1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thuyết minh về văn miếu quốc tử giám

25 845 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 45,27 KB

Nội dung

Thuyết minh tại điểm văn miếu quốc tử giám (city tour Hà Nội) Lớp Hướng dẫn viên du lịch Đại học công nghiệp Hà Nội Xin chào cô và tất cả các bạn sinh viên đến từ trường ĐHCN HN đã tham buổi tham quan và học tập tại VMQTG. Cảm ơn b Ngô Thị Nga đã nhường lời cho mình. Lời đầu tiên mình xin gửi tới cô và các bạn lời chào và lời chúc tốt đẹp nhất, chúc cô và các bạn có một buổi tham quan học tập đầy ý nghĩa. Mình xin tự giới thiệu mình tên là Ng Thuý Hằng, đến từ lớp VNH1 K16 Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội. Sau đây mình xin thay mặt nhóm 1 giới thiệu cho cô và các bạn về khu thứ hai và khu thứ 3 của VMQTG. Mời cô và các bạn di chuyển theo mình. Qua cửa Đại Trung, vẫn đi theo con đường chính đạo,chúng ta sẽ đến với lớp không gian thứ hai của Văn Miếu Quốc Tử Giám được tiếp nối bởi gác Khuê Văn và hai cửa nhỏ Bí Văn và Súc Văn ở hai bên. Xin mời đoàn ta đứng thành hai hàng dọc để cùng mình tìm hiểu về Khuê văn các. Gác Khuê Văn là lầu gác tám mái một nóc, được xây dựng vào năm 1805 dưới thời Nguyễn Gia Long do quan tổng trấn Bắc thành – Nguyễn Văn Thành chỉ đạo thiết kế thi công. Tuy ra đời không cùng thời với các hạng mục khác trong Văn Miếu Quốc Tử Giám song như quý khách thấy, kiến trúc gác Khuê Văn rất hài hòa với tổng thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám và từ lâu đã trở thành một điểm nhấn kiến trúc thu hút sự chú ý của du khách trong và ngoài nước. Gác được xây trên nền vuông cao lát gạch Bát Tràng, với kiểu dáng kiến trúc khá độc đáo: Tầng dưới là bốn trụ gạch, bốn bề trống không, tầng trên là kiến trúc gỗ hai tầng, mái lợp ngói ống, trang trí bốn góc bằng đất nung. Sàn gỗ chừa ra một khoảng để bắc thang lên gác, bốn cạnh có diềm gỗ chạm trổ tinh vi. Bốn mặt gác trổ bốn cửa sổ tròn xung quanh có những thanh gỗ con tiện tượng trưng cho những tia của sao Khuê tỏa sáng. Theo Kinh dịch những con số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) thuộc về dương, biểu hiện sự sinh sôi nảy nở và phát triển, Khuê văn các có 8 mái là bát quái, có thêm 1 nóc ở trên là 9, số cửu trù, số cực dương thể hiện cho mong muốn nền văn hiến, văn học củ a nước ta mãi trường tồn. Ba chữ đại tự “Khuê Văn Các” được đề cả ở mặt trước và sau của lầu gác. Xung quanh gác Khuê Văn đều có đề những đôi cấu đối ca tụng vẻ đẹp và ý nghĩa của đạo học và văn chương trong trời đất. Đại ý: Sao Khuê trời sáng, văn minh rộng Sông Bích xuân sâu, mạch đạo dài Triều ta tô điểm nhiều văn trị Gác đẹp văn hay đón khách xem Bắc Đẩu soi thành nhiều khí tốt Đầm thu bóng nguyệt sáng lòng xưa Nước lễ nghĩa nghìn năm văn hiến Phủ đồ thư một mối thánh hiền “Khuê Văn” theo cách lý giải truyền thống về thiên thể là tên một ngôi sao trong chòm sao sáng nhất của bầu trời gồm 28 ngôi gọi là nhị thập bát tú. Trong sách “hiếu kinh” có ghí: “Sao Khuê chủ về văn chương, văn học, giáo dục, khoa cử”. Cho nên đặt công trình có tính chất biểu trưng, biểu tượng này vào đây, nội dung tư tưởng hoàn toàn phù hợp với Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Về mặt vật thể thì những đường nét kiến trúc và kiểu dáng kiến trúc cũng hoàn toàn hài hòa ăn nhập vào bối cảnh chung của vùng này. Hình mặt trời tượng trưng cho đạo học và những gì thiêng liêng cao cao quý. Hai bên của Khuê Văn Các là hai cổng nhỏ có tên là Bí Văn (ở bên trái) và Súc Văn (bên phải). Bí Văn tức là văn chương trau chuốt, sáng sủa, có sức truyền cảm thuyết phục con người. Súc Văn tức là văn chương hàm súc phong phú, có khả năng nuôi dưỡng vẻ đẹp của tâm hồn. Bí Văn và Súc Văn hàm ý ca ngợi những vẻ đẹp của văn chương: Súc tích, trau chuốt và sáng sủa. Gác Khuê Văn vốn là nơi xưa kia dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội. Hai cửa này cùng với gác Khuê Văn đồng thời mở đầu cho khu vực thứ hai, khu vực giếng Thiên Quang và hai vườn bia Tiến sĩ. Gác Khuê Văn không những chỉ xinh xắn, tao nhã mà còn được đặt giữa những cây cổ thụ xanh tốt, cạnh giếng Thiên Quang đầy nước trong xanh in bóng gác rung tinh, càng làm tăng thêm vẻ đẹp của nó. Khuê Văn Các xứng đáng với lời bình là một viên ngọc trong khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội, ban ngày thì cao sang tuyệt đẹp, ban đêm dưới ánh đèn chiếu sáng, gác Khuê Văn trở nên lung linh huyền diệu, soi bóng xuống mặt hồ Thiên Quang Tỉnh (giếng trời trong sáng). Giếng Thiên Quang hình vuông, có lan can gạch bao quanh, quanh năm nước đâỳ, mặt nước phẳng lặng, vừa tạo một nhịp tiếp nối kiến trúc hài hòa nơi trung tâm cho tổng thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám, vừa có ý nghĩa như một hồ nước điều hòa không khí. Và giếng Thiên Quang còn đóng vai trò một mặt gương thiên nhiên rộng lớn và sáng tỏ. Theo quan niệm của người xưa, giếng hình vuông tượng trưng cho mặt đất xanh tươi, cửa sổ hình tròn của Khuê Văn Các và các tia sáng xòe rộng xung quanh tượn trưng cho mặt trời rực rỡ. Hàm ý nơi đây là chốn hội tụ tinh hoa của trời đất, ngụ ý đề cao một trung tâm văn hóa giáo dục lớn nhất và danh tiếng nhất của đất nước. 82 bia tiến sỹ ở hai bên khu vực này thực sự là kho tàng vô giá lưu trữ không chỉ là tên tuổi của những người đã đỗ đạt trong các khoa thi thời nhà Lê hơn ba trăm năm, mà nó còn là nơi giữ gìn và biểu đạt cả hệ thống tư tưởng và văn hóa của nước Việt Nam trung cổ và cổ truyền. Điều đặc sắc là những hàng bia ấy soi trên mặt Thiên Quang Tỉnh (Giếng ánh sáng trời). Các sỹ tử cũng như các quan khách từ ngoài vào trong khu chính này đều phải đi qua đây. Và họ phải soi bóng mình xuống tấm gương này để lấy ánh sáng trời “thiên quang” để chỉnh đốn tư tưởng của mình, cũng như là lấy luôn làn nước xanh này làm nơi sửa sang lại y quan áo mũ cho chỉnh tề. Lấy ánh sáng trời mà rèn tạo, thanh lọc những điều gì không xứng đáng ở trong mình trước khi vào nơi thiêng liêng quan trọng nhất ở trong kia.

