Lịch sử ngày8-3 Options Hàn_Tâm Mar 7 2007, 12:05 AM Post #1 nhân viên Group: Members Posts: 33 Joined: 14-May 06 Member No.: 422 Thanks : 0 Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy xí nghiệp. Nhưng bọn chủ tư bản trả lương cho họ rất rẻ mạt. Cǎm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8-3-1899, nữ công nhân ở Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tǎng lương, giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu từ nữ công nhân ngành dệt và ngành may tại thành phó Si-Ca-Gô và Nưu-Ước. Mặc dù bọn tư bản thẳng tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh của công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức, một nước đại kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ. Phong trào đấu tranh đã xuất hiện hai nữ chiến sĩ lỗi lạc, đó là bà Cla-Ra-Zét-Kin (Đức) và bà Lô-Ra Lúc-Xǎm-Bua (Ba Lan). Nhận thức được sự mạnh mẽ và đông đảo của lực lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có tổ chức, phải có lãnh đạo để giành thắng lợi cho phong trào phụ nữ nên nǎm 1907 hai bà đã cùng phối hợp với bà Crup-Xcai-A (vợ Lê nin) vận động thành lập Ban "Thư ký phụ nữ Quốc tế". Bà Cla-Ra-Zét-Kin được cử làm bí thư. Nǎm 1910 Đại hội phụ nữ Quốc tế XHCN họp tại Cô-Pen-Ha-Gen (Thủ đô Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày8-3 làm ngày "Quốc tế phụ nữ". Ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: Ngày làm 8 giờ Việc làm ngang nhau Bảo vệ bà mẹ và trẻ em Từ đó ngày8-3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới. -------------------- Tất cả là con số không tròn trĩnh Em đi rồi để lại mưa rơi Xin mưa đừng mang băng giá Cho em về hạnh phúc bên tôi Sáng ngồi ngẩn Tối ngu ngơ Hỏi ra không biết vì sao thế Hóa ra mới biết mình đang yêu Em đi rồi sương phủ gót hài Còn lại anh ngơ ngẩn với trời mây Hàn_Tâm Mar 7 2007, 12:08 AM Post #2 nhân viên Group: Members Posts: 33 Joined: 14-May 06 Member No.: 422 Thanks : 0 Việt Nam * Ngày8-3 nǎm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ nhà Hán. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà được nhân dân ủng hộ. Song vì lực lượng yếu hơn giặc nên cuộc khởi nghĩa đã thất bại. Ở Hà Nội có đền thờ Hai Bà thuộc quận Hai Bà Trưng. * Bị coi rẻ và chỉ được trả lương thấp, ngày 8-3-1899, các nữ công nhân ngành dệt và ngành may ở Chicago (Mỹ) đã bãi công, biểu tình đòi tǎng lương, giảm giờ làm việc. Cuộc đấu tranh này đã giành được thắng lợi và dẫn đến phong trào đòi bình đẳng nam nữ của phụ nữ Mỹ. Phong trào đã thu hút đông đảo quần chúng và được ủng hộ tại nhiều quốc gia. Nǎm 1910, Hội nghị Quốc tế phụ nữ lần thứ II họp tại Copenhaghen, Thủ đô Đan Mạch, theo đề nghị của Clara Zetkin, đã quyết định hàng nǎm lấy ngày8-3 làm ngày Quốc tế Phụ nữ. * Đầu nǎm 1920, trên bến cảng Sài Gòn có một số tàu biển của Pháp đang thả neo. Do giá sinh hoạt trên đất liền cao nên các thuỷ thủ cử đại biểu đòi giám đốc Sở Thuỷ thủ phụ cấp đắt đỏ. Yêu sách không được chấp nhận nên ngày 8-3-1920 tất cả 226 thuỷ thủ tuyên bố bãi công. Trong suốt thời gian bãi công (20 ngày) các thuỷ thủ nhận được sự đồng tình mạnh mẽ của nhân dân Sài Gòn. Những người bãi công đưa ra khẩu hiệu "Sự giải phóng người lao động do người lao động muôn nǎm!". Bọn chủ đã phải nhượng bộ. Sự kiện này có tiếng vang lớn, tác động đối với phong trào công nhân và nhân