dân số phát triển nhanh, phân bố không đều, chủng tộc phức tạp D.. không lệ thuộc vào nước ngoài, đa dạng các sản phẩm cây trồng C.. không lệ thuộc vào nước ngoài, trồng các cây công ngh
Trang 1MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 7 HỌC KÌ II
ĐỀ 1
năng
Tổng
(3,0đ)
1 (3,0đ)
(0,5đ)
1 (0,5đ)
Nông nghiệp Trung
và Nam Mĩ
1 (0,5đ)
1 (0,5đ)
Địa hình châu Âu 1
(1,0đ)
1 (1,0đ)
Các môi trường tự
nhiên châu Âu
1 (3,0đ)
1 (3,0đ)
Dân cư, xã hội châu
Âu
2 (1,0đ)
2 (1,0đ)
(1,0đ)
1 (1,0đ)
(2,0đ)
3 (2,0đ)
2 (6,0đ)
8 (10,0đ)
Trang 2ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 7 HỌC KÌ II
ĐỀ 1 (Thời gian: 45 phút, không kể thời gian giao đề)
I TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)
Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước ý đúng trong các câu sau:
Câu 1 Tỉ lệ dân thành thị ở châu Âu là:
A 60%
B 75%
C 85%
D 90%
Câu 2 Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc:
A Môn – gô - lô - ít
B Nê – grô - it
C Ơ- rô- pê- ô - ít
D Nê- grô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít
Câu 3 Đặc điểm dân cư châu Mĩ là:
A phân bố không đều, có các chủng tộc khác nhau
B dân số phát triển nhanh, phân bố hợp lí
C dân số phát triển nhanh, phân bố không đều, chủng tộc phức tạp
D phân bố tuơng đối đồng đều, chủng tộc phức tạp
Câu 4 Đặc điểm nổi bật của ngành trồng trọt ở Trung và Nam Mĩ:
A lệ thuộc vào nước ngoài, mang tính chất độc canh
B không lệ thuộc vào nước ngoài, đa dạng các sản phẩm cây trồng
C không lệ thuộc vào nước ngoài, trồng các cây công nghiệp
D lệ thuộc vào nước ngoài, trồng các loại nông sản để xuất khẩu
Trang 3Câu 5 Nối các ý ở bên trái với các ý ở bên phải cho phù hợp để thể hiện đặc điểm khí hậu và thực vật của các loại môi trường ở châu Âu.
a Môi trường ôn đới hải
dương
b Môi trường ôn đới lục
địa
c Môi trường địa trung hải
d Môi trường núi cao
1 Nhiệt độ, độ ẩm và thực vật thay đổi theo độ cao
2 Mưa tập trung vào mùa đông, mùa hạ nóng khô Rừng thưa, cây lá cứng xanh quanh năm
3 Biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm đi Rừng lá kim và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích
4 Khí hậu ôn hòa Rừng cây lá rộng phát triển
5 Nhiệt độ trung bình trên 20oC, lượng mưa tập trung vào một mùa Thiên nhiên cũng thay đổi theo mùa
Câu 6 Chọn các cụm từ trong ngoặc (chế tạo máy, đóng tàu, điện tử, công nghiệp
hàng không, các nước và các lãnh thổ công nghiệp mới, các ngành công nghiệp) điền vào chỗ trống để nêu được sự phát triển công nghiệp của châu Âu:
Trước đây, công nghiệp châu Âu chú trọng phát triển các ngành luyện kim, hóa chất,… (1)………Từ những năm 80 của thế kỉ XX, nhiều ngành như luyện kim, khai thác than,…(2)…bị giảm sút mạnh do sự cạnh tranh của
……….(3)………… Ngày nay, phát triển các ngành mũi nhọn như cơ khí chính xác và tự động hóa, (4)………
II TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm):
Chứng minh rằng hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn giản Giải thích?
Câu 2 (3 điểm):
Trang 4A B
Trang 5ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
I TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)
Câu 1: B (0,5 điểm)
Câu 2: C (0,5 điểm)
Câu 3: C (0,5 điểm)
Câu 4: A (0,5 điểm)
Câu 5 Nối a - 4; b - 3; c- 2; d- 1 (1,0 điểm)
Câu 6 (1,0 điểm):
(1) – chế tạo máy (2) – đóng tàu (3) – các nước và các lãnh thổ công nghiệp mới (4) – điện tử, công nghiệp hàng không
II TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm) Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn
giản thể hiện ở:
- Xuất khẩu: (1,5 điểm)
+ Khoáng sản và nông sản (cà phê, ca cao, dầu cọ, bông…) (0,5 điểm)
+ Vì: châu Phi có nguồn khoáng sản phong phú Cây công nghiệp nhiệt đới
được trồng nhiều trong các đồn điền, theo hướng chuyên môn hóa (1,0 điểm)
- Nhập khẩu: (1,5 điểm)
+ Máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực (0,5 điểm)
+ Vì: Nền công nghiệp châu Phi nhìn chung kém phát triển (chỉ phát triển ngành công nghiệp khai khoáng truyền thống, công nghiệp thực phẩm và lắp ráp cơ khí, không
có ngành luyện kim và chế tạo máy) Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu
ngành trồng trọt, sản lượng lương thực không đáp ứng được nhu cầu (1,0 điểm)
Trang 6Vì: Mùa đông lạnh (nhiệt độ thấp nhất khoảng -12oC đến - 13oC), mùa hạ nóng (nhiệt độ cao nhất khoảng 19oC- 20oC) Mưa ít hơn và tập trung vào mùa hạ (1,0 điểm)
Nhóm biên soạn:
1 Phạm Thị Thu Phương (Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục)
2 Phạm Thị Thanh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)
3 Lê Mỹ Phong (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục)