1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP PHẦN CẦU NGÀNH XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG

38 464 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Hoạt tải xe ôtô trong thiết kế cầuTổng quát Hoạt tải xe ôtô trên mặt cầu hay kết cấu phụ trợ được đặt tên là HL-93 sẽ gồm một tổ hợp của:  Xe tải thiết kế hoặc xe 2 trục thiết kế, và 

Trang 1

Đề cương thi tốt nghiệp 2011/12

2 câu lý thyết, Mỗi 1,5 đ; 1 câu bài tập / 2đ

1 Triết lý thiết kế; Các trạng thái giới hạn (TTGH) trong thiết kế cầu

Cách tính toán nội lực của các hệ thống quy trình nói chung đều giống nhau, chỉ khác nhau về mặt kiểm toán khả năng chịu lực tiết diện Nội dung và các quy định trong mỗi quy trình là một thể thống nhất, vì vậy phải rất lưu ý khi sử dụng và tham khảo nhiều quy trình

Nhiệm vụ của tính toán thiết kế là phải đảm bảo cho công trình không đạt đến TTGH trong suốt quá trình sử dụng Khi xác định nội lực vật liệu vẫn coi như làm việc đàn hồi

I R D

η η η

η

(3-3)

trong đó :

i = hệ số tải trọng: hệ số nhân dựa trên thống kê dùng cho ứng lực

 = hệ số sức kháng: hệ số nhân dựa trên thống kê dùng cho sức kháng danh

hạn chế đối với ứng suất, biến dạng và bề rộng vết nứt dưới điều kiện sử dụng bình thường

TTGH mỏi và phá hoại giòn

hạn chế về biên độ ứng suất do một xe tải thiết kế gây ra với số chu kỳ biên độ ứng suất dự kiến

Trang 2

2 Hoạt tải xe ôtô trong thiết kế cầu

Tổng quát

Hoạt tải xe ôtô trên mặt cầu hay kết cấu phụ trợ được đặt tên là HL-93 sẽ gồm một tổ hợp của:

 Xe tải thiết kế hoặc xe 2 trục thiết kế, và

 Tải trọng làn thiết kế

Trừ trường hợp được điều chỉnh trong Điều 3.6.1.3.1, mỗi làn thiết kế được xem xét phải được

bố trí hoặc xe tải thiết kế hoặc xe hai trục chồng với tải trọng làn khi áp dụng được Tải trọng được giả thiết chiếm 3000mm theo chiều ngang trong một làn xe thiết kế

Xe tải thiết kế (xe 3 trục)

Trọng lượng và khoảng cách các trục và bánh xe của xe tải thiết kế phải lấy theo Hình … Lực xung kích lấy theo Điều …

Trừ quy định trong Điều … , cự ly giữa 2 trục 145.000N phải thay đổi giữa 4300 và 9000mm

để gây ra ứng lực lớn nhất

Đối với các cầu trên các tuyến đường cấp IV và thấp hơn, Chủ đầu tư có thể xác định tải trọng trục cho trong Hình … nhân với hệ số 0,50 hoặc 0,65

Hình … Đặc trưng của xe tải thiết kế …

Xe hai trục thiết kế (Xe Tandem)

Xe hai trục gồm một cặp trục 110 kN cách nhau 1200 mm Cự ly chiều ngang của các bánh xe lấy bằng 1800 mm Tải trọng động cho phép lấy theo Điều …

Đối với các cầu trên các tuyến đường cấp IV và thấp hơn, Chủ đầu tư có thể xác định tải trọng

xe hai trục nói trên nhân với hệ số 0,50 hoặc 0,65

Tải trọng làn thiết kế

Gồm tải trọng 9,3 N/mm phân bố đều theo chiều dọc Theo chiều ngang cầu được giả thiết là phân bố đều trên chiều rộng 3000 mm Ứng lực của tải trọng làn thiết kế không xét lực xung kích

Trang 3

3 Co ngót và từ biến của bê tông (BT)

3.1.2 Để hạn chế các vết nứt do co ngót :

• Sử dụng cốt liệu không có lỗ rỗng;

• Bảo dưỡng tốt cho BT;

• Giới hạn diện tích và chiều dài đoạn đổ BT (làm giảm bớt co ngót tổng thể);