dân lao động ở Sài Gòn và trong cả nước. * Theo hiệp định sơ bộ ký ngày 6-3-1946, quân Pháp đổ bộ lên cảng Hải Phòng, ngày 8-3- 1946. * Nhà máy dệt 8-3 tại Hà Nội do Trung Quốc giúp đỡ xây dựng trong 5 nǎm và được khánh thành ngày 8-3-1965. Đến thǎm nhà máy, Hồ Chủ tịch cǎn dặn: "Muốn sản xuất được nhiều, các bộ phận dây truyền phải ǎn khớp. Từ đồng chí Giám đốc đến anh chị em công nhân phải đoàn kết thành một khối". * Luật sư Phạm Vǎn Bạch, sinh nǎm 1910 tại xã Khánh Lộc, tỉnh Trà Vinh, qua đời ngày 8-3- 1987 tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông đỗ cử nhân luật tại trường đại học Lyông (Pháp) - nǎm 1936, ông về nước làm giáo sư, dạy học ở Cần Thơ. Tại đây ông tham gia các hoạt động yêu nước. Từ lúc còn học ở Pháp, ông đã gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Pháp, nhiều lần tranh luận trên diễn đàn, ủng hộ chủ nghĩa Mác và cách mạng tháng Mười Nga. Từ sau cách mạng tháng tám 1945, ông từng giữ các chức vụ: Chủ tịch uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, ủy viên Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. * Đại hội Hội nhà báo Việt Nam lần thứ 6 đã được khai mạc tại hội trường Ba Đình hôm 8-3- 1995. 330 đại biểu thay mặt cho hơn 7300 hội viên thuộc 154 đầu mối đã tới dự. Đại hội lần này có khẩu hiệu: "Báo chí vì sự nghiệp đổi mới và hiện đại hoá đất nước". Thế giới * Ngày 8-3-1954: Nguyên soái Voroshilov tuyên bố Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử -------------------- Tất cả là con số không tròn trĩnh Em đi rồi để lại mưa rơi Xin mưa đừng mang băng giá Cho em về hạnh phúc bên tôi Sáng ngồi ngẩn Tối ngu ngơ Hỏi ra không biết vì sao thế Hóa ra mới biết mình đang yêu Em đi rồi sương phủ gót hài Còn lại anh ngơ ngẩn với trời mây LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3 VÀ KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG Hàng năm, cứ đến ngày 8/3, phụ nữ toàn thế giới trong đó có phụ nữ Việt Nam tổ chức kỷ niệm ngày quốc tế của giới mình. Chị em phụ nữ chúng ta hãy cùng nhau ôn lại lịch sử ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Lịch sử ngày8-3 bắt đầu từ phong trào nữ công nhân nước Mỹ. Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng bọn chủ tư bản trả lương rất rẻ mạt, giờ giấc làm việc không hạn định cốt sao thu được nhiều sản phẩm cho chúng. Căm phẫn trước sự bất công đó, ngày8-3 năm 1899, nữ công nhân nước Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu từ nữ công nhân ngành dệt và ngành may tại hai thành phố Chi-ca-gô và Nữu Ước. Mặc dù bị bọn tư bản thẳng tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, bền bỉ đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức, một nước có kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ. Trong phong trào đấu tranh giai cấp lúc đó đa xuất hiện hai nữ chiến sỹ lỗi lạc, đó là bà Cla-ra Zet-kin (Đức) và bà Rô-gia Lúc-xăm-bua (Ba Lan). Nhận thức được sự mạnh mẽ và đông đảo của lực lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có tổ chức, phải có lãnh đạo để giành thắng lợi cho phong trào phụ nữ nên năm 1907, hai bà đã cùng phối hợp với bà Crup-xkai-a (vợ đồng chí Lê-nin) vận động thành lập Ban "Thư ký phụ nữ quốc tế". Bà Cla-ra Zet-kin được cử làm Bí thư. Năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế XHCN họp tại Cô-pen-ha-gen (Thủ đô nước Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày8-3 làm ngày "Quốc tế phụ nữ", ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: - Ngày làm 8 giờ. - Việc làm ngang nhau. - Bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Từ đó ngày 8/3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng. Ở nước ta, vào ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – hai vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt. Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa. Lời hịch thiêng liêng “Đền nợ nước, trả thù nhà” đã nhận được sự hưởng ứng của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa. Man Thiện (mẹ của Hai Bà Trưng), bà Lê Chân (Hải Phòng), bà Bát Màn (Thái Bình), bà Lê Thị Hoa (Thanh Hóa), bà Thánh Thiện (Hà Bắc)… ý chí kiên cường và lòng yêu nước của Hai Bà đã được đúc kết lại bằng những vần thơ bất hủ: “Một xin rửa sạch nước thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kẻo oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng khắp nơi. Trong một thời gian ngắn, dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà, nghĩa quân đã đập tan chính quyền đô hộ. Tên tướng đô hộ là Tô Định phải cải trang bằng cách cắt tóc, cạo râu tìm đường tẩu thoát về nước. Bà Trưng Trắc được các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn làm vua. Bà lên ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay). Năm 42, nhà Hán lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Hai Bà lại một lần nữa ra quân, phất cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa lần này chỉ kéo dài được 2 năm do thế và lực của ta và địch chênh lệch quá lớn. Hai Bà đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh anh dũng để giữ tròn khí tiết của mình, bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc. Mặc dù chỉ giành độc lập trong thời gian ngắn nhưng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần dân tộc cao cả. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng còn là một minh chứng cho sức mạnh lớn lao, khả năng dồi dào của người phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trang sử oanh liệt này sẽ mãi mãi được lưu truyền cho muôn đời con cháu mai sau. Năm nay, chúng ta kỷ niệm 96 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910-8/3/2006) và 1966 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong lúc Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc phấn khởi tự hào với những thành tựu chính trị - kinh tế - xã hội đạt được năm 2005. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2006) và Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV thành công tốt đẹp; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh ngay từ ngày đầu, quý đầu năm 2006. Các cấp Hội phụ nữ và mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh hãy phát huy truyền thống vẻ vang của Hai Bà Trưng, thực hiện tốt nhiệm vụ công tác Hội năm 2006, chỉ đạo thành công Đại hội phụ nữ cơ sở tiến tới Đại hội phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2006-2011, thiết thực lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2006. Ban Tuyên giáo Hội LHPN tỉnh Lịch sử ngày 8/3 Ngày 8/3, đó là cả một câu chuyện lịch sử dài về cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng và hạnh phúc cho phụ nữ của nhiều nhóm phụ nữ trên toàn thế giới. Chính phụ nữ là những người làm nên