1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài dự thi bảo vệ môi trường

16 3,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 105,5 KB

Nội dung

BÀI DỰ THI: TÌM HIỂU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HỌ VÀ TÊN: MAI CÔNG TÌNH NGÀY, THÁNG NĂM SINH: 17021982 ĐỊA CHỈ: TRƯỜNG THTHCS TÂN BÌNH – NHƯ XUÂN Câu 1: Anh (chị) hãy nêu khái niệm về môi trường và những chức năng cơ bản của môi trường? Trả lời: 1. Khái niệm về môi trường: Theo điều 3 Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2014 Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên, khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ...ở các cấp khác nhau như Liên hiệp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh huyện, cơ quan, làng xã, hộ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị, công viên nhân tạo... Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: Môi trường của học sinh bao gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường; tổ chức xã hội như đoàn, đội, với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm, với những quy định không thành văn chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định. Tóm lại môi trường là tất cả những gí xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.

Trang 1

BÀI DỰ THI: TÌM HIỂU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

HỌ VÀ TÊN: MAI CÔNG TÌNH

NGÀY, THÁNG NĂM SINH: 17/02/1982

ĐỊA CHỈ: TRƯỜNG TH&THCS TÂN BÌNH – NHƯ XUÂN

Câu 1: Anh (chị) hãy nêu khái niệm về môi trường và những chức năng cơ

bản của môi trường?

Trả lời:

1 Khái niệm về môi trường:

Theo điều 3 Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2014 " Môi trường

là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại

và phát triển của con người và sinh vật”

Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:

- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên, khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng đồng hoá các chất thải, cung cấp cho

ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú

- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như Liên hiệp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh huyện, cơ quan, làng xã, hộ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác

- Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị, công viên nhân tạo

Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất,

Trang 2

Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người Ví dụ: Môi trường của học sinh bao gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường; tổ chức xã hội như đoàn, đội, với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm, với những quy định không thành văn chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các

cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định

Tóm lại môi trường là tất cả những gí xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển

2 Những chức năng cơ bản của môi trường:

Môi trường có những chức năng cơ bản sau:

- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật

- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình

- Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình

- Môi trường là nơi giảm nhẹ các hoạt động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất

- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

- Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xất lương thực và tái tạo môi trường Con người có thể gia tăng không gian sống cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo đất và nước mới Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi

Câu 2: Anh (chị) cho biết những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến

khích và những hành vi bị nghiêm cấm

Trả lời

Luật Bảo vệ Môi trường 2015 quy định 12 hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích và 16 hành vi bị nghiêm cấm như sau:

*Các hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích

1 Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ

gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.

2 Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

Trang 3

3 Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.

4 Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-dôn

5 Đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường; sản xuất, kinh doanh, tiêu

dùng sản phẩm thân thiện với môi trường

6 Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường

7 Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường; thực hiện kiểm toán môi trường; tín dụng xanh; đầu tư xanh

8 Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường

9 Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư thân thiện với môi trường

10 Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư

11 Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường

12 Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện hợp tác công tư về bảo vệ môi trường

*Các hành vi vi phạm môi trường bị nghiêm cấm

1 Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên

2 Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật

3 Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định

4 Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường

5 Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí

6 Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật

7 Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường

8 Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường

9 Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức

10 Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài

Trang 4

danh mục cho phép.

11 Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường

12 Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên

13 Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường

14 Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người

15 Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường,

làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường

16 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của

người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.

Câu 3: Anh (chị) cho biết việc bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ và bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư

Trả lời

Điều 68 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về Bảo vệ môi trường

cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như sau:

1 Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau:

a) Thu gom, xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải rắn theo quy định của pháp luật;

c) Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động;

d) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự

cố môi trường;

đ) Xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ môi trường

2 Cơ sở sản xuất hoặc kho tàng thuộc các trường hợp sau phải có khoảng cách bảo đảm không có tác động xấu đối với khu dân cư:

a) Có chất dễ cháy, dễ nổ;

b) Có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh;

c) Có chất độc hại đối với người và sinh vật;

d) Phát tán bụi, mùi, tiếng ồn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người;

đ) Gây ô nhiễm nguồn nước

Trang 5

3 Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh lượng chất thải lớn, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường phải có bộ phận chuyên môn hoặc nhân

sự phụ trách về bảo vệ môi trường; phải được xác nhận hệ thống quản lý môi trường theo quy định của Chính phủ

4 Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và quy định của pháp luật có liên quan

