1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO

3 6,9K 56
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 48 KB

Nội dung

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Chủ điểm tháng 11: TÔN TRỌNG ĐẠO Thiết kế bài dạy: GVCN lớp Lớp dạy: . A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC Giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh hiểu được: Nội dung và giá trị của truyền thống hiếu học, tôn trọng đạo của dân tộc ta. Định hướng cho học sinh: biết cách cư xử đúng mực với thầy cô giáo trong mọi tình huống. Kính trọng và yêu quý nghề dạy học, xác định được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp đó của dân tộc bằng cách tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện để thể hiện lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo. B.NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG  GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO HỌC SINH: +Học sinh đọc tài liệu, sưu tầm tranh ảnh,sách báo theo chủ đề 20/11. +Học sinh tự xây dựng đề cương học tập theo chủ đề 20/11. +Học sinh thể hiện lòng biết ơn thầy cô bằng nỗ lực học tập, rèn luyện cụ thể.  GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM CUNG CẤP KIẾN THỨC CHO HỌC SINH. CÂU HỎI CHUẨN BỊ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT 1.Bạn cho biết: năm học 2008-2009 trường THPT Thuận An có bao nhiêu lớp học? Mỗi khối cú bao nhiờu lớp ? 2 .Bạn có biết trường ta hiện nay có bao nhiêu thầy, cô giáo? 3.Ai được tôn vinh là người thầy chung của hai dân tộc có truyền thống Nho giáo là Việt Nam và Trung Quốc? người thầy đó hiện đang được thờ phụng ở Văn Miếu Quồc Tử Giám- Hà Nội ? 4.Em hãy cho biết vài nét về Văn Miếu Quốc Tử Giám? +Tổng số : 32 lớp. -Khối 12: 10 lớp: 1ban KHTN, 1ban KHXH, 8 lớp cơ bản -Khối 11: 10 lớp: 1ban KHTN, 9 lớp cơ bản -Khối 10: 12 lớp: 1ban KHTN, 1ban KHXH, 10 lớp cơ bản + khoảng 67 thầy cô giáo Học sinh tự tìm hiểu. Khổng Tử (551- 479)Tr.CN. Tên Là: Khâu. Tự là : Trọng Ni. Người nước Lỗ, thời Xuân Thu Chiến Quốc. Trung Quốc ngày nay. Ông là người có công sáng lập học thuyết nho giáo; Mở trường dạy học, tuyên truyền, giáo hoá cho học thuyết của mình. học trò ông có lúc lên tới 3000 người. Người đời sau tôn vinh ông là “vạn thế biểu” (người thầy của muôn đời ). Năm 1070 Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử (thời vua Lý Thánh Tông ). Văn Miếu: miếu thờ “ Chí Thánh Văn Tuyên Vương - tức Khổng Tử . +1075 Khoa thi đầu tiên ở Việt Nam . +1076 mở Quốc Tử Giám (Trường đại học đầu tiên của quốc gia Đại Việt). Chu Văn An (1292- 1370). +Tên chữ (Tự): Linh Triệt. +Tên hiệu : Tiều ẩn. +Người làng Văn Thôn, Xã Quang Liệt,huyện Thanh Liêm (nay là Thanh Trì) Hà Nội. +Ông đỗ Thái Học Sinh, nhưng không ra làm 5 Người thầy nào của dân tộc Việt Nam đang được thờ phụng ở Văn Miếu Quốc Tử Giám ? 6.Trong lịch sử Việt nam, có một người thầy tuy mù loà nhưng vẫn mở trường dạy học, học trò theo học ông rất đông. Người thầy đáng kính đó là ai ? 7.Trước khi ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, bác Hồ kính yêu đã từng dạy học ở trường nào? 8. Câu “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, được Bác Hồ nói ở đâu ? 9. Em hãy nêu xuất xứ của lời dạy: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt học tốt” 10.Bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành giáo dục vào ngày tháng năm nào ? 