• Sử dụng các mạch ngừng và khe giãn nở để khống chế vị trí vết nứt,

• Có thể dùng cốt thép phân bố hay lưới thép để giảm chiều rộng vết nứt

3.2 Từ biến

3.2.1 Khái niệm

“Từ biến” là sự gia tăng biến dạng theo thời gian dưới tác dụng tải trọng không đổi

Trong dầm BT cốt thép dự ứng lực, BT bị “từ biến - co ngắn” gây ra bị mất mát ứng lực trước.Đối với cột, biến dạng do từ biến có thể làm cho ứng suất ban đầu trong cốt thép dọc tăng lên theo thời gian từ 2 ÷ 3 lần

Khoảng 75% biến dạng do từ biến của BT xảy ra trong năm đầu tiên, phần còn lại sẽ kết thúc sau 3 ÷ 4 năm

3.2.2 Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của từ biến

Chỉ chất tải lên kết cấu khi BT đủ độ bền,

Sử dụng BT có độ bền cao; Sử dụng các cốt liệu đá vôi

Đảm bảo khối tích vữa xi măng thấp so với khối tích cốt liệu;

Bảo dưỡng BT bằng hơi nước trong điều kiện có áp lực;

Bổ sung cốt thép;

Trang 4

4 Ba giai đoạn làm việc của dầm BTCT chịu uốn

Hình a-1 Ba giai đoạn làm việc của dầm BTCT chịu uốn +

 Giai đoạn đàn hồi và tiết diện chưa có vết nứt

Ở giai đoạn này, ứng suất kéo trong bê tông : fc_kéo≤ fr;

• Trạng thái ứng suất - biến dạng của dầm tương tự như dầm với vật liệu đồng nhất

• εc= εs; εc– biến dạng của bê tông; εs– biến dạng của thép;

 Giai đoạn đàn hồi và tiết diện có vết nứt Tiếp tục tăng tải trọng sao cho

• fc_kéo> fr(vết nứt xuất hiện ở vùng kéo của bê tông) và

• fc_nén< 0,5fc’ và fs< fy

 Trạng thái giới hạn và độ bền khi uốn

Khi tiếp tục tăng tải trọng, kết cấu dần đạt đến giới hạn “độ bền khi uốn” Biểu đồ ứng suất nén trong bê tông tại tải trọng giới hạn có dạng đường cong parabol

Tuỳ theo đặc điểm của dầm BTCT, có 3 kiểu phá hoại:

• Kiểu phá hoại thứ nhất xảy ra khi fs= fy

• Kiểu phá hoại thứ hai xảy ra khi bê tông vùng nén đạt εc = εcu (εcu ≈ 0,003 ÷ 0,004 AASHTO 5.7.2.1 chấp nhận εcu= 0,003)

• Kiểu phá hoại thứ ba xảy ra khi đồng thời xảy ra fs= fyvà εc= εcu

Hình a-2 Phân bố ứng suất – biến dạng tại tải trọng giới hạn

Trang 5

5 Khái niệm về cầu và công trình cầu vượt sông

5.1 Khái niệm về cầu

Cầu: một kết cấu bất kỳ vượt qua phía trên chướng ngại vật, có khẩu độ ≥ 6m, tạo thành một phần của tuyến đường Kết cấu cầu gồm hai nhóm : Kết cấu thượng tầng và kết cấu hạ tầng

Hình 01Các bộ phận cơ bản của công trình cầu

1 Kết cấu nhịp; 2 Trụ; 3 Mố; 4 Móng

Kết cấu thượng tầng

Các thành phần nằm cao hơn cao độ gối cầu Nó gồm các kết cấu sau: Dầm chủ, dầm ngang (bản chắn ngang), Lan can, lề bộ hành, Bản mặt cầu, lớp phủ mặt cầu, dải phân cách, khe co giãn, hệ thống thoát nước, chiếu sáng …

Kết cấu nhịp (KCN) – kết cấu của cầu bao trùm khoảng không giữa các trụ (mố) KCN đỡ toàn

bộ tải trọng lưu thông trên cầu (Gibsman, 1981, tr 8)

Kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng : các thành phần nằm thấp hơn cao độ gối cầu

- Mố trụ & Móng cuả mố trụ: Bộ phận kê đỡ kết cấu nhịp, tiếp nhận toàn bộ tải trọng và truyền xuống nền đất qua kết cấu móng Nếu được xây dựng ở phía trong thì gọi là trụ, xây dựng ở hai đầu của cầu thì được gọi là mố

5.2 Khái niệm về công trình cầu vượt sông

6 Khe biến dạng; Kết cấu “liên tục nhiệt”

Trang 6

Khe BD có dải cao su phòng nước :

6.2 Kết cấu “liên tục nhiệt”

Cầu dầm giản đơn có nhiều ưu điểm trong các kết cấu nhịp ngắn và trung, một trong những nhược điểm của loại kết cấu nhịp này là có nhiều khe BD

Tại vị trí khe BD xe chạy không êm thuận Sau một thời gian sử dụng, các khe BD thường hay bị hư hỏng … Vì thế người ta đã nghiên cứu xây dựng các cầu nhịp ngắn và nhịp trung không có khe BD Điều này có thể đạt được bằng cách “nối” bản mặt cầu ở vị trí khe

BD để tạo thành kết cấu “liên tục nhiệt”

Dưới tác dụng của các lực dọc và nhiệt độ, kết cấu nhịp (loại liên tục nhiệt) sẽ làm việc như dầm liên tục; còn dưới tác dụng của tải trọng thẳng đứng kết cấu nhịp vẫn làm việc như dầm giản đơn

Một dạng nối bản mặt cầu

1 Cốt thép bản, 2 Lớp đệm đàn hồi

Lb Khẩu độ bản nối; hb Chiều dày bản nối

Trang 7

7.1 Tạo dự ứng lực trong kết cấu

Mục đích của việc tạo dự ứng lực (DƯL) nhằm điều chỉnh trị số ứng suất kéo trong bêtông bằng cách tạo ra ứng suất nén trước trong nó, nhờ đó mà kiểm soát được khả năng chống nứt của kết cấu

Nguyên tắc chung của các biện pháp tạo DƯL là tìm cách nào đó tạo ra ứng suất kéo trong các cốt thép cường độ cao rồi sau đó lợi dụng tính dính bám của các cốt thép đó với bêtông hoặc dùng mấu neo để truyền DƯL kéo trong cốt thép vào bêtông tạo thành dự ứng lực nén trong bêtông

Có hai biện pháp cơ bản để tạo DƯL, cả hai đều đòi hỏi hệ thống thiết bị đồng bộ: bệ căng cáp, mấu neo, kích, cốt thép cường độ cao, thiết bị phụ trợ và các buớc công nghệ đồng bộ

a Kéo căng cốt thép trước khi đổ bêtông (kéo căng trên bệ)

Hình 1 Sơ đồ bệ cốt thép trước khi đổ bêtông

b Kéo căng cốt thép sau khi đổ bêtông (kéo căng trên bêtông)

Hình 2 Sơ đồ kéo căng cốt thép sau khi đổ bêtông

7.2 Phân loại kết cấu BT ứng suất trước

+

8 Cốt thép cường độ cao; Mất mát ứng suất dự ứng lực (DƯL)

Trang 8

8.1 Cốt thép cường độ cao

Thường dùng cáp dự ứng lực loại 7 sợi, có độ tự chùng thấp, có mặt cắt ngang

như hình bên

Thường dùng loại tao có đường kính danh định : 12,7mm và 15,2 mm

Tao thép cấp 1860 MPa (Mác 270), Cường độ chịu kéo fpu(MPa) = 1860

mô đun đàn hồi của thép DƯL, Đối với tao thép : Ep= 197 000 MPa

Khi dùng thép CĐC (fpu~ 1860MPa) mà không tạo ƯST, để tận dụng hết khả năng chịu lực của cốt thép, bề rộng khe nứt sẽ rất lớn

Cốt thép “cường độ thấp” đã được dùng thử để tạo ƯST cho BT, nhưng co ngót và từ biến của

BT đã tiêu hao gần hết ƯST trong cốt thép

8.2 Mất mát ứng suất dự ứng lực

Hiện tượng ứng suất ban đầu trong BT và cốt thép bị giảm theo thời gian từ khi truyền; được gọi là “Mất mát ứng suất”

Tổng mất mát ứng suất (ngay sau khi truyền lực)

 Trong các cấu kiện kéo trước

fpF = mất mát do ma sát (MPa); fpA = mất mát do thiết bị neo (MPa)

fpES = mất mát do co ngắn đàn hồi (MPa)

fpSR = mất mát do co ngót (MPa)

fpCR = mất mát do từ biến của bê tông (MPa)

fpR2 = mất mát do tự chùng (dão) của cốt thép DƯL (Sau khi truyền) (MPa)

Có nhiều nguyên nhân gây tổn hao ứng suất

9 Mất mát ứng suất do co ngắn đàn hồi ( của các cấu kiện kéo trước); Thiết lập công thức tính chính xác Mất mát ứng suất ∆fpES

Trang 9

Mất mát do co ngắn đàn hồi trong các cấu kiện kéo trước phải lấy bằng :

fpES p fcgp

ci

E E

trong đó :

fcgp = tổng ứng suất bê tông ở trọng tâm của các bó thép ứng suất do lực DƯL

khi truyền và tự trọng của bộ phận ở các mặt cắt mô men max (MPa)

Ep = mô đun đàn hồi của thép DƯL (MPa)

Eci = mô đun đàn hồi của bê tông lúc truyền lực (MPa)

Đối với các cấu kiện kéo trước của thiết kế thông thường fcgp có thể tính trên cơ sở ứng suất trong cốt thép DƯL được giả định bằng 0,65 fpuđối với loại tao thép được khử ứng suất dư và thanh thép cường độ, và 0,70 fpuđối với loại bó thép tự chùng thấp (ít dão)

Đối với các cấu kiện thiết kế không thông dụng cần dùng các phương pháp chính xác hơn được dựa bởi nghiên cứu hoặc kinh nghiệm

Hình 1 Minh hoạ về mất mát ứng suất do co ngắn đàn hồi

9.2 Thiết lập công thức tính chính xác Mất mát ứng suất f pES

10 Một số phương pháp (pp.) tính nội lực trong bản mặt cầu theo tiêu chuẩn AASHTO Nội dung PP dải bản; Tính toán các hiệu ứng lực; Bề rộng của các dải tương đương 10.1 Một số PP tính nội lực trong bản mặt cầu theo tiêu chuẩn AASHTO.

AASHTO đề xuất 3 pp Tính toán các hiệu ứng lực (phân tích) Bản mặt cầu:

Trang 10

 PP Thiết kế theo kinh nghiệm (Empirical Method) (9.7.2)

 PP “dải bản” (Strip Method) (4.6.2.1)

 PP phân tích “chi tiết” (Refined Method) (4.6.3.2)

10.2 Nội dung PP dải bản (để phân tích mặt cầu BTCT của cầu dầm I và T ).

Mặt cầu được chia thành những dải nhỏ vuông góc với các cấu kiện đỡ (các dầm chính và ngang)

Nếu khoảng cách của các cấu kiện đỡ theo hướng phụ vượt quá 1.5 lần khoảng cách theo hướng chính, tất cả tải trọng bánh xe phải coi như được đặt lên dải chính (4.6.2.1.5 )

10.3 Tính toán các hiệu ứng lực

Các dải phải được coi như các dầm liên tục hoặc dầm đơn giản Chiều dài nhịp phải được lấy bằng khoảng cách tâm đến tâm giữa các cấu kiện đỡ Nhằm xác định hiệu ứng lực trong các dải, các cấu kiện đỡ phải được giả thiết là cứng vô hạn (4.6.2.1.6)

Trên Hình 01 , bản được mô hình hoá thành dải ngang, có sơ đồ tính là dầm liên tục trên các gối tựa là các dầm chính Nếu tính với tải trọng thường xuyên thì chiều rộng của dải là 1mm,nếu tính với hoạt tải chiều rộng này thay đổi tuỳ theo muốn xác định M+hay M

10.4 Bề rộng của các dải tương đương bên trong :

Hình 01 Bản được chia thành các dải ngang và kê trên các gối tựa

S = khoảng cách của các cấu kiện đỡ (mm);

M+ = mô men dương; M–= mô men âm

X = khoảng cách từ tải trọng đến điểm gối tựa (mm)

