ĐẢNG BỘ ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1996-2002.... Do vậy, việc lãnh đạo của Đảng đối với c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẶNG MẠNH TRUNG
Đảng bộ Đồng Nai lãnh đạo công tác đoàn và phong trào
thanh niên thời kỳ 1986 – 2002
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử
Mã số: 5 03 16
HÀ NỘI - 2004
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 3
Chương 1 ĐẢNG BỘ ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ
PHONG TRÀO THANH NIÊN GIAI ĐOẠN 1986-1996 9 1.1 Đồng Nai, những giá trị truyền thống 9 1.2 Yêu cầu của sự nghiệp đổi mới với công tác Đoàn và phong trào
thanh niên Đồng Nai 10 1.3 Những chủ trương và giải pháp lớn của Đảng bộ Đồng Nai đối với
công tác đoàn và phong trào thanh niên 27 1.4 Triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng bộ về công tác đoàn
và phong trào thanh niên 33
Chương 2 ĐẢNG BỘ ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ
PHONG TRÀO THANH NIÊN THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1996-2002 40 2.1 Những thuận lợi, khó khăn của phong trào thanh niên Đồng Nai khi
bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 40 2.2 Những chủ trương và giải pháp nhằm phát huy vai trò xung kích của
Đoàn thanh niên 45 2.3 Triển khai thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy về công tác thanh niên 50 2.4 Đa dạng hóa các loại hình, nâng cao chất lượng giáo dục của Đoàn
Thanh niên tỉnh Đồng Nai 63 2.5 Nâng cao chất lượng đoàn viên, chất lượng hoạt động cơ sở Đoàn và
tích cực xây dựng Đảng 68 2.6 Mở rộng mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên 73
Chương 3 MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 77
Trang 33.1 Những ưu điểm và hạn chế của Đảng bộ 77
3.2 Những thành tựu nổi bật trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên 84
3.3 Một số kinh nghiệm 95
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC 117
Trang 4BẢNG QUY ƢỚC CHỮ VIẾT TẮT
BCH : Ban chấp hành
CKT : Chất lượng, kiểu dáng, tiết kiệm
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CNVC : Công nhân viên chức
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
GD-ĐT : Giáo dục - Đào tạo
HĐND : Hội Đồng nhân dân
TNTP : Thiếu niên tiền phong
TNXK : Thanh niên xung kích
UBKT : Ủy ban kiểm tra
UBMT : Ủy ban mặt trận
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Một trong những phát hiện vĩ đại của C.Mác là Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản hiện đại Trong học thuyết của mình C.Mác đã đề cập đến lớp người trẻ tuổi, đánh giá cao vai trò của thế hệ công
nhân đang lớn lên Ông khẳng định: “Nhưng dù sao thì bộ phận giác ngộ nhất
trong giai cấp công nhân cũng nhận thức rất rõ ràng tương lai của giai cấp họ
và do đó là tương lai của cả loài người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên" [53, tr.118]
Phát triển sáng tạo những luận điểm của C.Mác trong điều kiện lịch sử mới, V.I Lênin đã coi thanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng Trong bài báo"Sự khủng hoảng của chủ nghĩa Mensêvic" (ngày 7/12/1906)
V.I.Lênin viết: “Há chẳng phải trong Đảng cách mạng của chúng tôi, thanh niên
chiếm ưu thế là một điều rất tự nhiên sao ? Chúng tôi là một Đảng của tương lai, mà tương lai thuộc về Thanh niên Chúng tôi là Đảng của những người cách tân, mà thanh niên lại luôn luôn đi theo những người cách tân Chúng tôi là Đảng đấu tranh quên mình chống lại chế độ cũ thối nát, mà thanh niên lại luôn quên mình chúng ta sẽ luôn luôn là Đảng của Thanh niên, của giai cấp tiên phong "[51, tr.210]
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò và vị trí của thanh niên trong
sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam Người nói: "Vì lợi ích
mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người" [56,
tr.129] Trong di chúc người căn dặn: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
là việc rất quan trọng và rất cần thiết" [58, tr.510]
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá đúng đắn vai trò to lớn của thanh niên, luôn tin tưởng vào thanh niên; chăm lo giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho thanh niên rèn luyện và trưởng thành, xem công tác thanh niên là nhiệm
vụ rất quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Nghị quyết 26 NQ/TW ngày 4/7/1985 của Bộ Chính trị (khoá V) đánh giá
Trang 6công tác vận động thanh niên “có tầm quan trọng chiến lược" [16] Nghị quyết
số 25NQ/TW ngày 13/3/1991 của Bộ Chính trị (khoá VI) tiếp tục khẳng định
"Công tác thanh niên là một nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa chiến lược đối với tương lai dân tộc và vận mệnh của Tổ quốc" [17]
Tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII
(14/01/1993), Tổng Bí thư Đỗ Mười khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành
công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng" [18, tr.82]