11.Em hiểu gì về lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 ? quan, mà về quê mở trường dạy học, học trò ông, nhiều người thành đạt, làm quan to trong triều như: Phạm Mạnh, Lê Quát . +Đời vua Trần Minh Tông, ông được mời vào làm Tư Nghiệp Quốc Tử Giám (chức quan dạy học ). +Đời vua Trần Dụ Tông,chính sự thối nát,ông dâng “ Thất trảm sớ”xin chém bảy tên quan nịnh thần, vua không nghe, ông bèn treo mũ từ quan, về ở ẩn tại Chí Linh, Hải Dương.Sau ông mất tại đó. +Khi ông mất, vua Trần đã dành cho ông một vinh dự bậc nhất đối với một người thầy, một tri thức là được thờ phụng ở Văn Miếu. Nguyễn Đình Chiểu(1822-1688). Nhà thơ lớn, người thầy đáng kính của dân tộc ta. Năm 1910, Bác dạy học ở trường Dục Thanh của hội Liên Thành ở Phan Thiết . “Thầy Thành dạy chữ Pháp, chữ quốc ngữ cho lớp ba và lớp tư.Dạy được bảy tám tháng, bỗng một sáng thứ hai khoảng tháng mười năm 1911 có tin thầy đã bỏ đi và không cho ai biết. Học trò rất xôn xao, ai cũng cảm thấy người thầy này dạy học không chỉ vì kiếm sống mà còn vì một lẽ gì khác .” (Bác sỹ nguyễn Kính Chi- một học trò của thầy Nguyễn Tất Thành kể lại, Bác Hồ-Hồi kí nhiều tác giả ,NXB văn học 1960,Tr.30). +Bác nói câu này ngày 13/ 9/ 1958 tại hội nghị cán bộ giáo dục toàn quốc trong bối cảnh: miền bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà . Lời dạy của Bác Hồ được trích trong lá thư ngày 16/10/1968, Bác gửi cho cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân, nhân viên, học sinh mẫu giáo, phổ thông, bổ túc văn hoá, trung học chuyên nghiệp, đại học. Chiều 19/5/1969, khi các thầy thuốc kiểm tra sức khoẻ cho Bác xong, người liền viết thư khen các cháu học sinh ở hợp tác xã măng non Phú Mẫn, Yên Phong, Hà Bắc. Bức thư có đoạn viết “ Bác rất vui lòng biết các cháu vừa học tập tốt vừa tham gia sản xuất tốt. Các cháu là những người chủ tương lai của nước nhà”. (Hồ Chí Minh toàn tập,NXB chính trị quốc gia , tập XII, Tr457, Hà Nội, 2000). Tháng 8/1957, tại Vac-sa-va(Ba Lan) hội nghị quốc tế các nhà giáo đã thông qua bản hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo. +Ngày20/11/1958, lần đầu tiên ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo được tổ chức ở miền bắc nước ta . 12.Kể tên những nhà giáo Việt Nam nổi tiếng từ xưa đến nay mà em biết 13.Cảm nghĩ của bạn về công lao của thầy cô giáo? 14.Sưu tầm những câu châm ngôn, cách ngôn, tục ngữ, ca dao, nói về việc học tập và công lao của thầy cô giáo. 15.Kể lại một kỷ niệm đẹp về tình thầy trò. 16.Bạn có biết nội dung thông điệp về giáo dục của liên hợp quốc? +Ngày28/9/1982, hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) ra quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày nhà giáo Việt Nam. Quyết định này thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước ta với vị trí, vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục. Học sinh tự chuẩn bị. Học sinh tự chuẩn bị . Học sinh tự chuẩn bị . Học sinh tự chuẩn bị. +Tổ chức UNESCO ( giáo dục-khoa học-văn hoá liên hợp quốc) ra thông điệp: -Học tập là của cải nội sinh của mỗi con người, mỗi quốc gia. -Học để nhận thức. -Học để hành động. -Học để khẳng định bản thân . -Học để biết cách chung sống với mọi người. C.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1)THÀNH PHẦN THAM GIA HOẠT ĐỘNG +Học sinh lớp có . em. +Giáo viên chủ nhiệm lớp 2) ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN Tiết sinh hoạt lớp 3) HOẠT ĐỘNG +Nghi lễ, giới thiệu đại biểu, hát tập thể. +Dẫn chương trình: Lớp trưởng 4) Lớp chia ra 4 nhóm dưới sụ dẫn chương trình của lớp trưởng tiên hành trả lời các câu hoi do GVCN cung cấp D.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG + Lớp trưởng : nhận xét chung. +Giáo viên chủ nhiệm : phát biểu động viên học sinh, xếp loại thi đua các tổ. . thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Định hướng cho học sinh: biết cách cư xử đúng mực với thầy cô giáo trong mọi tình huống. Kính trọng và yêu. GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Chủ điểm tháng 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO Thiết kế bài dạy: GVCN lớp Lớp dạy: . A. MỤC TIÊU GIÁO

Ngày đăng: 14/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w