Câu 2: Kết luận nào sau đây là không đúng khi nói về tính chất của sự truyền sóng trong môi trường?. Các sóng âm có tần số khác nhau nhưng truyền đi với vận tốc như nhau trong một môi tr
Trang 1BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SÓNG ÂM Câu 1: Chọn câu sai:
A Sóng âm chỉ truyền được trong môi trường khí và lỏng
B Sóng âm có tần số nhỏ hơn 16Hz là sóng hạ âm
C Sóng âm và sóng cơ học có cùng bản chẩt vật lý
D Vận tốc truyền sóng âm phụ thuộc vào nhiệt độ
Câu 2: Kết luận nào sau đây là không đúng khi nói về tính chất của sự truyền
sóng trong môi trường?
A Sóng truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí
B Sóng truyền đi không mang theo vật chất của môi trường
C Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng
D Các sóng âm có tần số khác nhau nhưng truyền đi với vận tốc như nhau trong một môi trường
Câu 3: Âm sắc là:
A màu sắc của âm B một tính chất của âm giúp ta nhận biết các nguồn âm
C một đặc trưng sinh lí của âm D một đặc trưng vật lí của âm
Câu 4: Khi nguồn phát âm chuyển động laị gần người nghe đang đứng yên thì
người này sẽ nghe thấy một âm có:
A Tần số nhỏ hơn tần số của nguồn âm B Tần số lớn hơn tần số của nguồn âm
C Cường độ âm lớn hơn so với khi nguòn âm đứng yên
D Bước sóng dài hơn so với khi nguồn âm đứng yên
Câu 5: Trong các nhạc cụ, hộp đàn, than kèn, sáo có tác dụng:
A Vừa khuếch đại âm, vừa tạo ra âm sắc riêng của âm động năng nhạc cụ đó phát ra
B Làm tăng độ cao và độ to của âm
C Giữ cho âm phát ra có tần số ổn định D Lọc bớt tạp âm và tiếng ồn
Câu 6: Chọn câu sai trong các câu sau:
A Ngưỡng nghe thay đổi tùy theo tần số âm
B Đối với tai con người, cường độ âm càng lớn thì âm càng to
C Miền nằm giữa ngưỡng nghe và ngưỡng đau là miền nghe được
D Tai con người nghe âm cao tính hơn nghe âm trầm
Câu 7: Những yếu tố sau đây
I Tần số II Biên độ III Phương truyền sóng IV Phương dao động
Yếu tố nào ảnh hưởng đến âm sắc ?
A I và III B II và IV C I và II D II và IV
Câu 8: Hai âm thanh có âm sắc khác nhau là do:
A Tần số khác nhau B Độ cao và độ to khác nhau
C Số lượng họa âm trong chúng khác nhau
Trang 2D Số lượng và cường độ các họa âm trong chúng khác nhau
Câu 9: Để tăng gấp đôi tần số của âm do dây đàn phát ra ta phải:
A Tăng lực căng dây gấp hai lần B Giảm lực căng dây gấp hai lần
C Tăng lực căng dây gấp bốn lần D Giảm lực căng dây gấp bốn lần
Câu10: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A Dao động âm có tần số trong miền từ 16Hz đến 20kHz
B Về bản chất vật lý thì sóng âm, sóng siêu âm, sóng hạ âm đều là sóng cơ
C Sóng âm là song dọc
D Sóng siêu âm là sóng âm duy nhất mà tai người không nghe thấy được
Câu 11: Hai âm có cùng độ cao, chúng có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau?
