1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HIỆN TƯỢNG CÁ CHẾT HÀNG LOẠT Ở BỐN TỈNH MIỀN TRUNG

20 890 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 41,23 KB

Nội dung

hiện tượng cá chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền Trung ( sự cố formosa)

Trang 1

HIỆN TƯỢNG CÁ CHẾT HÀNG LOẠT Ở BỐN TỈNH MIỀN TRUNG

Cá chết hàng loạt ở bốn tỉnh Miền Trung hay còn gọi là sự cố Formosa đề cập đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) bắt đầu từ ngày 6 tháng 4 năm 2016 và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế

CHƯƠNG I TOÀN CẢNH VỀ HIỆN TƯỢNG CÁ CHẾT Ở MIỀN TRUNG.

84 ngày truy tìm nguyên nhân thảm họa cá chết.

1.1. Những vùng biển chết

Vùng đất khắc nghiệt miền Trung được thiên nhiên bù đắp cho đường

bờ biển dài, tươi đẹp Do vậy, ngành nghề chính của cư dân nơi này chủ yếu dựa vào đánh bắt thủy hải sản và du lịch biển Nhưng vào những ngày đầu tháng 4, thảm họa môi trường chưa từng có đã biến nhiều nơi thành vùng biển chết Từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, dọc hàng trăm km bờ biển, cá nằm xếp lớp, phơi bụng trắng xóa trong sự bất lực của ngư dân

Hiện tượng cá chết xuất hiện vào ngày 6 tháng 4 năm 2016 gần khu công nghiệp vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) sau đó lan xuống khu vực hòn

La, vùng biển Nhật Lệ, Hải Ninh và Lệ Thủy Có gần 100 tấn cá tự nhiên của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huề chết dạt bờ

1.2. Hành trình đi tìm nguyên nhân khiến cá chết.

Cá chết hàng loạt ở bốn tỉnh Miền Trung hay còn gọi là sự cố Formosa đề cập đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) bắt đầu từ ngày 6 tháng 4 năm 2016 và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế

Từ ngày 8/4, trên địa bàn 3 xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà, Kỳ Ninh, thuộc thị xã

Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có tổng cộng 14 hộ nuôi cá bè, với 18 lồng nuôi các loại

cá như cá hồng, cá bớp, cá giò, cá mú, cá chẽm, cá hồng mỹ bị chết hàng loạt Tính đến ngày 12/4 đã có 37.200 con cá giống, 2.120 kg cá thương phẩm chết, thiệt hại trên 1 tỷ đồng

Trang 2

Tại Huế, từ ngày 14 - 15/4 ngư dân phát hiện tình trạng cá “lờ đờ” nổi

ở ngoài biển và đã vớt được số lượng lớn

Ở cửa sông Lạch Giang, cá nuôi trong lồng, hay cá tự nhiên cũng chết nổi trắng sông Các loại như cá vẩu, cá mú, cá hồng, tôm, ghẹ, mực đều chết

cả Nhiều loại như cá chình, cá đuối, cá vẩu thường sống ở vùng nước sâu nay người dân cũng bắt được ở khu vực ven bờ, thậm chí là chết dạt nhiều vào bờ

Theo thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình, qua kết quả phân tích mẫu nước, mẫu cá do Trung tâm quan trắc Môi trường và bệnh Thủy sản miền Bắc phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Tĩnh thực hiện, bước đầu kết luận, hiện tượng cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh không phải

do tác nhân vi khuẩn, virus mà do yếu tố gây độc trong môi trường nước (nguồn nước bị ô nhiễm)

Từ kết quả nghiên cứu, phân tích chuyên môn, cơ quan chức năng nhận định, yếu tố gây độc trong nước tại biển Vũng Áng được bắt từ nguồn nước thải chưa được xử lý nhưng đổ trực tiếp ra sông, biển, hòa lẫn vào nước biển gây ô nhiễm nguồn nước, làm cá bị ngộ độc, chết hàng loạt