Trang 1

Xin kính chào Quý khách!

Vậy là chúng ta đang đứng trước Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di tích nổi tiếng nhất Hà Nội, nơi chứa đựng biết bao giá trị văn hoá, lịch

sử, truyền thống của dân tộc Việt Nam Ngày hôm nay, thật vinh dự và tự hào cho hướng dẫn viên khi được hướng dẫn quý khách tham quan di tích này, bởi đây không chỉ là nhiệm vụ của một hướng dẫn viên thực hiện trách nhiệm của Công ty Du lịch giao phó cho hướng dẫn viên mà còn là một niềm tự hào, một quyền lợi khi hướng dẫn viên được cùng với các bạn tìm hiểu đôi nét về nền vănhiến lâu đời của dân tộc Việt Nam, một dân tộc có truyền thống văn hoá phát triển đã hàng nghìn năm nay

Hướng dẫn viên thật sự mong muốn rằng, qua chuyến tham quan hôm nay, tất cả quý khách sẽ có thêm những hiểu biết về truyền thống hiếu học, văn hiến, về một công trình kiến trúc đẹp và tiêu biểu của Việt Nam, và qua đó hy vọng sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong các bạn về dân tộc của chúng ta

Và bây giờ chúng ta hãy bắt đầu cuộc thăm quan của mình

Kính thưa quý khách, chúng ta đang đứng trước Văn Miếu Quốc Tử Giám và bên cạnh chúng ta đây là tấm bia Hạ Mã, đối diện qua tứ trụ kia quý khách có thể thấy một tấm bia tương tự Trên mặt bia, chúng ta có thể thấy chỉ khắc rất sâu hai chữ lớn là Hạ Mã Đây là hai chữ nói tắt của cụm từ “Khuynh cái Hạ Mã” nghĩa là nghiêng lọng xuống ngựa Hai tấm bia này là lằn mốc ranh giới chiều ngang phía trước mặt Văn Miếu xưa kia dù có là bậc công hầu, khanhtướng, vua quan hay dân thường, dù võng lọng, ngựa xe thì khi qua Văn Miếu đều phải xuống ngựa, rời võng nghiêng lọng mà đi bộ chí ít là từ tấm bia “Hạ Mã” này đến tấm bia “Hạ Mã” kia, cúi đầu kính cẩn, trang nghiêm khi đi qua tứ trụ nghi môn, rồi mới được lên xe, ngựa, võng, lọng mà tiếp tục cuộc hành trình.Thế đủ biết Văn Miếu xưa có vị trí tôn nghiêm đến chừng nào

Và xa xưa trước mặt quý khách kia, một hồ nước nhỏ, trên có chiếc gò xinh xắn rợp bóng cây xanh, hồ mới được cải tạo gần đây, nhỏ hẹp nhưng chắc chắn một ngày không xa nữa, khi những rặng cây kia lớn lên cùng với lòng hồ được tư sửa, chắc chắn đó sẽ là một khuôn viên xanh xinh xắn giữa lòng thủ đô,tôn thêm vẻ uy nghi của Văn Miếu Tuy bây giờ chỉ còn là một hồ nước nhỏ, nhưng xưa kia đó là một hồ rất lớn, gọi là Văn Hồ Thủa ban đầu dựng Văn Miếu, nhà vua đã chọn dải đất phía Bắc một chiếc hồ lớn, được tạo nên bới nhiều hồ nối thông nhau, gọi là Thái hồ Về phía Nam hồ nổi lên một gò đất cao

và to, theo sau có 5 gò nhỏ, vì vậy người ta gọi tên dãy gò ấy là Bắc Đẩu Sơn

Trang 2

Chúng ta biết rằng, người xưa khi xây dựng các công trình kiến trúc đều căn cứ vào thuật phong thuỷ Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng vậy, khi xây dựng người

ta đã chọn văn hồ làm minh đường, dãy gò Bắc Đẩu Sơn làm tiền án, còn hậu chẩm là đoạn tường thành Thăng Long mà nay là đường phố Nguyễn Thái Học với các kiến trúc kiểu biệt thự do Pháp phá huỷ tường thành và xây dựng từ năm

