Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu
Trang 1Truyện kể về Thánh Gióng
Thánh Gióng
Chuyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn
và có tiếng là phúc đức Hai ông bà ao ước có một đứa con Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu
Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô Hai
vợ chồng mừng lắm Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ Bèn truyền cho
sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước Ðứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra
mời sứ giả vào đây" Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".
Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn
Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi Cơm ăn mấy cũng không no,
áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con, hàng xóm Bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước
Giặc đã đến chân núi Trâu Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng
sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết
Trang 2như rạ Bỗng roi sắt gẫy Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc Giặc tan vỡ Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) Ðến đấy, một người một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời
Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ
ngay ở quê nhà
Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng Mỗi năm đến tháng tư làng
mở hội to lắm Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy
Tư liệu
Thánh Gióng hay gọi là Phù Đổng Thiên Vương hay Xung Thiên Thần Vương, là một trong bốn
vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (tứ bất tử) Người có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước
Truyền thuyết kể rằng: Ông sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thời vua Hùng thứ
6 Thánh Gióng là người "trời" đầu thai làm đứa trẻ tuy lên ba mà không biết nói cười, đi đứng Nhưng khi có bộ tộc khác(truyền thuyết ghi là giặc Ân) tràn xuống thì cất tiếng gọi mẹ nhờ ra gọi sứ giả của nhà vua, rồi bỗng chốc vươn vai thành một thanh niên cường tráng đi đánh giặc Sau khi đánh tan giặc Ân, ông bay về trời Nơi ông hóa chính là núi Sóc thuộc huyện Sóc Sơn,
Hà Nội
Sử sách
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chép lại về Thánh Gióng như sau:
Trang 3Đời Hùng Vương thứ 6, ở hương Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có người nhà giàu, sinh một con trai, đến năm hơn ba tuổi ăn uống béo lớn nhưng không biết nói cười Gặp lúc trong nước có tin nguy cấp, vua sai người đi tìm người có thể đánh lui được giặc Ngày hôm ấy, đứa trẻ bỗng nói được, bảo mẹ ra mời thiên sứ vào, nói: "Xin cho một thanh gươm, một con ngựa, vua không phải lo gì" Vua ban cho gươm và ngựa, đứa trẻ liền phi ngựa vung gươm tiến lên trước, quan quân theo sau, đánh tan quân giặc ở chân núi Vũ Ninh Quân giặc tự quay giáo đánh lẫn nhau, chết rất nhiều, bọn sống sót đều rạp lạy, tôn gọi đứa trẻ ấy là thiên tướng, liền đến xin hàng cả Đứa trẻ phi ngựa lên trời mà đi Vua sai sửa sang chỗ vường nhà của đứa trẻ để lập đền thờ, tuế thời cúng
tế Về sau, Lý Thái Tổ phong là Xung Thiên Thần Vương (Đền thờ ở cạnh chùa Kiến Sơ, hương Phù Đổng)
Truyền thuyết
Thánh Gióng thể hiện tinh thần và sức mạnh của người Việt trong đấu tranh chống ngoại xâm, giữ nước
Đại Nam quốc sử diễn ca (lịch sử Việt Nam dưới dạng các bài hát) có bài:
Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù Đổng có một người
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ,
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Trang 4Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.
Lời thưa mẹ, dạ cần vương,
Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâu trước thiên đình,
Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo nhung cởi lại Linh San,
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.
Miếu đình còn dấu cố viên.
Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?
Hội hè
Hội đền Gióng được tổ chức long trọng tại hai nơi: xã Phù Đổng huyện Gia Lâm, Hà Nội và núi Sóc huyện Sóc Sơn, Hà Nội vào ngày mồng 9 tháng Tư âm lịch Phong giao Kinh Bắc xưa có câu: "Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu cũng kéo về xem hội Gióng"
Trang 5KỂ LẠI TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG
Đã đến lúc chúng ta cần biết đầy đủ hơn truyền thuyết Gióng để người Việt Nam không chỉ biết
về Thánh Gióng với 36 dòng truyện kể trong sách giáo khoa (SGK) hiện nay mà còn có cơ sở để
tự hào hơn về người anh hùng truyền thuyết của dân tộc mình Đó là một luận thuyết đáng chú ý vừa phát lộ Và dưới đây là văn bản truyện Thánh Gióng đầy đủ nhất do một nhóm các nhà nghiên cứu xây dựng.
Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng Mốt có một bà lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng phúc đức, nhưng tuổi đã cao mà vẫn cô đơn Một đêm Ông Đổng- thần mưa về hái cà ở làng, khiến trời mưa to gió lớn Khi đi ông để lại một vết chân to kì lạ ở ruộng cà của bà lão
Trang 6Sáng hôm sau bà ra ruộng vô tình giẫm phải vết chân ấy, tự nhiên thấy tâm thần rung động, về nhà thì thụ thai Bà xấu hổ vì đã già rồi còn mang tiếng hoang thai, sợ dân làng dị nghị bèn bỏ lên rừng Trại Nòn ở Sau 12 tháng bà sinh ra một bé trai, đặt tên là Gióng
Trời bỗng cho nhiều cua ốc để bà ăn lấy sữa nuôi con, cho bà liềm đá, thống đá, chõng đá để bà cắt rốn, tắm rửa và đặt con nằm Chú bé rất bụ bẫm, khôi ngô nhưng ba năm cứ nằm trơ trơ chẳng biết nói năng gì khiến bà mẹ rất buồn phiền
Bấy giờ có giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta Vua lo lắng, bèn sai sứ giả đi khắp nơi cầu người tài giỏi cứu nước Nghe tiếng sứ giả rao, Gióng bỗng nhiên cất tiếng nói "Mẹ ra mời sứ giả vào đây"
Khi gặp sứ giả, chú bé bảo: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái gậy sắt, một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này" Sứ giả vừa kinh ngạc vừa vui mừng vội về tâu
vua Nhà vua liền xuống lệnh cho dân hai làng, làng Na và làng Mòi thuộc bộ Vũ Ninh (nay là Quế Võ, Bắc Ninh) rèn vũ khí theo như lời Gióng
Lạ lùng hơn, ngay sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn bao nhiêu cũng không
no, áo vừa may xong đã chật Bà mẹ nghèo không thể nuôi nổi Gióng vì mỗi bữa Gióng ăn "bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hơi nước cạn đà khúc sông".
Dân làng kìn kìn gánh gạo gánh cà đến phụ với bà mẹ nuôi Gióng Các cô gái ra sông gánh nước
về nấu cơm, muối cà cho Gióng ăn; còn các bà mẹ suốt ngày ngồi bên khung cửi dệt vải may áo cho Gióng
Khắp làng tiếng nói cười tíu tít, tiếng thoi dệt lách cách, lách cách Hai làng được vua giao rèn vũ khí cho Gióng cũng xẻ núi lấy sắt, nổi lửa suốt ngày đêm, tiếng búa gõ vào đe vang động cả rừng núi Vũ Ninh, còn cứt sắt thì văng tứ tung khắp làng
Trang 7Ngựa sắt rèn xong lần đầu mang đến, Gióng mới vỗ nhẹ đã bẹp dí Mọi người lại mang về, lấy thêm nhiều sắt, rèn một con ngựa khác to lớn hơn, có đủ cả ruột gan tim phổi Xong rồi, họ hè nhau đánh cho ngựa chạy thử, vết chân ngựa tạo thành 99 hồ ao san sát quanh làng
Khi vũ khí được mang đến, Gióng vươn vai thành một tráng sĩ to lớn khác thường, mặc giáp sắt, cầm gậy sắt, oai phong lẫm liệt Áo may to rộng là thế mà không đủ che kín mình, bọn trẻ chăn trâu trong vùng vội chạy đi bẻ bông lau bồn sậy giắt thêm quanh người Gióng Gióng nhảy lên
mình ngựa, hô to "Có ai đi giết giặc với tôi không?".
