Sau đó sẽ tiến hành một bước phân loại các tác động này vào 1 trong 2 loại: các tác động tích cực lợi ích; và các tác động tiêu cực chi phí • Bước 2: Thiết lập mối tương quan định lượng
Trang 1CHƯƠNG IV:
ĐÁNH GIÁ KINH TẾ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Khoa Kinh tế Quốc tế - Đại học Ngoại Thương
Trang 2ĐÁNH GIÁ KINH TẾ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I Khái niệm đánh giá kinh tế các tác động
môi trường
II Tổng giá trị kinh tế
III Các bước thực hiện đánh giá kinh tế các tác động môi trường
IV Các phương pháp đánh giá kinh tế các tác động môi trường
Trang 3I Khái niệm đánh giá kinh tế các tác động
môi trường
1 Sự cần thiết phải đánh giá kinh tế các tác
động môi trường
• Tài nguyên, môi trường cung cấp nhiều hàng hóa dịch
vụ cho con người
• Không phải tất cả các hàng hóa dịch vụ đó đều được
mua bán trên thị trường
• Nếu như không có thị trường nào định giá những hàng hóa, dịch vụ đó thì chúng ta phải làm sao đánh giá được giá trị của các hàng hóa dịch vụ này? => Định giá tổng giá trị kinh tế của các tác động môi trường.
Trang 42 Khái niệm ĐKTM
• Đánh giá kinh tế các tác động môi trường là việc xem
xét và đánh giá ảnh hưởng của các tác động môi
trường tới con người và thiên nhiên dưới giác độ các lợi ích và chi phí kinh tế
• Ví dụ: Xét tới các tác động môi trường sau:
- Tác động “Không khí bị ô nhiễm”:
- Tác động của “Ô nhiễm nước”?
- Tác động “Ô nhiễm tiếng ồn”?
- Tác động “Suy thoái hệ thống sinh thái”?
• Nguyên tắc ĐKTM: Việc ĐKTM dựa trên nguyên tắc đánh giá lợi ích xã hội ròng:
Lợi ích xã hội ròng (NSB) = Giá sẵn lòng chi trả (WTP) – Chi phí cơ hội (OC)
Trang 53 Ý nghĩa của ĐKTM
• Coi trọng giá trị chất lượng môi trường
• Góp phần đánh giá đúng hơn hiệu quả hoạt
động của một chương trình, dự án, chính sách môi trường
• Cung cấp nhiều thông tin hơn cho các nhà lập
kế hoạch
• Điều chỉnh hành vi của con người
Trang 64 Hạn chế của ĐKTM
• Một số giá trị khó lượng hóa được
• Lạm dụng kết quả định giá môi trường => khi kết quả
ĐKTM bị lạm dụng thì nhiều tiêu chí đánh giá khác cũng
có thể bị lạm dụng
• Giá trị phụ thuộc vào khả năng chi trả mà khả năng chi trả của các cá nhân khác nhau là khác nhau
• Nguồn lực và dữ liệu cho định giá lớn
• Kỹ thuật định giá ở các nước phát triển có khả năng áp dụng rất hạn chế ở các nước đang phát triển
• Giá trị ước tính chỉ có ý nghĩa trong một khoảng thời gian nhất định
Trang 7II Tổng giá trị kinh tế
Giá trị
sử dụng gián tiếp
Giá trị lựa chọn
Giá trị tồn tại
Giá trị tồn tại
Giá trị
kế thừa
Giá trị
kế thừa
Trang 8Giá trị sử dụng
• * Giá trị sử dụng: Giá trị sử dụng của một vật phẩm là
tính chất có ích, công dụng của vật thể đó có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó cho việc sản xuất hoặc cho sự
tiêu dùng cá nhân Một vật thể có thể có nhiều giá trị sử dụng
• * Giá trị phi sử dụng: đề cập tới giá trị mà không liên
quan đến việc sử dụng của con người ở hiện tại, tương lai hoặc tiềm năng
• Ví dụ: Giá trị sử dụng của rừng: Cung cấp rau, quả, nấm,
… cho con người; là nơi để vui chơi giải trí, tạo không
khí trong lành cho con người,…
• * Giá trị phi sử dụng của rừng: Giá trị về đa dạng sinh
học của rừng: cung cấp cảnh quan thiên nhiên,…
Trang 9• Giá trị sử dụng trực tiếp: Là giá trị có từ việc sử dụng
trực tiếp hàng hóa/dịch vụ, môi trường cho mục đích
sinh sống, mục đích thương mại và giải trí
Các sản phẩm có thể được tiêu dùng trực tiếp =>Ví dụ?