1884 Như vậy, Văn Miếu của chúng ta đã được các nhà phong thuỷ am tường địa lý khi xưa lựa chọn rất kỹ càng khi xây dựng Tổng thể kiến trúc công trình được quay về hướng Nam theo quan niệm phương Đông xưa: “Thánh Nhân nam diện nhi thích thiện hạ” (Bậc Thánh Nhân ngoảnh mặt về phương Nam nghe thiên hạ tâu bày) Đó là hướng của bậc thánh nhân, một danh hiệu cao quý dùng để chỉ những bậc tiền bối của đạo Nho như Không Tử, Mạnh Tử… HướngNam con là hướng của hành hoả, mà hành hoả là hành của văn chương, trong văn chương luôn có lửa để thiêu đốt những điều ngu tối trong mỗi con người và toàn xã hội Và bởi vậy, Văn Miếu Quốc Tử Giám, ngôi đền của văn chương, ngôi đền của Nho học, ngôi đền Của văn hiến Việt Nam ngàn đời được đặt vào một vị trí đắc địa, có tiến án, cơ minh đường, có hậu chẩm, như là đặt vào nơi phát triển bền vững, nói lên khát vọng bền vững và phát triển đến muôn đời của nền văn hiến dân tộc Việt Nam

Hồ Văn hôm nay có diện tích 12.297 m2, giữa hồ là Gò Kim Châu, trên

gò xưa dựng Phán Thuỷ Đình, là nơi diễn ra các buổi bình văn, thơ của nho sĩ kinh thành Thăng Long xưa… “Phán thuỷ đường” này do Yêm Quận Công Phạm Công Trứ dựng năm 1662 để làm nơi ngâm vịnh thơ văn, ông cho khắc

10 bài thơ vịnh cảnh đẹp của hồ văn lên bia đá, đặt trong đình nhà “Phán thuỷ đường” cùng với các kiến trúc khác trên gò này không còn, chỉ còn tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trong dịp sửa sang Văn Miếu do Hoàng Giáp,

Bố Chánh Hà Nội Lê Hữu Thanh soạn, ghi lại công cuộc tu sửa tấm bia “Hoàn văn hồ bi” do các chí sĩ Hà Nội dựng năm 1942 ghi lại việc hồ văn được trao trảlại cho Văn Miếu quản lý Mặt sau bia có bài dịch bằng chữ quốc ngữ của Nhà

sử học Trần Trọng Kim, Đốc học Hà Nội đương thời

Hồ văn xưa kia rộng lớn, soi bóng tứ trụ, không chỉ mang giá trị cảnh đẹp

du ngoạn mà con mang ý nghĩa triết học tâm linh, bởi kiến trúc phương Đông xưa luôn theo lối “Thượng gia hạ trì” (trên nhà, dưới ao), mà theo quan niệm cổ Phương Đông xưa, ao dưới nước, mà nước là nguồn mạch của sự sống Như vănchương là nguồn mạch giáo hoá Mang trong mình bao giá trị như vậy, nhưng

Hồ văn hôm nay đã bị thu nhỏ trong một hình gần tròng và chia cắt với bố cục

Trang 3

toàn cảnh của Văn Miếu bới một con đường đặt từ thời Pháp thuộc, vạch ra do thiếu hiểu biết và coi thường những công trình văn hoá dân tộc.

Với sự quan tâm và nỗi lực của các cơ quan chức năng, chắc chắn chỉ trong thời gian ngắn nữa, hồ Văn sẽ được trả lại vẻ đẹp và giá trị vốn có của nó, góp phần tôn lên vẻ đẹp của toàn thể quần Văn Miếu Quốc Tử Giám

Xin kính mời quý khách chúng ta tiếp tục cuộc thăm quan, và trước mặt quý khách là bốn trụ được xây bằng gạch, vôi vữa được gọi là tứ trụ nghi môn, hay còn gọi là trụ biểu Trong các kiến trúc, di tích của người Việt, tứ trụ nghi môn hay trụ biểu luôn được xây phái trước công trình để tạo ra một dấu ấn nhằm định vị cho di tích tồn tại phía sau nó Kiếu kiến trúc trụ biểu như chúng

ta thấy ở đây là kiểu kiến trúc thuần việt, thường thấy ở cổng chùa hay Miếu, đình làng của người Việt Bắc Bộ Nó có tên là Trụ biểu lồng đèn, hình lập phương, gồm có 4 phần: phần đế thường không trang trí, có các đường chỉ gờ giật khúc, phần thân thường được viết các câu đối nói lên sự tích của di tích, ca ngợi cảnh đẹp hay công trạng của vị thánh thần được thờ Phần lồng đèn xưa kia

để trống, thắp đèn vào ban đêm cho sáng, về sau bít kín và đắp nổi hình cây, cổ,

tứ linh, phần đầu trụ bao giờ cũng là các con vật tứ linh, nhất là phượng chụm đuôi hoặc nghê, sấu

