Thi thu ĐH S12

7 501 1
Thi thu ĐH S12

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngân hàng đề Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng môn SINH HỌC File: Đề đại học1 (Gồm 50 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút) Người làm đề: Lê Ngọc Hùng. Câu 1. Trong các trường hợp đột biến gen dưới đây, trường hợp nào có thể gây hậu quả lớn nhất? A. Mất 2 cặp nuclêôtit ở gần đầu 3 ’ của mạch khu«n. B. Mất 3 cặp nuclêôtit ở gần đầu 5 ’ của mạch khu«n C. Thay thế một cặp nuclêôtit ở đoạn giữa của gen. D. Thêm 1 cặp nuclêôtit ở gần đầu 5 ’ của mạch khu«n. Câu 2. Giả sử 1 phân tử 5-brôm uraxin xâm nhập vào một tế bào (A) ở đỉnh sinh trưởng của cây lưỡng bội và được sử dụng trong tự sao ADN. Trong sè tÕ bµo sinh ra tõ tế b o A sauà 3 đợt nguyên phân thì số tế bào con mang gen đột biến (cặp A-T thay bằng cặp G-X) là: A. 2 tế bào. B. 1 tế bào. C. 4 tế bào. D. 3 tế bào Câu 3. Để xác định một đột biến giao tử nào đó là đột biến trội hay đột biến lặn thì căn cứ vào: A. Đối tượng xuất hiện đột biến, cơ quan xuất hiện đột biến. B. Mức độ sống của cơ thể. C. Kiểu hình của cơ thể biểu hiện theo hướng có lợi hay có hại. D. Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ đầu hay thế hệ tiếp theo. Câu 4. Khi phân tử Acridin chèn vào 1 vị trí trên mạch ADN mới đang tổng hợp thì gây nên đột biến: A. Mất 1 cặp nucleotit. B. Thêm 1 cặp nucleotit. C. Thay thế 1 cặp nucleotit. D. Đảo vị trí nucleotit. Câu 5. Đột biến mất đoạn khác với chuyển đoạn không tương hỗ ở chỗ: A. Mất đoạn làm NST ngắn bớt. B. Mất đoạn làm NST bị thiếu gen. C. Đoạn bị đứt ra không gắn vào NST khác. D. Mất đoạn luôn có hại cho cơ thể. Câu 6. Hai NST thể tương đồng trao đổi với nhau một đoạn tương ứng ®îc coi là: A. Một dạng đột biến chuyển đoạn. B. Là cơ sở phát sinh đột biến lặp đoạn. C. Một hoạt động bình thường của NST trong giảm phân. D. Một hiện tượng do tác động của tác nhân đột biến. Câu 7. Sự rối loạn phân li của một cặp NST tương đồng trong giảm phân của các tế bào sinh giao tử 2n có thể làm xuất hiện các loại giao tử: A. n ; 2n + 1. B. n + 1 ; n - 1. C. n ; n + 1 ; n - 1. D. 2n - 2 ; 2n + 2. Câu 8. NST số 3 chuyển sang NST số 6 một đoạn và nhận từ NST số 6 một đoạn tương đương, đó là: A. Một dạng đột biến đảo đoạn. B. Hiện tượng trao đổi chéo. C. Một đột biến mất đoạn trên 2 NST. D. Một đột biến chuyển đoạn. Câu 9. Trường hợp nào dưới đây thuộc về thể dị bội? A. Trong tế bào sinh dưỡng, một cặp NST nào đó tăng thêm 1 NST. B. Trong tế bào sinh dưỡng, mọi cặp NST đều tăng thêm 1 hoặc 2 NST. 1 C. Do giao tử n kết hợp với giao tử 2n. D. Do các giao tử bất thường kết hợp qua thụ tinh. Thường biến Câu 10. Cây hoa đỏ thuần chủng trồng ở 35 o C cho hoa trắng, hạt của cây hoa trắng này được trồng ở 20 o C lại cho hoa đỏ. Nguyên nhân của hiện tượng đó là: A. Do đột biến gen. B. Do tổ hợp lại các gen trong hợp tử. C. Khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường do kiểu gen qui định. D. Một số tính trạng ở sinh vật không phụ thuộc kiểu gen. Câu 11. Điều nào sau đây không đúng khi nói về thường biến? A. Là những biến đổi đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường. B. Thường biến không di truyền, vì không liên quan đến kiểu gen. C. Các cá thể có kiểu gen giống nhau, sống trong những môi trường khác nhau, sẽ có một số đặc điểm khác nhau. D. Thường biến giúp cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình, nên có ý nghĩa nhất định trong tiến hoá. Câu 12. Tỉ lệ bơ trong sữa của bò là một tính trạng có mức phản ứng hẹp là do: A. Tính trạng này phụ thuộc nhiều vào môi trường. B. Chế độ chăm sóc không đảm bảo. C. Hệ số di truyền của tính trạng này cao. D. Tính trạng này ít phụ thuộc vào kiểu gen. Câu 13. Trong kĩ thuật cấy gen, enzim restrictaza có tác dụng: A. Nhận ra và cắt đứt ADN ở những nuclêôtit xác định. B. Tách được ADN ra khỏi nhân của tế bào cho. C. Nối đoạn ADN cho vào ADN plasmit. D. Cắt đứt ADN plasmit tại những điểm bất kì. Câu 14. Các nhóm xạ khuẩn thường có khả năng sản xuất chất kháng sinh nhờ có gen tổng hợp kháng sinh, nhưng người ta vẫn chuyển gen đó sang chủng vi khuẩn khác, là do: A. Xạ khuẩn khó tìm thấy. B. Xạ khuẩn sinh sản chậm. C. Xạ khuẩn có thể gây bệnh nguy hiểm. D. Xạ khuẩn không có khả năng tự dưỡng. Câu 15. Plasmit của vi khuẩn có đặc điểm: A. Là một phần của vùng nhân, tự nhân đôi cùng với ADN của nhiễm sắc thể. B. Là phân tử ADN mạch đơn, dạng vòng kín, gồm 8 000 - 200 000 nuclêôtit. C. Là một ADN dạng vòng, mạch kép, gồm 16 000 - 400 000 nuclêôtit. D. Là phân tử ADN có khả năng tự xâm nhập vào tế bào nhận. Câu 16. Tia tử ngoại được dùng để gây đột biến ở thực vật bằng cách xử lí lên bộ phận nào? A. Hạt khô và bào tử. B. Hạt phấn. C. Noãn trong bầu nhụy. D. Hạt đang nảy mầm. Câu 17. Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp là gì? A. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử đực và cái, tạo thành nhiêù kiểu tổ hợp giao tử. B. Sự tổ hợp lại các gen do phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST, hay do sự hoán vị gen trong giảm phân. C. Sự di truyền riêng rẽ của các cặp tính trạng. D. Sự giảm số lượng NST trong giảm phân đã tạo tiền đề cho sự hình thành các hợp tử lưỡng bội khác nhau. Câu 18. Trong chọn giống người ta dùng phương pháp tự phối bắt buộc hay giao phối cận huyết nhằm mục đích chính gì? A. Tạo dòng thuần đồng hợp tử về các gen đang quan tâm. 2 B. Tạo ưu thế lai. C. Kiểm tra độ thuần chủng của giống. D. Nhằm đánh giá chất lượng của giống, xác định hướng chọn lọc. Câu 19. Một quần thể khởi đầu (Io) đậu Hà lan đều cho hạt màu vàng, gồm 20% số cây có kiểu gen BB, 80% số cây có kiểu gen Bb. Nếu cho tự thụ phấn liên tiếp, thì ở thế hệ I 3 thành phần kiểu gen sẽ là: A. 10% BB : 70% Bb : 30% bb. B. 55% BB : 10% Bb : 35% bb. C. 80% BB : 20% Bb. D. 43,75% BB : 12,5% Bb : 43,75% bb. Câu 20. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở: A. Các dòng thuần được tạo ra từ giao phối cận huyết nhiều thế hệ. B. Dạng lai song nhị bội thể. C. Ở đời F 1 trong lai khác dòng. D. Ở những con lai mang các gen siêu trội. Câu 21. Cơ sở di truyền học của lai cải tiến giống là: A. Con đực ngoại cao sản mang nhiều gen trội tốt. B. Ban đầu làm tăng tỉ lệ thể dị hợp, sau đó tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp. C. Cho phối giữa những con đực tốt nhất của giống ngoại và những con cái tốt nhất của giống địa phương. D. Ưu thế lai cũng biểu hiện rất cao khi lai khác giống. Câu 22. Khó khăn chủ yếu trong nghiên cứu di truyền ở người là: A. Người sinh sản chậm, đẻ ít con. B. Bộ nhiễm sắc thể có số lượng nhiều, kích thước nhỏ. C. Quá nhiều