• Giá trị sử dụng gián tiếp: là giá trị có được khi con
người được hưởng lợi từ các chức năng môi trường,
thường được đo bằng khả năng ngăn chặn thiệt hại môi trường
Đó có thể là lợi ích từ các chức năng sinh thái => Ví dụ?
- Giá trị lựa chọn: liên quan tới tình huống khi cá nhân sẵn
sàng chi trả để bảo vệ môi trường hoặc các thành phần của hệ môi trường cho mục tiêu sử dụng trong tương lai
Trang 10Đôi khi có thể gặp mô hình về tổng giá trị kinh tế như sau:
Trang 11Giá trị phi sử dụng
• Giá trị kế thừa: là những nguồn lực mà con người giữ
gìn để lại cho thế hệ sau này sử dụng
Ví dụ: Bỏ tiền ra để bảo vệ đa dạng sinh học, với hi vọng sau này thế
hệ con cháu sẽ được sử dụng => số tiền bỏ ra chính là giá trị kế thừa
• Giá trị tồn tại: là những giá trị cụ thể của môi trường
hay một nguồn lực đối với con người, không phụ thuộc vào việc nguồn lực đó được sử dụng ở thời điểm hiện tại hay tương lai.
Ví dụ: Bỏ tiền ra để trùng tu, giữa gìn di sản văn hóa dân tộc (Chùa
cổ, đền cổ,…) => số tiền đó thể hiện giá trị tồn tại của ngôi chùa, ngôi đền hay di sản văn hóa
Trang 12Các đặc điểm của giá trị kinh tế
• Giá trị này chỉ tồn tại khi được con người đánh giá
• Giá trị được đo lường thông qua sự đánh đổi
• Tiền được dùng làm đơn vị đo lường
• Giá trị kinh tế được xác định bằng cách tổng hợp các giá trị cá nhân
Trang 13III Các bước thực hiện đánh giá kinh tế các
tác động môi trường
• Bước 1: Liệt kê và phân loại các tác động môi trường
Trong bước này, cần cố gắng tìm và liệt kê tất cả các tác động tích cực cũng như tiêu cực mà một chương trình, dự án, chính sách môi trường mang lại cho xã hội Sau đó sẽ tiến hành một bước phân loại các tác động này vào 1 trong 2 loại: các tác động tích cực (lợi ích); và các tác động tiêu cực (chi phí)
• Bước 2: Thiết lập mối tương quan định lượng giữa các tác
động môi trường và các ảnh hưởng môi trường
Tại bước này cần cố gắng tìm ra mối tương quan định lượng giữa
sự thay đổi của môi trường và các yếu tố chịu tác động của sự thay đổi môi trường, từ đó phục vụ cho việc lựa chọn phương
pháp đánh giá phù hợp, tìm ra được giá trị đúng nhất của các tác động môi trường
Trang 14• Bước 3: Lựa chọn phương pháp đánh giá
phù hợp
Các tác động môi trường khác nhau có thể gây ảnh
hưởng tới nhiều đối tượng khác nhau và vì thế sự thay đổi của các đối tượng bị ảnh hưởng này cũng sẽ là
khác nhau Cần lựa chọn những phương pháp đánh
giá phù hợp với mối tương quan giữa tác động môi
trường và sự thay đổi của các đối tượng bị ảnh
hưởng Nếu lựa chọn được phương pháp đánh giá phù hợp thì kết quả đánh giá mới mang tính thuyết phục.