Ở tứ trụ Văn Miếu này, chúng ta có thể thấy trên đỉnh hai trụ giữa, xây cao hơn cả hình hai con nghê chầu vào Quan niệm tâm linh cho rằng đây là hai con vật linh thiêng, có khả năng nhận ra kẻ ác hay người thiện Bởi vậy, nó được tạc hình trên đỉnh tứ trụ nghi môn với mục đích trông giữ, coi sóc, giám sát tư cách của những người ra vào Văn Miếu, bảo vệ cho sự tôn nghiêm với đền đài của văn chương Hai đỉnh hai trụ ngoài thấp hơn đắp nổi 4 con chim phượng xoè cách chắp đuôi vào nhau vô cùng đẹp mắt Cũng theo quan niệm xưa thì Phượng là linh vật thuộc tầng trên, với ý nghĩa đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trăng, lưng cõng cả bầu trời, lông là cây cỏ, cánh chở gió, đuôi là tinh tú, chân là đất Bởi vậy, Phượng hoàng là loài chim linh vật tượng trưng cho vũ trụ, cho trời đất với tư cách vận chuyển cả bầu trời, mỗi khi chim

phượng hoàng bay là cả vũ trụ đang chuyển động Và vì thế, hình ảnh bốn con chim phượng chắp đuôi vào nhau trên đỉnh nghi môn Văn Miếu tượng trưng cho bốn phương đất trời, tức là cả vũ trụ, trời đất đều hội tụ nơi đây, làm nên linh khí muôn đời còn mãi

Một điều nữa, kính thưa quý khách, xung quanh tứ trụ đắp nổi nhiều câu đối chữ Hán, tiêu biểu như câu này:

Trang 4

“ĐôngTâyNam, Bắc do tư đạo

Công, Khanh, Phu, Sĩ xuất thử đồ”

Dịch là: Bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc đều cùng đạo này (đạo Nho) Các bậc công, khanh, phu, sĩ cùng đều xuất thân từ đường này mà ra cả

Câu đối nói lên tầm ảnh hưởng rộng khắp và vai trò của đạo Nho, cũng như thể hiện rằng nơi đây từng là nơi đào tạo nho học lớn nhất đất nước

Với những ý nghĩa như vậy, hai tấm bia Hạ Mã cùng với bốn cây cột tứ trụ nghi môn đã trải qua hàng trăm năm binh lửa chiến tranh và thiên tai, mặc cho thời gian và thiên nhiên phủ lên mình lớp màu cũ kỹ của thời gian, vẫn đứng sừng sững, trang nghiêm trước Văn Miếu Quốc Tử Giám, nơi đền đài hương khói của văn hiến nước nhà, như là sự biểu tượng của sự bền vững, trường tồn của nền văn hiến dân tộc dù trải qua biết bao biến cố lớn lao của lịch

sử thăng trầm, để lại cho con cháu hôm nay một dấu ấn để ghi nhớ và tiếp nối

Kính thưa quý khách, chúng ta vừa tham quan xong khu bên ngoài của Văn Miếu Quốc Tử Giám, hy vọng rằng mỗi quý khách đã cảm nhận được một chút gì đó về nền văn hoá của đất nước Việt Nam Và bây giờ, trước khi bước vào tham quan khu nội tự mà bắt đầu là Văn Miếu Môn phía trước mặt quý khách, hướng dẫn viên xin có đôi lời khái quát về lịch sử ra đời cũng như quá trình phát triển của Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội

Kính thưa quý khách, khu Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội mà chúng ta tham quan hôm nay, bắt đầu được xây dựng năm 1070 đời Vua Lý Thánh Tông.Chúng ta biết rằng: Ngay sau khi lên làm vua, năm 1010, Lý Thái Tổ quyết địnhrời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thành Đại La và đổi tên là Thành Thăng Long, có vị trí trung tâm đất nước, giao thông thuỷ bộ thuận lợi Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa và thành luỹ bảo vệ Từ đó Thăng Lòng với hình ảnh “Rồng bay lên” đẹp đẽ và kiêu hãnhtượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc, trở thành trung tâm của đất nước ngàn năm vạn vật, trái tim của tổ quốc Việt Nam

Sau khi xây dựng được vương triều thi hành các chính sách đối nội và đốingoại hợp lý và tích cực, nhà Lý bắt đầu chăm lo mở mang học tập và thi cử để đào tạo nhân tài và tuyển lựa quan lại có năng lực cho bộ máy hành chính Trước đây tầng lớp có học trong xã hội hầu như chỉ có các nhà sư Nhà lý trong khi xây dựng bộ máy cầm quyền đã nhận ra vai trò của nho giáo, một vũ khí phục vụ đắc lực cho chính thể trung ương tập quyền, củng cố chế độ đẳng cấp

Trang 5

và giáo dục lòng trung thành với nhà vua Đó là động lực dẫn đến sự kiện lịch

sử quan trọng được sử thần Ngô Sĩ Liên ghi chép lại trong sách “Đại Việt sử ký toàn thư” (thế kỷ 15)

“Năm CanhTuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) đời Lý Thánh Tông Mùa thu Tháng Tám dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối Mã Tượng thất thập nhị Hiền, bốn mùa cúng tế Hoàng Thái Tử đến học ở đây”

Như vậy, Văn Miếu ngay từ ngày xây dựng đã mang hai chức năng: Là nơi thờ cúng các bậc tiên thánh, tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học một chức năng mà các Văn Miếu ở các nước phương Đông khác không có Người học trò đầu tiên là Thái Tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông và Nguyễn Phi ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến năm 1072 lên ngôi trởthành Vua Lý Nhân Tông, vị vua thứ ba của triều Lý Năm 1075 triều đình mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài, gọi là khoa thi Minh kinh Bác học, người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh, được bổ làm thầy dạy học cho vua Qua năm sau, tháng 4 mùa hạ năm Bính Thìn niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng thứ nhất (1076) vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám, làm nơi học tập của con cái tầng lớp quan lại quý tộc của triều đình

Sang triều Trần, việc học hành thi cử ngày càng thịnh đạt, văn Nguyễn Phong thứ 3 (1253) vua Trần Thái Tông xuống chiếu lập Quốc học Viện

Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng, trang hoàng, đạt đến thời đại phát triển rực rỡ nhất dưới thời Hậu Lê, đặc biệt dưới thời vua Lê Thánh Tông, một ông học rộng, đọc nhiều, văn trị, võ công đều có Năm Quý Mão niên hiệu Hồng Đức thứ 14 (1483), vua ra sắc chỉ đại trùng tu Văn Miếu Quốc Tử Giám Qua năm sau, năm Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484) vừa gặp kỳ thihội, nhà vua xuống chỉ dựng bia đá tại Văn Miếu, khắc tên những tiến sĩ đỗ đạt

từ khoa thi đầu tiên của triều Lê năm 1442 đến khoa thi năm 1484, tất cả gần mười tấm, mở đầu cho truyền thống tốt đẹp này của các triều đại tiếp theo ông

Sau đó, Văn Miếu Quốc Tử Giám còn được tu sửa rất nhiều lần vào các năm 1511 đời Vua Lê Tương Dực, năm 1537 (Vua Mạc Đăng Doanh, năm 1662đời Lê Thần Tông…

Trải qua bao biến cố của chiến tranh, biến loạn đời Lê – Trịnh, Văn Miếu

bị hư hại nặng nề Sau khi nhà Nguyễn lên nắm chính quyền vào đầu thế kỷ 19, Văn Miếu Thăng Long lại một lần nữa được sửa sang, nhưng chỉ còn đóng vai

Trang 6

trò là Văn Miếu của Trấn Bắc Thành, sau đổi là Văn Miếu Hà Nội, còn Quốc

Tử Giám thì đổi làm học đường của phủ Hoài Đức do nhà Nguyễn khi chuyển kinh đô vào Phú Xuân – Huế đã xây dựng Văn Thánh và Quốc Tử Giám tại Huếnhư là cơ sở đào tạo của cả nước Di tích Văn Miếu mà chúng ta thấy hôm nay phần lớn là kiến trúc thời Nguyễn Như Văn Miếu Môn trước mặt quý khách kia,hay khúc Văn Các được Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành dựng năm

1805, hay phần lớn các tấm hoành phi, câu đối trong Văn Miếu này…

Kể từ khi thực dân Pháp xâm lược Hà Nội, Văn Miếu bị tàn phá nặng nề Thái Hồ và vùng đất xung quanh Văn Miếu bị lấn chiếm biến thành khu dân cư,Văn Miếu thì bị biến thành tường bắn của quân đội Pháp, rồi thành nơi chứa cácbệnh nhân dịch hạch khi dịch bùng phát vào năm 1093 tại Hà Nội, khiến cho khu đền đài của văn chương bị uế tạp đến nỗi chính quyền thực dân Pháp có quyết định di dời Văn Miếu đi chỗ khác để xây một bệnh viện tại đây May sao, nhờ lòng nhiệt thành vận động của các bậc văn thân sĩ phu yêu nước đương thời

mà Văn Miếu mới được giữ lại như là chứng tích của một thời vàng son

Ngày nhân dân ta thực sự làm chủ thành phố của mình, năm 1954 đến nay Văn Miếu Quốc Tử Giám mới lại được quan tâm đúng mức và liên tục được tu sửa, đặc biệt là đợt đại trùng tu năm 1995 – 2000 nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Lòng – Hà Nội đã trả lại cho Văn Miếu Quốc Tử Giám vẻ uy nghi, trang nghiêm và lộng lẫy khi xưa, tôn vinh hình ảnh Văn Miếu như là một biểu tượng của văn học, tạo ra một bầu không khí cảm hứng và suy tư trí tuệ không bao giờ vơi cạn

Kính thưa quý khách!

Và bây giờ, chúng ta hãy cùng tham quan công trình đầu tiên của Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội, công trình đang hiện diện trước mặt quý khách Văn Miếu Môn Văn Miếu Môn là chiếc cổng ngoài cùng của Văn Miếu, xưa kia nó được làm bằng gỗ, là một toà lầu, trên có 3 chữ đại tự là “Thái Học Môn”được xây dựng từ năm 1511 Sang thời Nguyễn Tam quan chính của Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội được xây dựng lại bằng chất liệu gạch, vôi vữa và đặt biển tên là Văn Miếu Môn Quý khách có thể thấy, khiến trúc Văn Miếu Môn làmột kiến trúc thuần việt, một tam quan lớn xây hai, ba cửa Cửa giữa to cao Tầng trên đề ba chữ “Văn Miếu Môn” đắp sành sứ, một đặc điểm của nghệ thuật trang trí, kiến trúc thời Nguyễn, nhìn bề mặt hình vuông, tầng dưới to, tầng trên nhỏ chồng lên tầng dưới, do đó xung quanh thừa ra một hàng hiên rộng bốn mặt có lan can, phía bên ngoài tầng dưới chỉ mở một cửa cuốn, hai

Trang 7

canh bằng gỗ lim mở vào trong và cửa hình bán nguyệt chạm nổi hình đôi rồng chầu mặt nguyệt và hai cửa nhỏ bên trái, bên phải phía trong là lối bậc lên tầng hai tam quan Bản thân tầng hai đã là một tam quan mở ba cửa cuốn không có cánh cửa Tầng trên làm tám mái Bốn mái hiên và bốn mái nóc cong lên ở bốn góc, bờ nóc đắp nổi lưỡng long triều nguyệt, một hình ảnh xuất hiện khá nhiều trong Văn Miếu Quốc Tử Giám thể hiện sự cân bằng âm dương.

