Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái thông qua phép biện chứng… ..... Nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam và cả thế gi
Trang 1z
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI:
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Lệ Thủy
Mã SV: 1212160119 Lớp: Anh 19, Khối 7 KTĐN, Khoá 51 Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Tùng Lâm
Hà nội, tháng 3 năm 2013
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 4
I Khái quát về phép biện chứng 4
II Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến 4
CHƯƠNG II: MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẢO VỆ 7 I Vấn đề tăng trưởng kinh tế 7
II Môi trường sinh thái 7
III Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái thông qua phép biện chứng… 8
PHẦN KẾT LUẬN 15
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Ở bất kì nơi nào trên thế giới, con người chúng ta luôn sống và tồn tại không tách rời những hoạt động thực tiễn của bản thân Con người đã và đang tác động vào thế giới tự nhiên, hình thành lịch sử phát triển đồng thời của tự nhiên và con người thông qua những quá trình như lao động, sản xuất, nghiên cứu khoa học Chính vì vậy, con người và thiên nhiên đang có mối quan hệ phụ thuộc qua lại lẫn nhau ngày càng chặt chẽ, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế khi mà nhu cầu tăng trưởng kinh
tế hiện trở nên cấp thiết với mỗi quốc gia Tuy vậy, thế giới chúng ta sống đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ không bền vững do sự phát triển bất chấp mọi tác động xấu đến môi trường, tài nguyên, sinh vật Nói cách khác, để có được những kết quả tốt
về kinh tế trong ngắn hạn, chúng ta đã phải trả giá bằng sự mất đi tính bền vững của nguồn tài nguyên thiên nhiên trong dài hạn Vì vậy, đã đến lúc cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chính sách phát triển kinh tế bền vững song hành với bảo vệ môi trường sinh thái Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã lấy đó làm quan điểm chủ đạo của chiến lược phát triển đất nước “ Phát triển nhanh, hiệu quả
và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”
Nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam và cả thế giới, đồng thời kêu gọi sự chung tay giúp sức của cộng đồng vào vấn đề cấp thiết của quốc gia, tôi lựa chọn nghiên cứu về đề tài: phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
Trang 4PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
I Khái quát về phép biện chứng:
1 Khái niệm:
Phép biện chứng là học thuyết khái quát về biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lí, các quy luật, các phạm trù để từ đó hình thành nên hệ thống nguyên tắc phương pháp luận nhằm chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người
Phép biện chứng thuộc biện chứng chủ quan, tức là sự phản ánh biện chứng của thế giới vật chất vào trong đời sống ý thức của con người Khi xem xét sự vật, hiện tượng phép biện chứng đặt nó vào trạng thái vận động, biến đổi, phát triển và trong mối quan hệ với sự vật, hiện tượng khác
2 Phép biện chứng duy vật:
Phép biện chứng đã phát triển qua ba giai đoạn, ba hình thức cơ bản, trong đó giai đoạn phát triển cao nhất trong lịch sử triết học là sang tạo nên phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin Phép biện chứng duy vật được xem là khoa học nhất, là học thuyết về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị , sâu sắc nhất và không phiến diện
Trên cơ sở khái quát các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, những quy luật phổ biến của các quá trình vận động phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, phép biện chứng duy vật cung cấp những nguyên tắc, phương pháp luận chung nhất cho quá trình nhận thức và cải tạo thế giới Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”
để nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
II Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến:
Nguyên lí là những điều căn bản nhất của một học thuyết Phép biện chứng duy vật
có hai nguyên lí cơ bản là nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự
Trang 5phát triển Trong đó ở bất kì giai đoạn nào của phép biện chứng, nguyên lí về mối liên hệ phổ biến được xem là nguyên lí có ý nghĩa khái quát nhất
1 Nội dung của nguyên lí:
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến cho rằng các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng vừa tách biệt nhau, lại vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau, làm điều kiện tiền đề cho nhau Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng Giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định Toàn bộ mối liên hệ đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy
Mối liên hệ có ba tính chất cơ bản là tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng Tính khách quan được thể hiện ở điểm sự quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hoá lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng là cái vốn có, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người Theo quan điểm biện chứng thì không có bất kì
sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác mà bất cứ chúng đều là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, đó là hệ thống mở tồn tại tương tác và làm biến đổi lẫn nhau với các hệ thống khác
2 Ý nghĩa phương pháp luận:
Từ nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, ta rút ra được tính toàn diện trong việc xem xét sự vật, hiện tượng, cụ thể:
Phải xem xét tất cả các mặt, yếu tố, bộ phận, mối liên hệ của sự vật, hiện tượng
Phải đặt sự vật hiện tượng trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác
Phải phân loại các mối liên hệ, quan tâm các mối liên hệ bên trong, cơ bản, tất nhiên, chủ yếu vì chúng là những mối liên hệ quan trọng
Trang 6 Nhìn nhận bản thân các mối liên hệ không đứng yên, trong hoàn cảnh này có thể là tất nhiên nhưng hoàn cảnh khác lại là ngẫu nhiên và ngược lại
Chỉ trên những cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lí có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn, nguyên lí về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi để cải tạo được
sự vật, chúng ta phải bằng hoạt động thực tiiễn của mình biến đổi những mối liên
hệ nội tại của sự vật cũng như mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác Muốn vậy phải sử dụng đồng bộ nhiều phương pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong không gian thời gian nhất định và mang dấu ấn của không gian thời gian đó Do đó chúng ta cần có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề thực tiễn đặt ra
Trang 7CHƯƠNG II: MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
I Vấn đề tăng trưởng kinh tế:
1 Tăng trưởng kinh tế là gì?
Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) trong một thời gian nhất định Nó thể hiện sự thay đổi về số lượng, chất lượng, quy mô của một nền kinh tế theo chiều hướng đi lên
Tăng trưởng kinh tế dài hạn là điều kiện tiên quyết tạo nên những tiến bộ về kinh
tế - xã hội, nhất là ở các nước đang phát triển Chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế đang được xem là nhiệm vụ cấp thiết quan trọng nhất ở hầu hết các quốc gia
2 Các hoạt động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:
Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, kể từ năm 1986 Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới Nó được tiến hành toàn diên trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước Để đất nước có thể hội nhập với thế giới, chính phủ đã và đang đẩy mạnh các chính sách như khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài, đầu tư phát triển khoa học công nghệ, chính sách thương mại tự do…Từ đó thu được những thành quả không nhỏ cho công cuộc phát triển kinh tế
II Môi trường sinh thái :
1 Kháị niệm:
Sinh thái được hiểu là nhà ở, nơi cư trú, sinh sống trong khi môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó Qua đó có thể hiểu môi trường sinh thái là “bao gồm tất cả những điều kiện xung
Trang 8quanh có liên quan đến sự sống” Đối với con người, môi trường sinh thái là toàn
bộ các điều kiện tự nhiên và xã hội, cả vô cơ và hữu cơ, có mối liên hệ tới sự sống của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội
2 Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sinh thái:
Môi trường cung cấp cho ta không gian để sống, nguồn tài nguyên để sản xuất và cũng chính là nơi chứa đựng rác thải Vì vậy, bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ sự sống của chúng ta Bảo vệ môi trường sinh thái là giữ cho môi trường luôn trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, đồng thời ngăn chặn khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên tạo ra, khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên Đây chính là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của mỗi quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của bất kì tổ chức cá nhân nào
Có bảo vệ tốt thì cuộc sống chúng ta mới phát triển tốt đẹp bền vững và lâu dài
III Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái thông
qua phép biện chứng
1 Mối liên hệ:
Giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, đó chính là mối quan hệ biện chứng bao gồm hai mặt thống nhất và mâu thuẫn
Tăng trưởng kinh tế được sinh ra, tồn tại và phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào con người nên nó là cái tồn tại chủ quan Trong khi đó, môi trường sống sinh ra và tồn tại trong tự nhiên, tồn tại một cách khách quan độc lập với ý thức của con người Tuy nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái lại phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, con người có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm môi trường tốt lên hay xấu đi Môi trường chịu tác động của con người, tăng trưởng kinh tế cũng phụ thuộc vào con người, do đó có thể nói môi trường chịu tác động của tăng trưởng kinh tế và ngược lại Hai yếu tố này thống nhất với nhau về mục đích trong quá trình phát triển một chỉnh thể là tự nhiên-xã hội Điều đó được thể hiện qua một số khía cạnh như sau:
Trang 9 Về tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên: nước giàu và nghèo có một
sự chênh lệch về việc nhìn nhận mức độ tiêu dùng nguồn tài nguyên Cụ thể, đối với nước giàu thì sự phát triển kinh tế bền vững phải gắn với cắt giảm đáng kể mức độ tiêu dùng lãng phí về năng lượng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khi nước nghèo chỉ chú tâm vào việc khai thác để xuất thô một cách cạn kiệt Phát triển kinh tế giúp nâng cao đời sống người dân đồng thời cũng nâng cao nhận thức con người, ý thức bảo vệ môi trường tăng lên
