức mạnh của Nhà nước. Ngày nay, tính dân tộc ấy lại được tăng cường và nâng cao nhờ khả năng kết hợp giữa tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc và tính thời đại. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân:Công dân có quyền tự do dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời làm tròn nghĩa vụ trước Nhà nước. Pháp luật bảo đảm thực hiện trách nhiệm hai chiều giữa Nhà nước và công dân; quyền của công dân là nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân là quyền của Nhà nước. Tính chất dân chủ rộng rãi của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:Dân chủ hóa đời sống Nhà nước và xã hội không chỉ là nhu cầu bức thiết của thời đại, mà còn là một đòi hỏi có tính nguyên tắc, nảy sinh từ bản chất dân chủ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Thứ ba, tính thời đại:Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị mở rộng hợp tác, giao lưu với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị xã hội khác nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, các bên cùng có lợi; tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Trang 1SỞ NỘI VỤ TỈNH QUẢNG NAM
KỲ THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC HÀNG CHÍNH 2016 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN TẬP MÔN KIẾN THỨC CHUNG
I CHUYÊN ĐỀ 1: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vị trí, vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị?
Đáp án:
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhànước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân vớigiai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữacác cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Nhànước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và khôngngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
- Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiệnđầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân
và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngănngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạmquyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội,nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân
- Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trungdân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhấtcủa Trung ương
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức trung tâm thựchiện quyền lực chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị, là bộ máy tổ chứcquản lý kinh tế, văn hoá, xã hội, thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại
Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị?
Trang 2- Từ pháp luật, cơ chế, chính sách đến tổ chức và hoạt động của Nhà nướcluôn quán triệt tư tưởng, quan điểm của giai cấp công nhân mà cụ thể là quántriệt chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện trongđường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ hai, tính nhân dân của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước:
Nhân dân với tư cách là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước thực hiệnquyền lực Nhà nước với nhiều hình thức khác nhau Hình thức cơ bản nhất lànhân dân thông qua bầu cử lập ra các cơ quan đại diện quyền lực, nhưtham giagóp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia biểu quyếtkhi Nhà nước trưng cầu ý dân; kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan,công chức Nhà nước của mình
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết dân tộc:
Tính dân tộc của Nhà nước Việt Nam vừa là bản chất, vừa là truyền thống,vừa là nguồn gốc sức mạnh của Nhà nước Ngày nay, tính dân tộc ấy lại đượctăng cường và nâng cao nhờ khả năng kết hợp giữa tính giai cấp, tính nhândân, tính dân tộc và tính thời đại
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt
động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân:
Công dân có quyền tự do dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,đồng thời làm tròn nghĩa vụ trước Nhà nước Pháp luật bảo đảm thực hiệntrách nhiệm hai chiều giữa Nhà nước và công dân; quyền của công dân lànghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân là quyền của Nhànước
- Tính chất dân chủ rộng rãi của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Dân chủ hóa đời sống Nhà nước và xã hội không chỉ là nhu cầu bức thiếtcủa thời đại, mà còn là một đòi hỏi có tính nguyên tắc, nảy sinh từ bản chấtdân chủ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Thứ ba, tính thời đại:
Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị mở rộng hợptác, giao lưu với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chínhtrị- xã hội khác nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnhthổ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, các bên cùng
có lợi; tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dânthế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
Câu 3: Anh (chị) hãy nêu khái niệm quyền lực chính trị? Tại sao nói quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị?