Kiến trúc này của Văn Miếu Môn có nhiều nét độc đáo đáng lưu ý khi nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam cuối thế kỷ 19, một kiến trúc hai cổng hai tầng lầu phổ biến với các cổng thành, cổng làng, chùa miếu… với tầng hai như một vọng lâu canh gác và quan sát

Ngày trước cổng Văn Miếu Môn, quý khách có quan sát đôi rồng đá thời

Lê cách điệu thành hình mây, gọi là long vân, ví như người có học, như rồng ẩn trong mây vậy Phía bên trái theo chiều quý khách, chúng ta thấy đắp nổi cảnh

“Long ngự tụ hội”: cá vàng rồng ẩn hiện trong mây ví như cảnh thanh vân đắc

lộ của các nho sinh thành đạt Bên phải là cảnh “Mãnh hổ hạ sơn”: giữa cảnh núi rừng mây nước nổi bật lên dáng dấp một con hổ hùng dũng xuống núi, ví như các bậc thức giả, học hành thành đạt khí thế bước vào đời để thi thố tài năng kinh bang tế thế của mình

Hai mặt cổng tam quan như quý khách thấy đều đắp nổi đôi câu đối chữ Hán

Câu thứ nhất: Đại quốc bất dịch giáo, bất biến tục, thả tôn sùng chi, diệc tín tư văn nguyễn hữu dụng

- Ngô Nho yếu thông kinh, yếu thức thời, vô câu cố dã, thượng tư thánh huấn vĩnh tương đồn

Dịch là: Nước lớn không thay đổi nền giáo hoá, không biến đổi phong tục, mà tôn sùng đạo nho và tin tưởng tư văn vốn có ích

Nhà nho phải thông hiểu kinh sách, phải thức thời, không nên câu nệ, cố chấp người nghĩ rằng lời giáo huấn của thành hiền mãi mãi được đề cao

Câu đối từ thế kỷ 19 này đã nói lên những tư tưởng vượt tầm thời đại Với cái nhìn của những người sống giữa thế kỷ 21 hôm nay thì việc giữ gìn bản sắc dân tộc, nền văn hiến ngàn đời, rồi những người có học phải biết thời cuộc

và phải hành động theo yêu cầu của hoàn cảnh và thời cuộc, là những suy nghĩ bình thường và mặc nhiên được công nhận Nhưng với những nhà Nho sống

Trang 8

dưới triều Nguyễn, một triều đại đề cao nho học đến mức khắt khe để củng cố vương quyền rập khuôn Đại Thanh một cách vô cùng máy móc, nhà nho thì hẹphòi và bảo thủ giữ nếp cũ giữa cuồn cuộn biến chuyển của thế giới thì những tư tưởng nêu ra trong câu đối này mới đáng suy nghĩ làm sao, thật “thức thời” thayvậy!

Hay như câu thứ hai: - Sĩ phu báo đáp vị hà tai, triều đình tuyển tựu chiên, quốc gia sùng thượng chi ý

- Thế đạo duy trì thị thử nhĩ, lễ nhạc y quan sở tuy, thanh danh văn vật sở đô

Dịch là: Bậc sĩ phu phải báo đáp như thế nào ân tuyển chọn của triều đình, ý tôn sùng của quốc gia

- Thế đạo phải được duy trì như thế đấy, phải thấy nơi này là lễ, nhạc, y, quan, là nơi tập trung thanh danh văn vật

Vâng thưa quý khách, hai bên cổng Văn Miếu Môn, chúng ta còn thấy haicổng nhỏ hơn là “Tả môn” và “hữu môn” Hai cổng tuy nhỏ nhưng cũng xây làm hai phần, tắm mái nóc nom tựa kiến trúc 2 tầng Hai cửa này khi xưa là nơi đóng mở ra vào hàng ngày của các nho sĩ trường Giám Còn cửa Văn Miếu Mônthì đóng quanh năm, chỉ mở cho vua qua mỗi khi ghé thăm Văn Miếu hoặc mở cho người chủ tế dịp tế lễ quan trọng trong năm

Chạy qua cổng chính Văn Miếu Môn là con đường “Nhất chính đạo”, là con đường lát gạch Bát Tràng chạy thẳng từ Tứ Trụ nghi môn, qua các cổng chính tạo thành một trục xuyên suốt khu kiến trúc tạo nên kiểu dáng đối xứng tuyệt đối, một kiểu mặt bằng quen thuộc quán xuyến hầu hết các đồ án kiến trúcthời cổ đại Con đường này khi xưa cũng chỉ dành cho bậc vua chúa và người chủ tế qua lại trong các dịp tế lễ trọng đại Còn lại nho sinh thì đi lại trên hai con đường đối xứng bên cạnh xuyên qua các cổng phụ

Kính thưa quý khách, như vậy là chúng ta vừa bước chân qua Văn Miếu Môn để vào khu vực thứ nhất của khu nội tự Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội Tại sao lại nói như vậy, xin thưa bởi Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội ngày nay

có tổng diện tích là 54.331m2 bao gồm: hồ văn, vườn Giám và khu nội tự Văn Miếu Quốc Tử Giám, Văn Miếu Quốc Tử Giám ở phía Nam Thành Thăng Longxưa, mà phía Nam thì thuộc hành hoả, mà hành hoả là hành của văn chương theo quan niệm âm dương ngũ hành xưa Văn Miếu Quốc Tử Giám xưa thuộc thôn Minh Giám, Tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương, thời Pháp thuộc là

Trang 9

làng Thịnh Hào, Tổng Yên Hạ tỉnh Hà Đông, này thuộc Quận Đống Đa, Hà Nội.

Khu nội tự của Văn Miếu Quốc Tử Giám như các quý khách đang thấy được bao quanh bởi một khung tường gạch vồ có chiều dài hơn 300m, rộng 70m chạy theo hướng Bắc – Nam Khu nội tự tôn nghiêm này được chia thành 5lớp không gian khác nhau: mỗi lớp được giới hạn bởi các tường gạch và có các cửa thông nhau: một cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên Các nhà nho xưa khi hoạch định kiến trúc chia Văn Miếu Quốc Tử Giám thành 5 khu là ứng với ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ tương sinh tương khắc mà sinh ra vạn vật trong vũ trụ Hơn nữa thấy Văn Miếu Quốc Tử Giám hướng mặt về phía Nam làhướng dương nóng ấm và mát mẻ Quay lưng lại hướng Bắc là hướng âm Bên trái âm hợp với bên tây dương Như vậy là đủ cả âm dương, ngũ hành tạo nên

sự ổn định, vững chắc, trường tồn của Văn Miếu Quốc Tử Giám, đền đài của văn chương, của nền văn hiến nước nhà