ngày 8/3 lịch sử. Để mỗi năm có một ngày tràn ngập hoa thì đã có không ít máu và nước mắt đổ xuống trong quá khứ. Ngày 8/3/1857, công nhân xưởng may ở New York tuần hành yêu cầu nâng cao chất lượng làm việc: giảm giờ làm và những yêu cầu về quyền lợi cho phụ nữ. Lực lượng biểu tình này đã bị cảnh sát đàn áp. 51 năm sau, 8/3/1908, để kỷ niệm cho sự kiện tháng 3/1857, một cuộc biểu tình của các nữ công nhân Mỹ đòi quyền bầu cử, chấm dứt tình trạng ngược đãi công nhân và bóc lột sức lao động trẻ em cũng bị dập tắt bởi cảnh sát New York. Năm 1910, một nhà hoạt động xã hội người Đức, Clara Zetkin, đề nghị lấy ngày 8/3 làm ngày Quốc tế Phụ nữ để kỷ niệm những cuộc biểu tình và những cuộc đấu tranh của phụ nữ trên toàn thế giới vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ. Nhiều sự kiện đáng chú ý khác liên quan đến ngày 8/3 như cuộc đấu tranh lớn tại Nga vào ngày 23/2/1917 theo lịch Nga và là ngày 8/3 theo lịch Công giáo, những nữ công nhân đã ồ ạt tấn công khắp các đường phố của Nga. Sự kiện đó sau này được đánh giá là một trong những tác nhân châm ngòi cho Cách mạng Tháng Mười Nga. Ngoài ra, còn rất nhiều cuộc đấu tranh của phụ nữ trên thế giới cũng nổ ra vào tháng 3 lịch sử. Năm 1975, Liên Hiệp Quốc đã lấy ngày 8/3 hằng năm làm ngày Quốc tế Phụ nữ. Hai năm sau, LHQ đã thông qua nghị quyết các nước thành viên kỷ niệm ngày này như là ngày vì quyền bình đẳng, sự tiến bộ của phụ nữ và hòa bình cho thế giới. Ngày 8/3 ở Việt Nam Tại Việt Nam, ngày Quốc tế Phụ nữ được kỷ niệm rất trang trọng: một ngày tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp dành cho phụ nữ. Hầu hết người ta đã không còn nhớ chính xác về ý nghĩ lịch sử của ngày này. Nam giới coi đây là cơ hội để thể hiện sự ga-lăng của mình cho những người mà họ yêu quý. Ngày 8/3 đã bị xóa nhòa ranh giới về ý nghĩa thực của nó. Chính cái ý nghĩa "phát sinh" lại trở nên . rất ý nghĩa đối với phụ nữ. Trong 365 ngày trong năm, người phụ nữ có riêng một ngày để được cả xã hội quan tâm, ngợi ca và cả bày tỏ niềm kính trọng. Một ngày "bù đắp" cho những vất vả của những người mẹ tảo tần, những người vợ đảm đang, những người vun vén dựng xây tổ ấm gia đình. Có thể không cần phải nói nhiều bạn cũng hình dung ra vai trò và trách nhiệm to lớn của người phụ nữ thời hiện đại: là người nội trợ chính trong gia đình, người lao động kiếm tiền ngang bằng với nam giới, là những nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của xã hội. Là người gánh vác trách nhiệm sinh nở, cùng nuôi dạy con cái trưởng thành. Thành đạt hơn, đảm đang hơn, tự tin hơn và xinh đẹp hơn - đó là hình dung về những phụ nữ Việt Nam của thế kỷ 21. Và người phụ nữ đang dần khẳng định rằng mình là phái đẹp chứ không còn là . phái yếu như trước nữa! Những món quà cho ngày phụ nữ Ngày 8/3 là ngày dành cho phụ nữ những niềm vui bất ngờ. Nhiều năm trở lại đây các nhà sản xuất hàng tiêu dùng đã "nhắm" vào ngày này như một trong những tiêu điểm kinh doanh hằng năm. Song, nếu bạn nhìn lại sẽ thấy rằng 8/3 chủ yếu là dịp để cánh mày râu thể hiện "cử chỉ đẹp" với người yêu và bạn gái ! Những thiếu nữ luôn đầy ắp hoa và thiệp chúc mừng vào mỗi dịp 8/3, song đến khi trở thành người vợ trong gia đình thì người chồng, chàng trai ga-lăng năm xưa cũng quên mất ngày của . vợ. Không ít ông chồng cho rằng hôn nhân là chấm dứt thời của sự "màu mè". Ở một cơ quan nọ, có một nhân viên mua quà tặng hết lượt chị em phụ nữ đồng nghiệp nhưng lại dứt khoát không mua quà cho vợ vì theo anh "đã là vợ chồng thì cần gì phải giữ kẽ như vậy!". Người vợ hẳn sẽ cảm thấy chạnh lòng . Hoặc cũng có người quan tâm lấy lệ: nhờ người ở cửa hàng mang đến tận nhà cho vợ còn mình thì vẫn ngất ngư trong quán nhậu đến khuya ! Có câu chuyện cảm động, một chàng trai đã mua cho mẹ một chiếc áo mới, vô tình trùng vào ngày Quốc tế Phụ nữ. Đó cũng là lần đầu tiên mẹ của anh nhận được quà tặng vào ngày này. "Ồ, con mua tặng mẹ nhân dịp 8/3 à ?". Mẹ cười rạng rỡ, mắt rưng rưng xúc động, niềm hạnh phúc khó diễn tả thành lời. Tự đáy lòng chàng trai trào lên cảm giác hối hận: năm nào anh cũng hớn hở cầm gói quà đã chuẩn bị từ nhiều ngày trước để tới nhà bạn gái. Không biết những lúc ấy, người mẹ lụi cụi trong bếp, bà đã nghĩ gì ? Hẳn là không khỏi cảm thấy chạnh lòng . Những phụ nữ Việt Nam vốn kín đáo, ít khi bộc lộ niềm mong ước của mình, cũng bình thản đón nhận sự . lãng quên này. Còn biết bao người phụ nữ bị quên lãng trong chính ngày của họ. Nhất là những vùng nông thôn, vẫn còn có phụ nữ bị ngược đãi, bị đối xử thiên lệch trong gia đình. Nguyễn Văn Hòa, sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM quê ở một vùng nông thôn thuộc tỉnh Hòa Bình kể rằng khái niệm nhận quà trong ngày 8/3 rất xa lạ với phụ nữ ở đây. Thậm chí có cặp vợ chồng trẻ nọ, anh chồng mua quà tặng vợ vào dịp này bị người thân trong gia đình chê trách là "nuông chiều vợ quá đáng" (!). Người phụ nữ muốn gì ở ngày 8/3 ? Đơn giản nhất, họ cần được mọi người nhắc đến tên mình, nhớ tới họ với một tình cảm chân thành nhất. Bạn sẽ thấy họ hạnh phúc như thế nào khi được quan tâm, chia sẻ. "Gửi em, người mẹ tuyệt vời của các con anh. Anh thật may mắn vì trên đời này đã được gặp em. Cảm ơn tình yêu và sự hy sinh của em. Cảm ơn em đã sinh ra những đứa con thật tuyệt vời. Nhân ngày 8/3, hãy nhận lấy tình yêu và sự biết ơn của anh". Đó là tấm thiệp đã ố mờ mà chị Nguyễn Thị Khiết, một phụ nữ 43 tuổi quê ở Thanh Ba, Phú Thọ (hiện đang sống ở P.11, Q.Gò Vấp, TP.HCM) suốt gần 20 năm nay vẫn giữ bên mình. Đây là món quà của chồng chị, anh đã viết tặng chị vào ngày 8.3 cuối cùng trong đời khi anh nằm trên giường bệnh. Nhờ đó chị đã vượt qua mọi khó khăn vất vả, một mình nuôi con khôn lớn sau khi anh mất . Chị tâm sự: "Lời chúc ấy của anh như tấm bùa hộ mệnh, giúp tôi có nghị lực sống. Từ đó, ngày 8.3 trở nên vô cùng thiêng liêng với tôi. Tôi cảm thấy mình có sứ mệnh nuôi con và hoàn thiện mình để sống xứng đáng với tình yêu của người đã khuất". Bạn sẽ dành cho người phụ nữ của mình sự bất ngờ nào vào ngày đặc biệt này ? Một đóa hoa. Một món quà nho nhỏ hay chính tay mình sửa soạn một bữa cơm ngon cũng đủ đem lại niềm vui cho nữ giới. Ngày 8/3 chính là ngày mà những người chồng, người con cần mang lại niềm hạnh phúc cho phụ nữ bằng chính sự quan tâm xuất phát từ tình cảm trong trái tim mình. Và phụ nữ, những người mẹ của chúng ta rất xứng đáng được tôn vinh như thế! . Mạch) đã quyết định lấy ngày 8-3 làm ngày "Quốc tế phụ nữ". Ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: Ngày làm 8 giờ Việc làm ngang. Mạch) đã quyết định lấy ngày 8-3 làm ngày "Quốc tế phụ nữ", ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: - Ngày làm 8 giờ. - Việc làm