Trang 15IV Các phương pháp đánh giá kinh tế các tác
động môi trường
• Nhóm phương pháp định giá sơ cấp: là phương pháp mà cần phải có sự thu thập và xử lý các số liệu dựa trên các mô hình Một số phương pháp nằm trong nhóm phương pháp định giá
sơ cấp: Phương pháp chi phí y tế, Phương pháp thay đổi năng suất, Phương pháp đánh giá hưởng thụ, Phương pháp chi phí
du hành,… Trong nhóm phương pháp này có thể phân chia ra hai nhóm: Nhóm phương pháp không dùng đường cầu; Nhóm phương pháp dùng đường cầu
• Nhóm phương pháp định giá thứ cấp: là phương pháp mà dựa vào kết quả nghiên cứu từ phương pháp sơ cấp, từ đó xác định hoặc hiệu chỉnh hoặc thay đổi các thông số từ kết quả nghiên cứu Trong nhóm phương pháp này gồm phương pháp chuyển giao giá trị
Trang 16IV Các phương pháp đánh giá kinh tế các tác
Phát biểu sự ưa thích (Stated Preference)
Bộc lộ sự ưa thích (Revealed Preference)
Bộc lộ sự ưa thích (Revealed Preference)
- Thay đổi năng suất
Đánh giá ngẫu nhiên
Chi phí du hành
Chi phí du hành
Đánh giá hưởng thụ
Đánh giá hưởng thụ
Trang 171 Phương pháp định giá sơ cấp
1.1 Các phương pháp không dùng đường cầu
Các bước đo lường tác động của các phương pháp không dùng
Tác động sản lượng
Phương pháp Thay đổi năng suất
Phương pháp Chi phí thay thế
Phương pháp Chi phí thay thế
Phương pháp Chi phí
phòng ngừa
Phương pháp Chi phí
phòng ngừa
Lập hàm số Liều lượng đáp ứng (Dose-response function)
Lập hàm số Liều lượng đáp ứng (Dose-response function)
Trang 181.1.1 Phương pháp chi phí y tế (Chi phí bệnh
tật – Cost of illness)
a Ứng dụng:
Đánh giá tác động môi trường lên sức khỏe con người trong các
dự án, chính sách
Ví dụ: Đánh giá tác động của ảnh hưởng khói bụi do núi lửa
hoạt động; Đánh giá tác động của ảnh hưởng do cháy rừng ở Indonesia; Đánh giá của việc gây ô nhiễm của nhà máy hóa chất Supephotphat Lâm Thao (là nguyên nhân gây bệnh ung thư cho người dân ở khu vực xung quanh nhà máy);…
Để có thể tiến hành phương pháp này cần đặt ra giả định:
ΔChất lượng môi trường => ΔBệnh tật, tử vong => ΔChi phí
• Xác định giá trị ΔE = giá trị Δ Chi phí y tế, bệnh tật
Trang 19- dH: thay đổi tỷ lệ tử vong/ bệnh tật
- POP: Dân số bị giảm sức khỏe do suy giảm chất lượng môi trường
- dA: thay đổi chất lượng môi trường
Trang 20• Bước 2: Xác định số người bị bệnh/tử vong
• Bước 3: Tính chi phí trung bình cho 1 ca khám chữa bệnh (chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí vô hình)
• Bước 4: Tính tổng chi phí
Trang 21• c Ưu, nhược điểm
• - Khó xây dựng hàm liều lượng – đáp ứng
• - Không tính đến hành vi tự bảo vệ của cá nhân mà hành vi này có phát sinh chi phí
• - Không xác định được đầy đủ chi phí bệnh tật trung bình
Trang 221.1.2 Phương pháp thay đổi năng suất (Changes in Productivity)
a Bản chất của phương pháp
• PPTĐNS được sử dụng để tính toán giá trị thay đổi của chất
lượng môi trường
• Trong trường hợp này chất lượng môi trường được xem như là
một đầu vào của sản xuất Sự cải thiện chất lượng môi trường dẫn đến năng suất tăng lên Từ đó sản phẩm làm ra được mua bán
trên một thị trường cụ thể Lúc này người ta gọi đây là PPTĐNS