A Cùng biên độ B Cùng bước sóng trong một môi trường
C Cùng tần số và bước sóng D Cùng tần số
Câu 12: Độ to của âm thanh được đặc trưng bằng:
A Cường độ âm B Biên độ dao động âm
C Mức cường độ âm D Áp suất âm thanh
Câu 13: So sánh giữa sóng âm, hạ âm và siêu âm
A Bản chất sóng âm ,hạ âm và siêu âm giống nhau, đều là sóng dọc lan truyền trong môi trừong vật chất
B Chu kì sóng âm lớn hơn chu kì sóng hạ âm
C Chu kì sóng âm nhỏ hơn chu kì sóng siêu âm D Cả 3 đều đúng
Câu 14: Sóng âm là sóng cơ học có tần số trong khoảng
C 16Hz đến 200kHz D 16Hz đến 2kHz
Câu 15:Âm thanh
A chỉ truyền được trong chất khí B chỉ truyền được trong chất khí và chất lỏng
C truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí
D Truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không
Câu 16:Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của nguồn âm
A Độ đàn hồi của nguồn âm B Biên độ dao động của nguồn âm
C Tần số của nguồn âm D Đồ thị dao động của nguồn âm
Câu 17:Chọn câu đúng Độ to của âm gắn liền với
A cường độ âm B biên độ dao động của âm
C mức cường độ âm D tần số âm
Câu 18: Các đặc trưng sinh lí của âm gồm
A Độ cao, âm sắc, năng lựơng B Độ cao, âm sắc, độ to
C Độ cao, âm sắc, biên độ D Độ cao, âm sắc, cường độ
Câu 10.19:Âm thanh do hai nguồn âm khác nhau phát ra có cùng tần số và cường
độ âm, nhưng ta vẫn phân biệt được chúng với nhau đó là do:
A Âm sắc của chúng khác nhau B Số các họa âm của chúng khác nhau
Trang 3C Cường độ các họa âm của chúng khác nhau D Cả 3 đều đúng
Câu 10.20: Chọn câu đúng Siêu âm là âm
A có tần số lớn B có cừơng độ rất lớn
C có tần số trên 20000Hz D truyền trong mọi môi trường nhanh hơn âm
Câu 10.21: Chọn câu đúng Cường độ âm được đo bằng
A W/m2 B W C N/m2 D N/m
Câu 10.22:Chọn câu đúng Độ cao của âm
A là một đặc trưng vật lí của âm B là một đặc trưng sinh lí của âm
C vừa là đặc trưng vật lí, vừa là đặc trưng sinh lí của âm
D là tần số của âm
Câu 10.23: Chọn câu đúng Người có thể nghe được âm có tần số
A từ 16Hz đến 20000Hz B từ thấp đến cao
C dưới 16Hz D trên 20000Hz
Câu 10.24: Chỉ ra câu sai Âm LA của một cái đàn ghita và của một cái kèn có
thể có cùng
A tần số B cường độ C mức cường độ D đồ thị dao động
Câu 10.25: Chọn câu đúng Cường độ âm được xác định bằng
A áp suất tại một điểm trong môi trường mà sóng âm truyền qua
B biên độ dao động của các phần tử có môi trường (tại điểm mà sóng âm truyền qua)
C năng lượng mà sóng âm chuyển trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích (đặt vuông góc với phương truyền)
D cơ năng toàn phần của một đơn vị thể tích của môi trường tại điểm mà sóng âm truyền qua
Câu 10.26: Đơn vị thông dụng của mức cường độ âm là gì ?
A Ben B Đêxiben C W/m2 D N/m2
Câu 10.27: Hãy chọn câu đúng Âm do hai nhạc cụ khác nhau phát ra luôn luôn
khác nhau về
A độ cao B độ to C âm sắc D cả độ cao, độ to lẫn âm nhạc
Câu 10.27: Hãy chọn câu đúng
A Âm MÌ trầm hơn và có tần số gấp đôi tần số của âm MÍ
B Âm MÌ trầm hơn và có tần số gấp bằng một nửa tần số âm MÍ
C Âm MÌ cao hơn và có tần số gấp đôi tần số của âm MÍ
D Âm MÌ cao hơn và có tần số bằng một nửa tần số của âm MÍ
Câu 10.28: Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí tương ứng với đặc trưng vật lí
nào dưới đây của âm ?A Tần số B Cường độ C Mức cường độ D Đồ thị
Trang 4dao động Câu 10.29: Độ to của âm là một đặc
trưng sinh lí tương ứng với đặc trưng vật lí nào dưới đây của âm ?
