1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo dục giới tính

25 2,4K 77
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 267 KB

Nội dung

A.Phần mở đầu……………………………………………………………… . trang 1 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………… 2. Đôí tượng nghiên cứu……………………………………………………………… 3. Khách thể nghiên cứu………………………………………………………………. 4. Mục đích nghiên cứu.……………………………………………………………… 5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………. B. Phần nội dung…………………………………………………………………… Chương I: Một số lí thuyết liên quan đến đề tài ……………………………. Chương II: Kết quả nghiên cứu…………………………………………………. I. Thực trạng của việc giáo dục giới tính ở trường THCS II. Nguyên nhân……………………………………………………………………. III. Giải pháp…………………………………………………………………… IV. Kết luận ……………………………………………………………………… V. Đề xuất……………………………………………………………………… C. Tài liệu tham khảo…………………………………………………………… D. Phụ lục……………………………………………………………………………. 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI -Đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh THCS đáng trong giai đoạn dậy thì. Do đó, một số biến đổi về tam lý,sinh lý ảnh hưởng rất lớn đến các em. Vì vậy, cung cấp kiến thức về giớ tính và sức khỏe sinh sản là một yêu cầu cấp thiết và chính đáng. -Thực trạng quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên và tình hình nạo phá thai có xu hướng ngày càng tăng cao,gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tình hình học tập của các em. -Số ca nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS ở lứa tuổi thiếu niên ngày càng lên cao. Chính vì thực trạng nói trên nhóm nghiên cứu đề tài nhằm mục đích đưa việc giáo dục giới tính vào trường học là đều cần thiết,giúp cho các em định hướng cuộc sống,có nhận thức đúng về tâm sinh lý của tuổi dây thì,(tuổi thanh thiếu niên) lứa tổi THCS, có mối quan hệ tình bạn, tình yêu đúng đắn trong sáng đúng lứa tuổi,phù hợp với học sinh THCS. 2. ĐÔÍ TƯỢNG NGHIÊN CỨU -Vì thời gian có hạn, đề tài này đối tượng nghiên cứu chủ yếu là học sinh của hai lớp 9 ở trường THCS Trương Văn Ngư-Quận Thủ Đức. - Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng bảng thăm dò ý kiến dành cho 100 học sinh của 2 lớp 9, với nội dung tìm hiểu tình hình nắm bắt kiến thức về giới tính của các em học sinh và nhu cầu về việc cung cấp các kiến thức về GDGT cho các em 3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Khách thể nghiên cứu của đề tài thực hiện trong phạm vi đó là học sinh trong các trường THCS trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 4.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. -Tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục giới tính trong trường THCS . -Tìm hiểu nhu cầu cần cung cấp kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản của học sinh THCS . - Đề xuất biện pháp nhằm giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về vấn đề giới tính, giúp các em có những hành vi lành mạnh và có quan điểm khoa học về giới tính và sức khỏe sinh sản. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp điều tra bằng phiếu trắc nghiệm - Phương pháp phân tích nội dung - Phương pháp thống kê toán học - Nghiên cứu học sinh PHẦN B NỘI DUNG CHƯƠNG I MỘT SỐ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI GIỚI , GIỚI TÍNHGIÁO DỤC GIỚI TÍNH I – KHÁI NIỆM VỀ GIỚI , GIỚI TÍNH 1. Giới tính là gì ? Khi nói đến “giới” người ta muốn dùng nó để chỉ ra rằng một con người nào đó , một cá nhân nào đó thuộc phái nam hay phái nữ . Còn khi nói đến giới tính , người muốn nói đến những đặc điểm giúp phân biệt được giới nam hay giới nữ . Giới tính là tất cả những đặc điểm riêng biệt tạo nên sự khác nhau giữa nam và nữ . Khi quan sát nam và nữ trong đời sống hàng ngày , chúng ta nhận thấy rằng bên cạnh những đặc điểm giống nhau , còn có những đặc điểm khác nhau như : -Về dáng bên ngoài ; đàn ông thường cao lớn hơn đàn bà ; đàn ông có râu , còn đàn bà thì không ; -Về tính tình : Đàn ông cứng rắn , mạnh dạn…, còn đàn bà thì dịu dàng , kín đáo hơn… Ngoài ra , có những đặc điểm chỉ có ở người nam hoặc ở người nữ , ví dụ như phụ nữ mang thai ; bộ phận sinh dục của nam hoàn toàn khác với của nữ . Những đặc điểm ấy giúp ta phân biệt được dễ dàng giới nam với giới nữ , và chúng được gọi là giới tính . Như vậy , giới tính là một khái niệm phức tạp , hiểu một cách tổng quát nhất thì đó là toàn bộ những đặc điểm của con người tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ . 2. Nguồn gốc của giới tính Giới tính được quy định từ hai nguồn gốc : Nguồn gốc sinh học và nguồn gốc xã hội . a) Nguồn gốc sinh học Giới tính của con người trước hết do các tế bào sinh sản quy định . Trong tế bào sinh sản của nam (tinh trùng) có chứa hai loại nhiễm sắc thể quy định giới : nhiễm sắc thể X quy định giới nữ và nhiễm sắc thể Y quy định giới nam . Tế bào sinh sản nữ (trứng) chỉ chứa một loại nhiễm sắc thể , đó là nhiễm sắc thể X . Đứa trẻ sinh ra sẽ là nữ (XX) nếu như tinh trùng mang nhiễm sắc thể X thụ tinh với trứng (cũng mang nhiễm sắc thể X) và là nam (XY) nếu như tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y . Các nhiễm sắc thể quy định các tính trạng nam và nữ (Y và X) làm cho thai nhi có cấu tạo đặc trưng của cơ thể nam hoặc của nữ trong quá trình phát triển của trẻ . Do cấu tạo khác nhau nên hoạt động sinh lý của mỗi giới cũng có những đặc điểm khác nhau . Như vậy , giới của con người được quy định ngay khi có sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng . Việc sinh con trai hay con gái như vậy không phải do người vợ mà do đặc điểm của cả hai vợ chồng , và còn do nhiều nguyên nhân khác như chế độ ăn uống , thời điểm gặp gỡ…. Những đặc điểm về giải phẫu , sinh lý của cơ thể là tiền đề vật chất tạo nên sự khác biệt giới tính . b) Nguồn gốc xã hội Tuy nhiên giới tính không chỉ giới hạn ở những đặc điểm về giải phẫu và sinh lý , mà còn bao gồm cả những đặc điểm về tác phong , tính tình . Nói một cách khác , bản thân sự phát triển bình thường về sinh học chưa đủ để làm cho con người trở thành đàn ông hay đàn bà. Những đặc điểm về giới của con người (tình cảm , ý thức về giới) chỉ được hình thành thông qua sự giao tiếp với những người khác , duới ảnh hưởng của giáo dục (gia đình , nhà trường và xã hội) và các điều kiện xã hội khác . Các mối quan hệ trong xã hội chi phối những đặc điểm giới tính của con người . Xã hội ảnh hưởng đến giới tính con người ở nhiều mặt :  Phong tục tập quán