• Theo cách phân tích trên, giá trị thay đổi của chất lượng môi
trường được thể hiện ở giá trị sản lượng tăng lên
• Vậy để xác định giá trị thay đổi của chất lượng môi trường, ta xác
định thông qua giá trị năng suất (sản lượng) tăng thêm sau khi có
sự cải thiện chất lượng môi trường
Trang 23• Ví dụ: người ta đầu tư một dự án thủy lợi cung cấp nước tưới cho một khu vực trồng cây ăn quả Từ việc đầu tư hệ thống
nước tưới này đã làm tăng năng suất cây trồng
• Xác định giá trị của việc cải thiện dịch vụ nước tưới
• PPTĐNS được chọn vì nước tưới là một trong các đầu vào ảnh hưởng tới năng suất cây trồng Như vậy các lợi ích của việc cải thiện hệ thống cung cấp nước sẽ được thể hiện trong giá trị năng suất quả tăng lên
• Hơn nữa trái cây là mặt hàng được buôn bán trên thị trường, nên nó có giá tt
• Ta có VE = VQ = ΔQ x PQ
• Như vậy để tính được VE ta cần tính được ΔQ và PQ
Trang 24b Các bước tiến hành
Bước 1: Lập hàm liều lượng đáp ứng là quan hệ giữa ΔE &ΔQ
Q = f(X, E) với X, E là các yếu tố đầu vào X (phân bón, giống cây,
…) và E là biến môi trường (thời tiết, …)
Bước 2: Xác định sự thay đổi của Q theo E
Từ hàm số trên, lấy đạo hàm của Q theo E sẽ xác định được
hàm số liều lượng đáp ứng thể hiện mối quan hệ giữa thay đổi
của môi trường ΔE và thay đổi sản lượng ΔQ:
dQ/dE ΔQ
Bước 3: Tiến hành thu thập giá tt của Q là P Q
Bước 4: Tính giá trị môi trường thay đổi
Giá trị môi trường thay đổi VE = ΔE x PE
Trang 25c Ưu, nhược điểm
* Ưu điểm:
• Trực tiếp và rõ ràng: xác định được sản lượng thay đổi, diện tích ảnh hưởng một cách trực tiếp và rõ ràng
• Dựa vào giá quan sát được trên thị trường
• Dựa vào mức sản lượng quan sát được trên thực tế
* Nhược điểm
• Khó khăn trong việc xác định hàm số liều lượng – đáp ứng
• Ước tính dòng sản lượng theo thời gian
• Chỉ áp dụng được khi giá hàng hóa không thay đổi
Trang 261.1.3 Phương pháp chi phí thay thế
(Substitute Cost Method)
a Ứng dụng:
• Đánh giá giá trị sử dụng của tài nguyên như là đầu
vào của sản xuất, tiêu dùng
• Ví dụ: tác động của ô nhiễm không khí có ảnh hưởng
tới cơ sở hạ tầng như cầu đường và nhà cửa Trong trường hợp ô nhiễm không khí nghiêm trọng làm cho nhà cửa, cầu đường phải bảo trì và sửa chữa thường xuyên hơn, chi phí cho việc bảo trì và sửa chữa là
một phần trong đánh giá kinh tế tác động của ô
nhiễm không khí
Trang 27• Mục đích: Đánh giá giá trị sử dụng gián tiếp của tài
nguyên, môi trường thông qua những hàng hóa thay thế
• Ví dụ: Người nuôi bò có thể cho bò ăn cỏ (đầu vào liên
quan tới Môi trường E) hoặc thức ăn tổng hợp (X)
Giả sử E và X có thể thay thế cho nhau hoàn toàn
Giá trị của đồng cỏ (E) có thể xác định thông qua giá trị X
Trang 28• b Các bước thực hiện tính toán
• Bước 1 Chọn hàng hóa thị trường X có thể
thay thế cho hàng hóa môi trường E
• Bước 2 Xác định giá của X (PX) trong khu vực
dự án
• Bước 3 Xác định sự khác biệt giữa X và E
• Bước 4 Xác định tỷ lệ thay thế giữa X và E
(gọi là RS)
• Bước 5 Giá trị ΔE = ΔE x (PX x RS)
Trang 29• Bài tập ứng dụng