Trang 3Đáp án:
1 Khái niệm quyền lực chính trị:
Quyền lực chính trị là một dạng của quyền lực trong xã hội có giai cấp
Đó là quyền lực của một giai cấp, một tập đoàn xã hội hay của nhân dân trongđiều kiện của chủ nghĩa xã hội thể hiện “khả năng của một giai cấp thực hiệnlợi ích khách quan của mình”
2 Quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị là bởi vì:
Quyền lực chính trị luôn gắn liền với quyền lực nhà nước, phản ánh mức
độ giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước của những tập đoàn người trong
xã hội để bảo vệ lợi ích của mình, chi phối các tập đoàn khác Nói cách khác,quyền lực chính trị phản ánh mức độ thực hiện lợi ích của một giai cấp, mộtnhóm người nhất định trong mối quan hệ với các giai cấp hay nhóm ngườikhác thông qua mức độ chi phối quyền lực nhà nước
Câu 4: Anh (chị) hãy phân tích các đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam?
Đáp án:
- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và
vì dân: Nhà nước pháp quyền về bản chất là một nhà nước đề cao pháp luật
trong khi phải thừa nhận và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân Phát huydân chủ trong hoạt động của Nhà nước là một đòi hỏi tất yếu của Nhà nướcpháp quyền XHCN
- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên
cơ sở Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật: Hiến pháp và
pháp luật Việt Nam phản ánh đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí
và nguyện vọng của nhân dân, vì vậy, đó là thước đo giá trị phổ biến trong xãhội và cần phải trở thành công cụ để quản lý của nhà nước
- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải phản ánh được tính chất
dân chủ trong mối quan hệ giữa nhà nước với công dân và xã hội, bảo vệ quyền con người: Một nhà nước chỉ được coi là nhà nước pháp quyền khi nó
đảm bảo được những quyền tự nhiên của con người, khi là một nhà nước dânchủ Nhà nước pháp quyền XHCN chỉ xây dựng thành công khi phát huy đượcdân chủ XHCN với tư cách là một nền dân chủ cho đại đa số nhân dân laođộng và trấn áp bọn bóc lột
- Trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp: Sự thống
nhất quyền lực thể hiện trước hết ở sự thống nhất về mục đích của quyền lực:toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân có nghĩa là các cơ quan nhànước dù làm nhiệm vụ lập pháp, hành pháp hay tư pháp đều là cơ quan thốngnhất của nhân dân, để phục vụ và bảo vệ cho lợi ích của nhân dân Như vậy,
Trang 4quyền lực nhà nước thống nhất phải thể hiện sự tập trung quyền lực vào các cơquan đại diện của dân, trước hết là cơ quan đại diện cao nhất là Quốc hội để cóthể thống nhất bảo vệ một mục tiêu chung là độc lập dân tộc và lợi ích củanhân dân, đất nước và dân tộc, đi lên CNXH.
- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam đối với cách
mạng Việt Nam nói chung và việc xây dựng và hoạt động của Nhà nước nóiriêng là một tất yếu khách quan Điều đó được khẳng định qua vai trò lãnh đạokhông thể thiếu của Đảng Cộng sản trong suốt quá trình tuyên truyền, chỉ đạo,
tổ chức và dẫn dắt dân tộc trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc,thống nhất đất nước và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
CHUYÊN ĐỀ 2: LUẬT CÁN BỘ CÔNG CHỨC
Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày khái niệm công chức? Nghĩa vụ của cán
bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân; nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ và nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu theo quy định của Luật cán bộ, công chức?
Đáp án:
1 Khái niệm công chức (Điều 4):
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị- xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân màkhông phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị- xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp cônglập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chứctrong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương đượcbảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của phápluật
2 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân (Điều 8):
a) Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia
b) Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân
Trang 5c) Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát củanhân dân
d) Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước
3 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ (Điều 9):
a) Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn được giao
b) Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chếcủa cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành
vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước c) Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kếttrong cơ quan, tổ chức, đơn vị
d) Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước đượcgiao
đ) Chấp hành quyết định của cấp trên Khi có căn cứ cho rằng quyết định
đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyếtđịnh; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải cóvăn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm vềhậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người raquyết định Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vềquyết định của mình
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
4 Đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ trên, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây (Điều 10):
a) Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm vềkết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
b) Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của công chức.c) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng,thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quanliêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
d) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóacông sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
đ) Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơquan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổchức
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Câu 2: Anh (chị) hãy phân biệt sự khác nhau giữa công chức với cán
bộ, viên chức và lao động hợp đồng theo quy định của Luật cán bộ, công chức?