Như vây, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo

vệ môi trường theo quy định tại Điều 68 Luật bảo vệ môi trường 2014

Điều 80 Yêu cầu bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư

1 Bảo vệ môi trường đô thị thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử và bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch

2 Có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường đồng bộ, phù hợp với quy hoạch đô thị, khu dân cư tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

3 Có thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cư

4 Bảo đảm yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường; lắp đặt và bố trí công trình vệ sinh nơi công cộng

5 Chủ đầu tư dự án khu dân cư tập trung, chung cư phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này

6 Đối với khu dân cư phân tán phải có địa điểm, hệ thống thu gom, xử lý rác thải;

có hệ thống cung cấp nước sạch và các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn

Điều 81 Bảo vệ môi trường nơi công cộng

1 Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng

2 Tổ chức, cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ, nhà

ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau:

a) Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản

Trang 6

b) Bố trí công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường;

c) Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng

Điều 82 Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình

1 Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định

2 Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định

3 Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh

4 Nộp đủ và đúng thời hạn phí bảo vệ môi trường; chi trả cho dịch vụ thu gom, xử

lý chất thải theo quy định của pháp luật;

5 Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường công cộng và tại khu dân cư

6 Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh,

an toàn

Câu 4: Anh (Chị) cho biết mục tiêu cụ thể về bảo vệ môi trường đến năm

2020, những nhiệm vụ cụ thể và giải pháp chủ yếu mà nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành trung ương về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”

Trả lời

Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành trung ương về

“Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” đã nêu lên các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về bảo vệ môi trường đến năm 2020 như sau:

a.Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

Không để phát sinh và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 70% lượng nước thải ra môi trường lưu vực các sông được xử lý; tiêu huỷ,

xử lý trên 85% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế; tái sử dụng hoặc tái chế trên 65% rác thải sinh hoạt

Phấn đấu 95% dân cư thành thị và 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh Kiểm soát an toàn, xử lý ô nhiễm môi trường do hậu quả chiến tranh Nâng cao chất lượng môi trường không khí ở các đô thị, khu vực đông dân

cư Cải thiện rõ rệt môi trường làng nghề và khu vực nông thôn

Trang 7

Quản lý khai thác hợp lý, sớm chấm dứt khai thác rừng tự nhiên, nâng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên lên trên 3 triệu ha; nâng độ che phủ của rừng lên trên 45%

b.Nhiệm vụ cụ thể

- Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường, bảo đảm chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường từ khâu lập, phê duyệt, triển khai thực hiện Cấm nhập khẩu công nghệ, triển khai các dự án đầu tư mới sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tiêu tốn nguyên liệu, tài nguyên, hiệu quả thấp

Thực hiện cơ chế quản lý về bảo vệ môi trường theo từng loại hình và mức

độ tác động đến môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh Thực hiện lộ trình áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường (phát thải và công nghệ) tương đương với nhóm các nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN Tăng cường kiểm soát

ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp,

tụ điểm khai thác, chế biến khoáng sản, các làng nghề, lưu vực sông, các đô thị lớn

và khu vực nông thôn Kiểm soát chất lượng không khí ở khu vực đô thị, thành phố

có mật độ dân cư cao Kiểm soát ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp (dư lượng thuốc

bảo vệ thực vật, đốt rơm rạ…) ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống nhân dân.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kiểm soát về môi trường đối với các hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ nhằm ngăn chặn việc đưa công nghệ lạc hậu, máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu không đảm bảo yêu cầu về môi trường từ bên ngoài vào nước ta Hạn chế các tác động bất lợi từ hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá đối với môi trường nước ta

Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án đầu tư xử lý nước thải, nhất là nước thải chứa kim loại nặng, chất phóng xạ, nước thải y tế, nước thải công

nghiệp, nước thải chế biến nông, lâm, hải sản, nước thải sinh hoạt đô thị Tập trung

xử lý chất thải rắn, quản lý chất thải nguy hại Thúc đẩy tái sử dụng, tái chế và sản xuất, thu hồi năng lượng từ chất thải

Phát triển ngành kinh tế môi trường trên cơ sở ngành công nghiệp môi

trường, dịch vụ bảo vệ môi trường và tái chế chất thải Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản xuất và tiêu dùng bền vững

Trang 8

- Khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của người dân, hạn chế tác động do ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ của nhân dân.

