Nếu như vào cuối những năm 90, sự phát triển của các dịch vụ truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số, và đặc biệt là sự ra đời của HDTV (Truyền hình độ nét cao) đã để lại dấu ấn trong lịch sử phát triển của lĩnh vực truyền hình thì sự ra đời của IPTV dựa trên sự “hậu thuẫn” của mạng băng rộng được dự báo trở thành cuộc “cách mạng” trong ngành viễn thông với sự hội tụ giữa viễn thông, truyền hình và các dịch vụ giải trí tương tác. Trên thế giới IPTV đã được triển khai mạnh mẽ và thu được lợi nhuận rất lớn.Tại Việt Nam, dịch vụ IPTV đã bắt đầu được thử nghiệm cung cấp với một số dịch vụ cơ bản. Cơ sở hạ tầng mạng băng rộng tại Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ đáp ứng được nhu cầu giải trí của người xem truyền hình. IPTV với tính năng vượt trội, cùng với chi phí giá thành thấp do đó IPTV sẽ phát triển mạnh mẽ và là dịch vụ truyền hình số 1 trong tương lai không xa. IPTV là vấn đề đang được nhiều người quan tâm, sau một thời gian tìm hiểu cùng với sự hướng dẫn của cô giáo Phan Thị Nga em đã hoàn thành xong đồ án tốt nghiệp với đề tài “Tìm hiểu công nghệ truyền hình Internet (IPTV) và hệ thống IPTV tại Việt Nam”. Nội dung báo cáo bao gồm những phần chính sau: Chương I: Giới thiệu về IPTV: Chương này trình bày về IPTV, đặc điểm về công nghệ IPTV và thực trạng sử dụng dịch vụ IPTV tại Việt Nam Chương II: Cấu trúc nội dung phân phối IPTV: Chương này đưa ra mô hình hệ thống của mạng IPTV và phương thức phân phối dịch vụ IPTV Chương III: Mạng truyền tải dịch vụ IPTV: Chương này tìm hiểu về các loại mạng truy cập dùng cho dịch vụ IPTV và công nghệ mạng lõi IPTV ChươngIV: Kết luận và đánh giá xu hướng phát triển IPTV tại Việt Nam Do IPTV là công nghệ mới và đang phát triển. Do đó khả năng tìm hiểu còn hạn chế chưa được đầy đủ và xác thực, bài báo cáo còn nhiều thiếu sót mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nếu như vào cuối những năm 90, sự phát triển của các dịch vụ truyền hình vệtinh, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số, và đặc biệt là sự ra đời của HDTV(Truyền hình độ nét cao) đã để lại dấu ấn trong lịch sử phát triển của lĩnh vực truyềnhình thì sự ra đời của IPTV dựa trên sự “hậu thuẫn” của mạng băng rộng được dự báotrở thành cuộc “cách mạng” trong ngành viễn thông với sự hội tụ giữa viễn thông,truyền hình và các dịch vụ giải trí tương tác
Trên thế giới IPTV đã được triển khai mạnh mẽ và thu được lợi nhuận rấtlớn.Tại Việt Nam, dịch vụ IPTV đã bắt đầu được thử nghiệm cung cấp với một
số dịch vụ cơ bản Cơ sở hạ tầng mạng băng rộng tại Việt Nam đã và đang pháttriển mạnh mẽ đáp ứng được nhu cầu giải trí của người xem truyền hình
IPTV với tính năng vượt trội, cùng với chi phí giá thành thấp do đó IPTV sẽphát triển mạnh mẽ và là dịch vụ truyền hình số 1 trong tương lai không xa.IPTV là vấn đề đang được nhiều người quan tâm, sau một thời gian tìm hiểucùng với sự hướng dẫn của cô giáo Phan Thị Nga em đã hoàn thành xong đồ án tốt
nghiệp với đề tài “Tìm hiểu công nghệ truyền hình Internet (IPTV) và hệ thống IPTV tại Việt Nam” Nội dung báo cáo bao gồm những phần chính sau:
Chương I: Giới thiệu về IPTV: Chương này trình bày về IPTV,đặc điểm về công nghệ IPTV và thực trạng sử dụng dịch vụ IPTVtại Việt Nam
Chương II: Cấu trúc nội dung phân phối IPTV: Chương này đưa ra
mô hình hệ thống của mạng IPTV và phương thức phân phối dịch
vụ IPTV
Chương III: Mạng truyền tải dịch vụ IPTV: Chương này tìm hiểu
về các loại mạng truy cập dùng cho dịch vụ IPTV và công nghệmạng lõi IPTV
ChươngIV: Kết luận và đánh giá xu hướng phát triển IPTV tại ViệtNam
Do IPTV là công nghệ mới và đang phát triển Do đó khả năng tìm hiểu còn hạn chế chưa được đầy đủ và xác thực, bài báo cáo còn nhiều thiếu sót mong được
sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để báo cáo được hoàn thiện hơn
Trang 2TÌM HIỂU VỀ VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN VÀ TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
I Lịch sử hình thành, phát triển của Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện
1 Về lịch sử hình thành Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện
Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện ra đời trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa
xã hội vào năm 1966 trong thời kì phục vụ kháng chiến chống Mĩ cứu nước Ngày
17 tháng 09 năm 1966, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 180/CP về việc điềuchỉnh tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện và Truyền thanh, trong đó có việcthành lập Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bưu điện và Truyền thanh Viện cóchức năng, nhiệm vụ:
− Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về Khoa học kỹ thuật Bưu điện và truyền thanh
− Nghiên cứu thì nghiệm nhằm chế tạo và cải tiến máy móc, thiết bị, vật liệu về cảitiển máy móc, thiết bị, vật liệu về Bưu điện và truyển thanh cho thích hợp với tìnhhình tại nguyên và đặc điểm khí hậu ở nước ta
− Về tình hình cụ thể và tổ chức bộ máy của Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bưuđiện và Truyền thanh, Hội đồng chính phủ giao cho Tổng cục trưởng Tổng cục Bưuđiện – Truyền thanh quy định
Thực hiện Quyết định của Hội đồng Chính phủ, để thiết lập Viện Nghiên cứuKhoa học kỹ thuật Bưu điện và Truyền thanh, Tổng cục thành lập Phòng Kỹ thuậttrực thuộc Tổng cục Bưu điện và truyển thanh Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ tiếpnhận tài sản thuộc phần quản lý kỹ thuật, tập san, xuất bản, sáng kiến cải tiến kỹthuật, xây dựng tiêu chuẩn, qui trình qui phạm do Phòng Nghiên cứu ký thuật trướcđây đảm nhiệm
2 Về quá trình phát triển Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện
Ngày 04 tháng 03 năm 1977, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ra Quyếtđịnh số 304/QĐ qui định về chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Viện Vớiquyết định 304/QĐ chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện đãđược cụ thể hóa một cách chi tiết, phù hợp với tình hình mới Quyết định này đã
Trang 3giải quyết các mối quan hệ trong lĩnh vức nghiên cứu mà Viện còn không ít mâuthuẫn chưa được xử lý Đây là cơ sở quan trọng để công tác nghiên cứu của Việnphát triển mở rộng và cân đối giữa các lĩnh vực nghiên cứu, đáp ứng tốt hơn nữayêu cầu Khoa học kĩ thuật của ngành và đất nước
Đầu năm 1981, trên cơ sở tổng kết đánh giá quá trình quản lý công tácnghiên cứu khoa học kỹ thuật của Viện trong 15 năm từ khi thành lập và trong kếhoạch 05 năm (1976-1980), lãnh đạo Viện đã đánh giá nghiêm túc về những thànhtựu cũng như những mặt còn hạn chế của Viện, đồng thời xây dựng đề án “Củng cố
và xây dựng Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện trong giai đoạn 1981-1985” Đề ánđưa ra một số biện pháp nghiên cứu quản lý công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật,phương án cũng cố tổ chức Viện, chương trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật 05năm 1981-1985, chương trình xây dựng cơ sở vật chất và tiềm lực khoa học kỹthuật của Viện Đề án là cơ sở để định hướng các đề tài nghiên cứu, mà chủ yếu làchuyển hướng từ nghiên cứu thiết bị sang nghiên cứu khoa học mạng lưới
Bước vào thời kì đổi mới năm 1986, Viện cũng có những nhiệm vụ thực hiệnchiến lược số hóa mạng lưới nhằm từng bước hiện đại hóa mạng lưới viễn thông.Ngày 14 tháng 06 năm 1986, Tổng cục Bưu điện ra Quyết định 558/QĐ-TCCB sửađổi bổ sung nhiệm vụ của Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện, chuyển hướng các đềtài nghiên cứu của Viện sang phục vụ quá trình số mạng lưới hóa
Những năm từ 1996 đến 2006 là giai đoạn Viện có những chuyển biến quantrọng trên tất cả các mặt: mô hình tổ chức, cơ chế quản lý, qui mô và hình thức hoạtđộng
Năm 2008 là giai đoạn Viện chủ động tổ chức lại mô hình và các cơ chế hoạtđộng Về cơ bản , cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học kỹ thuật bưu điện hiện nay có
03 phòng chức năng (Phòng Tổng hợp; Phòng Kế hoạch; Phòng Tài chính Kế toán)
và 03 đơn vị tác nghiệp chuyên môn (Trung tâm Nghiên cứu và phát triển côngnghệ; Trung tâm Đo kiểm và thử nghiệm công nghệ; Trung tâm Tư vấn Đầu tưChuyển giao công nghệ), và Cơ sở 2 của Viện tại thành phố Hồ Chí Minh
Trang 4Sang năm 2012 –Viện tổ chức cơ cấu lại, mô hình mới của Viện bao gồmnhư sau:
Hiện nay, Viện đang dần đi vào ổn định cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý phục
vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo gắn liền với sản xuất kinh doanhtheo chủ trương Học viện đề ra
II Thông tin chung Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao Công nghệ
1 Về chức năng của Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao Công nghệ
Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao Công nghệ có chức năng tư vấn đầu
tư, sản xuất, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực Bưu chính, Viễnthông, Công nghệ thông tin và Truyền thông
2 Về lĩnh vực hoạt động của Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao Công nghệ
− Tư vấn đầu tư xây dựng; tư vấn đấu thầu; tư vấn quản lý dự án; tư vấn giám sát; tưvấn thẩm tra dự án, thiết kế, dự toán xây dựng công trình trong các lĩnh vực Bưuchính, Viễn thông, Công nghệ thông tin và Truyền thông
− Thiết kế xây dựng các công trình Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ thông tin vàTruyền thông
Trang 5− Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ từ các kết quả nghiên cứu, chế thử của các đơn
vị trong và ngoài Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện thuộc các lĩnh vực Bưu chính,Viễn thông, Công nghệ thông tin và Truyền thông
− Sản xuất, cung cấp trang thiết bị, triển khai thi công xây dựng, lặp đặt các côngtrình Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ thông tin và Truyền thông
− Các nhiệm vụ khác: Tư vấn Khoa học Công nghệ Nghiên cứu các đề tài, thực hiệncác nhiệm vụ ứng dụng công nghệ mới, dịch vụ mới phục vụ cho công tác tư vấnđầu tư và chuyển giao công nghệ Tham gia các công tác đào tạo, bồi dưỡng kiếnthức khoa học, công nghệ trong các cơ sở đào tạo của Học viện và xã hội để thựchiện gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo và sản xuất kinh doanh Hợp tác trong vàngoài nước về tư vấn, đầu tư, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Bưu chính,Viễn thông, Công nghệ thông tin và Truyền thông Thực hiện các nhiệm vụ khác doViện trưởng giao
3 Các công việc Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao Công nghệ đang thực hiện
− Thực hiện đề tài đề tài khoa học công nghệ cấp Tập đoàn, cấp bộ và cấp nhà nước;
− Nhiệm vụ tư vấn thiết kế công trình Viễn thông, Công nghệ Thông tin, tư vấn giámsát, tư vấn đấu thầu, tư vấn tái đầu tư, lập dự toán mua sắm thiết bị…
− Nhiệm vụ chế thử hệ thống điều khiển và giám sát trạm viễn thông và công nghệthông tin;
− Viết các bài báo, tập san cho tạp chí bưu chính;
− Nhiệm vụ đào tạo: Tham gia hướng dẫn sinh viên thực tập, sinh viên tốt nghiệp củaHọc Viện CNBC Viễn thông (hệ cao đẳng, đại học liên thông và đại học chính quy),Đại học Giao thông Vận tải
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 6TÌM HIỂU VỀ VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN VÀ TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
I Lịch sử hình thành, phát triển của Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện
II Thông tin chung Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao Công nghệ MỤC LỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU VỀ IPTV