Công tác điều tra vẫn đang được tiến hành thì vào ngày 21/4, một ngư dân tên Nguyễn Xuân Thành (36 tuổi) trú thôn Ba Đồng, phường Kỳ

Phương, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết, trước đó vào ngày 4/4, trong khi lặn xuống biển “săn” cá, anh bất ngờ phát hiện một đường ống xả thải khổng

lồ “cắm” xuống biển

Theo anh Thành, đường ống này được chôn dưới đáy biển, phủ phía trên là một lớp đất cùng nhiều đá hộc, bao tải cát; chiều dài của đường ống khoảng 1,5 km; đường kính 1,1m Một đầu của đường ống nối từ khu vực dự

án Formosa (khu kinh tế Vũng Áng, TX Kỳ Anh), đầu còn lại nối liền với 3 đoạn đường ống nhỏ (mỗi đoạn dài khoảng 2m, đường kính khoảng 40 cm)

“Vào thời điểm phát hiện, tôi thấy đường ống này phun nước rất mạnh Nước phun từ đường ống ra có màu vàng đục, nhừa nhựa, mùi hôi

thối, khi ngửi thì cảm thấy rất ngạt thở”, anh Thành nói Sau khi phát hiện

đường ống trên, ngư dân này đã tới Đồn biên phòng Đèo Ngang (thuộc Bộ

Trang 3

đội biên phòng Hà Tĩnh) trình báo, đồng thời vẽ lại sơ đồ và vị trí của đường ống cho đơn vị này nắm được

Đến ngày 22/4, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh xác nhận đường ống dẫn thải ra biển của KCN Vũng Áng là hợp pháp, đã được phê duyệt

Trong khi đó, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khẳng định không có mầm bệnh truyền nhiễm khiến cá chết, mà do một yếu

tố độc tố rất mạnh từ môi trường

Ngày 23/4, tại trụ sở UBND tỉnh Hà Tĩnh diễn ra cuộc họp khẩn giữa liên bộ NN&PTNT, TN&MT với các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế nhằm bàn về giải pháp khắc phục vụ việc cá chết hàng loạt bất thường tại ven biển các tỉnh miền Trung

Chủ trì cuộc họp gồm ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Tham dự còn có ông Võ Tuấn Ngân, Thứ trưởng Bộ TN&MT; ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cùng lãnh đạo các Cục, Viện liên quan và Sở NN&PTNT các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế

Về nguyên nhân cá chết hàng loạt, Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, Bộ và các cơ quan đã có kết luận bước đầu, có thể loại

bỏ nguyên nhân do dịch bệnh và nguyên nhân do môi trường nước

"Không có tác nhân do dịch bệnh, loại trừ do môi trường bởi những chỉ tiêu môi trường thông thường vẫn đảm bảo, không vượt ngưỡng Nay chỉ còn nguyên nhân là nhóm độc tố: Sinh học (Tảo độc) hay hóa học, các độc tố khác như kim loại nặng", ông Tám cho biết

Ngày 25/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo khẩn trương làm rõ nguyên nhân gây hiện tượng hải sản chết bất thường tại các tỉnh miền Trung; báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý nghiêm vi phạm

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng có chỉ đạo yêu cầu làm rõ thông tin nghi vấn ống xả thải khổng lồ nối từ nhà máy Formosa xuống đáy biển Vũng Áng

Trang 4

Trong khi người dân vẫn đang hoang mang về nguyên nhân gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt thì cũng trong ngày 25/4, trả lời PV một cơ quan báo chí, ông Chu Xuân Phàm, Phó phòng Đối ngoại Cty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa (Hà Tĩnh) đã có phát ngôn gây sốc

Vị này cho rằng chỉ có thể chọn 1 trong 2, hoặc tôm cá hoặc nhà máy

"Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn Tôi muốn bắt

cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại," ông Chu nói

Tiếp đó vào ngày 26/4, phía Công ty Formosa đã tổ chức buổi họp báo Rất đông phóng viên có mặt tham dự và đưa tin

Tại đây, mở đầu buổi họp, ông Trương Phục Ninh, Phó tổng giám đốc điều hành công ty Formosa đã đứng ra phủ nhận toàn phát ngôn của ông Chu Xuân Phàm trước đó đồng thời cùng ban lãnh đạo công ty cúi đầu, gửi lời xin lỗi đến Chính phủ và nhân dân Việt Nam

Lý do được đưa ra là ông Chu Xuân Phàm phát biểu ý kiến cá nhân, không đúng lập trường công ty trong khi ông này chỉ là phiên dịch cho Giám đốc công ty, không có chức năng, nhiệm vụ trả lời báo chí

Về ống xả thải của Formosa trở thành nguyên nhân khiến nhiều người nghi ngại có ảnh hưởng đến thực trạng cá chết, đại diện công ty này cho biết,

để vận hành nhà máy gang thép, công ty này nhập khẩu các máy móc, thiết

bị từ Châu Âu, đều thuộc diện hiện đại, tiên tiến nhất thế giới.Vị này khẳng định, hệ thống xử lý nước thải của Formosa đầu tư 45 triệu USD, cũng thuộc diện tiên tiến

Ngày 27/4, một cuộc họp báo khác đã diễn ra thu hút sự quan tâm của đông đảo cơ quan báo đài và người dân Tại cuộc họp này, ông Võ Tuấn Nhân, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin, các nhà khoa học nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng

cá chết hàng loạt Thứ nhất do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và biển; thứ hai là do hiện tượng thủy triều đỏ.Kết thúc cuộc họp, ông Nhân cho biết, chưa có bằng chứng khẳng định Formosa có liên quan tới sự việc này

Trang 5

Ngày 28-4, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đã thị sát kiểm tra Formosa, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng; đồng thời tự nhận khuyết điểm về

sự lúng túng trước sự việc cá chết hàng loạt Bộ trưởng Hà chỉ đạo Formosa phải đưa đường ống xả thải ngầm lên để thuận tiện cho việc theo dõi, giám sát

Ngày 1-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp vào Hà Tĩnh chỉ đạo phải tìm cho ra nguyên nhân cá chết

“Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” - Thủ tướng chỉ đạo

Ngày 9-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho người dân tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế bị ảnh hưởng do cá chết bất thường

Ngày 29-5, báo chí ghi nhận không chỉ khu vực miền Trung mà ngay tại TP.HCM, tiểu thương bán hải sản cũng bị vạ lây vì người dân thận trọng khi mua hải sản

Ngày 2-6, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết đã tìm ra nguyên nhân cá chết nhưng chưa công bố vì chờ phản biện

Ngày 13-6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị

kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, dự kiến khai mạc ngày 20-7 và diễn ra trong khoảng chín ngày

Theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, bên cạnh một số nội dung cần báo cáo theo thông lệ, đề nghị Chính phủ chuẩn bị báo cáo (gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu) về công tác bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường biển sau hiện tượng cá chết bất thường tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế

Trang 6

Ngày 30-6, Chính phủ tổ chức họp báo công bố nguyên nhân cá

chết là do nước thải từ Fomosa Công ty Formosa đã thừa nhận, xin lỗi nhân dân Việt Nam và cam kết bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả

1.3. Formosa là ai ?

Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh thuộc Tập đoàn Formosa của Đài Loan, bắt đầu xây dựng nhà máy tại Khu kinh tế Vũng Áng năm 2008, dự kiến hoàn thành năm 2017 với tổng vốn đầu tư gần một tỉ USD Dự án gồm tổ hợp nhà máy sản xuất gang thép từ nguyên liệu thô ban đầu là quặng sát và than đá thành các sản phẩm gang thép thành phẩm

Formosa là chủ đầu tư dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương bắt đầu từ năm 2008 với tổng vốn đầu tư gần 10

tỷ USD (công suất hơn 10 triệu tấn/năm ở giai đoạn I) và đang có kế hoạch tăng vốn lên 27 tỷ USD (20 triệu tấn/năm ở giai đoạn II)

Tổng diện tích thực hiện dự án hơn 3.300ha, bao gồm diện tích đất liền hơn 2.025ha và diện tích mặt nước hơn 1.293ha (cảng Sơn Dương) Thời gian thuê đất là 70 năm, tiền thuê đất hơn 96 tỷ đồng cho toàn bộ thời gian thuê

Formosa đăng ký kinh doanh 11 ngành nghề, một số ngành nghề quan trọng như: chế tạo và mua bán gang thép; kinh doanh cảng; sản xuất ximăng; kinh doanh nhà máy nhiệt điện và nhà máy xử lý nước; xây dựng, lắp đặt, vận hành và kinh doanh nhà máy khí, bán các khí nén và các khí chất lỏng sử dụng trong công nghiệp như oxy, nitơ ; chế tạo, gia công, sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu các sản phẩm liên quan quá trình luyện than cốc, hắc ín, dầu thô nhẹ, và kinh doanh bất động sản

Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Vũng Áng Hà Tĩnh (Dự án của Công ty TNHH Gang thép hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh) được cấp Giấy chứng nhận đầu tư năm 2008 với tổng số vốn đăng ký đầu tư giai đoạn 1 của dự án là 10,548 tỷ USD với các hạng mục công trình chính:

• Nhà máy liên hợp gang thép công suất 7,5 triệu tấn/năm, sau khi hoàn thành giai đoạn 1, sẽ tiếp tục đầu tư nâng công suất Nhà máy liên hợp gang thép lên 22,5 triệu tấn/năm;

Trang 7

• Cụm cảng Sơn Dương với 11 bến tàu ở giai đoạn một trong tổng số 32 bến tàu;

• Tổ hợp Nhà máy Nhiệt điện Formosa với tổng công suất 650MW, bao gồm 5 tổ máy phát điện

Theo Ban quản lý các khu kinh tế Hà Tĩnh, (7/2014) trên công trường

Formosa có 24.000 lao động đến từ 31 quốc gia, vùng lãnh thổ đang làm việc, trong đó có khoảng 22.000 lao động VN Số lao động nước ngoài đến nay có 2.000 người, trong đó phần lớn là chuyên gia Đài Loan với khoảng 1.200 người, Trung Quốc đứng thứ nhì với khoảng 450 lao động

Các sai phạm và sự cố

Ngày 11 tháng 7 năm 2014, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ra thông báo không đồng ý

đề xuất xây miếu thờ Tuy nhiên, phía Formosa vẫn tiếp tục xây miếu thờ trong dự

án và đã hoàn tất phần thô Cuối cùng cũng chấp nhận tháo dỡ

Ngày 25 tháng 3 năm 2015, một vụ sập giàn giáo đã xảy ra tại đây khiến 13 người tử vong tại chỗ

Ngày 8 tháng 12 năm 2015, Formosa Vũng Áng xây tòa tháp "biểu tượng tinh thần" cao 32m nhưng chưa được cấp phép

Ngày 25 tháng 4 năm 2016, thợ lặn Lê Văn Ngẩy (46 tuổi) tử vong sau khi lặn vùng nước bị ô nhiễm tại khu vực này

Formosa xả thải trên bờ

Hàng chục tấn chất thải của Công ty Formosa chôn lấp trái phép tại bãi rác thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên vào tháng 5/2015 Bãi rác của thị trấn Thiên Cầm chỉ được phép thu gom rác thải sinh hoạt ở 6 - 7 xã thuộc địa bàn huyện Cẩm Xuyên để xử lý Do vậy, trước việc Hợp tác xã Dịch vụ sinh thái Thiên Cầm chở chất thải là mẫu bùn bánh được lấy từ xưởng xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty Formosa Hà Tĩnh về thì dù độc hại hay không cũng là sai phạm

Ngày 13-7, ông Võ Tá Đinh, giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh cho biết Công

ty môi trường đô thị Kỳ Anh đã tiếp nhận, vận chuyển xử lý 267,83 tấn bùn từ Công ty Formosa, được chôn lấp ở trang trại tại phường Kỳ Trinh, Kỳ Anh ông Lê Quang Hòa, giám đốc công ty cam kết toàn bộ chất thải này được chôn lấp ở trang