Quan tâm cải thiện chất lượng môi trường sống, cung cấp nước sạch và dịch

vụ vệ sinh môi trường cho người dân, đặc biệt là ở các đô thị, khu, cụm công

nghiệp, làng nghề, khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn

Đánh giá đầy đủ thiệt hại do ô nhiễm môi trường và xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân gây ra Tập trung xử lý triệt để, dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; áp dụng chế tài mạnh, xử lý nghiêm khắc, buộc các cơ sở gây ô nhiễm môi trường thực hiện các yêu cầu về bảo

vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật

Chú trọng cải tạo những hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông, suối bị ô nhiễm nặng, trước hết ở nơi đầu nguồn, trong các đô thị, khu dân cư Tập trung nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy và sông Đồng Nai

Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản Đẩy nhanh tiến độ rà phá và khắc phục hậu quả bom mìn, cải tạo các vùng đất bị nhiễm chất độc điôxin, hoàn trả quỹ đất sạch phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, bảo đảm an toàn cho nhân dân

Chú trọng cải thiện chất lượng không khí, cây xanh, không gian vui chơi, giải trí trong các đô thị, khu dân cư, nhất là các thành phố lớn

- Bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Bảo vệ, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng, nhất là rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn Ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng Sớm dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên

Tăng cường quản lý, mở rộng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên hiện có tại những nơi có đủ điều kiện và đẩy nhanh việc thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên mới Ưu tiên nguồn lực cho bảo vệ cảnh quan, sinh thái, di sản thiên nhiên

Bảo vệ nghiêm ngặt các loài động vật hoang dã, các giống cây trồng, cây dược liệu, vật nuôi có giá trị, loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng Ngăn chặn

sự xâm nhập, phát triển của sinh vật ngoại lai xâm hại Tăng cường quản lý rủi ro

từ sinh vật biến đổi gen

c Giải pháp chủ yếu:

Trang 9

- Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đa dạng hoá hình thức, đổi mới nội dung, xác định các đối tượng ưu tiên tuyên truyền, giáo dục; đưa nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào chương trình đào tạo các cấp học phổ thông, đại học, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý Phổ biến kinh nghiệm, xây dựng năng lực,

kỹ năng phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu cho mọi người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tạo dư luận xã hội lên án và thống nhất nhận thức về việc phải xử lý nghiêm các hành vi sử dụng lãng phí tài nguyên, đốt phá rừng, gây ô nhiễm môi trường, săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã

Nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, doanh nghiệp và mọi người dân Xây dựng tiêu chí, chuẩn mực về bảo vệ môi trường trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên Hình thành các thiết chế văn hoá, đạo đức môi trường trong xã hội Thực hiện đánh giá, phân hạng về môi trường đối với các ngành, địa phương

- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Chú trọng nghiên cứu khoa học về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Sớm hình thành một số chuyên ngành khoa học mũi nhọn như năng lượng tái tạo, tái chế chất thải, vật liệu mới, thiên văn

Thúc đẩy đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, ít chất thải và các-bon thấp; nghiên cứu phát triển và tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng đến các giải pháp phi công trình

Tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ mới, tiên tiến trên nền tảng công nghệ thông tin trong dự báo, cảnh báo, điều tra, đánh giá, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Xây dựng và thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước phục vụ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu

về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Trang 10

- Tăng cường quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Chú trọng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực có liên quan như đầu

tư, thuế, xử lý vi phạm hành chính, dân sự theo hướng bổ sung, kết hợp khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ

Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột trong ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường Sửa đổi, bổ sung các chế tài hành chính, kinh tế, hình sự về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo đảm đủ sức răn đe Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật

Nghiên cứu kiện toàn tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực theo hướng tổng hợp, thống nhất, tập trung đầu mối, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, khắc phục triệt để tình trạng phân tán, chồng chéo trong quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng;

cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hoá; cơ chế để nhân dân giám sát có hiệu

quả việc quản lý khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi

khí hậu

- Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa dạng hoá nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Kết hợp tăng chi từ ngân sách với đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư trong

và ngoài nước, nhất là các nguồn vốn ưu đãi cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Phát huy vai trò, trách nhiệm của bộ quản

lý chuyên ngành trong việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực

Hằng năm ưu tiên bố trí ngân sách phù hợp cho công tác điều tra cơ bản, xử

lý ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu

Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, sông Đồng Nai Bảo đảm sử dụng minh bạch, đúng mục đích và hiệu quả nguồn vốn ODA và các nguồn hỗ trợ quốc tế khác

Ngày đăng: 29/10/2016, 11:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w