Vâng và bây giờ xin mới quý khách chúng ta cùng chiêm ngưỡng mặt saucủa Văn Miếu Môn Nếu như mặt trước mà quý khách đã xem qua vừa rồi mangnhiều ý nghĩa tư tưởng thì mặt sau này lại có nhiều chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng Quý khách có thể thấy trên cao kia là hình con dơi đắp nổi, biểu tượng cho hành phúc bởi trong tiếng Trung Quốc, con dơi đọc đồng âm với chữ Phúc,

do đó đắp nổi hình dơi thể hiện ước mong tạo phúc cho xã hội của các bậc danh

sĩ Bên cạnh đó là 5 bức tượng nhỏ, cũng đắp bằng vôi vữa, người ta cho rằng

đó là tượng Khổng Tử và Tứ phối, bốn người học trò xuất sắc nhất của ông Tượng của các ngài được đắp ở đây để các nho sinh mỗi khi bước qua Văn Miếu Môn ra ngoài cuộc đời, đều được chiêm bái các vị Tiên Thánh, tiên sư củađạo Nho, để luôn khắc nghi lời dạy của các ngài, thì hành đạo học giúp ích cho đời Cũng có người cho rằng 5 bức tượng nhỏ đó là 5 vị tướng nhà trời bảo vệ Văn Miếu

Còn bên dưới này, hai bên lối đi là đôi rồng đá thời Nguyễn, mang đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn là: Toàn bố cục nhỏ, rồng thì mảnh mai, đao nhọn sắc, cuốn xoắn cuộn tròn

Từ đó có thể thấy, Văn Miếu Môn không chỉ mang nhiều ý nghĩa biểu trưng mà còn mang giá trị kiến trúc và điêu khắc cao khi nghiên cứu kiến trúc

cổ Việt Nam thời Nguyễn

Vâng tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục hành trình với bạn Ngô Thị Nga

Trang 10

Xin chào cô và tất cả các bạn! Và cũng xin cảm ơn HDV Trương Mỹ Khánh Linh đã nhường lời cho mình Lời đầu tiên mình xin gửi tới cô và các bạn lời chào và lời chúc tốt đẹp nhất, chúc cô và các bạn có một buổi tham quanhọc tập đầy ý nghĩa Mình xin tự giới thiệu mình tên là Ngô Thị Nga, đến từ lớpVNH1 - K16 Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Và sau đây mình xin giới thiệu cho cô và các bạn hiểu rõ hơn về Đại Trung Môn và Khuê Văn Các.

Mời cô và các bạn di chuyển theo mình

Và sau đây mình xin mời cô và các bạn đoàn mình đứng thành hai hang dọc để cùng mình tìm hiểu về Đại Trung Môn

1.Đại Trung Môn:

Kính thưa cô và các bạn, Chúng ta đang ở phần thứ nhất của Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội Trước mặt chúng ta là cổng Đại Trung Môn Khu vực thứ nhất này được gọi là khu nhập đạo, nơi đi dạo hàng ngày của các nho sinh trường Giám Hai bên “Đại Trung môn” có hai cửa nhỏ, bên trái là “Thành Đức Môn” Bên phải là “Đạt Tài Môn” - mang ý nghĩa nho giáo đào tạo con người vừa có đức vừa có tài Bức tường ngang nối 3 cửa vươn dài ra hai bên đến tường vây tạo thành một khung gần vuông có tường vây khép kín Theo văn bảncủa ông Đỗ Văn Ninh trước đây hai cổng tả môn và hữu môn ở phía trước và bằng Đại Trung môn, Thành Đức môn và Đại tài môn ở phía sau Hiện nay hai bên là không gian cây xanh và thảm cỏ Bức tường ngang nối ba cửa vươn dài

ra hai bên tới tận tường vây dọc bên ngoài Hai bên tả hữu của cả khu Văn Miếu, cùng với tường ngang nơi Văn Miếu môn tạo thành một khu hình gần vuông có tường vây khép kín ra vào bằng Văn Miếu môn Trong khu vực này trồng cây bóng mát gần kín mặt bằng Hai chiếc hồ chữ nhật nhỏ nằm dài sát theo chiều dọc bên ngoài có tường vây ngát hoa súng, cùng cây xanh, bóng mát,nước trong Cảnh này gây nên cảm giác tĩnh mịch, thanh tịch của nơi "văn vật

sở đô"

Cửa Đại Trung môn làm kiểu 3 gian, xây trên nền gạch cao, có mái lợp ngói mũi hài hay còn gọi là ngói di, cổng có hai vì kèo, có hai hàng cột hiên trước và sau, ở giữa là hàng cột chống nóc, cột đều sơn son rực rỡ, kiến trúc thuần Việt khá đơn giản Hàng cột này chính là nơi để lắp cánh cửa, song ở cửa này không làm cánh Ở gian giữa cổng treo một tấm biển nhỏ đề 3 chữ sơn then

“Đại Trung môn”