1.1 IPTV là gì?
1.2 Đặc điểm của công nghệ IPTV
1.3 So sánh IPTV và các dịch vụ truyền hình
1.3.1 Ưu điểm 1.3.2 Nhược điểm
1.4 Thực trạng sử dụng dịch vụ IPTV ở Việt Nam CHƯƠNG 2- CẤU TRÚC, NỘI DUNG PHÂN PHỐI IPTV 2.1 Mô hình hệ thống của mạng IPTV
2.1.1 Cơ sở hạ tầng của mạng IPTV
2.1.2 Cấu trúc chức năng cho dịch vụ IPTV 2.2 Phương thức phân phối dịch vụ IPTV 2.2.1 IP Unicast
2.2.2 IP Broadcast
2.2.3 IP Multicast
2.3 So sánh các phương thức phân phối IPTV CHƯƠNG 3 - MẠNG TRUYỀN TẢI DỊCH VỤ IPTV
3.1 Các loại mạng truy cập dùng cho dịch vụ
3.1.1 Mạng truy cập cáp quang
3.1.1.1 Mạng quang thụ động
3.1.1.2 Mạng quang tích cực
3.1.2 IPTV truy cập trên mạng ADSL 3.1.2.1 ADSL 3.1.2.2 ADSL2
3.1.2.3 VDSL
3.1.3 IPTV truy cập trên mạng truyền hình cáp
Trang 73.1.3.1 Tổng quan về kỹ thuật HFC
3.1.3.2 IPTV truy cập trên mạng truyền hình cáp 3.1.4 IPTV truy cập trên mạng Internet 3.1.4.1 Các kênh truyền hình Internet streaming
3.1.4.2 Download Internet
3.1.4.3 Chia sẻ video ngang hàng
3.2 Các công nghệ mạng lõi IPTV
3.2.1 ATM và SONET/SDH
3.2.2 IP và MPLS
3.2.3 Metro Ethernet CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN IPTV TẠI VIỆT NAM
4.1 Các loại dịch vụ dựa trên IPTV
4.2 Đánh giá Xu hướng phát triển dịch vụ IPTV tại Việt Nam
KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI CẢM ƠN
Trang 8THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Thuật ngữ viết
tắt Thuật ngữ Tiếng Anh đầy đủ Thuật ngữ Tiếng Việt đầy đủ
Line
Đường đây thuê bao số bấtđối xứng
DSLAM Digital Subscriber Line Access
tử
Trang 9HDTV High Definition Televison Truyền hình chất lượng
cao
Internet
IPTVCD IPTV Cunsumer Device Thiết bị khách hàng IPTV
Internet
động
Committee
Ủy ban hệ thống truyền hình quốc gia (Mỹ)
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang 11CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU VỀ IPTV
Truyền hình dựa trên giao thức Internet IPTV (Internet Protocol – basedTelevision) là một cơ chế để truyền tải luồng nội dung truyền hình dựa trên nềntảng là một mạng sử dụng giao thức IP Lợi ích của cơ chế này là khả năng phânphối nhiều loại tín hiệu truyền hình khác nhau, tăng các tính năng tương tác vàcải tiến để tương tác và cải tiến để tương thích với mạng các thuê bao đang tồntại
Sự phát triển nhanh chóng của mạng Internet băng rộng làm thay đổi cả
về nội dung và kỹ thuật truyền hình Sự vượt trội trong kỹ thuật truyền hình củaIPTV là tính năng tương tác giữa hệ thống với người xem, cho phép người xem chủđộng về thời gian và khả năng triển khai dịch vụ giá trị gia tăng tiện ích kháctrên hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng Đây là xu hướng hội tụcủa mạng viễn thông thế giới
1.1 IPTV là gì?
IPTV truyền hình sử dụng giao thức IP là một hệ thống ở đó các dịch vụ
truyền hình số cung cấp tới các thuê bao sử dụng giao thức IP trên kết nối băngrộng IPTV thường được cung cấp cùng với dịch vụ VoD và cũng có thể cung cấpcung với các dịch vụ Internet khác như truy cập Web và VoIP
Khi mới bắt đầu IPTV được gọi là truyền hình giao thức Internet hayTelco TV hoặc Truyền hình băng rộng Thực chất tất cả các tên đều được sửdụng để nói đến việc phân phối truyền hình băng rộng chất lượng cao hoặc nội dung
âm thanh và hình ảnh theo yêu cầu trên một mạng băng rộng IPTV là một địnhnghĩa chung cho việc áp dụng để phân phối các kênh truyền hình truyền thông,
phim truyện, và nội dung video theo yêu cầu trên một mang riêng Theo tổ chức Liên Hiệp Viễn Thông Quốc Tế ITU thì IPTV là dịch vụ đa phương tiện bao gồm truyền hình, video, audio, văn bản, đồ họa và dữ liệu qua một mạng IP và được quản lý để cung cấp mức độ yêu cầu của chất lượng dịch vụ và sự trải nghiệm, tính bảo mật, tính tương tác và độ tin cậy.