WES, WOS- chiều rộng của dải tương tương bên trong và của bản hẫng;

Trang 11

-11.2 Tải trọng truyền xuống dầm ngang;

Theo 22TCN 272-05 thì tải trọng truyền xuống dầm ngang có thể được xác định theo qui tắc đòn bẩy (khi S > 1800 mm) ( TCN 4.6.2.2.2e )

R = ∑(Pi∙yi); Pi- tải trọng tập trung; yi- tung độ đah ;

R - Tải trọng truyền xuống dầm ngang

11.3 Xác định hệ số phân bố ngang của hoạt tải theo pp đòn bẩy

Trang 12

 cốt thép cường độ cao đặt theo đường thẳng, ở biên dưới và biên trên

 cốt thép cường độ cao đặt theo đường gãy khúc

Bố trí cốt thép cường độ cao theo phương dọc dầm; +

12.2 Bố trí cốt thép CĐC cho dầm căng trước trên MCN ở giữa nhịp và đầu dầm

Khoảng cách min giữa 2 tao cáp : 12,7 : 44mm; 15,2 : 51mm;

12.3 Cấu tạo phần đầu dầm

Để neo cố các bó được chắc chắn và giảm bớt các ứng suất chính; ứng suất cắt và ứng suất cục

bộ, sườn dầm ở mỗi đầu dầm đều mở rộng thêm 8-10cm trong 1 đoạn dài bằng (1-1,5)H, Chiều cao dầm chưa liên hợp

H-Tại các điểm uốn đều có bộ kẹp định vị Đoạn chuyển tiếp ≥ 500mm

13 Công nghệ lắp hẫng; Cấu tạo khối hộp của cầu dầm hộp

Ưu điểm : thời gian thi công nhanh, chất lượng bê tông các cấu kiện lắp ghép được đảm bảo tốt trong công xưởng, khi căng cốt thép thì cường độ bê tông các khối dầm đã đạt khá cao, hạn chế bớt được một phần ảnh hưởng xấu của từ biến và co ngót

Trang 13

Khuyết điểm : việc nối ghép các đốt khá phức tạp, phải xử dụng keo epoxy để dán, việc chế tạo các khối phải rất chính xác, tại các khe nối đều không có cốt thép thường ( ưu khuyết điểm

so với công nghệ đúc hẫng )

Việc đúc sẵn các khối dầm hộp có 2 cách:

chiều dài nhịp cầu cần đúc để tạo hình dạng đường cong thực tế của cầu trên bãi đúc Sau khi đúc xong toàn bộ các khối được tách ra để vận chuyển và lắp ráp vào vị trí

đầu dầm của khối đúc mới để tạo hình dạng đường cong thực tế của cầu Phương án này yêu cầu công nhân kĩ thuật có trình độ tay nghề cao, nhưng chỉ cần một bệ đúc ngắn, chi phí thấp.Yêu cầu đặc biệt chặt chẽ của việc đúc sẵn dầm là bệ đúc không được phép lún để đảm bảo chính xác kích thước hình học khối dầm và đường cong mặt cầu

Hình 1 Cấu tạo điển hình của khối được thi công theo công nghệ lắp hẫng

+

1 – Khoá chống cắt; 2 – Cáp dự ứng lực được neo vào mặt bích của khối hộp; 3 – Vị trí của cáp dự ứng lực tạm thời; 4 – Vị trí neo Cáp dự ứng lực dự phòng cho bản nắp; 5 – Vị trí neo cáp dự ứng lực cho bản đáy; 6 – Khoá chống cắt ở vách; 7 – Khoá chống cắt ở bản đáy; 8 – Cáp dự ứng lực tạm thời của bản đáy; 9 – Vị trí cáp dự ứng lực dự phòng bản đáy.

Ghi chú thích từ 6 - 9 :

Trang 14

14 Công nghệ đúc hẫng

Sơ đồ thi công cầu theo công nghệ đúc hẫng cân bằng

Ưu điểm : việc xứ lý các mối nối đơn giản hơn, kết cấu có tính toàn khối vững chắc, nhưng vì toàn bộ quá trình đúc hẫng thực hiện trên đà giáo treo di động nên cũng đòi hỏi trình độ thi công cao

Ngày nay cả công nghệ đúc hẫng và công nghệ lắp hẫng đều có cơ hội áp dụng như nhau.Trình tự thi công có ảnh hưởng trực tiếp đến sơ đồ chịu lực của kết cấu Đối với các dầm siêu tĩnh nhiều nhịp thì phải dự kiến trình tự hợp long trước khi tính toán

Thông thường chiều dài các đốt được thiết kế chế tạo từ 3 – 4m Vào thời điểm hiện nay chu

kỳ thi công mỗi đốt từ 8 – 10 ngày

Kết cấu đà giáo mở rộng trụ

Xe đúc và khối Ki

Trang 15

15 Công nghệ đổ bê tông tại chỗ trên đà giáo di động (MSS)

Hệ thống đà giáo di động được phát triển từ hệ đà giáo cố định truyền thống

Đối với cầu có kết cấu nhịp dài và điều kiện địa chất, địa hình phức tạp đòi hỏi xem xét về giá thành lắp dựng, tháo lắp hệ thống đà giáo và ván khuôn kết cấu dầm thì việc áp dụng công nghệ này giúp giảm tối đa giá thành lắp dựng và thời gian chu kỳ thi công bằng việc di chuyển toàn bộ hệ thống đà giáo, ván khuôn từ một nhịp đến nhịp tiếp theo

Công nghệ này thuộc phương pháp đổ bê tông tại chỗ

Sau khi thi công xong một nhịp, toàn bộ hệ thống ván khuôn và đà giáo được lao đẩy tới nhịp tiếp theo và bắt đầu công đoạn thi công như nhịp trước, cứ như vậy theo chiều dọc cầu cho đến khi hoàn thành kết cấu nhịp

Với công nghệ này trong quá trình thi công ta vẫn tạo được tĩnh không dưới cầu cho giao thông cho thủy bộ, mặt khác không chịu ảnh hưởng của điều kiện địa hình, thuỷ văn và địa chất khu vực xây dựng cầu

Kết cấu nhịp cầu có thể thực hiện theo sơ đồ chịu lực là dầm giản đơn và liên tục nhiều nhịp với chiều cao dầm có thay đổi hoặc không thay đổi Chiều dài nhịp thực hiện thuận lợi và hợp

lý trong phạm vi từ 3560 m Số lượng nhịp trong một cầu về nguyên tắc là không hạn chế vì chỉ cần lực đẩy dọc nhỏ và không lũy tiến qua các nhịp

Các công trình phụ trợ của công nghệ này còn khá cồng kềnh: Dàn đẩy, trụ tạm, mũi dẫn nhưng với tính chất vạn năng của công nghệ có thể cải tiến được nhược điểm này như chế tạo: dàn cứng chuyên dụng dùng cho nhiều nhịp, nhiều kết cấu, kết hợp dàn cứng với mũi dẫn, thân trụ tạm lắp ghép và di chuyển được

Trang 16

16 Dung dịch khoan trong công tác khoan cọc nhồi

Dung dịch khoan (dung dịch vữa sét bentonite) có tác dụng ngăn ngừa sự sụt vách đối với địa tầng là đất rời như cát, sỏi sạn, nhất là các lớp đất đó có chứa nước ngầm

Trong quá trình dung dịch bentonite thấm vào đất, sẽ tạo ra trên bề mặt của vách hố khoan một lớp màng, lớp màng này bảo vệ bề mặt vách khỏi sụt lở Nếu dung dịch thiết kế phù hợp thì màng này mỏng và khoẻ, còn ngược lại màng dầy và yếu Độ dày của màng được hình thành trên vách hố khoan có liên quan nhiều đến tính chất của đất và nước ngầm Khi mà độ thẩm thấu gần bằng 0 như đất sét, thì màng bùn sẽ không tạo thành được, ngược lại với đất cát, do