Trang 11

Xin mời cô và các bạn chúng ta hãy cùng nhìn lên mái của Đại Trung Môn, quý khách có thể thấy đôi cá chép đang chầu quanh một bầu rượu Bầu rượu là bình cảm hứng của văn chương, của các bậc túc nho, thi nhân xưa nay Bình đó còn là bình hồ lô chứa đựng các khí thiêng trời đất, tinh hoa của tri thứcnhân loại Còn đôi cá chép, biểu trưng cho những nho sinh đi thi khi xưa, liên quan đến một truyền thuyết nổi tiếng: Cá hoá rồng hay cá chép vượt vũ môn Người ta kể lại rằng, trên dòng sông Hoàng Hà, con sông mẹ của người Trung Hoa, có một thác nước chảy siết vô cùng, nơi đó là vũ Môn – Cửa Vũ, cửa bay lên Hàng năm, những con cá chép sống lâu trăm tuổi từ khắp nơi trên trần gian đều tìm đến đây, cố sức tung minh vượt qua vũ môn Con nào nhảy qua được một lúc 3 đợt khác nhau thì lập tức có tiếng sấm rền vang và con cá đó được hoákiếp biến thành rồng tức thì và bay lên trời Ngày nay các bạn nhìn cá trê đầu nóbẹp vì người ta cho rằng trong cuộc thi nó đã không vượt qua được và đầu nó vavào đá, con cá chày mắt đỏ vì nó không vượt qua nên khóc nhiều quá… Do vậy,

vũ môn để chỉ trốn trường thi, còn thí sinh được ví như những con cá chép muốn hoá mình thành con rồng linh thiêng quyền uy, muốn đỗ đạt hiển hách thì phải chăm chỉ luyện rèn, dùi mài kinh sử ròng rã, nắm vững trí tuệ của mình thì mới có thể vượt qua những kỳ thi khắc nghiệt, đạt được danh vọng, như những con cá chép vượt được vũ môn hoá rồng bay lên vậy

Con đường lát gạch thẳng từ Văn Miếu môn tới Đại Trung môn lại vươn tiếp thẳng tới Khuê Văn Các Từ hai cửa Đạt Tài và Thành Đức ở hai bên cửa Đại Trung, hai con đường lát gạch khác nhỏ hơn song song chạy thẳng với con đường trục giữa, chia khu vực thứ hai này thành 4 dải khá cân bằng Hai hồ nước hình chữ nhật được đào ở vị trí tương tự như hai hồ nước ở khu vực thứ nhất Cảnh trí khu vực thứ hai này không khác gì mấy ở khu vực thứ nhất, vốn cũng chỉ là những bãi cỏ, trồng ít cây cổ thụ rất cao tuổi đã cằn cỗi (hiện nay đã được trồng thêm nhiều cây mới theo hàng lối quy củ hơn)

2 Khuê Văn Các:

Thưa cô và các bạn, đi qua Đại Trung Môn, vẫn theo con đường nhất chính đạo này chúng ta đã vào khu thứ hai của Văn Miếu Quốc Tử Giám Trướcmắt cô và các bạn chính là Khuê Văn Các, biểu tượng văn hoá cao đẹp của Thăng Long – Hà Nội, nghìn năm văn hiến Hai bên của quý khách giống như trong khu thứ nhất, là hai hồ nước nhỏ hình chữ nhật chạy dài theo tường bao phía ngoài Như vậy, cô và các bạn có thể thấy khu nội tự của Văn Miếu Quốc

Tử Giám có bốn chiếc hồ nhỏ này, cộng với giếng Thiên Quang trong kia là 5

Trang 12

hồ, hay “ngũ hồ”, tên một cảnh đẹp nổi tiếng của Trung Quốc, nguồn cảm hứng của các bậc văn nhân xưa nay.

Cô và các bạn có thể nhận thấy Khuê Văn Các là một toà lầu có hai tầng: Gác dựng trên một nền vuông cao cân xứng có lát gạch Bát Tràng mỗi bề có chiều dài là 6,8 mét Để bước lên được nền vuông này phài đi qua ba bậc thang

đá Kiểu dáng kiến trúc Khuê Văn Các rất hài hòa và độc đáo Tầng dưới là 4 trụ gạch to lớn, bề thế và để trống không, mỗi cạnh của trụ có chiều dài một mét

và trên các mặt trụ đều có chạm trổ các hoa văn rất tinh vi và sắc sảo, biểu trưngcho âm, cho mặt đất Tầng trên là một kiến trúc gỗ hai tầng mái lợp ngói ống, vươn lên cao thanh thoát và và những phần trang trí góc mái hoặc trên bờ nóc làbằng chất liệu đất nung hoặc vôi cát có độ bền cao, sơn màu đỏ, vàng rực rỡ (trừmái lợp), tượng trưng cho trời, cho yếu tố dương Sàn gỗ có chừa 2 khoảng trống để bắc thang lên gác Bốn cạnh sàn có diềm gỗ chạm trổ tinh vi Bốn góc sàn làm lan can con tiện cũng bằng gỗ Như vậy cả toà Gác đã mang đầy đủ yếu

tố âm dương, hội tụ cả đất trời, hài hoà trong vũ trụ như ước vọng một nền văn hiến phát triển mãi mãi

Còn các cửa sổ tròn trong khung gỗ vuông nói lên quan niệm trời tròn đấtvuông, cửa sổ tròn với các thanh đỡ như một ngôi sao Khuê đang toả sáng rực

rỡ, chiếu rọi những tia sáng khoẻ khoắn xuống nhân gian

Vâng, cô và các bạn hãy nhìn lên mé trên sát mái phía cửa ngoài vào có treo một biển sơn son thiếp vàng 3 chữ “Khuê Văn Các” “Khuê Văn” – Vẻ đẹp của Sao Khuê, theo cách lý giải truyền thống về thiên văn thì Khuê là tên một ngôi sao trong chòm 28 sao Trong sách “Hiếu kinh có ghi “Khuê chủ văn chương” Về sau người ta coi sao Khuê biến hoá thành vị thần đứng chủ văn chương Gác lấy tên của Sao Khuê thể hiện ý chí vươn lên đỉnh cao trí tuệ của con người Việt Nam

Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một đôi câu đối chữ Hán thiếp vàng Cả bốn đôi câu đối này đều rất có ý nghĩa

1 Khuê tinh thiên lãng nhân văn xiển - Bích thuỷ xuân thâm đạo mạch trường

2 Hy triều phấn sức long văn trị - Kiệt các trân tàng tập đại quan

3 Thành lâm Bắc đẩu hồi nguyên khí - Nguyệt tế thu đàm chiếu cổ tâm

Ngày đăng: 10/10/2016, 00:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w