Đáp án:
a) Phân biệt với cán bộ:
Trang 6Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị– xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh(gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhànước Ngoài ra, phạm vi cán bộ còn bao gồm những người được bầu cử giữchức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhândân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị– xã hội.Đây là nhóm cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)
Như vậy nếu công chức là nhóm người được tuyển dụng, bổ nhiệm thì cán
bộ là nhóm người được bầu và làm việc theo nhiệm kỳ
b) Phân biệt với viên chức:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làmviệc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởnglương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp
luật Đặc điểm việc làm của viên chức là không mang tính quyền lực công mà
chủ yếu mang tính chuyên môn, nghề nghiệp Đây cũng là dấu hiệu cơ bản đểphân biệt nhóm viên chức với công chức
c) Phân biệt công chức với lao động hợp đồng:
Đây là những người được tuyển vào làm việc theo cơ chế hợp đồng trongcác cơ quan, tổ chức của Nhà nước, những người Nhà nước thuê để làm việccho Nhà nước và được nhà nước trả công Trong thực thi công việc được giao,hành vi của họ được quy định và điều chỉnh bằng Bộ Luật lao động
Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày quyền lợi của cán bộ, công chức và những việc cán bộ, công chức không được làm theo quy định của Luật cán
bộ, công chức?
Đáp án:
1 Quyền lợi của cán bộ, công chức (Từ Điều 11 đến Điều 14):
- Quyền lợi của cán bộ, công chức được xác định bằng pháp luật trên cơ
sở thống nhất, bình đẳng, công khai Quyền lợi của cán bộ, công chức lànhững gì cán bộ, công chức được nhận từ Nhà nước và đó chính là nghĩa vụNhà nước phải thi hành
- Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ
- Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quyđịnh của pháp luật
- Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn,nghiệp vụ
- Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ
- Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyềnhạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước
Trang 7- Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độkhác theo quy định của pháp luật.
- Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy địnhcủa pháp luật về lao động
- Được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạtđộng kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đilại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bịthương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế
độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ vàcác quyền khác theo quy định của pháp luật
2 Những việc cán bộ, công chức không được làm (Từ Điều 18 đến Điều 20):
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mấtđoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công
- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật
- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quanđến công vụ để vụ lợi
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôngiáo dưới mọi hình thức
- Không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọihình thức
- Ngoài những việc không được làm quy định trên, cán bộ,công chức cònkhông được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân
sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm,chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan
có thẩm quyền
Câu 4: Anh (chị) hãy nêu những quy định về việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ và bí mật Nhà nước theo quy định của Luật cán bộ, công chức?
2 Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật
3 Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quanđến công vụ để vụ lợi
4 Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôngiáo dưới mọi hình thức
- Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước (Điều 19):
Trang 81 Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mậtnhà nước dưới mọi hình thức.
2 Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhànước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu,thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trướcđây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhânnước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài
3 Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn
mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những ngườiphải áp dụng quy định tại Điều này
Câu 5: Anh (chị) hãy trình bày các nguyên tắc trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức và cho biết việc quản lý cán bộ, công chức phải dựa trên những nguyên tắc nào theo quy định của Luật cán bộ công chức?
Đáp án:
- Các nguyên tắc trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức (Điều 3):
1 Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
2 Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, côngdân
3 Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát
4 Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả
5 Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ
- Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức (Điều 5):
1 Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhànước
2 Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế
3 Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân vàphân công, phân cấp rõ ràng
4 Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩmchất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ
5 Thực hiện bình đẳng giới
Câu 6: Anh (chị) hãy trình bày đạo đức của cán bộ, công chức; văn hóa giao tiếp ở công sở và văn hóa giao tiếp với nhân dân của cán bộ, công chức được quy định như thế nào theo Luật Cán bộ, công chức?
Đáp án:
- Đạo đức của cán bộ, công chức (Điều 15): Cán bộ, công chức phải thực
hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ
- Văn hóa giao tiếp ở công sở của cán bộ, công chức (Điều 16):
Trang 91 Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôntrọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
2 Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng,
vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nộibộ
3 Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻcông chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức,đơn vị và đồng nghiệp
- Văn hóa giao tiếp với nhân dân của cán bộ, công chức (Điều 17):
1 Cán bộ, công chức phải gần gủi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch
sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạchlạc
2 Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn,phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ
Câu 7: Anh (chị) hãy cho biết căn cứ tuyển dụng công chức, các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức và nguyên tắc tuyển dụng công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức?
Đáp án:
- Căn cứ tuyển dụng công chức (Điều 35):
Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việclàm và chỉ tiêu biên chế
- Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức (Điều 36):
1 Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ,
thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức: a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển
2 Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấphành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa ántích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ
sở giáo dục
- Nguyên tắc tuyển dụng công chức (Điều 38):
1 Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật
2 Bảo đảm tính cạnh tranh
Trang 103 Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
4 Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, ngườidân tộc thiểu số
Câu 8: Anh (chị) hãy trình bày các ngạch của công chức và công chức được phân loại theo ngạch như thế nào? Nếu trúng tuyển kỳ thi công chức đợt này, anh (chị) được xếp vào loại gì? Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức phải đảm bảo các điều gì theo quy định của Luật Cán bộ, công chức?
Đáp án:
1 Ngạch công chức bao gồm (Khoản 1, Điều 42):
a) Chuyên viên cao cấp và tương đương
b) Chuyên viên chính và tương đương
c) Chuyên viên và tương đương
d) Cán sự và tương đương
đ) Nhân viên
2 Công chức được phân loại theo ngạch như sau:
- Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấphoặc tương đương
- Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chínhhoặc tương đương
- Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặctương đương
- Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tươngđương và ngạch nhân viên
- Nếu trúng tuyển kỳ thi công chức đợt này thì tôi được xếp vào loại C.
2 Việc bổ nhiệm vào ngạch phải bảo đảm các điều kiện sau đây (Khoản 2, Điều 42):
a) Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ củangạch
b) Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấucông chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị
3 Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong các
trường hợp sau đây (Khoản 3, Điều 42):
a) Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự
b) Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch
c) Công chức chuyển sang ngạch tương đương
Câu 9: Anh (chị) hãy trình bày mục đích đánh giá công chức, nội dung đánh giá công chức, trách nhiệm đánh giá công chức và có mấy mức phân loại đánh giá công chức, gồm những mức nào theo quy định của Luật Cán bộ, công chức?
Trang 11Đáp án:
1 Mục đích đánh giá công chức (Điều 55):
Đánh giá công chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực,trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao Kếtquả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khenthưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức
2 Công chức được đánh giá theo các nội dung sau đây (Điều 56):
a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật củaNhà nước
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc.c) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
d) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ
đ) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
e) Thái độ phục vụ nhân dân
Ngoài những quy định trên, công chức lãnh đạo, quản lý còn được đánhgiá theo các nội dung sau đây:
- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản
lý
- Năng lực lãnh đạo, quản lý
- Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức
* Việc đánh giá công chức được thực hiện hàng năm, trước khi bổ nhiệm,
quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc thời gian luân chuyển,biệt phái
* Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đánh giá công chức.
3 Có 04 mức phân loại đánh giá công chức và gồm những mức sau:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ
c) Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực
d) Không hoàn thành nhiệm vụ
Câu 10: Anh (chị) hãy cho biết những hình thức kỷ luật đối với cán bộ được quy định như thế nào?