Về bầu khí quyển: tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho con người tạo nên những máy móc, công cụ sản xuất ít gây ảnh hưởng đến môi trường Các khu công nghiệp đang dần cố gắng giảm thiểu lượng khí thải bay vào bầu khí quyển Nhiều nhà máy, khu xử lí rác thải được xây dựng cũng góp phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ môi trường
Về môi trường nước: kinh tế càng phát triển, hệ thống xử lí nước sạch càng hiện đại, máy móc xử lí rác thải giúp giảm lượng rác đổ ra biển, hồ, sông…Kinh tế phát triển nguồn nước cũng được bảo vệ an toàn
Như vậy, xét về một khía cạnh nào đó thì phát triển kinh tế đã tác động tích cực đến bảo vệ môi trường
Ngược lại, môi trường sinh thái trong lành, ổn định cũng là điều kiện, cơ sở và động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế vì:
Môi trường sinh thái trong lành giúp con người cảm thấy thoải mái, hưng phấn trong cuộc sống, đảm bảo sức khoẻ tốt cũng là cách để làm việc hiệu quả
Bảo vệ môi trường sinh thái tạo nên môi trường sống ổn định, phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng chính là phát triển nền kinh tế lâu dài
Từ đó, có thể thấy sự phát triển kinh tế xã hội một cách tiến bộ khi có sự kết hợp hài hoà giữa hai mục tiêu là phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái
Mặc dù vậy, thực trạng đang dần chứng tỏ mặt mâu thuẫn trong mối liên hệ của hai vấn đề trên Trên thế giới, nền kinh tế đang phát triển chóng mặt, chính điều đó kéo theo nhiều hệ luỵ xấu và mối hiểm hoạ đến môi trường Tài nguyên không phải là
vô hạn, nếu chỉ tăng trưởng kinh tế mà không cải tạo môi trường thì sẽ đến lúc tăng trưởng phải dừng lại do sự suy thoái của môi trường Đó cũng là lúc con người phải gánh chịu hậu quả do chính họ gây ra Ngược lại nếu tăng trưởng kinh tế đồng
Trang 10hành với bảo vệ môi trường thì không những đời sống con người ngày càng được cải thiện mà chính môi trường cũng được cải thiện do khi nền kinh tế phát triển ngân sách cho những dự án bảo vệ sinh thái tăng lên, nguồn tài nguyên thiên nhiên
sẽ dần được thay thế bằng những nguồn tài nguyên mới do con người tự tạo nên
2 Thực trạng và những con số:
Hiện nay, môi trường đang là vấn đề nóng của toàn nhân loại Thực trạng cho thấy, khí hậu đang ngày một khắc nghiệt, khó đoán, mưa bão lũ quét thất thường Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường sinh thái Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ nhưng bản thân chúng ta không biết giữ gìn mà đang tự tay huỷ hoại chúng
Những số liệu càng chứng minh tính thuận chiều của tăng trường kinh tế và suy thoái môi trường:
Trong gần 20 năm thực hiện chủ trương chính sách đổi mới, Việt nam gặt hái không ít thành tựu kinh tế: Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) tăng trung bình hơn 7%/năm Trong công nghiệp, tăng trưởng công nghiệp từ xuất phát điểm chỉ có 0,6% năm 1980 tăng lên đến 6,07% năm 1990 và giai đoạn 1991-2000 tăng lên trung bình 12,9%/năm, trong đó thời kỳ 1991-1995 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 17%/năm Tỷ trọng công nghiệp đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hoá, từ mức 22,7% GDP năm
1991 tăng lên 36,6% năm 2000
Chất thải rắn của nền công nghiệp là một mối đe dọa lớn với môi trường.Trong quá trình sản xuất và chế biến các loại kim loại như đồng, niken, kẽm, bạc, vàng…, các kim loại nặng như chì, asen, crom, đồng và kẽm bị thải ra môi trường Việc quản lí chất thải rắn lại gặp nhiều khó khăn, do không có đủ kho chứa đủ tiêu chuẩn để lưu giữ các chất thải độc hại trước khi xử lí, không có nhà máy xử lí chất độc Ngoài ra, quá trình công nghiệp còn thải ra một lượng nước thải khá lớn Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước, biến sông Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hoá chất, thuốc trừ sâu, giấy dệt…xuống sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể Như ở Trung Quốc, gần đây, ngày 13/1/2005, vụ
nổ nhà máy hóa dầu ở thành phố Cát Lâm (Trung Quốc) gây ô nhiễm