Ngựa hí vang mấy tiếng, phun ra lửa, đưa tráng sĩ xông thẳng đến núi Trâu Sơn, vùng Vũ Ninh, nơi có bọn giặc đóng quân Những người nông dân đang đập đất dưới ruộng nghe tiếng Gióng gọi liền xách vồ theo chân Gióng ra trận
Những người đi câu mang cả cần câu chạy theo Gióng Một bọn trẻ chăn trâu nghe tiếng Gióng gọi và thấy đoàn quân của Gióng ào ào ra trận liền cột trâu lại rồi nhập vào đội quân Gióng Những người thợ săn cũng cầm tên nỏ chạy theo Gióng
Trang 8Đến cả hổ báo nghe tiếng gọi của Gióng cũng quay đầu ào ào theo Gióng đi đánh giặc Đội quân của Gióng ngày càng đông đảo và khí thế vô cùng hăng hái Bọn giặc bị đánh tơi bời, tướng giặc
bị giết chết, ngựa của hắn bị một gậy của Gióng đứt lìa đầu khỏi cổ, cái đầu văng đến tận chân dãy núi Phả Lại, nay ở đó còn một hòn núi độc gọi là hòn đầu ngựa
Gậy sắt gẫy, Gióng liền nhổ một bụi tre bên đường quật vào quân giặc khiến chúng chết như rạ Những tên còn lại giẫm đạp lên nhau chạy tháo thân Nơi bụi tre bị nhổ tạo thành một đầm rộng bằng bảy gian nhà lớn nên nay đầm vẫn được gọi là đầm Thất Gian
Bụi tre quật vào quân giặc bị tung ra thành nhiều nhánh, văng khắp ruộng đồng vùng Vũ Ninh, nên ngày nay ta còn thấy trên những cánh đồng Quế Võ, Gia Lương, Thuận Thành thỉnh thoảng còn có những bụi tre nho nhỏ mọc lúp xúp bên bờ ruộng, đó là những nhánh tre bị văng ra từ bụi tre khổng lồ kia
Ngựa Gióng đi đến đâu, vết chân để lại thành hồ ao san sát đến đó, ngựa phun lửa dữ dội làm cháy cả một làng nên làng đó giờ vẫn mang tên Làng Cháy Những bụi tre bên đường bị lửa táp vàng tạo thành giống tre ngà nay còn nổi tiếng khắp vùng trung châu Bắc Bộ
Giặc đã dẹp yên Những người dân theo Gióng đánh giặc từ biệt chàng trở về quê hương Bọn trẻ chăn trâu cũng trở về cởi dây buộc trâu mà chăn dắt chúng Tráng sĩ thanh thản trở về Chàng ghé thăm làng Mòi (tên chữ là Mai Cương), nơi dân làng đã rèn ngựa sắt cho mình Khát nước, chàng quỳ gối, rướn mình uống nước ở giếng làng Bưởi Nồi (Gia Lương, Bắc Ninh) Chàng vừa
ăn trầu nên nước quết trầu còn làm giếng làng có màu đỏ đến tận bây giờ
Uống nước xong, chàng phi ngựa đến bến Bồ Đề, dừng lại nghỉ chân bên bờ sông Hồng Dấu chân ngựa Gióng còn in trên một phiến đá lớn tại thôn Phú Viên (Gia Lâm)
Từ nơi đó, chàng phóng ngựa qua sông Hồng, lại ngồi nghỉ bên Hồ Tây nghe gió hồ mát rượi Rồi chàng ngả nắm cơm khổng lồ bà mẹ và dân làng gói cho ra ăn, xong đánh một giấc ngon lành Tỉnh dậy, chàng một mình một ngựa ra đi, bỏ quên lại nửa thanh gậy sắt
Trang 9Dân làng bên hồ hè nhau khiêng nửa thanh gậy ấy về, lập đền thờ Nay đền vẫn còn ở đầu làng Xuân La, bên bờ Hồ Tây Tráng sĩ qua vùng Đông Anh, lại qua Phủ Lỗ rồi phi ngựa lên núi Sóc Hai bên đường Gióng đi qua, đất nước đã thanh bình, đồng ruộng xanh tươi, dân cư yên ổn làm
ăn, vết chân ngựa của chàng để lại ao chuôm san sát
Trước khi lên núi, chàng còn ngồi nghỉ với bọn trẻ chăn trâu ở Kẻ Khốn Bọn trẻ lấy nón vục nước dưới khe mát rượi mời Gióng uống Chàng hỏi tên làng, biết tên là Kẻ Khốn, chàng bảo:
"Làng mát và đẹp thế này, sao lại tên là Khốn, về nói với các cụ trong làng đổi tên là Kẻ Mát nhé" Từ đó làng có tên là Kẻ Mát
Từ Kẻ Mát, Gióng phi ngựa lên núi Sóc Chàng ghìm cương ngựa, cởi áo giáp vắt lên cây trầm già (cây đó nay vẫn còn trên đỉnh núi, người dân gọi là "Cây cởi áo"), chàng quay mình nhìn lại quê hương rồi một người một ngựa bay thẳng lên trời, mất hút trong mây xanh như mãi mãi hóa thân vào non sông đất nước
Dân lập đền thờ người anh hùng ngay dưới chân núi Sóc, quanh năm hương khói Nhà vua nhớ công ơn phong Người là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ ngay tại quê nhà
Từ đó, mỗi khi trời hạn, dân thiếu nước làm ăn lại lên đền Phù Đổng hay đền Sóc cầu đảo thì đều ứng nghiệm Đặc biệt, bọn trẻ chăn trâu mà cầu đảo thì trời bao giờ cũng cho mưa lớn
Nguồn: báo Tiền Phong tháng 5/2010
Chuyện trong SGK còn thiếu nhóm nghiên cứu PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà (Đại học Sư phạm Hà Nội I) kể lại truyền thuyết Gióng Tại hội thảo quốc tế Bảo tồn và phát huy lễ hội
cổ truyền trong xã hội đương đại ngày 20/4/2010
Thánh Gióng
Trang 10Vào thời Hùng Vương có một người đàn bà đã nhiều tuổi nhưng sống một thân một mình Một hôm sáng dậy bà đi thăm nương, bỗng nhìn thấy một vết chân giẫm nát cả mấy luống cà Bà kinh ngạc kêu lên: - "Ôi! Bàn chân ai mà to thế này!"
Bỗng bà cảm thấy rùng mình khi đưa bàn chân ướm thử vào dấu chân lạ Từ đó bà có mang Đủ ngày tháng, bà sinh được một đứa con trai bụ bẫm đặt tên là Gióng Nhưng thằng bé lên ba tuổi rồi mà vẫn nằm ngửa đòi ăn, không biết ngồi biết lẫy, cũng không biết nói biết cười gì cả
Ngày ấy có giặc Ân kéo vào cướp nước ta Giặc Ân rất hung hăng tàn ác, cầm đầu là một viên tướng tên gọi Ân vương, hình dung cổ quái dữ tợn Chúng nó đi đến đâu là đốt phá nhà cửa, giết người cướp của đến đấy Quân đội Hùng Vương nhiều phen xuất trận, nhưng đánh không nổi Vua Hùng lấy làm lo lắng vội phái sứ giả đi khắp nơi trong nước tìm bậc tướng tài để giúp vua cứu nước
Một hôm sứ giả đi đến làng chú bé Gióng Nghe tiếng loa rao nói đến việc nhà vua cầu người tài,
bà mẹ Gióng đang ru con, liền bảo đùa con rằng:
- Con ơi! Con của mẹ chậm đi chậm nói làm vậy, thì biết bao giờ mới đi đánh giặc giúp vua được đây!
Không ngờ Gióng nhìn mẹ mở miệng bật lên thành tiếng:
- Mẹ cho gọi sứ giả vào đây cho con!
Nói xong lại im bặt Bà mẹ vừa mừng vừa sợ, vội đi kể chuyện với xóm giềng Mọi người đổ tới,
ai nấy cho là một sự lạ Sau cùng một người nói:
- Ta cứ đi mời sứ giả đến xem thử nó muốn cái gì
Khi sứ giả của nhà vua bước vào nhà nhìn thấy chú bé Gióng liền hỏi rằng:
- Mày là đứa trẻ lên ba mới học nói, mày định mời ta đến để làm gì?
Gióng trả lời rất chững chạc:
- Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt,
ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!
Ai nấy đứng nghe khôn xiết lạ lùng Cho là thần nhân xuất hiện, sứ giả lập tức phi ngựa về tâu vua Nghe nói, Hùng Vương mừng rỡ liền ra lệnh cho thợ rèn góp tất cả sắt lại rèn ngựa, gươm,
áo giáp và nón như lời xin của chú bé Mọi thứ rèn xong nặng không thể tưởng tượng nổi Hàng
Trang 11chục người mó vào thanh gươm mà không nhúc nhích Vua Hùng phải cho hàng ngàn quân sĩ tìm mọi cách chở đến cho chú bé Gióng
Khi được tin quân sĩ khiêng ngựa sắt sắp đến làng, mẹ Gióng sợ hãi chạy về bảo con:
- Con ơi! Việc nhà vua đâu phải là chuyện chơi Hiện quân sĩ đang kéo đến ầm ầm ngoài bãi, biết làm thế nào bây giờ?
Nghe nói thế, Gióng vụt ngồi dậy, nói:
- Việc đánh giặc thì mẹ đừng lo Nhưng mẹ phải cho con ăn thật nhiều mới được!
Mẹ vội thổi cơm cho con ăn, nhưng nấu lên được nồi nào Gióng ngốn hết ngay nồi ấy Mỗi lần
ăn một nồi cơm thì Gióng lại lớn thêm một ít và đòi ăn thêm Mẹ càng cho con ăn thì con lại càng lớn như thổi, bỗng chốc đã thành một chàng thanh niên khỏe mạnh Hết gạo, bà mẹ đi kêu gọi xóm làng Mọi người nô nức đem gạo khoai, trâu rượu, hoa quả, bánh trái đến đầy một sân Nhưng đưa đến bao nhiêu, Gióng ăn vợi hết bấy nhiêu, mà vẫn đòi ăn không nghỉ
Sau đó, Gióng lại bảo tiếp:
- Mẹ kiếm vải cho con mặc
Người ta lại đua nhau mang vải lụa tới may áo quần cho Gióng mặc Nhưng thân thể Gióng lớn vượt một cách kỳ lạ, áo quần vừa may xong đã thấy chật, thấy ngắn, lại phải mang vải lụa tới để