Trang 12IPTV có một số điểm đặc trưng sau:
Hỗ trợ truyền hình tương tác: Khả năng của hệ thống IPTV chophép các nhà
cung cấp dịch vụ phân phối đầy đủ các ứng dụng của truyền hình tương tác Cácdạng dịch vụ IPTV có thể được phân phối bao gồm chuẩn truyền hình trực tiếp,truyền hình hình ảnh chất lượng cao HDTV (High Definition Television), các tròchơi tương tác và truy cập Internet tốc độ cao
Dịch thời gian: IPTV kết hợp với một bộ ghi hình video số cho phép dịch chuyển
thời gian để xem nội dung chương trình, đây là một kỹ thuật ghi hình và lưu trữnội dung để có thể xem lại sau
Tính cá nhân: Một hệ thống IPTV từ kết cuối đến kết cuối(end-to- end) hỗ trợ
thông tin có tính hai chiều và cho phép các user xem các chương trình theo sởthích, thói quen…Hay cụ thể hơn là cho các user xem cái gì họ muốn vào bất kỳlúc nào
Yêu cầu băng thông thấp: Để thay thế cho việc phân phối mọi kênh cho mọi
user, công nghệ IPTV cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chỉ phân phối các kênh
mà user đã yêu cầu Đây là điểm hấp dẫn cho phép các nhà khai thác mạng bảo toànđược băng thông của họ
Nhiều thiết bị có thể sử dụng được: Việc xem nội dung IPTV không giới han ở
việc dùng tivi Khách hàng có thể sử dụng PC của họ và các thiết bị di động đểtruy cập các dịch vụ IPTV
Những nhược điểm “chí mạng” của IPTV chính là khả năng mất dữ liệu rấtcao và sự chậm trễ truyền tín hiệu Nếu như đường kết nối mạng của người dùngkhông thật sự tốt cũng như không đủ băng thông cần thiết thì khi xem chươngtrình sẽ rất dễ bị giật hay việc chuyển kênh có thể tốn khá nhiều thời gian để tải
về Thêm vào nữa nếu máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ không đủ mạnh thì khi
số lượng người xem truy cập vào đông làm cho chất lượng dịch vụ giảm sút Tuynhiên công nghệ mạng Internet càng ngày càng phát triển mạnh mẽ đẩy băngthông kết nối lên cao hơn góp phần giúp IPTV khắc phục nhược điểm nói trên vàbiến thành công nghệ truyền hình của tương lai
1.2 Đặc điểm của công nghệ IPTV
Khi thế giới bước vào kỉ nguyên của truyền thông đa phương tiện, nhiềudịch vụ, công nghệ hội tụ số đã được cung cấp đến người dùng, trong đó không thể
Trang 13không nhắc đến công nghệ IPTV – truyền hình trên giao thức IP truyền qua đườngcáp Internet băng thông rộng.
Không đơn thuần chỉ là truyền hình ảnh và âm thanh, TV được gắn thêm bộgiải mã (set-top box) trong mô hình IPTV sẽ trở thành phương tiện giao tiếp chomột dịch vụ đa nền tảng trong cuộc sống hiện đại
IPTV - Internet Protocol TV - là tín hiệu truyền hình truyền trên mạng viễnthông tới các thiết bị điện từ trong nhà gồm TV và máy tính Không còn cần tới cáptruyền hình, chỉ một đường cáp duy nhất đáp ứng nhu cầu lướt net, xem truyềnhình, xem phim và các dịch vụ theo yêu cầu khác
Trang 14H ìn h 1.
1.
M ô hì n h ki ến tr úc hệ th ố n g cu n g cấ p dị ch v ụ IP T V
Hãng nghiên cứu thị trường Infonetics (Mỹ) khẳng định, IPTV đã qua "thời
kỳ thai nghén", số người sử dụng dịch vụ này sẽ tăng lên 53,7 triệu thuê bao vàonăm 2009, đem lại doanh thu tới 44 tỷ USD Con số về thuê bao IPTV sẽ phát triểnnhân đôi theo từng năm trong thời gian tới IPTV sẽ mở ra con đường mới trongtruyền thông: khả năng lựa chọn chương trình muốn xem và thời điểm xem, khả
Trang 15năng “đối thoại” giữa từng người xem truyền hình với nhà cung cấp dịch vụ với hệthống tương tác được công nghệ IPTV hỗ trợ.
IPTV có 2 đặc điểm cơ bản là: dựa trên nền công nghệ IP và có khả năng cá thể
hoá đáp ứng nhu cầu từng người dùng một So với mạng truyền hình số DTV thìIPTV có nhiều đổi mới về dạng tín hiệu cũng như phương thức truyền nội dung
Trong khi truyền hình số thông qua các menu đã định trước để các user lựachọn, thì IPTV có khả năng tương tác, đáp ứng đúng yêu cầu người dung ngay lậptức Ví dụ người dùng muốn xem bộ phim “Người Sói”, khi bấm chọn bằng điềukhiển từ xa, một yêu cầu sẽ được bộ giải mã gừi lên máy chủ và luồng tín hiệu sẽđược chuyển riêng xuống bộ giải mã duy nhất phục vụ cho yêu cầu của người này.Cùng lúc đó, một người khác bấm chọn chương trình “Hoa hậu Hoàn vũ”, quy trìnhtương tự sẽ gừi yêu cầu lên máy chủ và chuyển luồng tín hiệu xuống bộ giải mã yêucầu Đấy chính là cơ chế truyền tín hiệu đơn tuyến đáp ứng từng yêu cầu cá thể củangười xem truyền hình
Về mặt kỹ thuật, IPTV là công nghệ truyền dẫn hình ảnh kỹ thuật số tớingười sử dụng qua đường cáp Internet băng rộng Dịch vụ này thường được cungcấp chung với điện thoại IP (Voice over IP - VoIP), video theo yêu cầu (Video onDemand - VOD) nên thường được gọi là công nghệ tam giác về truyền tải dữ liệu,hình ảnh, âm thanh Điểm đặc biệt và hấp dẫn nhất của IPTV là sự tương tác giữangười xem với chương trình IPTV không đơn thuần là truyền hình như truyền hìnhcáp truyền thống, mà là một tổng thể chuỗi dịch vụ truyền hình có tính tương tác.Ngoài việc tự do lựa chọn chương trình truyền hình hay phim muốn xem, kháchhàng còn có thể tham gia các cuộc hội thảo từ xa, chơi game, mua hàng qua TVhoặc viết blog video (vlog), nhắn tin qua TV…
IPTV cũng cho phép khán giả chủ động chọn những nội dung gì mình muốnxem, không đơn thuần xem một cách thụ động như các loại truyền hình truyềnthống Chính điểm “theo yêu cầu” này và sự gắn kết chặt chẽ giữa TV với mạngInternet và máy tính đã làm nên sức hút của IPTV, đặc biệt với giới trẻ châu á vốn
"thích" máy tính hơn TV Ở Châu Á, sản phẩm công nghệ cao tích hợp nhiều tínhnăng luôn được chào đón
Trang 16IPTV có thể thực hiện các dịch vụ multimedia, sử dụng bộ giải mã nối vớitivi, chủ nhân ngồi trước TV ấn phím điều khiển có thể xem các tiết mục video đanghoạt động, thực hiện đàm thoại IP có hình, nghe nhạc, tra tìm tin tức du lịch trênmạng, gửi và nhận e-mail, thực hiện mua sắm gia đình, giao dịch trái phiếu Đíchthực là công nghệ tất cả trong một sẽ trở thành công nghệ truyền hình chính củatương lai.
