TRƯ ỜNG THPT ĐÔNG HÀ TỔ VẬT LÍ ĐỀTHIHỌCKÌ I - NĂM HỌC 2008 - 2009 MÔN VẬT LÍ LỚP 10 - CHƯƠNG TRÌNH CƠBẢN Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đềthi 10CB-512 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: . A. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1: Nếu giảm khối lượng của một vật đi hai lần và giữ nguyên khối lượng vật kia, đồng thời giảm khoảng cách giữa chúng hai lần thì lực hấp dẫn giữa hai vật sẽ A. Tăng lên 4 lần. B. Tăng lên 2 lần. C. Giảm 4 lần. D. không đổi Câu 2: Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều, sau 20(s) đạt đến vận tốc 36(km/h). Hỏi sau bao lâu kể từ lúc rời ga tàu đạt được vận tốc 54(km/h) A. 30(s) B. 10(s). C. 20(s). D. 5(s). Câu 3: Một chất điểm cân bằng chịu tác dụng của ba lực có độ lớn lần lượt là 6(N), 8(N) và 10(N). Góc giữa hai lực thành phần 6(N) và 8(N) bằng A. 60 0 B. 30 0 C. 45 0 D. 90 0 Câu 4: Chọn câu ĐÚNG A. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng đều. B. Trong chân không viên bi sắt rơi nhanh hơn viên bi ve có cùng kích thước. C. Gia tốc rơi tự do thay đổi theo độ cao và theo vĩ độ trên Trái Đất. D. Vật càng nặng gia tốc rơi tự do càng lớn. Câu 5: Câu nào sau đây là ĐÚNG A. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật. B. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được. C. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của một vật. D. Không cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn chuyển động tròn đều được. Câu 6: Chuyển động biến đổi đều là A. Chuyển động có vectơ gia tốc không đổi theo thời gian. B. Chuyển động có vectơ vận tốc không đổi theo thời gian. C. Chuyển động có vectơ gia tốc thay đổi theo thời gian. D. Chuyển động có vectơ vận tốc thay đổi theo thời gian. Câu 7: Chọn câu SAI. Điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế là A. Hình chiếu của trọng lực theo phương thẳng đứng là một điểm phải nằm trong mặt chân đế. B. Đường thẳng đi qua trọng tâm vật rắn gặp mặt chân đế. C. Đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật rắn phải đi qua mặt chân đế. D. Giá của trọng lực tác dụng lên vật rắn phải đi qua mặt chân đế. Câu 8: Điều nào sau đây là SAI khi nói về chuyển động tròn đều A. Vectơ gia tốc luôn hướng về tâm của quỹ đạo. B. Vectơ gia tốc luôn vuông góc với vectơ vận tốc tại mọi điểm. C. Độ lớn của gia tốc hướng tâm r v a 2 = (với v là vận tốc dài, r là bán kính quỹ đạo) D. Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn của vận tốc. Câu 9: Điều nào sau đây là SAI khi nói về vận tốc tức thời A. Vận tốc tức thời là đại lượng véc tơ. B. Vận tốc tức thời là độ lớn vận tốc của vật tại điểm đang xét C. Vận tốc tức thời là vận tốc tại một thời điểm nào đó. D. Vận tốc tức thời là vận tốc tại một vị trí nào đó trên quỹ đạo. Câu 10: Đơn vị Niu-tơn (N) của lực tương đương với Trang 1/2 - Mã đềthi 10CB-512 A. 2 2 s m.kg B. s m.kg C. 2 s m.kg D. s m.kg 2 Câu 11: Lực và phản lực trong định luật III Niutơn A. Không bằng nhau về độ lớn. B. Tác dụng vào cùng một vật. C. Tác dụng vào hai vật khác nhau. D. Bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá. Câu 12: Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính R=15(m), vận tốc dài 54(km/h). Gia tốc hướng tâm của chất điểm là A. 225(m/s 2 ) B. 15(m/s 2 ). C. 1(m/s 2 ) D. Một giá trị khác. Câu 13: Ngẫu lực có độ lớn của mỗi lực là F=5(N). Tay đòn của ngẫu lực là d=20(cm). Mômen của ngẫu lực là A. 2(Nm) B. 100(Nm) C. 1(Nm) D. 0,5(Nm) Câu 14: Khi người ta treo quả cân có khối lượng 300(g) vào đầu dưới của một lò xo (đầu trên cố định), thì lò xo dài 31(cm). Khi treo thêm quả cân 200(g) nữa thì lò xo dài 33(cm). Lấy g = 10(m/s 2 ). Chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là A. l 0 = 30(cm); k = 1000(N/m) B. l 0 = 30(cm); k = 100(N/m) C. l 0 = 28(cm); k = 1000(N/m) D. l 0 = 28(cm); k = 100(N/m) Câu 15: Một xe chuyển động thẳng có tốc độ trung bình 54(km/h) trên 2 1 đoạn đường đầu và tốc độ trung bình 18(km/h) trên 2 1 đoạn đường còn lại. Tốc độ trung bình của xe trên cả quãng đường là A. 27(km/h) B. 36(km/h) C. 24(km/h) D. Một giá trị khác. Câu 16: Tính chất nào sau đây chỉ ĐÚNG cho chuyển động nhanh dần đều? A. Gia tốc tức thời không đổi B. Vận tốc là hàm bậc nhất của thời gian C. Giá trị tuyệt đối của vận tốc tăng theo thời gian D. Giá trị tuyệt đối của vận tốc giảm theo thời gian B. PHẦN TỰ LUẬN Bài 1: (1 điểm) Vì sao đế giày, dép, lốp xe đạp, lốp ôtô phải khía ở mặt cao su tiếp xúc với mặt đường? Bài 2: (2 điểm) Một vật nhỏ được thả rơi tự do từ độ cao h=80(m). Lấy g=10(m/s 2 ) a. Tính thời gian vật rơi và vận tốc của vật khi chạm đất. b. Tính quãng đường vật rơi trong giây cuối cùng. Bài 3: (3 điểm) Trên mặt phẳng nằm ngang có một thùng (hình hộp chữ nhật) khối lượng m=40(kg) đang đứng yên, người ta đẩy thùng bằng lực F theo phương ngang có độ lớn F=80(N). Hệ số ma sát giữa thùng và mặt phẳng ngang là µ = 0,12. Lấy g=10(m/s 2 ). a. Biểu diễn các lực tác dụng lên thùng và tính gia tốc của thùng. b. Tính vận tốc của vật sau khi lực F tác dụng trong thời gian 10(s). c. Sau thời gian trên thôi tác dụng lực F thì thùng chuyển động như thế nào? Xác định tính chất chuyển động của thùng. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 2/2 - Mã đềthi 10CB-512 . ĐỀ THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2008 - 2009 MÔN VẬT LÍ LỚP 10 - CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 10 CB- 512 . tại một vị trí nào đó trên quỹ đạo. Câu 10 : Đơn vị Niu-tơn (N) của lực tương đương với Trang 1/ 2 - Mã đề thi 10 CB- 512 A. 2 2 s m.kg B.