Một dự án quản lý tổng hợp đất ở Bình Phước làm tăng sản lượng cỏ nuôi bò 113% từ 4,264 tấn lên 9,115 tấn Tuy không có thị trường cho cỏ khô nhưng giá trị cỏ khô phải được tính như là một lợi ích của dự án Giá của cỏ khô trong trường hợp này đợc ước tính thông qua thức ăn tổng hợp Thức ăn này được nhập khẩu từ nước ngoài, chi phí cho như sau:
Năng lượng hấp thụ được như sau:
Yêu cầu: Tính giá trị cỏ khô của dự án dùng phương pháp chi phí thay thế
Thảo luận ưu, nhược điểm, các giả định của phương pháp
Trang 31c Ưu, nhược điểm
- Tỷ lệ thay thế có thể thay đổi
- Chỉ tính được giá trị sử dụng của tài nguyên
Trang 321.1.4 Phương pháp chi phí phòng ngừa (PCM -
Preventive Cost Method)
a Ứng dụng:
Chi phí tiếng ồn, nước nhiễm mặn, xói mòn đất,…
• Mục đích của phương pháp: Đánh giá giá trị sử dụng gián tiếp của tài nguyên, môi trường
• Bản chất: Giá trị của tài nguyên, môi trường được xác định thông qua khả năng phòng chống thiệt hại cho con người khi có những tác động bên ngoài (thiên tai) xảy ra
Khi con người sẵn lòng trả tiền nhằm chống lại những ảnh hưởng có thể xảy ra khi môi trường suy thoái, những chi phí này có thể được sử dụng làm cơ sở tính toán các phí tổn do ảnh hưởng môi trường gây ra
Trang 33b Các bước tiến hành
• Phải tìm hiểu được số liệu đối chứng về thiệt hại khi xảy ra tác động giữa nơi có tồn tại dịch vụ môi trường
và nơi không có dịch vụ môi trường => ước lượng
được giá trị phòng ngừa
• Ví dụ: Dự án trồng rừng ngập mặn phòng hộ đê biển
- trường hợp tại Xuân Thủy – Nam Định
Trang 361.2 Nhóm các phương pháp dùng đường cầu
1.2.1 Phương pháp chi phí du hành (Travel Cost Method)
• Bản chất: Phương pháp chi phí du hành được phát triển để
đánh giá lợi ích của việc giải trí, nhưng nó cũng có thể áp
dụng để đánh giá bất cứ hoạt động nào khi số lượng biến đổi tương ứng với chi phí du hành bỏ ra để thực hiện hoạt động đó.
a Ứng dụng:
• TCM là phương pháp dùng để đánh giá lợi ích giải trí của
một loại tài sản môi trường (khu rừng, hồ nước, khu vui chơi, vườn quốc gia,…)
• TCM dựa trên giả định rằng chi phí phải bỏ ra để tham quan
1 nơi nào đó phản ánh WTP cho hoạt động giải trí ở nơi đó
Trang 37b Cách thực hiện căn bản
• Xây dựng hàm cầu giải trí
• Nhu cầu giải trí = f(chi phí du hành, thu nhập, đặc điểm kinh tế xã hội,…)
Trang 38PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH THEO VÙNG
Cj: chi phí du hành từ vùng j đến điểm vui chơi giải trí;
Xj: thể hiện các đặc điểm kinh tế xã hội của vùng j, bao gồm: mức thu nhập, chi tiêu cho các hàng hóa khác, sự tồn tại của các địa điểm thay thế, phí vào cửa và các chỉ số về chất lượng của n địa điểm thay thế
Tỷ lệ du khách V/P nói chung được tính là số chuyến đi trên đơn vị dân số, thường được giả định là 1000 người, ở vùng j
Trang 391 Xác định lợi ích phải đánh giá: là hoạt động của 1 nhóm người đi thăm một địa điểm giải trí nào đó,
và lợi ích được tính toán cho tất cả nhóm người đi thăm nơi giải trí đó trong 1 năm
2 Thu thập dữ liệu: Nơi xuất phát của từng nhóm, Chi phí cho mỗi lần đi chơi, Tổng số lần đi thăm quan từ
1 vùng tới khu vui chơi giải trí
• Chi phí du hành được định nghĩa là tất cả các chi
phí tăng thêm hay chi phí cận biên của chuyến đi, bao gồm khoản thu nhập từ bỏ khi đi du lịch, phí sửa chữa xe cộ, thức ăn, và chỗ ở