Trang 8

trại, không có điểm nào khác Formosa đã thừa nhận việc ký hợp đồng xử lý chất thải với Công ty môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh là sai phạm vì công ty này không

có chức năng xử lý chất thải công nghiệp

Chiều ngày 28/7/2016, người dân địa phương phát hiện 4 xe tải đang đổ trộm chất thải của Formosa gần khu dân cư, thuộc tổ dân phố Đông Trinh, phường

Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) Được biết, sau khi bị nhà máy xử lý chất thải Phú Hà từ chối, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh đã chỉ đạo: Cho xe đổ tạm chất thải ngay gần nhà dân tại phường Kỳ Trinh

CHƯƠNG II: HẬU QUẢ

2.1 Về kinh tế

Ngày 29 tháng 7, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng, đại biểu quốc hội khóa XIV, phát biểu tại Quốc hội trong phiên thảo luận KT-XH: "Tàu cá ở vùng biển và tàu khai thác gần bờ trong thời gian qua gần như nằm im hoàn toàn, các hộ thu mua và kinh doanh hàng thủy hải sản cũng như dịch vụ hậu cần nghề cá không hoạt động được Không chỉ ngư dân mà các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, các điểm kinh doanh ven biển hoàn toàn bị ngưng trệ, gây thiệt hại lớn về kinh tế, lượng khách du lịch đến Quảng Trị giảm không còn bằng 1/10 so với cùng

kỳ năm 2015."

Theo khảo sát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có đến 263.000 lao động chịu ảnh hưởng, trong đó 100.000 chịu ảnh hưởng trực tiếp Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng rất lớn tại bốn tỉnh, trong đó lớn nhất là Hà Tĩnh (15,7 lần) rồi đến Quảng Bình (7,9 lần), Quảng Trị (2,8 lần) và Thừa Thiên-Huế (1,6 lần) Số người đánh bắt thủy sản ở Hà Tĩnh giảm 74% còn ở Quảng Bình 83,2% người dân bị giảm thu nhập so với thời điểm trước khi xảy ra sự cố

Riêng số hải sản chết dạt vào bờ được đánh giá khoảng 100 tấn

Tuy nhiên, lâu dài, do các rạn san hô, phù du sinh vật cũng chết nên có nguy

cơ làm gián đoạn chuỗi thức ăn biển, khiến suy giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản khu vực, ảnh hưởng đến sinh kế lâu dài của dân

Trang 9

Hệ sinh thái biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng” - thừa nhận thực tế trên, Chính phủ xác định có tới trên 17.600 tàu cá và gần 41.000 người đã bị ảnh hưởng trực tiếp Trên 176.000 người phụ thuộc bị ảnh hưởng theo

Do không thể đánh bắt trong phạm vi từ bờ đến 20 hải lý, có tới 90% tàu lắp máy công suất thấp và gần 4.000 tàu không lắp máy đã phải nằm bờ Sản lượng khai thác ven bờ thiệt hại khoảng 1.600 tấn/tháng

Diện tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha tương đương 9 triệu tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu hoạch Có 1.613 lồng nuôi

cá bị chết (khoảng 30.000 m3), tương đương 140 tấn cá; có 6,7 ha diện tích nuôi ngao bị chết, tương đương 67 tấn; có trên 10 ha nuôi cua bị chết

Hoạt động du lịch thì không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp ở 4 tỉnh miền Trung vì theo Chính phủ, nhiều doanh nghiệp du lịch ở Hà Nội và TP.HCM cũng bị thiệt hại khi khách dự định đến 4 tỉnh miền Trung hủy tour, khiến công suất sử dụng phòng tại bốn tỉnh trên mất 40-50%

2.2 Về xã hội

Chính phủ thừa nhận sự việc đã khiến giảm lòng tin của các tầng lớp nhân dân Người dân nghi vấn về quá trình thẩm định, phê duyệt đầu tư; giảm cả lòng tin

về khả năng của các cơ quan chức năng trong ứng phó các tình huống khẩn cấp về môi trường