biến dị tổ hợp. D. Lí do xã hội, nhân đạo. Câu 23. Trong sơ đồ bên cạnh, các kí hiệu , □ biểu thị người bình thường; ■,  : bị bệnh; , : thể dị hợp. Sơ đồ đó phù hợp với sự di truyền của bệnh nào dưới đây? A. Bệnh Tơc nơ. B. Bệnh bạch tạng. C. Bệnh mù màu. D. Hội chứng Đao. Câu 24. Cơ sở sinh hoá của bệnh máu không đông là: A. Do máu không có kháng thể anpha và bêta. B. Do đột biến mất đoạn trên NST số 21. C. Do không có kháng nguyên A và B trên màng hồng cầu. D. Do không tổng hợp được chất sinh sợi huyết. Câu 25. Tế bào của một thai nhi chứa 47 nhiễm sắc thể và quan sát thấy 2 thể Barr. Có thể dự đoán rằng: A. Thai nhi sẽ phát triển thành bé trai. B. Chưa thể biết được giới tính. C. Thai nhi sẽ phát triển thành bé gái mắc hội chứng Tơcnơ. D. Thai nhi sẽ phát triển thành bé gái mắc hội chứng 3X. Câu 26. Vì sao tỉ lệ trẻ bị hội chứng Đao tăng với độ tuổi của mẹ ngoài 35? A. Người mẹ ngoài 35 tuổi sức khoẻ đã giảm sút. B. Tể bào bị lão hoá nên sự phân li NST dễ bị rối loạn. C. Quá trình giảm phân đã bị đình chỉ. D. Do tích luỹ các chất độc hại trong quá trình lao động và sinh hoạt. Câu 27. Những thuộc tính độc đáo chỉ có ở sinh vật là: A. Đồng hoá và dị hoá, sinh sản, tự sao chép, tự điều chỉnh, tích luỹ thông tin di truyền. B. Có khả năng sinh trưởng, cảm ứng khi môi trường thay đổi. 3 1 ■ 2 3 □ 4 6 ■ 7 □ 8  9 □ 5 C. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường, phát sinh những biến đổi. D. Cấu tạo bằng nhiều loại chất hữu cơ phức tạp, thường xuyên đổi mới. Câu 28. Cuối giai đoạn tiến hoá hoá học, trong nước đại dương nguyên thuỷ đã có: A. Nhiều loại cacbua hiđrô, đường, chất béo. B. Các hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố: C, H, O, N; xuất hiện enzim. C. Prôtêin, axit nuclêic cùng nhiều chất hữu cơ khác. D. Các axit amin, nuclêôtit. Câu 29. Tuần tự hợp lí của các sự kiện trong quá trình phát sinh sự sống là: A. Tổng hợp chất hữu cơ  Hình thành côaxecva  Cơ thể đơn bào  Cơ thể đa bào. B. Tổng hợp chất hữu cơ theo phương thức hoá học  Mầm mống những cơ thể đầu tiên  Cơ thể đơn bào  Cơ thể đa bào. C. Tổng hợp chất hữu cơ theo phương thức sinh học  Hình thành côaxecva  Cơ thể đơn bào  Cơ thể đa bào. D. Tổng hợp Prôtêin, axit nuclêic  tạo cơ sở vật chất chủ yếu cho hình thành sự sống đơn bào  Cơ thể đa bào. Câu 30. Để xác định tuổi của các lớp đất đá người ta thường căn cứ lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố phóng xạ, là vì: A. Sự phân rã chậm chạp nên các nguyên tố phóng xạ duy trì được lâu dài trong mẫu quặng. B. Khối lượng riêng của chúng lớn nên dễ xác định. C. Chúng không bị sinh vật hấp thụ trong quá trình đồng hoá. D. Sự phân rã của chúng diễn ra với tốc độ rất đều đặn, không phụ thuộc ngoại cảnh. Câu 31. Đặc điểm để phân biệt chim thuỷ tổ với các bò sát bay là: A. Biết bay, hàm có răng. B. Kích thước cơ thể nhỏ hơn, nhẹ hơn. C. Chi trước biến đổi thành cánh, có lông vũ. D. Có đuôi ngắn, có nếp da dọc sườn giăng ra khi bay. Câu 32. Quan niệm của Lamac về cơ chế tiến hoá là: A. Sự tiến hoá của sinh vật diễn ra từ từ do ngoại cảnh thay đổi chậm chạp. B. Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. C. Sự biến đổi của cơ thể sinh vật luôn đồng điệu với thay đổi của ngoại cảnh. D. Sự thích nghi linh hoạt của sinh vật với hoàn cảnh sống đã giúp cho loài tiến hoá. Câu 33. Theo Đacuyn, nguyên nhân tiến hoá là: A. Chọn lọc tự nhiên tác động lên sinh vật thông qua đặc tính di truyền và biến dị của chúng. B. Chọn lọc tự nhiên đào thải các dạng có tổ chức đơn giản, duy trì các dạng phức tạp. C. Sự phát triển của các loài do sức ép của cạnh tranh thức ăn, chỗ ở. D. Chọn lọc nhân tạo đã làm cho vật nuôi, cây trồng ngày càng đa dạng. Câu 34. Sự có mặt 200 loài không bay được trong 550 loài sâu bọ cánh cứng ở quần đảo Mađerơ mà Đacuyn đã phát hiện là một ví dụ về: A. Sự tiêu giảm các bộ phận không cần thiết. B. Tác dụng của chọn lọc tự nhiên, với tác nhân chọn lọc là gió thường xuyên thổi mạnh. C. Sự phân li tính trạng trong điều kiện môi trường khắc nghiệt từ dạng có cánh ban đầu. D. Sự đào thải nhanh chóng các dạng sâu bọ có cánh trên quần đảo. Câu 35. Nội dung cơ bản của định luật Hacđi – Vanbec là: A. Mỗi quần thể đặc trưng ở tỉ lệ phân bố các loại kiểu hình. B. Trong quần thể giao phối, tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. C. Mỗi quần thể giao phối tự do có thành phần kiểu gen đặc trưng. D. Trong điều kiện ổn định thì trong quần thể tự phối, tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu 36. Xét một gen có 5 alen (A 1 , A 2 , a 1 , a 2 , a 3 ) thuộc một quần thể giao phối ở loài lưỡng bội, thì số kiểu gen tối đa là: 4 A. 5 kiểu gen. B. 15 kiểu gen. C. 10 kiểu gen. D. 12 kiểu gen. Câu 37. Ý kiến nào sau đây là chính xác? A. Quá trình đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá. B. Đột biến thường là có hại, nhưng phát sinh thường xuyên tạo nguyên liệu cho chọn lọc. C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá. D. Quá trình đột biến làm cho loài đa dạng, phong phú. Câu 38. Vai trò chủ yếu của CLTN trong tiến hoá nhỏ là: A. Phân hoá khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất. B. Phân hoá khả năng sống sót của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. D. Phân hoá quần thể gốc thành nhiều quần thể mới. Câu 39. Ruồi giấm có 5000 gen, tỉ lệ giao tử mang đột biến gen trong quần thể có thể đạt tới 25%. Như vậy, tần số đột biến trung bình ở mỗi gen có thể đạt: A. 25.10 -4 . B. 5.10 -5 . C. 25.10 -6 . D. 5.10 -6 . Câu 40. Phương thức hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở những nhóm sinh vật nào? A. Thực vật, động vật ngành thân mềm . B. Động vật thuộc lớp thú, ngành chân khớp. C. Thực vật và động vật kí sinh. D. Thực vật thuỷ sinh. Câu 41. Câu nào dưới đây là không chính xác khi nói về hình thành loài bằng con đường địa lí? A. Trong những điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên tích luỹ những đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau. B. Trong mỗi điều kiện địa lí nhất định, chọn lọc tự nhiên tích luỹ những đột biến và biến dị tổ hợp theo một vài hướng xác định. C. Cách li địa lí là nguyên nhân hình thành các nòi địa lí. D. Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hoá trong loài. Câu 42. Điểm chính trong quá trình hình thành loài mới là: A. Sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể. B. Sự phân li tính trạng xẩy ra trong loài gốc. C. Quá trình tích luỹ các biến dị. D. Sự thay thế loài cũ bằng loài mới tiến bộ hơn. Câu 43. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá có đặc điểm: A. Thường gặp ở cả thực vật và động vật. B. Phải có sự can thiệp của con người. C. Thường gặp ở thực vật, hiếm gặp ở động vật. D. Từ một cá thể song nhị bội nhanh chóng hình thành loài mới. Câu 44. Yếu tố đã làm cho người thoát khỏi trình độ động vật là: A. Đi bằng hai chân sau, chi trước có thể cầm nắm. B. Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động. C. Có khả năng tự vệ một cách chủ động. D. Đột biến làm cho số lượng nhiễm sắc thể giảm từ 48 xuống còn 46. Câu 45. Kể từ khi xuất hiện Pitêcantrôp, nhân tố tiến hoá chủ đạo là: A. Quá trình đột biến. B. Quá trình chọn lọc tự nhiên. 5 C. Lao động, ngôn ngữ, ý thức. D. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên. Câu 46. Dòng thuần về một tính trạng nào đó là: A. Con cháu mang tính trạng ổn định, giống bố và mẹ. B. Các cá thể trong dòng là thể đồng hợp về gen quy định tính trạng đó. C. Các cá thể trong dòng là thể dị hợp về gen quy định tính trạng đó. D. Các cá thể trong dòng là con cháu sinh ra từ một cơ thể ban đầu qua sinh sản vô tính. Câu 47. Định luật phân li độc lập của Menđen có nội dung cơ bản là gì? A. Ở F 2 , khi xét riêng mỗi cặp tính trạng thì đều có tỉ lệ phân tính là 3 : 1. B. Sự phân li của cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen khác, dẫn tới sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng. C. Nếu P khác nhau về n cặp tính trạng, thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 2 ứng với công thức (3 +1) n . D. Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST riêng rẽ. Câu 48. Cho P B : AaBb x aabb. F B có tỷ lệ kiểu hình nào sau đây sẽ cho phép ta kết luận các cặp tính trạng được di truyền theo quy luật liên kết gen: A. 1(A-B-) : 1(A-bb) : 1(aaB-) : 1(aabb). B. 1(A-B-) : 1(aabb) hoặc 3(A-B-) : 3(A-bb) 1;(aaB-) :1(aabb) C. 1(A-bb) : 1(aaB-). D. 1(A-B-) : 1 (aabb) hoặc 1(A-bb) : 1(aaB-). Câu 49. Với 2 cặp gen Aa, Bb liên kết trên cặp NST giới tính XX, số kiểu gen tối đa trong loài có thể có là: A. 9 kiểu gen. B. 14 kiểu gen. C. 10 kiểu gen. D. 12 kiểu gen. Câu 50. Ở các loài giao phối, cơ sở vật chất di truyền quy định các tính trạng của mỗi cá thể là gì? A. Bộ NST của giao tử đực và giao tử cái. B. Tổ hợp toàn bộ các gen có trong hợp tử. C. Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng. D. Tổ hợp bộ NST trong hợp tử. ------------------ Hết ------------------- Ngân hàng đề Đáp án 6 File: DeDaihoc1 Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng môn SINH HỌC Người làm đề: Lê Ngọc Hùng. Mã câu Đáp án Mã câu Đáp án Câu 1 A Câu 26 B Câu 2 B Câu 27 A Câu 3 D Câu 28 C Câu 4 A Câu 29 B Câu 5 C Câu 30 D Câu 6 C Câu 31 C Câu 7 C Câu 32 B Câu 8 D Câu 33 A Câu 9 A Câu 34 B Câu 10 C Câu 35 B Câu 11 B Câu 36 B Câu 12 C Câu 37 C Câu 13 A Câu 38 C Câu 14 B Câu 39 B Câu 15 C Câu 40 A Câu 16 B Câu 41 C Câu 17 B Câu 42 A Câu 18 A Câu 43 C Câu 19 B Câu 44 B Câu 20 C Câu 45 C Câu 21 B Câu 46 B Câu 22 D Câu 47 B Câu 23 C Câu 48 D Câu 24 D Câu 49 B Câu 25 D Câu 50 B 7 . trạng này phụ thu c nhiều vào môi trường. B. Chế độ chăm sóc không đảm bảo. C. Hệ số di truyền của tính trạng này cao. D. Tính trạng này ít phụ thu c vào kiểu. nhằm mục đích chính gì? A. Tạo dòng thu n đồng hợp tử về các gen đang quan tâm. 2 B. Tạo ưu thế lai. C. Kiểm tra độ thu n chủng của giống. D. Nhằm đánh

Ngày đăng: 08/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan