4.1. CácloạiẢnh Ta cũng có thể cố gắng suy nghĩ đến cácảnh như là một thứ gì đó tương ứng một cửa sổ hiển thị duy nhất, hoặc như một tập tin duy nhất ví dụ như một tập tin JPEG, nhưng thực ra một ảnh GIMP là một cấu trúc phức tạp hơn, chứa một "chồng" (stack) các lớp cùng với các kiểu đối tượng khác: một mặt nạ chọn (selection mask), một tập hợp các kênh, một tập hợp các đường dẫn, một lịch sử quay ngược lại ("undo" history), v.v. Trong phần này chúng ta sẽ có một xem xét một cách chi tiết hơn tất cả các thành phần của một ảnh, và những thứ bạn có thể làm với chúng. Tính chất cơ bản nhất của ảnh là chế độ (mode). Có ba chế độ có thể: GRB, grayscale (thang độ xám) và indexed (chỉ mục). RGB là viết tắt của các chữ Red-Green-Blue (Đỏ- Lục-Lam), và cho biết mỗi điểm trong một ảnh được biểu thị bằng một cấp độ "đỏ", một cấp độ "lục" và một cấp độ "lam". Bởi vì mỗi một màu mà mắt người có thể phân biệt được có thể được biểu thị bằng một tập hợp các màu đỏ, lục và lam. Cácảnh RGB là cácảnh có màu sắc hoàn chỉnh (full-color). Mỗi kênh màu sắc có 256 cấp cường độ. Giải thích chi tiết hơn được trình bày trong phần Các Mô hình Màu Trong một ảnh thang độ xám, mỗi điểm được biểu thị bằng một giá trị độ sáng (brightness value), thay đổi từ 0 (màu đen) đến 255 (màu trắng), với các giá trị trung gian biểu thị các mức độ xám khác nhau. Sự khác biệt thiết yếu giữa một ảnh thang độ xám và một ảnh RGB là số lượng các "kênh màu" (color channel): một ảnh thang độ xám chỉ có một kênh; một ảnh RGB có 3 kênh. Một ảnh RGB có thể được coi như là ba ảnh thang độ xám chồng lên nhau: một ảnh được tô màu đỏ, một ảnh được tô màu lục và một ảnh được tô màu lam. Thực ra, cả ảnh thang độ xám lẩn ảnh RGB có một kênh màu bổ sung, được gọi là kênh alpha, biểu thị độ đục (opacity). Khi giá trị alpha tại một vị trí nào đó ở một lớp nào đó là zero, thì lớp đó trở thành hoàn toàn trong suốt, và màu tại vị trí đó được được quyết định bởi màu gì nằm bên dưới đó. Khi alpha có giá trị tối đa, lớp đó "đục", và màu sắc được quy định bởi màu của lớp đó. Các giá trị alpha trung gian tương ứng với mức độ trong suốt (transluency) khác nhau: màu sắc tại một vị trí là sự pha trộn tỷ lệ (proportional mixture) của màu từ lớp đó và màu bên dưới. Trong GIMP, mỗi kênh màu sắc, kể cả kênh alpha, có một khoảng giới hạn giá trị từ 0 đến 255; và gọi theo thuật ngữ máy tính, một chiều sâu 8 bits. Một số máy ảnh số có thể tạo ra các tập tin ảnh với chiều sâu 16 bits trên mỗi kênh màu. GIMP không thể mở cácảnh như vậy mà không làm mất đi độ phân giải của chúng. Đối với hầu hết các trường hợp, "hậu quả" quá yếu (subtle) và mắt người thường không thể phát hiện ra, nhưng trong một số trường hợp, chủ yếu là ở những vùng lớn trên ảnh có sự thay đổi cường độ màu (color gradient) một cách từ từ, sự khác biệt có thể nhận thấy được. Kiểu ảnh thứ ba, kiểu ảnh indexed, hơi phức tạp một chút để hiểu nó. Trong một ảnh indexed, chỉ có một số lượng giới hạn nhất định các màu tách biệt được sử dụng, thường là 256 hoặc ít hơn. Những màu này tạo thành "bản đồ màu" (colormap) của ảnh, và mỗi màu trong ảnh được gán bằng một màu từ bản đồ màu. Cácảnh indexed có ưu điểm là chúng có thể được biểu thị bên trong máy tính theo một kiểu tiêu tốn tương đối ít bộ nhớ, và nếu nhớ lại thời kỳ "đồ đá máy tính" (ví dụ như 10 năm trước đây), chúng được sử dụng rất phổ biến. Khi thời gian dần trôi qua, chúng được sử dụng ngày càng ít hơn, nhưng chúng vẫn còn đủ quan trọng để đáng được GIMP hỗ trợ. (Ngoài ra, có một vài kiểu xử lý ảnh quan trọng dễ thực hiện hơn với cácảnh indexed hơn là với cácảnh RGB có màu liên tục.) Một số kiểu tập tin được sử dụng rất phổ biến (kể cả ảnh GIF) tạo ra cácảnh indexed khi chúng được mở ra trong GIMP. Nhiều công cụ của GIMP không làm việc thật tốt với cácảnh indexed - và nhiều bộ lọc hoàn toàn không làm việc - do giới hạn các màu có trong đó. Vì điều này, thông thường thì tốt nhất là ta nên chuyển ảnh sang chế độ RGB trước khi làm việc trên ảnh đó. Nếu cần thiết, bạn có thể đổi ngược nó trở lại chế độ indexed khi bạn chuẩn bị lưu ảnh. GIMP có khả năng chuyển đổi một ảnh từ kiểu này sang kiểu khác một cách dễ dàng, bằng lệnh Mode trong menu Ảnh. Tất nhiên là một số kiểu chuyển đổi (ví dụ như RGB thành thang độ xám hoặc indexed) làm mất thông tin và không thể phục hồi lại được bằng cách chuyển đổi ngược chiều. Ghi chú Nếu bạn đang định sử dụng một bộ lọc trên một ảnh, và lệnh đó bị "xám màu" trên menu, thì nguyên nhân phổ biến nhất là ảnh (hoặc, cụ thể hơn là lớp) mà bạn đang xử lý có kiểu sai. Nhiều bộ lọc không thể chạy được trên cácảnh indexed. Một số chỉ có thể được sử dụng trên cácảnh RGB, hoặc cácảnh thang độ xám. Một số bộ lọc chỉ có thể sử dụng được trên cácảnh RGB, một chỉ chạy trên cácảnh thang độ xám. Một số cũng đòi hỏi sự có mặt hoặc không của kênh alpha. Thông thường cách "sửa chữa" điều này là chuyển ảnh sang một kiểu khác, phổ biến nhất là RGB. Prev Up Next Home . được sử dụng trên các ảnh RGB, hoặc các ảnh thang độ xám. Một số bộ lọc chỉ có thể sử dụng được trên các ảnh RGB, một chỉ chạy trên các ảnh thang độ xám lý ảnh quan trọng dễ thực hiện hơn với các ảnh indexed hơn là với các ảnh RGB có màu liên tục.) Một số kiểu tập tin được sử dụng rất phổ biến (kể cả ảnh