của từng nước đòi hỏi ở mỗi giới những phẩm chất và tác phong khác nhau , phù hợp với giới mình . Ví dụ như xã hội Việt Nam đòi hỏi ở người con gái tính dịu dàng , hiền hậu , đảm đang , biết giữ gìn phẩm hạnh , có ý tứ . Những người con trai lại phải thể hiện tính cương quyết , thái độ đàng hoàng , đĩnh đạc…Hoặc như trong quan hệ giữa nam và nữ , xã hội ta đói hỏi sự cư xử đúng mực giữa nam và nữ , thể hiện trong tác phong , tư thế hàng ngày, ở một “khoảng cách” nhất định trong quan hệ giao tiếp giữa nam và nữ .  Xã hội cũng quy định sự phân công lao động giữa nam và nữ : Nam cần đảm nhiệm những công việc nặng nhọc , khó khăn nguy hiểm , còn nữ thường được phân công làm những việc đòi hỏi tính kiên trì , sự khéo léo , tính mềm mại .  Xã hội cũng thừa nhận những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của giới , biến chúng thành những quan niệm của xã hội . Ví dụ như xã hội cho rằng nam cần phải khoẻ mạnh , cao lớn hơn , còn nữ thì nên nhỏ bé , xinh xắn… Cần lưu ý rằng hoàn cảnh sinh hoạt tứ bé , việc nuôi dưỡng giáo dục cũng có ảnh hưởng đến sự thể hiện giới tính của con người . Ví dụ như một em bé trai được nuôi dưỡng giáo dục trong những điều và môi trường của em bé gái (từ việc ăn mặc , đến dạy dỗ , giáo dục…) thì em đó sẽ có những biểu hiện của giới nữ nhiều hơn . 3. Những biểu hiện của sự khác biệt về giới tính a) Những sự khác biệt về giải phẫu sinh lý Như trên đã nói , những đặc điểm về giải phẫu sinh lý được quy định ngay từ khi các tế bào sinh sản nam và nữ gặp nhau . Do đó , có thể nhận xét một cách rõ ràng những đặc điểm về giải phẫu sinh lý giữa nam và nữ . Dưới đây nêu lên một số ví dụ : + Bộ xương của nữ thường nhỏ hơn của nam , xương chậu của nữ rộng và thấp , xương chân tay ngắn hơn… + Lượng mỡ trong cơ thể nữ nhiều hơn so với nam , nhất là ở vùng ngực , mông và bụng : + Da của nữ thường mịn hơn của nam : + Cấu tạo và chức năng của hệ sinh dục nam và nữ hoàn toàn khác nhau . Đây là sự khác biệt quan trọng nhất , quy định sự tồn tại của hai giới về mặt sinh học . Mặt khác , người ta cũng nhận thấy rằng thể lực của phụ nữ nhìn chung yếu hơn nam giới . Tuy nhiên , tuổi thọ của nữ lại cao hơn của nam . Điều này thường được giải thích do khả năng thích nghi của nữ với hoàn cảnh tốt hơn . Nếu xét về khả năng bệnh tật thì nữ dễ mắc các bệnh như bệnh tuyến giáp (gấp 6,7 lần), bệnh viêm ruột thừa (gấp hơn 2 lần) , bệnh thấp khớp (hơn 3 lần) . Tuy nhiên nữ lại ít mắc một số bệnh như loét dạ dày và tá tràng (ít hơn 3-6 lần) , lao và hen phế quản (ít hơn 2 lần) , các rối loạn chấn thương tâm lý cũng ít mắc hơn . b) Những sự khác biệt về tâm lý Giữa nam và nữ còn có sự biểu hiện khác biệt rõ rệt về tâm lý . Dưới đây hãy nêu lên một số biểu hiện nổi bật : + Về hứng thú : Học sinh trai thích hoạt động thể thao , thể dục hơn , không thích môn học như văn , sử , địa : Học sinh gái thường thích học các môn văn , sử , địa và thường không thích các môn toán , lý , hoá, sinh . Học sinh trai thích những hoạt động ồn ào , những trò chơi mạnh mẽ , còn học sinh gái lại ưa thích những trò chơi không ồn ào , “êm đềm” hơn . + Về tình cảm : Phụ nữ dễ xúc động hơn nam , còn nam giới dễ dàng chế ngự cảm xúc của mình hơn . Tình mẹ con là đặc trưng nổi bật trong tình cảm của phụ nữ , tình cảm này thể hiện ở các em gái ngay khi còn nhỏ (có nhu cầu chăm sóc hoặc một đồ chơi , hoặc một con vât nuôi trong nhà , hoặc một em nhỏ tuổi hơn…) + Về tính cách : Phụ nữ thường cẩn thận , tỷ mỷ , nhẫn nạivà kiên trì hơn nam giới . Em trai thường muốn tự khẳng định thông qua sự dũng cảm , sự chịu đựng , trong khi đó em gái lại đi theo con đường khác : chăm sóc em nhỏ , muốn trở nên hấp dẫn hơn…. + Về năng lực : Phụ nữ thể hiện tính khéo léo , có tri giác với độ chính xác và nhanh nhạy hơn , có trí nhớ máy móc và trình độ lưu loát của ngôn ngữ cao hơn . Nhưng thể lực của nam , độ nhanh của phản ứng , sự phối hợp các vận động của cơ thể của nam lại trội hơn . Năng lực làm việc trong lĩnh vực cơ giới của nam cũng nổi bật hơn… Như vậy giữa nam và nữ có những khác biệt nhất định về tâm lý , sinh lý . Tuy nhiên phần lớn những sự khác biệt này là những khác biệt về mức độ của các thuộc tính tâm lý , sinh lý vá về sự kết hợp của các thuộc tính đó , chứ không phải là sự khác biệt về những phẩm chất vốn chỉ có riêng cho từng giới . Khái niệm “nam tính” hay “nữ tính”chỉ là tương đối : Mỗi giới đều có những thuộc tính của giới kia , chỉ khác nhau về mức độ và liều lượng thôi . Những sự khác biệt này được hình thành và biến đổi dưới tác động chủ yếu của hoàn cảnh xã hội và giáo dục . 4. Vai trò của giới tính Giới tính có vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người . a) Giới tạo nên những cảm xúc đặc biệt khi có sự giao tiếp trực tiếp giữa hai người khác giới , làm cho con người trở nên ý tứ , tế nhị , duyên dáng hơn (mắc cỡ , thẹn thùng…)hoặc thận trọng hơn trong quan hệ nam nữ và lịch sự hơn trong giao tiếp xã hội , giúp con người phát triển nhân cách hài hoà hơn . Đó chính là những cảm xúc giới tính . [...]... hai giới Mỗi giới đều có những quan hệ với giới kia , không thể tồn tại bình thường nếu như không có giới kia Đó là một trong những cơ sở khoa học của sự bình đẳng nam nữ II – GIÁO DỤC GIỚI TÍNH 1 Bản chất của giáo dục giới tính a) Vấn đề giới tínhgiáo dục giới tính đã được xem xét từ lâu Vào thời kỳ tiền khoa học , người ta xem xét giới tínhgiáo dục giới tính theo quan điểm của tôn giáo. .. một bộ phận của giáo dục nói chung , của giáo dục đạo đức nói riêng Tuy nhiên không thể và không được “hoà tan” giáo dục giới tính có đặc trưng , ý nghĩa và mục đích riêng của nó Giáo dục giới tính tập trung vào khía cạnh giới tính của cá nhân , giúp cho thế hệ trẻ có thái độ , có hiểu biết và suy nghĩ đúng đắn , lành mạnh về giới tính 2 Ý nghĩa xã hội của giáo dục tính Giáo dục giới tính có ý nghĩa... dục giới tính và nghiên cứu việc giáo dục giới tính Tình dục được coi là một quyền tự do của con người , là quyền bình đẳng giữa nam và nữ , là trách nhiệm đạo đức của công dân đối với xã hội Người ta cho rằng cần phải tiến hành giáo dục giới tính trong nhà trường trên cơ sở khoa học và cần giáo dục giới tính ngay từ tuổi mẫu giáo Hiện nay , còn có nhiều quan điểm khác nhau về giáo dục giới tính. .. xã hội Giáo dục giới tính được thực hiện thông qua hệ thống giáo dục chung , không thể tách riêng lẻ nó ra Trong Tuyển tập sư phạm , A.X.Macarencô đã chỉ ra