Một bộ phận không còn tin vào sự an toàn của cá biển và các sản phẩm liên quan như nước mắm, rong tảo…

Sự việc còn tiềm ẩn nguy cơ an ninh khi nhân dân lo lắng về sinh kế, thất nghiệp, thậm chí nợ nần, phá sản do không tiêu thụ được hải sản

Hàng ngàn người dân Việt Nam ở Sài Gòn và nhiều thành phố, địa phương trong cả nước đã xuống đường hôm Chủ Nhật tuần hành, biểu tình phản đối vụ cá chết hàng loạt, Cuộc tuần hành “vì nước sạch – Vì chính quyền minh bạch” vào ngày 08.05.2016 ở Thành phố Hồ Chí Minh

Cục báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 13/5, đã xử phạt báo Nông thôn Ngày nay 140 triệu đồng vì vi phạm một điều khoản về "đăng, phát thông tin gây phương hại đến lợi ích quốc gia hoặc gây mất đoàn kết dân tộc" trong hai bài

Trang 10

viết đăng trên ấn phẩm Thế giới Tiếp thị có tên “Nhân dân mãi mãi là người đến sau”, và “Lời than của các loài cá”, trong đó có một bài của Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Ngày 1 tháng 9 khoảng 2.500 đến 3000 người giáo dân của hai giáo xứ Quý Hòa và Phú Yên thuộc giáo phận Vinh đã biểu tình phản đối Formosa Tại giáo xứ Quý Hòa giáo dân đi từ nhà thờ Quý Hòa đến Ủy ban thị Xã Kỳ Anh, khi vừa đến quốc lộ 1A họ bị lực lượng an ninh giật hết biều ngữ, khẩu hiệu Khoảng 200 viên công an xã, công an thị xã đã được điều động đến, họ dựng hàng rào ở rất nhiều điểm trên quốc lộ 1 A Cùng lúc đó gần 1.000 giáo dân xứ Phú Yên, Quỳnh Lưu cũng xuống đường biểu tình, họ đi từ nhà thờ Phú Yên đến bến thuyền cách nhà thờ 4 km, rất nhiều biều ngữ khẩu hiệu phản đối Formosa được giăng lên cũng như

an ninh, thường phục và sắc phục đứng ở đường nhưng không có bất kỳ xô xát nào xảy ra Lý do của cuộc biều tình tập trung nhiều giáo xứ không gì khác ngoài các đòi hỏi thiết thực cho cuộc sống người dân tại nơi xảy ra thảm họa môi trường

Gần một nghìn học sinh tại xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) không được

bố mẹ cho đến lớp Theo chính quyền địa phương, tại trường mầm non Kỳ Hà chỉ

có 140 trong 330 em đến dự khai giảng, ở trường tiểu học là 132/694 học sinh, tỷ

lệ này với THCS Hà Hải là 285/530 Bà Nguyễn Thị Hường (trú xóm 9, xã Kỳ Hà) cho biết, người dân nơi đây chủ yếu làm muối và đi biển Từ ngày xảy ra sự cố môi trường khiến cá chết thì ruộng muối bỏ hoang, thuyền "gác mái chèo" không ra khơi Theo ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh cho biết, người dân không cho con em đến trường từ nhiều ngày qua nhằm gây sức ép lên chính quyền, đòi hỏi một số yêu cầu.Thứ nhất, theo ông, người dân cho rằng do thiệt hại kinh tế bởi sự cố môi trường biển nên muốn địa phương miễn học phí Thứ hai, người dân muốn miễn các khoản đóng góp xây dựng trường Vấn đề trên UBND

xã Kỳ Hà đã có phương án miễn giảm 1/3 các khoản song một số người không đồng tình, đòi miễn giảm 100%, đồng thời yêu cầu mua sách vở, quần áo cho tất cả con em họ

Tới ngày 27/9, Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh đã nhận 506 bộ hồ sơ của các hộ ngư dân khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại

CHƯƠNG III: KHẮC PHỤC

3.1 Về phía Formosa

Ngày đăng: 20/11/2016, 08:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w