VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU (Trích từ cuốn “Phương pháp Nghiên cứu khoa học” Tác giả: Nguyễn Đăng Bình và Nguyễn Văn Dự Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2010 Đề cương nghiên cứu (Research Proposal) là một tài liệu khoa học được công bố ở giai đoạn khởi đầu của một nghiên cứu. Với các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, luận văn tốt nghiệp của học viên cao học hay luận án của nghiên cứu sinh, đề cương nghiên cứu có vai trò như một báo cáo xin phép được triển khai nghiên cứu. Dưới đây sẽ trình bày các mục đích, yêu cầu, cấu trúc và cách viết một đề cương nghiên cứu. 1. Mục đích, chức năng của đề cương Một đề cương nghiên cứu có mục đích cơ bản là nhằm thuyết phục người đọc rằng, tác giả có một đề xuất nghiên cứu đáng giá (so với yêu cầu của cấp độ nghiên cứu đang đưa ra), có tính cạnh tranh và có một kế hoạch bài bản để đảm bảo hoàn thành nghiên cứu. Do vậy, một đề cương nghiên cứu cần bao gồm các yếu tố cần thiết để người đọc có thể đánh giá đề xuất nghiên cứu được trình bày. Các yếu tố này nhằm trả lời cho các câu hỏi: Vấn đề nghiên cứu là gì? Kế hoạch nghiên cứu ra sao? Tại sao cần tiến hành như vậy? Làm thế nào để thực hiện kế hoạch đó? Các lý do căn bản để người làm nghiên cứu cần và nên viết đề cương nghiên cứu bao gồm: 1. Cho tác giả nghiên cứu một cơ hội để cân nhắc kỹ càng về lựa chọn của mình, để công bố và xác định rõ rằng mình muốn nghiên cứu vấn đề gì; 2. Cung cấp cho bản thân tác giả một bản dàn ý và hướng dẫn tiến trình thực hiện nghiên cứu; 3. Cho phép người hướng dẫn, đơn vị quản lý hay nhà tài trợ hiểu rõ tác giả muốn nghiên cứu vấn đề gì và kế hoạch để thực hiện nó như thế nào; 4. Cho nhà nghiên cứu một cơ hội để nhận được các phản hồi, đóng góp của người hướng dẫn khoa học, của hội đồng khoa học cũng như những người quan tâm khác để hoàn chỉnh hơn dự kiến nghiên cứu của mình; 5. Đóng vai trò như một bản “hợp đồng” giữa tác giả với người hướng dẫn hay đơn vị quản lý; 6. Là hồ sơ xin cấp phép (về mặt học thuật, đạo đức, cấp học bổng hay kinh phí) cho triển khai nghiên cứu. Vì những lý do trên, các tổ chức quản lý hay cấp phép nghiên cứu luôn yêu cầu người dự định triển khai nghiên cứu phải làm đề cương. Một đề cương nghiên cứu có ba chức năng chính (theo Locke et al. 1993, tr. 3–5), bao gồm: 1. Đề cương đóng vai trò một công cụ giao tiếp giữa nhà nghiên cứu với những người đánh giá, cấp phép hoặc cấp kinh phí cho nghiên cứu; 2. Đề cương là một bản kế hoạch hành động, mô tả phạm vi nghiên cứu, các bước tiến hành công việc nghiên cứu và kết quả mong muốn đạt được; 3. Đề cương, khi đã được thông qua, chính là một bản hợp đồng có sự đồng thuận của tất cả các bên tham gia, bao gồm nhà nghiên cứu, người hướng dẫn, nhà quản lý, nhà tài trợ. Không một ai trong số đó có thể đứng ngoài mà không được sự nhất trí của tất cả các bên. Hãy lưu ý rằng, bất kỳ đề cương nghiên cứu nào cũng bao gồm các kế hoạch dự định làm, các kết quả mong muốn sẽ đạt được. Vì vậy, người viết phải trình bày sao cho những người đọc thấy những dự định, đề xuất không quá đơn giản, nhưng cũng không viển vông.
Hướng dẫn viết đề cương đề án Đề cương nghiên cứu gì? Đề cương nghiên cứu trình bày ý định nghiên cứu kế hoạch công việc tiến hành Lưu ý, đề cương nghiên cứu mục lục cuối Nội dung đề cương đề án Giới thiệu chung: Nêu tên đề tài giải thích ngắn gọn ý định nghiên cứu Lý lựa chọn đề tài: Phần trình bày chi tiết thực tiễn đề tài Những ý cần có: Nêu sở lý thuyết đề tài; Nêu tượng thực tế cần vận dụng sở lý thuyết nêu để giải thích, vận dụng…; Dự kiến tác dụng việc nghiên cứu đề tài Câu hỏi nghiên cứu phương pháp nghiên cứu: Nêu rõ câu hỏi nghiên cứu (nói ngắn gọn muốn tìm hiểu gì?) cách thức thu thập liệu phân tích để đến câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu (nói ngắn gọn trả lời câu hỏi đặt nào?) Phần phải rõ: Những câu hỏi nghiên cứu cụ thể; Dự kiến loại liệu cần thu thập; Dự kiến cách thức sử dụng liệu thu thập Dự kiến kết nghiên cứu: Đề án cung cấp thông tin thông tin sử dụng Dự kiến nội dung đề án: Bản đề án thức có nội dung nào? Phần linh hoạt phụ thuộc vào kết thu Dự kiến tiến độ thực hiện: Sẽ thực công việc gì, khoảng thời gian nào, cần tìm hiểu gì, kết dự kiến công việc chuẩn bị trước thực công việc Yêu cầu Dung lượng: tối đa trang giấy A4