Ở Việt Nam, hiện có nhiều nhà khai thác dịch vụ viễn thông lớn đang cạnhtranh nhau nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ băng rộng với chất lượngcao và giá rẻ Người dùng truy cập vào các trang web cung cấp dịch vụ IPTV,chẳng hạn như: http://wwitv.com, http://www.global-itv.com, hay(http://www.vtc.com.vn), (http://iTV.vn) rồi đăng kí, cài đặt theo hướng dẫn vàchọn kênh là có thể yên tâm tận hưởng HBO, MTV, VTV, VTCV yêu thích Một
số Website cung cấp thừ nghiệm các chương trình truyền hình trực tuyến củaVietNamNet, Công ty VTC, Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận sốlượng truy cập rất lớn, cho thấy sức hấp dẫn của dịch vụ này đối với công chúng.Tuy nhiên mới chỉ có duy nhất FPT Telecom cung cấp dịch vụ trên TV thông qua
bộ giải mã iTV - Muốn gì xem nấy cạnh tranh với truyền hình cáp và truyền hình kỹthuật số, với các tính năng nổi bật như sau:
Xem lịch phát sóng trên TV: Xem lịch phát sóng trong ngày hoặc các ngày tiếp
theo vào bất cứ thời điểm nào Chức năng đặt giờ cho phép TV tự động chuyểnsang chương trình đã đặt sẵn khi đến giờ chiếu của chương trình này
Truyền hình theo yêu cầu: Cho phép khách hàng lựa chọn chương trình muốn
xem, chẳng hạn như ca nhạc, phim truyện hay tin tức…Người xem cũng có thể lựachọn những bộ phim cụ thể, album nhạc của ca sĩ yêu thích… để thưởng thức
Đọc báo qua TV: Trang tin điện từ cập nhật trên TV giúp người dung tiết kiệm tiền
mua báo và đọc trực tiếp trên màn hình TV.Chia sẻ video: Một ví dụ nổi bật cho sự liên thông TV – máy tính: nếu người dùng
có clip video muốn chia sẻ với cộng đồng truyền hình, có thể tải clip từ máy tính lêntrang web iTV.vn, và cộng đồng người sử dụng iTV đều có thể xem được clip nàytrên TV như mô hình YouTube
Trang 17ty vệ tinh, cáp, truyền thông để đưa luồng thông tin về nhà Mạng IP làm việc khác,nội dung được giữ ở trên mạng và chỉ những nội dung khách hàng lựa chọn là đượcgửi đến nhà thuê bao Điều này sẽ tiết kiệm băng thông và sự lựa chọn của kháchhàng ít bị giới hạn bởi “đường ống” dẫn đến nhà thuê bao Điều này cũng có nghĩa
là tính riêng tư của khách hàng được đảm bảo hơn so với hệ thống vệ tinh và truyềnhình truyền thống.Tính tương tác hệ thống IPTV cho phép người xem có cơ hội đểxem các chương trình TV có tính tương tác hơn và cá nhân hơn Ví dụ nhà cung cấpdịch vụ có thể cung cấp chức năng tương tác cho phép người xem lựa chọn nộidung xem theo tên phim hay tên của diễn viên hay chức năng picture in picture chophép người xem có thể chuyển kênh mà không phải rời bỏ chương trình họ đangxem Người xem còn có thể truy nhập vào album ảnh và kho nhạc trên PC của họ từmàn hình TV, sử dụng điện thoại để đặt lịch ghi lạicác chương trình TV yêu thích.Ngoài ra họ còn có thể sử dụng chức năng giám sát điều khiển (parent control) đểcấm con cái xem một số chương trình truyền hình không phù hợp
VOD: VOD cho phép khách hàng duyệt một chương trình trực tuyến hoặc
một danh sách các bộ phim để xem qua và sau đó lựa chọn chúng Về mặt kỹ thuật,khi khách hàng lựa chọn một bộ phim, thì một kết nối point-to-point được thiết lâpgiữa bộ giải mã của khách hàng (Set top box hoặc PC) và server phân phát luồngnội dung Báo hiệu về các chức năng như pause, backward/ forward… được đảmbảo bởi giao thức RTSP Dạng mã hóa chung nhất được sử dụng cho VOD làMPEG-2, MPEG-4 và VC-1 Để tránh hiện tượng ăn cắp bản quyền nội dung phimthì nội dung của VOD thời được mã hóa Với công nghệ IPTV việc mã hóa được
Trang 18thực hiện hiệu quả thông qua hệ thống DRM Với hệ thống này nếu khách hàng lựachọn xem phim trong thời gian 24 giờ thì sau 24 giờ nội dung phim sẽ không thểxem được nữa…
Các dịch vụ hội tụ dựa trên IPTV
Một ưu điểm khác của mạng IP là khả năng tích hợp và hội tụ Các dịch vụhội tụ ở đây nói đến khả năng tương tác của các dịch vụ hiện có theo cách trongsuốt để tạo ra các dịch vụ gia tăng mới Ví dụ là dịch vụ On-Screen Caller ID, nhậnCaller IP trên màn hình TV và khả năng xử lý (gửi đến voice mail…) Các dịch vụdựa trên IP sẽ cung cấp khả năng cho khách hàng có thể truy nhập ở bất kỳ đâu, bất
kỳ khi nào đến nội dung thông qua TV, PC hay điện thoại của khách hàng, và khảnăng tích hợp các dịch vụ và nội dung để gắn chặt chúng với nhau
1.4 Thực trạng sử dụng dịch vụ IPTV ở Việt Nam
Tại Việt Nam, truyền hình trực tuyến, hay còn gọi là IPTV (InternetProtocol Television) hiện nay vẫn còn là một khái niệm chưa được nhiều người sử
Trang 19dụng biết tới Đó là điều dễ hiểu khi IPTV Việt Nam mới đang phát triển ở nhữngbước đi sơ khai đầu tiên
Hiểu một cách đơn giản, IPTV là truyền hình trên mạng Internet, thông tinthay vì được truyền dẫn bằng tín hiệu sóng (analog), qua sợi cáp quang (cable) hayqua vệ tinh (DTH) thì được truyền dẫn bằng các gói thông tin qua mạng
Một câu hỏi đặt ra, tại sao cần có thêm IPTV khi mà những hình thứctruyền hình kia đã phủ sóng rộng khắp Trên bề ngoài, điều này có vẻ đúng, songthực tế lại cho thấy cả ba hình thức truyền hình kia đều có những hạn chế Ví dụkênh analog và cable TV chỉ có thể phủ sóng trong nước, DTH TV cần một khoảnđầu tư khổng lồ để phủ sóng toàn cầu Trong khi đó, IPTV tận dụng được cơ sở hạtầng sẵn có là mạng Internet đã rộng khắp toàn thế giới Đây chính là lợi điểm quantrọng nhất của IPTV
Tại Việt Nam, Internet đang có những bước phát triển rất mạnh và chưa códấu hiệu chững lại Theo thống kê của trang web www.vnnic.vn, vào tháng 2/2009,
tỉ lệ dân số Việt Nam sử dụng Internet đã là 24,58%, trong đó tổng số thuê bao sửdụng Internet băng thông rộng ADSL là 2 171 206 Đây chính là cơ hội rất lớn đểphát triển IPTV tại Việt Nam
Dẫu vậy, cơ sở hạ tầng mạng vẫn còn là một trở ngại cho sự tăng tốc này,bởi lẽ theo tính toán, IPTV cần đường truyền Internet ADSL có tốc độ tối thiểu camkết lúc nào cũng phải đạt ≥ 300Kbps Vì thế việc xem IPTV trên ADSL vào lúc nàytại Việt Nam là điều gần như không tưởng bởi lẽ tốc độ kết nối cho đa số các thuêbao sử dụng ADSL gia đình hiện nay ở Việt Nam chỉ đạt bằng 1/3 con số này Cácloại đường truyền khác thì quá đắt, không khả thi với người dùng do chi phí đườngtruyền riêng thường đắt gấp 30 lần gói dịch vụ của ADSL Theo các chuyên gia kĩthuật, chỉ có hạ tầng mạng backbone Internet mới có thể đáp ứng được 100% yêucầu và tại Việt Nam, truyền hình trực tuyến phát thời gian thực (realtime) có lẽ làhướng đi duy nhất
Đối với người tiêu dùng, việc biết tới và theo dõi IPTV hiện vẫn còn rất hạnchế, một mặt do chính chất lượng chưa cao, chủ yếu phát lại các chương trình
Trang 20truyền hình khác, một mặt do tốc độ đường truyền không đảm bảo, song ngày càng
có nhiều hơn sự quan tâm dành cho loại hình này
Phát triển IPTV thành một ‘kênh’ độc lập trong so sánh với analog TV, cable
TV hay DTH TV cũng là sự trăn trở và tìm tòi của chính những nhà cung cấp dịch
vụ truyền hình analog, do đó, ít lôi kéo được sự quan tâm của người xem”
Mới chỉ ra đời được hơn 10 năm, song IPTV đang ngày càng tỏ ra chiếm ưuthế bởi những tính năng vượt trội của nó và đang chiếm thị phần ngày càng lớn,nhất là ở các nước có hạ tầng ADSL và cáp quang phát triển Công nghệ này đangđược ưa chuộng ở châu Âu và Mỹ Báo cáo mới nhất của Infonetics cho biết năm
2009 thị trường truyền hình trực tuyến IPTV sẽ bắt đầu bùng nổ, với số lượngkhách hàng đạt 53,7 triệu với doanh thu 44 tỷ đô la Châu Á – Thái Bình Dương làmột trong những khu vực phát triển mạnh mẽ nhất dịch vụ này do IPTV đã trởthành trào lưu chính cuốn hút người sử dụng Trong bối cảnh đó, truyền thông mạngViệt Nam nói chung và dịch vụ IPTV nói riêng đang có một tương lai hứa hẹn Đó
là một tương lai không xa
Trang 21CHƯƠNG 2- CẤU TRÚC, NỘI DUNG PHÂN PHỐI IPTV
2.1 Mô hình hệ thống của mạng IPTV
2.1.1 Cơ sở hạ tầng của mạng IPTV
Hình 2.1 Mô hình hệ thống IPTV end-to-end
• Trung tâm dữ liệu IPTV
Trung tâm dữ liệu IPTV nhận nội dung từ nhiều nguồn khác nhau, baogồm truyền hình địa phương, các nhà tập hợp nội dung, nhà sản xuất nội dung, quađường cáp, trạm số mặt đất hay vệ tinh Ngay khi nhận được nội dung, một sốcác thành phần phần cứng khác nhau từ thiết bị mã hóa và các máy chủ videotới bộ định tuyến IP và thiết bị bảo mật giành riêng được sử dụng để chuẩn bịnội dung video cho việc phân phối qua mạng dựa trên IP Ngoài ra, hệ thốngquản lý thuê bao được yêu cầu quản lý hồ sơ và phí thuê bao của những người
sử dụng
• Mạng truy cập băng thông rộng
Việc truy cập các dịch vụ IPTV yêu cầu kết nối điểm - điểm (one-to-one).Việc triển khai IPTV trên diện rộng thì số lượng kết nối one-to-one sẽ tăng lên Do
đó, yêu cầu về băng thông trên mạng là khá lớn Những tiến bộ về công nghệ mạngcho phép các nhà cung cấp viễn thông đáp ứng được một số lượng lớn về độ rộngbăng thông của mạng Riêng mạng truyền hình cáp thì sử dụng hỗn hợp cả cáp đồng
Trang 22trục và cáp quang đa ứng cho việc truyền tải nội dung IPTV.
• Thiết bị khách hàng IPTV (IPTVCD)
IPTVCD (IPTV Consumer Device) là các thành phần quan trọng chophép người sử dụng có thể truy cập dịch vụ IPTV IPTVCD kết nối tới mạngbăng rộng, chúng đảm nhiệm chức năng giải mã, xử lý các luồng tín hiệu tới dựatrên gói IP IPTVCD được hỗ trợ các kỹ thuật tiên tiến để tối thiểu hóa hoặcloại trừ hoàn toàn ảnh hưởng của các vấn đề về mạng khi xử lý nội dung IPTV.Các loại IPTVCD phổ biến nhất là RG, IP set-top-box Trong đó RG là modemADSL và modem cáp trên mạng truyền hình cáp hai chiều HFC
• Mạng gia đình
Mạng gia đình liên kết các thiết bị kỹ thuật số bên trong một khu vực códiện tích nhỏ Nó cải thiện thông tin và cho phép chia sẻ tài nguyên giữa cácthành viên trong gia đình Mục đích của mạng gia đình là cung cấp quyền truy cậpthông tin như là tiếng nói, âm thanh, dữ liệu, giải trí, giữa các thiết bị kỹ thuật sốxung quanh nhà Với mạng gia đình, khách hàng có thể tiết kiệm tiền và thời gian
do việc chia sẻ các thiết bị phần cứng rất tốt và dễ dàng, thông qua các kết nốiInternet băng rộng
2.1.2 Cấu trúc chức năng cho dịch vụ IPTV
Một mạng IPTV có thể bao gồm nhiều thành phần cơ bản, nó cung cấp một cấutrúc chức năng cho phép phân biệt và chuyên môn hoá các nhiệm vụ
Trang 23Hình 2.2 Cấu trúc chức năng cho dịch vụ IPTV
• Cung cấp nội dung
Tất cả nội dung được sử dụng bởi dịch vụ IPTV, bao gồm VoD và truyềnhình quảng bá sẽ phải thông qua chức năng cung cấp nội dung, ở đó các chứcnăng tiếp nhận, chuyển mã và mã hóa sẽ tạo nên các luồng video số có khả năngđược phân phối qua mạng IP
• Phân phối nội dung
Khối phân phối nội dung bao gồm các chức năng chịu trách nhiệm vềviệc phân phối nội dung đã được mã hoá tới thuê bao Thông tin nhận từ cácchức năng vận truyển và điều khiển IPTV sẽ giúp phân phối nội dung tới thuêbao một cách chính xác Chức năng phân phối nội dung sẽ bao gồm cả việc lưutrữ các bản copy của nội dung để tiến hành nhanh việc phân phối, các lưu trữ tạmthời (cache) cho VoD và các bản ghi video cá nhân Khi chức năng thuê bao liênlạc với chức năng điều khiển IPTV để yêu cầu nội dung đặc biệt, thì nó sẽ gửi tớichức năng phân phối nội dung để có được quyền truy cập nội dung
• Điều khiển IPTV
Các chức năng điều khiển IPTV là trái tim của dịch vụ Chúng chịu tráchnhiệm về việc liên kết tất cả các chức năng khác và đảm bảo dịch vụ hoạt động ởcấp độ thích hợp để thoả mãn nhu cầu của khách hàng Chức năng điều khiển
Trang 24IPTV nhận yêu cầu từ thuê bao, liên lạc với chức năng phân phối và vận chuyểnnội dung để đảm bảo nội dung được phân phối tới thuê bao Một chức năng kháccủa điều khiển IPTV là cung cấp hướng dẫn chương trình điện tử EPG (ElectronicProgram Guide), EPG được thuê bao sử dụng để chọn nội dung theo nhu cầu.Chức năng điều khiển IPTV cũng sẽ chịu trách nhiệm về quản lý quyền nội dung
số DRM (Digital Rights Management) được yêu cầu bởi thuê bao để có thể truycập nội dung
• Chức năng vận chuyển IPTV
Sau khi nội dung yêu cầu từ thuê bao được chấp nhận, chức năng vận chuyểnIPTV sẽ chịu trách nhiệm truyền tải nội dung đó tới thuê bao, và cũng thực hiệntruyền ngược lại các tương tác từ thuê bao tới chức năng điều khiển IPTV
• Chức năng thuê bao
Chức năng thuê bao bao gồm nhiều thành phần và nhiều hoạt động khácnhau, tất cả đều được sử dụng bởi thuê bao để truy cập nội dung IPTV Một sốthành phần chịu trách nhiệm liên lạc thông tin với chức năng truyền dẫn, ví dụnhư truy cập getway kết nối với bộ ghép kênh truy cập đường dây thuê bao sốDSLAM, hay trình STB (bộ giải mã) sử dụng trình duyệt web để kết nối vớiMiddleware server Trong chức năng này, STB lưu trữ một số các thành phầnquan trọng như các key DRM và thông tin xác thực user Khối chức năng thuê bao
sẽ sử dụng EPG cho phép khách hàng lựa chọn hợp đồng để truy cập và yêu cầu
nó từ các chức năng điều khiển IPTV Nó cũng nhận các giấy phép số và các keyDRM để truy cập nội dung
Trang 25Hình 2.3 Các thành phần của cấu trúc chức năng 2.2 Phương thức phân phối dịch vụ IPTV
Các kiểu lưu lượng mạng IP thời gian thực khác nhau được tạo ra bởi các loạidịch vụ trên nền IP khác nhau như VoIP và truy cập Internet tốc độ cao Với mỗiloại dịch vụ có những đặc điểm riêng về nội dung, vì thế cần phải có những phươngthức phân phối thích hợp Hiện nay có ba phương thức dùng để phân phối nội dungIPTV qua mạng IP là unicast, broadcast và multicast
• IP Unicast: Được sử dụng để truyền dữ liệu (hay một gói dữ liệu) từ một
máy phát (sender) đến một máy thu đơn giản
• IP Broadcast: Được sử dụng để gửi dữ liệu từ một máy phát (sender) đến
toàn bộ một mạng con Subnetwork gồm nhiều máy thu
• IP Multicast: Được sử dụng để cung cấp dữ liệu từ một máy phát đến một
nhóm các máy thu được cài đặt theo một cấu hình thống nhất, các thành viên củamột nhóm này có thể thuộc các mạng phân tán khác nhau
Tuy nhiên, đối với vấn đề truyền dẫn video trong môi trường mạng, do yêu cầu phảiphân phối dữ liệu từ một điểm đến nhiều điểm, trong đó dòng dữ liệu cần được
Trang 26truyền đi từ một máy phát sender đến nhiều máy thu có nhu cầu xem đồng thời,nhưng lại không được phép đi đến toàn bộ các máy được kết nối trong cùng mộtmạng con subnetwork (để giảm lưu lượng lưu thông trên mạng), nên giải pháp IPBoradcast thường ít được sử dụng trong thực tế Các ứng dụng truyền dẫn truyềnhình trên mạng hiện nay thường sử dụng phương pháp IP Unicast và IP Multicast,trong đó IP Multicast là giải pháp hiện đang được ứng dụng khá phổ biến hiện nay.
2.2.1 IP Unicast
Một số ứng dụng truyền thông các chương trình truyền hình trên mạng giaiđoạn đầu đã sử dụng phương pháp truyền dữ liệu IP Unicast Trong truyền unicast,mọi luồng video IPTV đều được gửi tới một IPTVCD Vì thế, nếu có nhiều hơnmột user IPTV muốn nhận kênh video tương tự thì IPTVCD sẽ cần tới một luồngunicast riêng rẽ Một trong các luồng đó sẽ truyền tới các điểm đích qua mạng IPtốc độ cao Nguyên tắc thực thi của unicast trên mạng IP là dựa trên việc phânphối một luồng nội dung được định hướng tới mỗi user đầu cuối Từ góc độcủa kỹ thuật này, thì việc cấu hình thực thi khá dễ dàng Nhưng các ứng dụngnày mang nhiều hạn chế và hiện nay ít được ứng dụng vì nhiều lý do sau:
• Băng thông của mạng bị lãng phí
• Dịch vụ rất khó mở rộng khi số lượng máy thu tăng lên
• Không thể sử dụng trong các dịch vụ bị giới hạn thời gian, do sựcung cấp đến mỗi máy thu phải theo trình tự xếp hàng
Trang 27Hình 2.4 Các kết nối Unicast cho nhiều user IPTV
Như trên hình 2.4, khi nhiều user IPTV truy cập cùng một kênh IPTV tạicùng một thời điểm, thì một số các kết nối định hướng được thiết lập quamạng.Trong ví dụ này, server cần cung cấp kết nối tới mọi thuê bao có yêu cầutruy cập Kênh10,với tổng số là năm luồng riêng rẽ bắt đầu từ server nội dung vàkết thúc tại router đích
2.2.2 IP Broadcast
Các mạng IP cũng hỗ trợ chức năng truyền broadcast, về mặt nào đógiống như kênh IPTV được đưa tới mọi thiết bị truy cập được kết nối vào mạngbăng rộng Khi một server được cấu hình truyền broadcast, một kênh IPTV gửitới tất cả các thiết bị IPTVCD được kết nối vào mạng bất chấp thuê bao có yêucầu kênh đó hay không Đây sẽ là vấn đề chính do các tài nguyên IPTVCD bắtbuộc phải hoạt động để xử lý các gói tin không mong muốn Một vấn đề khác màbroadcast không phù hợp cho các ứng dụng IPTV là trong thực tế kỹ thuậttruyền thông tin này không hỗ trợ việc định tuyến Từ lâu, hầu hết các mạng đã
mở rộng việc sử dụng các router, nhưng nếu truyền broadcast thì không sửdụng định tuyến Đây là lý do làm mạng và các thiết bị IPTVCD khác bị
Trang 28tràn ngập khi tất cả các kênh được gửi tới tất cả mọi người.
2.2.3 IP Multicast
Trong phạm vi triển khai IPTV, mỗi nhóm multicast được truyềnbroadcast các kênh truyền hình và thành viên của nhóm tương đương với cácthiết bị IPTVCD Vì thế, mỗi kênh IPTV chỉ được đưa tới IP STP muốn xemkênh đó Đây là cách hạn chế được lượng tiêu thụ băng thông tượng đối thấp
và giảm gánh nặng xử lý trên server Hình 2.5 mô tả hoạt động của việc sửdụng kỹ thuật multicast trong ví dụ phân ph ối cho năm thuê bao truy cậpkênh 10 IPTV cùng một lúc
Hình 2.5 Các kết nối được sử dụng trong kỹ thuật Multicast