độ thẩm thấu lớn hơn thì màng bảo vệ được hình thành

THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH BENTONITE

Thành phần đơn giản nhất của dung dịch Bentonite là Bentonite và nước Ngoài hai chất trên người ta có thể thêm CMC và tác nhân làm phân tán

a Nước: cần chứa ít tạp chất nhất như nước máy, là nước trung tính, cấm dùng nước có muối hay nước biển (hàm lượng clorua natri phải ≤ 500 ppm hay muối can xi phải ≤ 100 ppm)

b Bentonite: là một loại khoáng chất sét chủ yếu là thành phần mommorilonite và dưới dạng

bộ màu xám nhạt Nó đảm bảo cho dung dịch có một độ nhớt thích hợp, tính xúc biến và khả năng tạo ra một màng bảo vệ

c CMC (Sodium carboxy methyl celulose) CMC là chất phụ gia (dạng bột) cho dung dịch vữa Bentonite để nâng cao độ nhớt và có khả năng tạo thành màng bảo vệ Khi CMC trộn vào dung dịch thì làm chậm bớt sự giảm độ nhớt theo thời gian

- SN: viết tắt của chất Sodium Nitro fuminate, là bột màu nâu sẫm dùng để ngăn ngừa sự tăng

độ nhớt và keo hoá của ion can xi trong xi măng và có thể dùng lại dung dịch nhiều lần Được dùng với hàm lượng nhỏ 0,1 - 0,3% nên nó đạt được hiệu quả kinh tế trong thi công cọc khoan nhồi

Trang 18

2 Kích thước sơ bộ mũ trụ trên mặt bằng

Chiều rộng nhỏ nhất (theo phương dọc cầu) và chiều dài (theo phương ngang cầu) của mũ trụ được xác định như sau (hình ) Hình a) & c) : ; Hình b) & d) : ;

bp, ap- chiều rộng và chiều dài mũ trụ;

n - Số khoảng cách giữa tim các dầm chủ; b0, a0- Kích thước thớt gối;

15cm ~ 20 cm - Khoảng cách nhỏ nhất từ mép thớt gối đến mép bệ kê gối;

b'2và b"2- Khoảng cách từ tim gối đến đầu dầm của các dầm nhịp bên phải và bên trái trụ;

b3- Khoảng cách giữa hai đầu dầm cạnh nhau, với gối cố định ≥ 5 cm, với gối di động:

b3= α.∆t.L + 5 cm Trong đó α hệ số dãn nở do nhiệt độ của dầm;

∆t Hiệu số giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ trung bình;

- Đối với mọi kết cấu nhịp khác với gối phẳng và gối tiếp tuyến a1= 30;

- Như trên, với gối con lăn và con quay a1= 50

b)

d)c)

Trang 19

3 Cao độ đỉnh móng

Cao độ đỉnh móng

Cao độ đỉnh móng được quyết định xuất phát từ điều kiện làm việc của mố trụ trong quá trình khai thác, từ điều kiện xây dựng và những lý do kinh tế Trên những miền khô cạn, phần bãi sông, cầu vượt, cầu cạn, cầu qua thung lũng, cao độ đỉnh móng không phụ thuộc vào loại mố trụ, thường đặt tại cao độ mặt đất, trừ các loại mố vùi

Đối với các trụ cầu qua sông có móng trên nền thiên nhiên, móng cọc bệ thấp, móng sâu, cao

độ đỉnh móng thường đặt dưới mực nước thấp nhất (MNTN) từ 0,5 đến 0,7 m Vị trí đỉnh móng như vậy sẽ làm hình dạng móng đơn giản, giảm khối lượng xây, và giảm thắt hẹp dòng chảy Tại các nhịp thông thuyền, cao độ đỉnh móng phải đảm bảo để tàu bè qua lại không va vào mép đỉnh móng

Cao độ đỉnh móng trong móng cọc bệ cao Vẽ đúng : ; vẽ đẹp :

1 – Bệ móng; 2 - Cọc; 3 - Thân trụ;

Với những mố trụ móng cọc bệ cao, bệ trụ có thể đặt ở cao độ tuỳ ý (hình b) Khi nâng

bệ trụ cao hơn MNTN thì xây dựng trụ dễ dàng, khối lượng thân trụ giảm nhưng không đảm bảo yêu cầu mĩ quan Nếu cọc có chiều dài lớn, để giảm mô men uốn và chiều dài

tự do chịu nén của cọc, nên đặt bệ cọc ở độ sâu hợp lý, vừa có lợi về mặt chịu lực, vừa thuận tiện cho việc thi công

Ngày đăng: 17/11/2016, 18:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w