Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy Một tiếng “vườn” rợp bóng lá cành vươn Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng “suối” Tiếng “heo may” gợi nhớ những con đường.” Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ 1..
Trang 1ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1
Mã đề: 123
A PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng “vườn” rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng “suối”
Tiếng “heo may” gợi nhớ những con đường.”
(Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)
1 Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
2 Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ thứ nhất?
3 Đặc sắc nào của tiếng Việt được nhắc đến trong hai khổ thơ 2 và 3 của văn bản?
B PHẦN LÀM VĂN
Câu 1:
“Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng Bàn chân cũng thấm đau vì
những mũi gai Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”.
(Trích Đường đến ngày vinh quang – nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập)
Trang 2Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng để làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc và hình tượng người lính bộ đội Cụ Hồ:
“ Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi …”
Trang 3ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1
Mã đề: 234
A PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
“Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu và hoa cúc
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Là của mùa thu cũ
Chợt làn gió heo may
Thổi về xao động cả:
Lối đi quen bỗng lạ
Cỏ lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má
Hơi lạnh qua bàn tay Tình ta như hàng cây
Đã bao mùa gió bão Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.
Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại
Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may”
(Thơ tình cuối mùa thu – Trích “Tự hát”, Xuân Quỳnh.)
1 Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
2 Hãy liệt kê những tín hiệu mùa thu được nhắc đến trong bài thơ? Những hình ảnh đó có đặc điểm và ý nghĩa gì?
3 Chỉ ra và nêu tác dụng của pháp điệp trong bài thơ trên?
B PHẦN LÀM VĂN
Câu 1:
Trang 4khuyên đó.
Câu 2:
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Trang 5ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1
Mã đề: 345
A PHẦN ĐỌC HIỂU
Trăm trứng mẹ Âu Cơ, những quả
trứng vũ trụ
Và một ngày nở ta
Ta đẫm hương ban mai sen xanh mướt
Mẹ ru ta ngàn xưa tiếng Việt
Hạt gạo trắng nuôi ta từ nhọc nhằn
châu thổ
Tóc ta bay cùng phấp phới cánh cò
Gom rơm mục đồng về lót gối
Hành trình dài, thao thức cơn mơ
Gặt mùa nắng chín
Châu thổ Cửu Long nghiêng bến
Trường Sơn điệp trùng cuộn lời
Hồng Hà phù sa ta
Ta đã qua bao phố phường tráng lệ
Paris ánh sáng hay Luân Đôn cổ kính
Lòng vẫn trôi về bến
Cội nguồn văng vẳng à ơi
Mái đình cong trăng khuyết
Triền sông mướt câu hò
Đường làng rơm thơm vào trí nhớ Rặng tre già măng non ta
Về dòng thác người cuộn về muôn hướng
Chảy không nguôi dòng máu Lạc Hồng
Giấc mơ nào từng tát cạn biển Đông?
Ta là ta ngàn Việt dòng sông Dẫu khúc khuỷu bờ dâu hay ghềnh xiết cũng chảy về lòng biển
Chảy về với cánh đồng lúa chín Rặng tre nghiêng chiều
Bến nước nghiêng trăng
Và tất cả ta gọi tên Tổ quốc
Một Tổ quốc thiêng liêng màu sắc Việt Luôn dâng đầy muôn nẻo bến bờ xa Luôn dâng đầy muôn nẻo bến bờ xa… (Nguyễn Phan Quế Mai – Tổ quốc gọi tên mình)
1 Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nội dung chính của bài thơ?
2 Những hình ảnh nào như một dấu hiệu để nhận ra “là Việt” cho dù bạn có
ở đâu trên khắ thế giới này?
3 Cảm nhận của anh chị về tâm sự của tác giả được gửi gắm qua đoạn thơ:
Trang 6Câu 1:
Martin Luther King – nhà hoạt động nhân quyền Mĩ gốc Phi, đã đạt giải Nobel
Hòa bình năm 1964 cho rằng: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn vì sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt”
Câu 2:
Phân tích nét đặc sắc của đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc (Tố Hữu):
“Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày Xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”