rằng : “Khi giáo dục cho trẻ tính ngay thẳng , tính chân thật , thói quen nói sự thật , tôn trọng người khác , tôn trọng những xúc cảm và hứng thú của họ , là chúng ta đã đồng thời giáo dục cho nó cả về quan hệ giới tínhGiáo dục giới tính là... , giữa nam và nữ Giáo dục giới tính như vậy là một bộ phận quan trọng của việc giáo dục nhân cách con người phát triển toàn diện Giáo dục giới tính nhằm bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những hiểu biết cấn thiết về giớigiới tính , hình thành cho họ những phẩm giới tính của giới mình , hình thành ở họ thái độ và kỹ năng giao tiếp ứng xử lịch sự văn minh trong quan hệ với người khác giới và trong hoạt... quan hệ cân bằng , hài hoà với người khác giới f) Những đặc điểm giới tính ảnh hưởng đến sự phát trển tính cách , nhất là đến tính độc đáo của tính cách Nói cách khác , giới tính là cơ sở tự nhiên của cá tính con người , những đặc điểm giới tính là tiền đề , là yếu tố góp phần tạo nên những phẩm cách nhân cách hoặc những đặc điểm cá tính Trên cơ sở của giới tính , cần có sự phân công lao động thích... phương pháp giáo dục giới tính , nhưng tất cả đều thống nhất một quan niệm : Cần giáo dục giới tính cho thế hệ đang lớn lên Vấn đề là lựa chọn nội dung cho thích hợp , xác định thời điểm bắt đầu tiến hành ờ nhà trường cho phù hợp với đặc điểm của từng nước , từng dân tộc Ở nước ta , việc giáo dục giới tính trước đây hầu như bị “né tránh” , ít được chú trọng nghiên cứu và tổ chức giáo dục một cách... trung học cơ sở và trung học phổ thông b) Giáo dục giới tính là một nội dung mới cần giáo dục cho học sinh , việc đưa nội dung giáo dục giới tính vào nhà trường phổ thông là do trong thời gian gần đây , đã và đang diễn ra sự không cân đối và hài hoà giữa sự trưởng thành về mặt cơ thể của thế hệ đang lớn lên với sự trưởng thành về tâm lý của họ Giáo dục giới tính cho học sinh là hình thành ở họ những... NGƯ Lớp : ……… PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG TRƯỜNG THCS 1 Em đã từng nghe cụm từ Giáo dục giới tính “ chưa? a Đã từng nghe b.Chưa từng nghe 2 Em được biết những thông tin về giáo dục giới tính qua: a Gia đình b Thầy cô c Bạn bè d Sách, báo, tivi… e Ý kiến khác: …………………………………………… 3 Cha mẹ có bao giờ đề cập hay cung cấp cho em kiến thức về giới tính hay không? a Thường xuyên b Chỉ... mười năm gần đây , việc giáo dục giới tính đã được chú ý đẩy mạnh theo tinh thần của Chỉ thị ngày 24 tháng 12 năm 1984 của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc “…xây dựng chương trình chính khoá và ngoại khoá nhằm bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức về giới tính , về hôn nhân gia đình và nuôi dạy con cái” , và với việc thử nghiệm giáo dục đời sống gia đình và giáo dục giới tính cho học sinh ở các . LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI GIỚI , GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH I – KHÁI NIỆM VỀ GIỚI , GIỚI TÍNH 1. Giới tính là gì ? Khi nói đến giới người ta muốn dùng. khác nhau về giáo dục giới tính , về nội dung và phương pháp giáo dục giới tính , nhưng tất cả đều thống nhất một quan niệm : Cần giáo dục giới tính cho thế

Ngày đăng: 08/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w