Trong lịch sử và hiện tại, Đảng luôn xác định việc lãnh đạo công tác thanh niên là trách nhiệm của Đảng Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới đất nước, nhiều vấn đề khó khăn và phức tạp, có tác động mạnh mẽ đến thanh niên như: Khủng hoảng trong hệ thống XHCN, các thế lực thù địch tăng cường đánh phá về mọi mặt, tập trung vào thế hệ trẻ; mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống làm biến đổi những chuẩn mực giá trị xã hội, đạo đức, nghề nghiệp Do vậy, việc lãnh đạo của Đảng đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong thời kỳ đổi mới đóng vai trò hết sức quan trọng, mặt khác, Đảng cũng xác định công tác thanh niên không chỉ là việc của Đảng, của Nhà nước, mà còn của mọi tổ chức, của xã hội và từng gia đình, Nhà nước có trách nhiệm rất lớn trong việc thực hiện chiến lược thanh niên
Xuất phát từ quan điểm đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng bộ Đồng Nai xác định trách nhiệm lãnh đạo, xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, xem công tác xây dựng Đoàn là một bộ phận công tác xây dựng Đảng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần VI nhiệm kỳ
1996 - 2000 xác định "chú trọng phát triển Đảng viên là Đoàn viên thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh" [95, tr.88] và phải "Tích cực giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc cho thanh thiếu niên"
[95, tr.80], nhằm động viên thanh niên tích cực đi đầu thực hiện đường lối đổi
Trang 7mới của Đảng, động viên tuổi trẻ nỗ lực vươn lên, vượt qua những khó khăn thử thách, tiến hành đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy vai trò xung kích của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhằm thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa
xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương
Việc nghiên cứu sự lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng bộ Đồng Nai nhằm rút kinh nghiệm cho công tác lãnh đạo của đảng bộ đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới, nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng bộ các cấp đối với công tác thanh niên, để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng và góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ Đồng Nai, khai thác nội lực trong thanh niên, bồi dưỡng tài năng trẻ là vấn đề cần thiết Vì vậy, tôi chọn đề tài Đảng bộ Đồng Nai lãnh đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong thời kỳ 1986 - 2002 làm đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Để tổng kết, đánh giá phong trào thanh niên Đồng Nai trong thời kỳ đổi mới và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Đồng Nai đối với phong trào thanh niên từ 1986 đến 2002, đã có một số công trình nghiên cứu và tài liệu liên quan, đó là:
Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai 1930 - 1995,
tập 1 (1997), NXB Đồng Nai, Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Tỉnh
Đồng Nai 1930-1995, tập 2 (2000) Nxb tổng hợp Đồng Nai, có đề cập sự lãnh
đạo của Đảng bộ đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên Đồng Nai
Quy trình thành lập tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài Công trình nghiên cứu khoa học do Ban Thường vụ
Tỉnh Đoàn Đồng Nai thực hiện, nghiệm thu năm 2001
Trang 8Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Đồng Nai 1930 - 2000 Công trình nghiên cứu khoa học do Ban
Thường vụ tỉnh Đoàn Đồng Nai thực hiện, nghiệm thu năm 2003
Các công trình khoa học nghiên cứu về Đảng bộ và Đoàn thanh niên đã tập hợp, hệ thống hóa nhiều tư liệu lịch sử quan trọng về Đảng và Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh ở địa phương, đã tổng kết sâu sắc thành những giá trị truyền thống của Đảng bộ và Đoàn Thanh niên trong công cuộc đấu tranh cách mạng kiên cường của nhân dân Đồng Nai trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
đế quốc Mỹ và trong công cuộc xây dựng CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai Kết quả nghiên cứu đã được giới thiệu, phổ biến trong các tài liệu giáo dục truyền thống về Đảng, về Đoàn cho nhân dân Đồng Nai, trong đó đặc biệt là đoàn viên thanh niên Mặt khác, các công trình cũng đã tổng kết thực tiễn, rút ra những kinh nghiệm quý nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng bộ trên một số lĩnh vực nhất định như: lãnh đạo đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị, tập hợp thanh niên công nhân ngoài quốc doanh, giáo dục truyển thống cách mạng
Tuy nhiên, hầu hết các công trình trên đều chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách hệ thống về vai trò lãnh đạo của đảng bộ Đồng Nai đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên Đồng Nai trong thời kỳ đổi mới
3 Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Làm sáng tỏ vai trò của đảng bộ Đồng Nai đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Đồng Nai
- Làm sáng tỏ tình hình công tác Đoàn và phong trào thanh niên Đồng Nai dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Đồng Nai
- Bước đầu tổng kết một số kinh nghiệm lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả
sự lãnh đạo của đảng bộ đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên Đồng Nai trong giai đoạn tiếp theo
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
Trang 9- Tập hợp, hệ thống hóa tư liệu có liên quan đến đề tài từ những nguồn khác nhau
- Trình bày những chủ trương, biện pháp của đảng bộ Đồng Nai qua mỗi giai đoạn lịch sử gắn với những biến động lịch sử cụ thể
- Đánh giá hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng bộ Đồng Nai đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Sự lãnh đạo của Đảng bộ Đồng Nai đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên Đồng Nai
- Những bước phát triển của phong trào thanh niên Đồng Nai qua các giai đoạn lịch sử
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Những thuận lợi, khó khăn của đảng bộ Đồng Nai trong công tác lãnh đạo Đoàn Thanh niên trong thời kỳ 1986-2002 của sự nghiệp đổi mới
- Nhận thức của đảng bộ Đồng Nai về vai trò, vị trí của Đoàn Thanh niên
và các tầng lớp thanh niên trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương
- Những chủ trương và giải pháp cụ thể nhằm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn, việc triển khai thực hiện và những kết quả trong quá trình thực hiện các giải pháp đó
5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tài liệu
- Tài liệu thành văn bao gồm: Các sách đã xuất bản của Mác, Ănghen, Lênin, Hồ Chí Minh bàn về thanh niên; các Nghị quyết của Bộ Chính trị, BCH Trung ương Đảng, Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh Đồng Nai; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; các sách và công trình nghiên cứu về lịch sử đảng bộ và phong trào thanh niên Đồng Nai; các tài liệu, chương trình công tác của Trung ương Đoàn
và Tỉnh ủy Đồng Nai
- Tài liệu khai thác qua các nhân chứng lịch sử
Trang 105.2 Phương pháp nghiên cứu
Chủ yếu là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, quy nạp và diễn dịch, phương pháp trừu tượng hóa và cụ thể hóa
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Đảng bộ Đồng Nai lãnh đạo công tác đoàn và phong trào
Thanh niên giai đoạn 1986 - 1996
Chương 2: Đảng bộ Đồng Nai lãnh đạo công tác đoàn và phong trào
thanh niên thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 1996 –
2002
Chương 3: Một vài nhận xét và kinh nghiệm
Trang 11TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bác Hồ với sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ (1985), NXB Thanh niên, Hà
5 Ban Dân vận tỉnh ủy Đồng Nai (1998), Kỷ yếu hội thảo khoa học thực tiễn
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ở Đồng nai Tài liệu lưu hành nội bộ
6 Ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Nai (2002), Kỷ yếu tổng kết thực hiện Nghị
quyết 8B(khóa VI) ở Đồng Nai, Tài liệu lưu hành nội bộ
7 Đặng Quốc Bảo (1997), Tuổi trẻ cống hiến và trưởng thành, NXB Thanh
niên, Hà Nội
8 Cẩm nang cán bộ đoàn cơ sở (1986), NXB Thanh niên, Hà Nội
9 Lê Văn Cầu, Xây dựng tổ chức Đoàn và các hình thức tập hợp thanh niên
trong các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh và liên doanh với nước ngoài,
12 Lê Duẩn (1976), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do vì CNXH,
tiến lên giành những thắng lợi mới, NXB Sự thật, Hà Nội
13 Lê Duẩn (1978), Thanh niên với cách mạng XHCN, NXB Thanh niên, Hà
Nội
Trang 1214 Dương Tự Đam (1996), Những phương pháp tiếp cận thanh niên hiện nay,
NXB Thanh niên, Hà Nội
15 Dương Tự Đam (2001), Văn hóa Thanh niên và Thanh niên với văn hóa
dân tộc, NXB Thanh niên, Hà Nội
16 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 4/7/1985 của
Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng (khóa V)
17 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày
13/3/1991 của Bộ chính trị BCH Trung ương Đảng (khóa VI)
18 Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ IV BCH
Trung ương Đảng (khóa VII)
19 Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị BCH Trung ương lần
thứ bảy (khóa VII), Hà Nội (Lưu hành nội bộ)
20 Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị BCH Trung ương lần
thứ tám (khóa VII), Hà Nội ( Lưu hành nội bộ)
21 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, NXB Sự thật, Hà Nội
22 Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị BCH Trung ương lần
thứ hai (khóa VII), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
23 Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị BCH Trung ương lần
thứ ba (khóa VIII), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
24 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập I
(1924-1930), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
25 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập II (1931),
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
26 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị BCH Trung ương lần
thứ tư (khóa VIII), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
27 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị BCH Trung ương lần
thứ năm (khóa VII), NXB Sự thật, Hà Nội