A Tần số B Cường độ C Mức cường độ D Đồ thị dao động
Câu 10.30: Âm sắc của một âm là một đặc trưng sinh lí tương ứng với đặc trưng
vật lí nào dưới đây của âm ?
A Tần số B Cường độ C Mức cường độ D Đồ thị dao động
Câu 10.31: Chỉ ra câu sai Một âm LA của đàn dương cầm (pianô) và một âm LA
của đàn vĩ cầm (violon) có thể có cùng
A Độ cao B Cường độ C Độ to D âm sắc
Câu 10.32: Chọn câu đúng Hai âm RÊ và SOL của cùng một dây đàn ghi ta có thể
có cùng
A tần số B độ cao C độ to D âm sắc
Câu 10.33: Chọn câu đúng
Tiếng đàn oocgan nghe giống hệt tiếng đàn pianô vì chúng có cùng
A Độ cao B Tần số C Độ to D Độ cao và âm sắc
Câu 10.34 Cảm giác về âm phụ thuộc những yếu tố nào?
A Nguồn âm và môi trường truyền âm B Nguồn âm và tai người nghe
C Môi trường truyền âm và tai người nghe D Tai người nghe và giây thần kinh thị giác
Câu 10.35 Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của âm?
A Độ đàn hồi của nguồn âm B Biên độ dao động của nguồn âm
C Tần số của nguồn âm D Đồ thị dao động của nguồn âm
Câu 10.36 Tai con người có thể nghe được những âm có mức cường độ âm trong
khoảng nào?
A Từ 0 dB đến 1000 dB B Từ 10 dB đến 100 dB
C Từ -10 dB đến 100dB D Từ 0 dB đến 130 dB
Câu 10.37 Âm cơ bản và hoạ âm bậc 2 do cùng một dây đàn phát ra có mối liên
hệ với nhau như thế nào?
A Hoạ âm có cường độ lớn hơn cường độ âm cơ bản
B Tần số hoạ âm bậc 2 lớn gấp đôi tần số âm cơ bản
C Tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số hoạ âm bậc 2
D Tốc độ âm cơ bản lớn gấp đôi tốc độ hoạ âm bậc 2
Câu 10.38 Trong các nhạc cụ, hộp đàn có tác dụng gì?
A Làm tăng độ cao và độ to của âm; B Giữ cho âm phát ra có tần số ổn định
C Vừa khuyếch đại âm, vừa tạo ra âm sắc riêng của âm do đàn phát ra
Trang 5D Tránh được tạp âm và tiếng ồn, làm cho tiếng đàn trong trẻo.
Câu 10.39 Một sóng cơ học có tần số f = 1000Hz lan truyền trong không khí.
Sóng đó được gọi là?A sóng siêu âm B sóng âm C sóng hạ âm D chưa đủ điều kiện để kết luận
Câu 10.40 Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có
thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây?
A Sóng cơ học có tần số 10Hz B Sóng cơ học có tần số 30kHz
C Sóng cơ học có chu kỳ 2,0ỡs D Sóng cơ học có chu kỳ 2,0ms
Câu 10.41 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A Sóng âm là sóng cơ học có tần số nằm trong khoảng từ 16Hz đến 20kHz
B Sóng hạ âm là sóng cơ học có tần số nhỏ hơn 16Hz
C Sóng siêu âm là sóng cơ học có tần số lớn hơn 20kHz
D Sóng âm thanh bao gồm cả sóng âm, hạ âm và siêu âm
Câu 10.42 Tốc độ âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất?
A Môi trường không khí loãng B Môi trường không khí
C Môi trường nước nguyên chất D Môi trường chất rắn
Câu 10.43 Phát biểu nào sau đây là đúng?
A Âm có cường độ lớn thì tai ta có cảm giác âm đó “to”
B Âm có cường độ nhỏ thì tai ta có cảm giác âm đó “bé”
C Âm có tần số lớn thì tai ta có cảm giác âm đó “to”
D Âm “to” hay “nhỏ” phụ thuộc vào mức cường độ âm và tần số âm