1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tài liệu PLC S7300 Siemens và ngôn ngữ lập trình

181 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Đây là tài liệu về PLC S7300 dành cho các bạn là kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Tài liệu giới thiệu tổng quan về PLC, cấu trúc phần cứng, các tập lệnh, phương pháp lập trình,...

Trang 1

Chương 1 PLC S7-300 Siemens và ngôn ngữ lập trình

I.1 Giới thiệu về PLC S7-300

I.1.1 Tổng quan chung

Đây là dòng sản phẩm cao cấp, được dùng cho những ứng dụng lớn với những yêucầu I/O nhiều và thời gian đáp ứng nhanh,yêu cầu kết nối mạng,và có khả năng mởrộng cho sau này Ngôn ngữ lập trình đa dạng cho phép người sử dụng có quyền chọnlựa Đặc điểm nổi bật của S7_300 đó là ngôn ngữ lập trình cung cấp những hàm toán

đa dạng cho những yêu cầu chuyên biệt như : Hàm SCALE… hoặc ta có thể sử dụngngôn ngữ chuyên biệt để xây dựng hàm riêng cho ứng dụng mà ta cần Ngoài ra S7-

300 còn xây dựng phần cứng theo cấu trúc Modul, nghĩa là đối với S7-300 sẽ cónhững Modul tích hợp cho những ứng dụng đặc biệt như Modul PID, Modul Đọc xungtốc độ cao…

Các loại tín hiệu kết nối với PLC bao gồm:

a, Tín hiệu số: Là các tín hiệu thuộc dạng hàm Boolean, dạng tín hiệu chỉ có 2 trị 0

hoặc 1

Đối với PLC Siemens :

Mức 0: tương ứng với 0V hoặc hở mạch

Mức 1: Tương ứng với 24V

Vd: Các tín hiệu từ nút nhấn, từ các công tắc hành trình… đều là những tínhiệu số

b, Tín hiệu tương tự: Là tín hiệu liên tục, từ 0-10V hay từ 4-20mA…

Vd: Tín hiệu đọc từ Loadcell,từ cảm biến lưu lượng…

c, Tín hiệu khác: Bao gồm các tín hiệu giao tiếp với máy tính, với các thiết bị ngoại

vi khác bằng các giao thức khác nhau như giao thức RS232,RS485,Modbus…

Trang 2

Hình 4.1 Cấu trúc chung của PLC S7-300 (1: Nguồn; 2:Khe cắm; 3: Nguồn ra 24V; 4: công tắc; 5: đèn báo; 6: khe cắm thẻ nhớ; 7: cổng truyền thong MPI-Profibus DP; 8: giắc cắm SM; 9: sơ đồ đấu dây)

I.1.2 Cấu trúc phần cứng

PLC S7-300 bao gồm các module sau:

- Modul CPU: Modul CPU là loại Modul chứa vi xử lí, hệ điều hành, bộ nhớ,các bộ thời gian, bộ đếm,cổng truyền thông (RS485)… Và có thể còn có mộtvài cổng vào ra số.Các cổng vào ra số trên CPU được gọi là cổng vào raOnboard Trong họ PLC S7_300 có nhiều loại CPU khác nhau: CPU 312, CPU

314, CPU 315… Những Modul cùng sử dụng một loại bộ vi xử lí, nhưng khácnhau về cổng vào ra onboard cũng như các khối hàm đặc biệt tích hợp sẵn trongthư viện của hệ điều hành phục vụ việc sử dụng các cổng vào ra onboard này

sẽ được phân biệt với nhau tong tên gọi bằng tên cụm chữ cái IFM (viết tắt củaIntergrated Function Module).Ví dụ Module CPU 312IFM, Modul314 IFM….Ngoài ra còn có các loại module hai cổng truyền thông, trong đó cổng truyềnthông thứ 2 có chức năng chính là phục vụ việc nối mạng phân tán Các loạimodule CPU được phân biệt với những loại CPU khác bằng thêm cụm từ DP(Distrubited port) trong tên gọi Ví dụ module CPU 315-DP

- Các Modul mở rộng thường được chia thành 5 loại chính: PS (Power Supply):;

SM ( Signal Module) gồm: DI, DO, DI/O, AI AO, AI/O; IM (InterfaceModule); FM (Function Module); CP (Communication Module) Lưu ý: Trênmỗi một Rack chỉ có thể gá được nhiều nhất 8 module mở rộng (không kể

Trang 3

module CPU, module nguồn nuôi) Một module CPU có thể làm việc trực tiếpvới nhiều nhất 4 Rack, các Rack này phải được nối với nhau bằng Module IM.

Hình 4.2 Tủ đấu nối PLC S7-300

Đối với module SM, các loại tín hiệu thường xử lý là tín hiệu số và tín hiệu tương

tự Tùy từng loại module sử dụng và cách cài đặt trong cấu hình phần cứng mà module

đó có thể làm việc với nhiều loại tín hiệu khác nhau

Một trạm PLC được hiểu là một module CPU ghép nối cùng với các module mở rôngkhác (module DI, DO, AI, AO, CP, FM) trên những thanh rack (giá đỡ), trong đó việctruy nhập của CPU vào các module mở rộng được thực hiện thông qua địa chỉ củachúng Một module CPU có khả năng quản lý được 4 thanh rack với tối đa 8 module

mở rrộng trên mỗi thanh Tuỳ vào vị trí lắp đặt của module mở rộng trên những thanhrack mà các module có những địa chỉ khác nhau

PLC S7-300 có nhiều chùng loại CPU, có thể giới thiệu một số chủng loại sau:CPU 312: Bộ nhớ làm việc 16KB, chu kì lệnh 0.1us

CPU 312C: Bộ nhớ làm việc 16KB, chu kì lệnh 0.1us, tích hợp sẵn 10DI/6DO,2Xung tốc độ cao 2.5KHz,2 kênh đọc xung tốc độ cao 10Khz

Trang 4

CPU 312IFM: Bộ nhớ làm việc 6KB,chu kì lệnh 0.6us,tích hợp sẵn 10DI/6DO CPU 313: Bộ nhớ làm việc 12KB,chu kì lệnh 0,6us

CPU 313C: Bộ nhớ làm việc 32KB, chu kì lệnh 0,1us, tích hợp sẵn 24DI, 16DO,5AI, 2AO, 3 Kênh xuất xung tốc độ cao (2.5Khz), 3 kênh đọc xung tốc độ cao(30Khz)

CPU 313C-2DP: Bộ nhớ làm việc 32KB, chu kì lệnh 0.1us, tích hợp sẵn24DI,16DO,5AI, 2AO, 3 Kênh xuất xung tốc độ cao (2.5Khz), 3 kênh đọc xung tốc độcao (30Khz),có 2 cổng giao tiếp

CPU 313C-2PtP : Bộ nhớ làm việc 32KB,chu kì lệnh 0.1us, tích hợp sẵn24DI,16DO,5AI, 2AO, 3 Kênh xuất xung tốc độ cao (2.5Khz), 3 kênh đọc xung tốc độcao (30Khz),có 2 cổng giao tiếp MPI+ PtP connector (RS-422/485 (ASCII, .)

CPU 314: Bộ nhớ làm việc 24KB, chu kì lệnh 0.3us

CPU 314IFM : Bộ nhớ làm việc 24KB, chu kì lệnh 0.3us, tích hợp sẵn 20DI/16DO,4AI/ 1AO

CPU 314C-2DP:Bộ nhớ làm việc 48KB,chu kì lệnh 0.1us,tích hợp sẵn 24DI/16DO, 5AI/ 2AO, 4 kênh xuất xung tốc độ cao,4 kênh đọc xung tốc độ cao.2 cổnggiao tiếp

CPU 314C-2PtP:Bộ nhớ làm việc 48KB,chu kì lệnh 0.1us,tích hợp sẵn 24DI/16DO, 5AI/ 2AO, 4 kênh xuất xung tốc độ cao,4 kênh đọc xung tốc độ cao.2 cổnggiao tiếp

CPU 315 : Bộ nhớ làm việc 48KB, chu kì lệnh 0.3us

CPU 315-2DP: Bộ nhớ làm việc 48KB, chu kì lệnh 0.3us, MPI + DP

CPU 315F-2DP : Bộ nhớ làm việc 128KB,chu kì lệnh 0.3us, 2 cổng giao tiếp CPU 316 : Bộ nhớ làm việc 128KB, chu kì lệnh 0.3us

CPU 316-2DP: Bộ nhớ làm việc 128KB,chu kì lệnh 0.3us, 2 cổng MPI + DP CPU 317-2: Bộ nhớ làm việc 512KB, chu kì lệnh 0.3us,2 cổng giao tiếp MPI + DP CPU 317F-2: Bộ nhớ làm việc 512KB,chu kì lệnh 0.3us, 2 cổng giao tiếp MPI +

DP ( DP master hoặc Slave)

CPU 318-2: Bộ nhớ làm việc 256KB, chu kì lệnh 0.3us, 2 cổng giao tiếp MPI + DP( DP Master hoặc Slave)

CPU 614: Bộ nhớ làm việc 192KB,chu kì lệnh 0.3us, tích hợp sẵn 512DI/DO

Trang 5

CPU M7: RS232,MPI 64KB SRAM

I.2 Kiểu dữ liệu và phân chia bộ nhớ trong S7-300

a, Các kiểu dữ liệu sử dụng

- Kiểu Bool: True hoặc False (0 hoặc 1)

- Kiểu Byte: gồm 8 bit

- Kiểu Word: 16 bit

- Kiểu Int: số nguyên 16 bit

- Kiểu Dint: số nguyên 32 bit

- Kiểu Real: số thực

- Kiểu S5T: kiểu dữ liệu Timer

- Kiểu Char: kiểu dữ liệu kí tự

- Kiểu Date: kiểu dữ liệu ngày tháng

- Kiểu Tod: kiểu dữ liệu ngày tháng

b, Phân chia bộ nhớ trong S7-300

FB (Function block): Miền chứa chương trình con, được tổ chức thành hàmvà

có khả năng trao đổi dữ liệu với bất cứ 1 khối chương trình nào khác Các dữliệu này phải được xây dựng thành một khối dữ liệu riêng ( Data Block khốiDB)

- Vùng chứa tham số của hệ điều hành: Chia thành 7 miền khác nhau:

I (Process image input): Miền dữ liệu các cổng vào số,trước khi bắt đầu thựchiện chương trình, PLC sẽ đọc giá trị logic của tất cả các cổng đầu vào và cất giữchúng trong vùng nhớ I Thông thường chương trình ứng dụng không đọc trực tiếptrạng thái logic của cổng vào số mà chỉ lấy dữ liệu của cổng vào từ bộ đệm I

Q (Process Image Output): Miền bộ đệm các dữ liệu cổng ra số Kết thúc giaiđoạn thực hiện chương trình,PLC sẽ chuyển giá trị logic của bộ đệm Q tới các cổng ra

Trang 6

số Thông thường chương trình không trực tiếp gán giá trị tới tận cổng ra mà chỉchuyển chúng tới bộ đệm Q

M (Miền các biến cờ): Chương trình ứng dụng sử dụng những biến này để lưugiữ các tham số cần thiết và có thể truy nhập nó theo Bit (M), byte (MB), từ (MW) hay

từ kép (MD)

T (Timer): Miền nhớ phục vụ bộ thời gian (Timer) bao gồm việc lưu trữ giá trịthời gian đặt trước ( PV-Preset Value ), giá trị đếm thời gian tức thời (CV –CurrentValue) cũng như giá trị Logic đầu ra của bộ thời gian

C (Counter): Miền nhớ phục vụ bộ đếm bao gồm việc lưu trữ giá trị đặt trước( PV- Preset Value), giá trị đếm tức thời (CV _ Current Value) và giá trị logic đầu racủa bộ đệm

PI: Miền địa chỉ cổng vào của các Modul tương tự (I/O External input) Các giátrị tương tự tại cổng vào của modul tương tự sẽ được module đọc và chuyển tự độngtheo những địa chỉ cấu hình trong phần cứng Chương trình ứng dụng có thể truy cậpmiền nhớ PI theo từng Byte ( PIB), từng từ PIW hoặc từng từ kép PID

PQ: Miền địa chỉ cổng ra cho các module tương tự (I/O External Output) Cácgiá trị theo những địa chỉ này sẽ được module tương tự chuyển tới các cổng ra tượng

tự Chương trình ứng dụng có thể truy nhập miền nhớ PQ theo từng Byte (PQB),từng

từ (PQW) hoặc theo từng từ kép (PQD)

- Vùng chứa các khối dữ liệu: được chia làm 2 loại:

DB (Data Block):Miền chứa dữ liệu được tổ chức thành khối Kích thước cũngnhư số lượng khối do người sử dụng quy định, phù hợp với từng bài toán điềukhiển.Chương trình có thể truy nhập miền này theo từng bit (DBX), byte (DBB), từ(DBW) hoặc từ kép (DBD)

L (Local data block): Miền dữ liệu địa phương được các khối chương trình OB,

FC, FB tổ chức và sử dụng cho các biến nháp tức thời và trao đổi dữ liệu của biến hìnhthức với những khối chương trình gọi nó Nội dung của một khối dữ liệu trong miềnnhớ này sẽ bị xoá khi kết thúc chương trình tương ứng trong OB, FC, FB Miền này cóthể được truy nhập từ chương trình theo bit (L), byte(LB) từ (LW) hoặc từ kép (LD).Tên gọi Kích thước

truy nhập

Kích thước tối đa(phụ thuộc CPU)

Ý nghĩaProcess- I 0.0÷127.7 Đầu mỗi vòng quét, hệ điều

Trang 7

Tên gọi Kích thước

0÷1270÷1260÷124

hành sẽ ghi vào phần nhớ nàycác giá trị được lấy từ cổng vào

số (digitale inputs) vật lý củamodule mở rộng

0.0÷127.70÷1270÷1260÷124

Cuối mỗi vòng quét, hệ điềuhành sẽ đọc nội dung của miềnnhớ này và chuyển ra cổng ra

số (digitale outputs) của cácmodule mở rộng

Bit memory

(M)

Vùng nhớ cờ

MMBMWMD

0.0÷255.70÷2550÷2540÷252

Được sử dụng như một biến cờcho chương trình ứng dụng

Timer (T) T0÷T255 Miền nhớ lưu giữ các giá trị

PV, CV, T-bit của Timer.Được truy nhập và sửa đổi bởi

hệ điều hành và chương trìnhứng dụng

Counter (C) C0÷C255 Miền nhớ lưu giữ các giá trị

PV, CV, C-bit của Counter.Được truy nhập để sửa đổi bởi

hệ điều hành và chương trìnhứng dụng

0.0÷65535.7

0÷655350÷655340÷65532

Được mở bằng lệnh “OPNDB”

0.0÷65535.7

0÷655350÷65534

Là khối DB nhưng được mởbằng lệnh “OPN DI”

Trang 8

Tên gọi Kích thước

0.0÷65535.7

0÷655350÷655340÷65532

Miền nhớ được cấp phát chocác khối OB, FC, FB mỗi khikhối này được gọi để thựchiện Miền nhớ này cũng sẽđược giải phóng khi thực hiệnxong các khối chương trình đó.Peripheral

input (PI)

PIBPIWPID

0÷65535

0÷65534

0÷65532

Chỉ có địa chỉ truy cập để đọc.Không có phần bộ nhớ thực sự

Peripheral

output (PQ)

PQBPQWPQD

Bảng 4.1 Phân chia vùng nhớ trong S7-300

c, Vòng quét của chương trình

PLC thực hiện chương trình theo chu kì lặp Mỗi vòng lặp được gọi là vòng quét(Scan) Mỗi vòng quét được bắt đầu bằng giai đoạn chuyển dữ liệu từ các cổng vào sốtới vùng bộ đệm ảo I, tiếp theo là giai đoạn thực hiện chương trình Trong từng vòngquét chương trình thực hiện từ lệnh đầu tiên đến lệnh kết thúc của khối OB (BlockEnd) Sau giai đoạn thực hiện chương trình là giai đoạn chuyển các nội dung của bộđệm ảo Q tới các cổng ra số Vòng quét được kết thúc bằng giai đoạn truyền thông nộibộvà kiểm tra lỗi Chú ý rằng bộ đệm I và Q không liên quan tới các cổng vào ra tương

tự nên các lệng truy nhập cổng tương tự được thực hiện trực tiếp với cổng vật lí chứkhông thông qua bộ đệm Thời gian cần thiết để PLC thực hiện 1 vòng quét gọi là thờigian vòng quét (Scan Time) Thời gian vòng quét không cố định, tức là không phảivòng quét nào cũng được thực hiện trong một khoảng thời gian như nhau Có vòngquét được thực hiện lâu, có vòng quét được thực hiện nhanh tuỳ thuộc vào số lệnhtrong chương trình được thực hiện và khối dữ liệu truyền thông trong vòng quét đó.Như vậy giữa việc đọc dữ liệu từ đối tượng để xử lí, tính toán và việc gởi tín hiệu điều

Trang 9

khiển đến đối tượng có một khoảng thời gian trễ đúng bằng thời gian vòng quét Nóicách khác, thời gian vòng quét quyết định tính thời gian thực của chương trình điềukhiển trong PLC Thời gian vòng quét càng ngắn, tính thời gian thực của chương trìnhcàng cao Nếu sử dụng các khối chương trình đặc biệt có chế độ ngắt, ví dụ như khốiOB40, OB80…, chương trình của các khối đó sẽ được thực hiện trong vòng quét khixuất hiện tín hiệu báo ngắt cùng chủng loại Các khối chương trình này có thể đượcthực hiện tại mọi điểm trong vòng quét chứ không bị gò ép là phải ở trong giai đoạnthực hiện chương trình Chẳng hạn nếu 1 tín hiệu báo ngắt xuất hiện khi PLC đang ởgiai đoạn truyền thông và kiểm tra nội bộ, PLC sẽ ngừng công việc truyền thông, kiểmtra để thực hiện khối chương trình tương ứng với tín hiệu báo ngắt đó Với hình thức

xử lí tín hiệu ngắt như vậy, thời gian vòng quét sẽ càng lớn khi càng có nhiều tín hiệungắt xuất hiện trong vòng quét Do đó để nâng cao tính thời gian thực cho chươngtrình điều khiển, tuyệt đối không nên viết chương trình xử lí ngắt quá dài hoặc quá lạmdụng việc sử dụng chế độ ngắt trong chương trình điều khiển Tại thời điểm thực hiệnlệnh vào ra, thông thường lệnh không làm việc trực tiếp với cổng vào ra mà chỉ thôngqua bộ đệm ảo của cổng trong vùng nhớ tham số.Việc truyền thông giữa bộ đệm ảovới ngoại vi trong các giai đoạn 1 và 3 do hệ điều hành CPU quản lí Ở 1 số modulCPU, khi gặp lệnh vào ra ngay lập tức,hệ thống sẽ cho dừng mọi công việc khác, ngay

cả chương trình xử lí ngắt, để thực hiện lệnh trực tiếp với cổng vào ra

- Lập trình có cấu trúc: Chương trình được chia thành những phần nhỏ và mỗiphần thực thi những nhiệm vụ chuyên biệt riêng của no,từng phần này nằmtrong những khối chương trình khác nhau Loại hình cấu trúc này phù hợp với

Trang 10

những bài toán điều khiển nhiều nhiệm vụ và phức tạp PLC S7_300 có 4 loạikhối cơ bản sau:

Loại khối OB (Organization Block) : Khối tổ chức và quản lí chương trình điềukhiển Có nhiều loại khối OB với những chức năng khác nhau, chúng được phân biệtvới nhau bằng một số nguyên đi sau nhóm kí tự OB

Ví dụ: OB1, OB35, OB40, OB80,…

Loại khối FC (Program block): Khối chương trình với những chức năng riênggiống như 1 chương trình con hoặc một hàm (chương trình con có biến hình thức).Một chương trình ứng dụng có thể có nhiều khối FC và các khối FC này được phânbiệt với nhau bằng một số nguyên sau nhóm kí tự FC

Ví dụ: FC1, FC2…

Loại khối FB (Function Block): Là loại khối FC đặc biệt có khả năng trao đổi 1lượng dữ liệu lớn với các khối chương trình khác Các dữ liệu này phải được tổ chứcthành khối dữ liệu riêng có tên gọi là Data block Một chương trình ứng dụng có thể cónhiều khối FB và các khối Fb này được phân biệt với nhau bằng một số nguyên saunhóm kí tự FB Chẳng hạn như FB1,FB2…

Loại khối DB (Data Block): Khối chứa các dữ liệu cần thiết để thực hiện chươngtrình Các tham số của khối do người dùng tự đặt Một chương trình ứng dụng có thể

có nhiều khối DB và các khối DB này được phân biệt với nhau bằng một số nguyênsau nhóm kí tự DB

Ví dụ: DB1, DB2…

Chương trình trong các khối được liên kết với nhau bằng các lệng gọi khối, chuyểnkhối Xem những phần chương trình trong các khối như là các chương trình con thìS7_300 cho phép gọi chương trình con lồng nhau, tức là chương trình con này gọi mộtchương trình con khác và từ một chương trình con được gọi lại gọi tới một chươngtrình con thứ 3 … Số các lệnh gọi lồng nhau phụ thuộc vào từng chủng loại moduleCPU mà ta đang sử dụng Ví dụ đối với module CPU 314 thì số lệnh gọi lồng nhaunhiều nhất có thể cho phép là 8 Nếu số lần gọi khối lồng nhau mà vượt quá con sốgiới hạn cho phép, PLC sẽ tự chuyển qua chế độ Stop và đặt cờ báo lỗi

Các khối OB đặc biệt khi sử dụng cần lưu ý: Trong khi khối OB được thực hiệnđều đặn ở từng vòng quét trong giai đoạn thực hiện chương trình thì các khối OB khác

Trang 11

chỉ được thực hiện khi xuất hiện tín hiệu báo ngắt tương ứng, nói cách khác chươngtrình viết cho các khối OB này chính là chương trình xử lí tín hiệu ngắt (event) Chúngbao gồm:

OB10 ( Time of Day Interrupt):Chương trình trong khối sẽ được thực hiện khi giátrị của đồng hồ thời gian thực nằm trong một khoảng thời gian đã được quy định.OB10

có thể gọi một lần, nhiều lần cách đều nhau từng phút, từng giơ,từng ngày ….Việc quyđịnh khoảng thời gian hay số lần gọi OB10 được thực hiện nhờ chương trình hệ thốngSFC28 hoặc trong bảng tham số của module CPU nhờ phần mềm Step 7

OB20 ( Time Day Interrupt): Chương trình trong khối sẽ được thực hiện sau mộtkhoảng thời gian trễ đặt trước kể từ khi gọi chương trình hệ thống SFC32 để đặt thờigian trễ

OB35 (Cyclic Interrupt): Chương trình trong OB35 sẽ được thực hiện cách đềunhau 1 khoảng thời gian cố định.Mặc định khoảng thời gian này sẽ là 100ms,xong ta

có thể thay đổi nó trong bảng tham số của module CPU, nhờ phần mềm Step7

OB40 (Hardware Interrupt): Chương trình trong OB sẽ được thực hiện khi xuấthiện 1 tín hiệu báo ngắt từ ngoại vi đưa vào module CPU thông qua các cổng vào ra sốonboard đặc biệt,hoặc thông qua các module SM,CP,FM

OB80 (Cycle Time Fault): Chương trình trong khối OB80 sẽ được thực hiện khithời gian vòng quét(Scan time) vượt quá khoảng thời gian cực đại đã được quy địnhhoặc khi có một tín hiệu ngắt gọi một khối OB nào đó mà khối OB này chưa kết thúc ởlần gọi trước.Mặc định thời gian Scan time cực đại là 150ms, nhưng có thể thay đổi nóthông qua bảng tham số của module CPU nhờ phần mềm Step 7

OB81 (Power Supply fault): CPU sẽ gọi chương trình trong khối OB81 khi pháthiện thấy có lỗi về nguồn nuôi

OB82 (Diagnostic Interrupt):Chương trình trong OB82 được gọi khi CPU pháthiện sự cố từ các Modul vào ra

OB85 (Not Load fault):Chương trình trong OB82 được gọi khi CPU phát hiện thấychương trình ứng dụng có sử dụng chế độ ngắt nhưng chương trình sử lí tín hiệu ngắtlại không có trong khối OB tương ứng

OB87 (Communication fault):Khối OB87 sẽ được gọi khi CPU phát hiện thấy lỗitrong truyền thông ví dụ như không có tín hiệu trả lời từ các đối tác

Trang 12

OB100 (Start Up Information):Khối OB100 sẽ được thực hiện 1 lần khi CPUchuyển trạng thái Stop sang Run

OB121 (Synchronous error):Khối OB121 sẽ được gọi khi CPU phát hiện thấy lỗilogic trong chương trình như đổi sai kiểu dữ liệu hoặc lỗi truy nhập khối DB, FC,FBkhông có trong bộ nhớ CPU

OB122 (Synchronous error):Khối OB122 sẽ được gọi khi CPU phát hiện thấy lỗitruy cập module trong chương trình,ví dụ chương trình có lệnh truy nhập module vào

ra mở rộng nhưng lại không tìm thấy module này

Ngoài ra, còn một số khối OB đặc biết khác, tùy thuộc vào chủng loại CPU mà nó

có chức năng và phương pháp sử dụng khác nhau

e, Các vùng nhớ và truy cập dữ liệu

Trong S7_300 có các vùng nhớ sau:

I: Input, các ngõ vào số

Q:Output, các ngõ ra số

M: Internal Memory, vùng nhớ nội

DB: Data Block, dữ liệu Sử dụng vùng nhớ này phải khai báo trong phần mềm.PIW: Analog Input, ngõ vào analog

PQW: Analog Output, ngõ ra analog

T: Timer

C: Counter

Trang 13

Định dạng dữ liệu:

• Kiểu Bool: VD: Q0.0, I0.0, DB1.DBX2.3

• Kiểu Byte: 1 Byte = 8 Bit Suy ra, giá trị 1 Byte trong khoảng: 0 -(28 -1) hay

0-255 VD: QB0, MB3, VB10, SMB2

• Kiểu Word: 1 Word = 2 Byte = 16 Bit

• Kiểu DWord: 1 DWord = 2 Word = 4 Byte = 32 Bit

• Kiểu Int: Số nguyên 16 bit

• Kiểu DInt: Số nguyên 32 bit

• Kiểu Real: Số thực 32 bit

Trang 14

Chương II Tập lệnh trong S7-300

II.1 Thanh ghi trạng thái

Khi thực hiện lệnh, CPU sẽ ghi nhận lại trạng thái của phép tính trung gian cũngnhư của kết quả vào một thanh ghi đặc biệt 16 Bits, được gọi là thanh ghi trạng thái(Status Word) Mặc dù thanh ghi trạng thái này có độ dài 16 Bits nhưng chỉ sử dụng 9Bits với cấu trúc như sau:

Bit logic thường làm việc với RLO

Word logic làm việc với thanh ghi ACCU

Ý nghĩa của các bit trạng thái:

- FC ( First check) : Khi phải thực hiện một dãy các lệnh logic liên tiếp nhau gồmcác phép tính and, or và nghịch đảo, bit FC có giá trị bằng 1, hay nói cáchkhác, FC=0 khi dãy lệnh Logic tiếp điểm vừa được kết thúc

- RLO (Result of logic operation): Kết quả tức thời của phép tính logic vừa đượcthực hiện

- STA (Status bit): Bit trạng thái này luôn có giá trị logic của tiếp điểm được chỉđịnh trong lệnh

- OR: Ghi lại giá trị của phép tính logic giao cuối cùng được thực hiện để phụgiúp cho việc thực hiện phép toán hợp sau đó Điều này là cần thiết vì trongmột biểu thức hàm 2 trị ,phép tính giao bao giờ cũng phải được thực hiện trướccác phép tính hợp

- OS (Stored overflow bit): Ghi lại giá trị Bit bị tràn ra ngoài mảng ô nhớ

- OV(Overflow Bit): Bit báo cáo kết quả phép tính bị tràn ra ngoài mảng ô nhớ

- CC0 và CC1 ( Condition code) : Hai bit báo trạng thái của kết quả phép tính với

số nguyên,số thực phép dịch chuyển hoặc phép tính logic trong ACCU

- BR (Binary result bit) : Bit trạng thái cho phép liên kết hai loại ngôn ngữ lậptrình STL và LAD Chẳng hạn cho phép người sử dụng có thể viết một khốichương trình FB hoặc FC trên ngôn ngữ STL nhưng gọi và sử dụng chúngtrong một chương trình khác viết trên LAD Để tạo ra được mối liên kết đó,tacần phải kết thúc chương trình trong FB, FC bằng lệnh ghi: BR = 1 nếu chươngtrình chạy không có lỗi; BR = 0 nếu chương trình chạy có lỗi Khi sử dụng cáckhối hàm đặc biệt của hệ thống (SFC hoặc SFB), trạng thái làm việc của

Trang 15

chương trình cũng được thông báo ra ngoài qua bit trạng thái BR như sau:BR=1 nếu SFC hay SFB thực hiện không có lỗi; BR=0 nếu có lỗi khi thực hiệnSFC hay SFB

II.2 Các lệnh về bit

Về cơ bản, cú pháp hệ lệnh trong S7-300 khá giống so với S7-200 về một số câulệnh Tuy nhiên vẫn có một số khác biệt trong cách sử dụng, đồng thời số lượng câulệnh trong S7-300 nhiều hơn cả về số lượng và chức năng

Trong mục này, sẽ trình bày chủ yếu bằng ngôn ngữ LAD và STL, kết hợp songsong giữa hai loại ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu để đọc giả so sánh về cú pháp hệlệnh

a Nhóm lệnh logic tiếp điểm

• Lệnh AND (và)

Cú pháp A (toán hạng)

- FC = 0 thì nó sẽ gán nội dung của toán hạng vào RLO Sau đó sẽ dựng FC = 1

- FC = 1 thì RLO = RLO∩ I0.0 và duy trì FC = 1

Khi vào đầu một chương trình thì FC = 0 hoặc chỉ cần tạo một Network mới

RLO : Result of logic oplogic operation

• Lệnh AN

Cú pháp AN (toán hạng)

- FC = 0 sẽ gán giá trị logic nghịch đảo của toán hạng vào RLO

- FC = 1 nó sẽ thực hiện phép tính ∧giữa RLO với giá trị nghịch đảo của toán hạng

và ghi lại kết quả vào RLO

• Lệnh O

Cú pháp O (toán hạng)

- FC = 0 thì nó sẽ gán giá trị logic của toán hạng vào RLO

- FC = 1 nó sẽ thực hiện phép ∨giữa RLO với toán hạng và ghi lại kết quả vàoRLO

• Lệnh ON

Cú pháp ON (toán hạng)

- FC = 0 thì nó sẽ gán giá trị logic của toán hạng vào RLO

Trang 16

- FC = 1 nó sẽ thực hiện phép ∨giữa RLO với giá trị nghịch đảo của toán hạng vàghi lại kết quả vào RLO

Lưu ý: Toán hạng A và O phụ thuộc vào tiếp điểm kế tiếp Ví dụ sử dụng trongngôn ngữ LAD và STL:

• Lệnh gán

Cú pháp = ( toán hạng )

• Lệnh thực hiện phép tính ∧ với giá trị 1 biểu thức(Lệnh này không có toán hạng)

Cú pháp A(

- FC = 0 lệnh sẽ gán giá trị logic của biểu thức trong dấu ngoặc sau nó vào RLO

- FC = 1 lệnh sẽ thực hiện phép tính và ∧giữa RLO với giá trị logic của biểu thứctrong dấu ngoặc sau nó và ghi lại kết quả vào RLO

• Lệnh thực hiện phép tính ∧ với giá trị nghịch đảo của 1 biểu thức (Lệnh nàykhông có toán hạng)

Cú pháp AN(

- FC = 0 lệnh sẽ gán giá trị logic của biểu thức trong dấu ngoặc sau nó vào RLO

- FC = 1 lệnh sẽ thực hiện phép tính và ∧ giữa RLO với giá trị nghịch đảo logic củabiểu thức trong dấu ngoặc sau nó và ghi lại kết quả vào RLO

• Lệnh thực hiện phép tính∨với giá trị 1 biểu thức (Lệnh này không có toán hạng)

Cú pháp O(

- FC = 0 lệnh sẽ gán giá trị logic của biểu thức trong dấu ngoặc sau nó vào RLO

- FC = 1 lệnh sẽ thực hiện phép tính ∨ giữa RLO với giá trị logic của biểu thứctrong dấu ngoặc sau nó và ghi lại kết quả vào RLO

Trang 17

• Lệnh thực hiện phép tính∨với giá trị nghịch đảo của 1 biểu thức

(Lệnh này không có toán hạng)

- FC = 0 lệnh ghi giá trị logic của toán hạng vào RLO

- FC = 1 lệnh sẽ kiểm tra xem nội dung của RLO và giá trị logic của toán hạng cókhác nhau không nếu khác thì ghi 1 vào RLO nếu không khác thì ghi 0 vào RLO

• Lệnh thực hiện phép tính exclusive or not

Cú pháp XN (toán hạng)

- FC = 0 lệnh sẽ ghi giá trị nghịch đảo của toán hạng vào RLO

- FC = 1 lệnh sẽ kiểm tra xem nội dung của RLO và giá trị logic của toán hạng cógiống nhau không nếu giống thì ghi 1 vào RLO nếu không giống thì ghi 0 vào RLO

• Lệnh thực hiện phép tính exclusive or với giá trị của một biểu thức (Lệnh nàykhông có toán hạng)

Cú pháp X(

Trang 18

- FC = 0 lệnh sẽ ghi giá trị logic của biểu thức trong dấu ngoặc sau nó vào RLO

- FC = 1 lệnh đảo nội dung RLO khi biểu thức trong dấu ngoặc sau nó có giá trị 1

• Lệnh thực hiện phép tính exclusive or với giá trị của một biểu thức (Lệnh nàykhông có toán hạng)

Nếu RLO = 1 ,lệnh sẽ ghi giá trị 1 vào ô nhớ có địa chỉ cho trong toán hạng

• Lệnh gán có điều kiện giá trị logic 0 vào ô nhớ

Cú pháp R (toán hạng )

Nếu RLO = 1 ,lệnh sẽ ghi giá trị 0 vào ô nhớ có địa chỉ cho trong toán hạng

• Lệnh phát hiện sườn lên

Trang 19

• Lệnh phát hiện sườn xuống

cú pháp FN (toán hạng)

Lệnh được sử dụng như một cờ biến để ghi nhận lại giá trị của RLO tại vị trí nàytrong chương trình nhưng của vòng quét trước Tại mỗi vòng quét lệnh sẽ kiểm tranếu biến cờ có giá trị 1 thì sẽ ghi 1 vào RLO Trường hợp khác thì ghi 0 đồng thờichuyển nội dung RLO vào lại cờ biến Vậy RLO có giá trị 1 trong 1 vòng quét khi cósườn xuống trong RLO

• Lệnh chuyển nội dung của ACCU tới ô nhớ

Trang 20

Cú pháp L STW

• Lệnh ghi nội dung của ACCU1 vào thanh ghi trạng thái

Cú pháp T STW

Lệnh chuyển 9 bit của từ thấp của ACCU1 vào thanh ghi trạng thái

• Lệnh chuyển nội dung của ACCU2 vào ACCU1

Cú pháp POP

Lệnh không làm thay đổi nội dung của ACCU2

• Lệnh chuyển nội dung của ACCU1 vào ACCU2

Cú pháp PUSH

Lệnh không làm thay đổi nội dung của ACCU1

• Lệnh đảo nội dung của hai thanh ghi ACCU1 và ACCU2

Cú pháp TAK

Lệnh không làm thay đổi nội dung của thanh ghi trạng thái

• Lệnh đảo nội dung của hai byte của từ thấp trong ACCU1

Nội dung của ACCU2 không bị thay đổi

• Lệnh đảo giá trị các bit của ACCU1

Cú pháp INVD

Nội dung của ACCU2 không bị thay đổi

d Lệnh logic thực hiện trên thanh ghi ACCU

• Lệnh thực hiện phép tính∧giữa các bit trong từ thấp của ACCU1, ACCU2

Cú pháp AW [<dữ liệu hằng >]

- Nếu lệnh không có toán hạng.Kết quả phép tính được ghi lại vào ACCU1

- Nếu lệnh có toán hạng thì toán hạng phải là một dữ liệu hằng có kích thước 16bit Kết quả phép tính được ghi lại vào ACCU1

• Lệnh thực hiện phép tính∧giữa các bit của hai thanh ghi ACCU1, ACCU2

Cú pháp AD [<dữ liệu hằng >]

Trang 21

- Nếu lệnh không có toán hạng Kết quả phép tính được ghi lại vào ACCU1.

- Nếu lệnh có toán hạng thì toán hạng phải là một dữ liệu hằng có kích thước 32bit.Kết quả phép tính được ghi lại vào ACCU1

• Lệnh thực hiện phép tính∨giữa các bit trong từ thấp của ACCU1, ACCU2

Cú pháp OW [<dữ liệu hằng >]

- Nếu lệnh không có toán hạng Kết quả được ghi lại vào ACCU1

- Nếu lệnh có toán hạng thì toán hạng phải là một dữ liệu hằng có kích thước 16bit Kết quả phép tính được ghi lại vào ACCU1

• Lệnh thực hiện phép tính∨giữa các bit của hai thanh ghi ACCU1, ACCU2

Cú pháp OD [<dữ liệu hằng >]

- Nếu lệnh không có toán hạng.Kết quả phép tính được ghi lại vào ACCU1

- Nếu lệnh có toán hạng thì toán hạng phải là một dữ liệu hằng có kích thước 32bit.Kết quả được ghi lại vào ACCU1

• Lệnh thực hiện phép tính exclusive or 16bit

• Lệnh thực hiện phép tính exclusive or 32bit

e Lệnh tăng giảm nội dung của thang ghi ACCU

• Lệnh tăng nội dung của thanh ghi ACCU1

Cú pháp INC (toán hạng )

Trang 22

Toán hạng là số nguyên 8 bit Lệnh thực hiện phép cộng giữa byte thấp của từ thấptrong ACCU1 với toán hạng Kết quả được ghi lại vào từ thấp của ACCU1.

• Lệnh giảm nội dung của thanh ghi ACCU1

Cú pháp DEC (toán hạng )

Toán hạng là số nguyên 8 bit Lệnh thực hiện phép trừ của từ thấp trong ACCU1

cho toán hạng Kết quả được ghi lại vào byte thấp của từ thấp trong ACCU1

II.3 Nhóm lệnh so sánh

Thuộc nhóm lệnh không toán hạng là các lệnh thực hiện không điều kiện Cơ chếthực hiện :lệnh so sánh được thực hiện trong hai thanh ghi ACCU1và ACCU2 kết quảcủa phép so sánh được ghi trong bit RLO của từ trạng thái STW

= = < > ,> ,<, >=, <=

ACCU1

Nếu RLO = 1 phép so sánh đúng RLO = 0 phép so sánh sai

Các toán hạng trong ACCU 1 và ACCU 2 phải có cùng kiểu biểu diễn

Trang 23

CC1 CC0 ý nghĩa

0 0 ACCU1=ACCU2

0 1 ACCU2>ACCU1

1 0 ACCU2<ACCU1

Cú pháp hệ lệnh so sánh trong ngôn ngữ LAD:

II.4 Lệnh chuyển đổi kiểu dữ liệu

Cú pháp hệ lệnh sử dụng trong ngôn ngữ STL:

• Lệnh chuyển đổi BCD thành số nguyên

số nguyên 16 bit số nguyên 32 bit

Cú pháp BTI BTD

Lệnh không có toán hạng.Kết quả được cất vào ACCU1 Nội dung của ACCU2

không bị thay đổi Thanh ghi trạng thái không bị thay đổi nội dung

• Lệnh chuyển đổi số nguyên thành BCD

số nguyên 16 bit số nguyên 32 bit

Cú pháp IBT DBT

Trang 24

Lệnh không có toán hạng chữ số Kết quả được cất vào ACCU1 Nội dung củaACCU2 không bị thay đổi

• Lệnh chuyển đổi số nguyên 16 bit thành số nguyên 32 bit

Cú pháp ITD

Lệnh không có toán hạng.Kết quả được cất vào ACCU1 Nội dung của ACCU2

không bị thay đổi Thanh ghi trạng thái không bị thay đổi nội dung

• Lệnh chuyển đổi số nguyên 32 bit thành số thực

Cú pháp DTR

Lệnh không có toán hạng Kết quả được cất vào ACCU1 Nội dung của ACCU2

không bị thay đổi Thanh ghi trạng thái không bị thay đổi nội dung

• Lệnh chuyển đổi số thực thành số nguyên

Các lệnh này chuyển kiểu biểu diễn của một số thực dấu phẩy động trong ACCU1

thành một số nguyên biểu diễn kiểu từ kép

RND - : Lệnh chuyển đổi số thực thành số nguyên nhưng không lớn hơn số thực

đã cho Kết quả của phép tính được cất vào ACCU1 Nội dung của ACCU2 không bịthay đổi

• Lệnh lấy phần nguyên

Cú pháp TRUNC

Lệnh không có toán hạng và thực hiện việc lấy phần nguyên của số thực dấu phẩyđộng trong ACCU1 Kết quả được cất vào ACCU1 Nội dung của ACCU2 không bị thayđổi

Cú pháp hệ lệnh sử dụng trong ngôn ngữ LAD:

Trang 25

Lệnh không có toán hạng và thực hiện việc kết thúc chương trình khi RLO có giá trị 1

b Lệnh rẽ nhánh theo bit trạng thái

Trang 26

Được sử dụng để rẽ nhánh nếu phép tính trước nó có kết quả là một số không âm

- Rẽ nhánh vô điều kiện

Trang 27

II.6 Bộ định thời – Timer

II.6.1 Định nghĩa

Bộ thời gian Timer là bộ tạo thời gian trễ T mong muốn giữa tín hiệu logic ngõ vào và tínhiệu logic ngõ ra S7 300 có 5 loại timer khác nhau Tất cả 5 loại Timer này cùng bắt đầu tạo thờigian trễ tín hiệu kể từ thời điểm kích của tín hiệu đầu vào, tức là khi tín hiệu đầu vào chuyển trạngthái, được gọi là thời điểm timer được kích Thời gian trễ T mong muốn được khai báo với timerbằng một word 16 bit bao gồm 2 thành phần:

- Độ phân giải: timer của S7 300 có 4 chế độ phân giải: 10ms, 100ms, 1s và 10s

- Một số nguyên BCD trong khoảng 0 ÷ 999 được gọi là PV (giá trị đặt trước)

Thời gian trễ mong muốn = PV * Độ phân giải

Độ phân giải của Timer S7-300 định nghĩa trong thanh ghi 16 bit như sau:

Trong đó: bit 14 và 15 không sử dụng

bit 13 và 12 mô tả độ phân giải: 13 12 độ phân giải

Ngay tại thời điểm kích timer, giá trị PV được chuyển vào thanh ghi 16 bit của T_word (gọi

là thanh ghi CV, viết tắt current value, giá trị tức thời) Timer sẽ ghi nhớ khoảng thời gian trôi qua

kể từ khi được kích bằng cách giảm dần một cách tương ứng nội dung thanh ghi CV Nếu nộidung thanh ghi trở về bằng 0 thì timer đã đạt được thời gian trễ mong muốn T và điều này sẽđược báo ra ngoài bằng cách đổi trạng thái tín hiệu ngõ ra

Một timer được đặt tên là Tx, trong đó x là số hiệu của timer (0 ≤ x ≤ 127) Ký hiệu Tx cũngđồng thời là địa chỉ hình thức của thanh ghi CV (T- word) và của đầu ra T-bit của timer đó Tuychúng có cùng địa chỉ hình thức, song T-word và T-bit vẫn được phân biệt với nhau nhờ kiểulệnh sử dụng với toán hạng Tx Khi dùng lệnh làm việc với từ, Tx được hiểu là địa chỉ củaTword, ngược lại khi sử dụng lệnh làm việc với tiếp điểm Tx sẽ được hiểu là địa chỉ của T-bit.Một timer đang trong chế độ làm việc (sau khi được kích) có thể được đưa về chế độ chờ khởi

Trang 28

động ban đầu, tức là chờ sườn lên của tín hiệu đầu vào Công việc này gọi là reset timer Tín hiệureset timer được gọi là tín hiệu xoá và khi tín hiệu xoá có giá trị bằng 1 timer sẽ không làm việc.Tại thời điểm xuất hiện sườn lên của tín hiệu xoá, T_word và T-bit được xoá về 0, tức là thanhghi CV được đặt về 0 và tín hiệu đầu ra có trạng thái 0.

II.6.2 Khai báo sử dụng

Việc khai báo sử dụng Timer trong STL bao gồm các bước:

- Bước 1: Khai báo tín hiệu enable nếu muốn sử dụng tín hiệu chủ động kích

- Bước 2: Khai báo tín hiệu đầu vào

- Bước 3: Khai báo thời gian trễ mong muốn

- Bước 4: Khai báo loại Timer được sử dụng ( SD,SS,SP,SE,SF)

- Bước 5: Khai báo tín hiệu xoá Timer nếu muốn sử dụng chế độ reset chủ động Trong tất cả 5 bước trên,các bước 2,3,4 là bắt buộc

- Khai báo tín hiệu enable(chủ động kích)

- Khai báo loại Timer

Trễ theo sườn lên không có nhớ

Trang 29

Loại Timer STL LAD LADTạo trễ

Trang 30

Tóm tắt các giá trị về thời gian của các loại Timer:

Trang 31

STT Loại Timer Đáp ứng đầu ra

Trang 32

II.7 Bộ đếm – Counter

II.7.1 Định nghĩa

- Counter là bộ đếm thực hiện chức năng đếm sườn xung của các tín hiệu đầu vào

S7-300 có tối đa 256 counter (tuỳ loại CPU), ký hiệu Cx, trong đó x là số nguyên trongkhoảng từ 0 đến 255 Những bộ đếm của S7-300 đều có thể đồng thời đếm tiến theo sườn lêncủa một tín hiệu vào thứ nhất, được ký hiệu là CU (count up) và đếm tiến theo sườn lên của tínhiệu vào thứ hai, ký hiệu CD (count down)

Thông thường bộ đếm chỉ các sườn lên của tín hiệu CU và CD, song cũng có thể được mởrộng để đếm cả mức tín hiệu của chúng bằng cách sử dụng thêm tín hiệu enable Nếu có tín hiệuenable, bộ đếm sẽ đếm tiến khi xuất hiện sườn lên của tín hiệu enable đống thời tại thời điểm CU

có mức tín hiệu 1 Tương tự bộ đếm sẽ đếm lùi khi có sườn lên của tín hiệu enable và tại thờiđiểm CD có mức tín hiệu 1 Số sườn xung đếm được ghi vào thanh ghi 2 byte của bộ đếm, gọi làthanh ghi C word Nội dung của C-Word được gọi là giá trị đếm tức thời của bộ đếm và ký hiệubằng CV (current value) Bộ đếm báo trạng thái của C-Word ra ngoài thông qua chân C-bit của

nó Nếu CV ≠ 0, C-Bit có giá trị 1 Ngược lại khi CV = 0 C-bit nhận giá trị 0 CV luôn là 1 giá trịkhông âm Bộ đếm sẽ không đếm lùi khi CV = 0 Khác với timer, giá trị đặt trước PV của bộđếm chỉ được chuyển vào C-Word tại thời điểm xuất hiện sườn lên của tín hiệu đặt (set S) Bộđếm có thể được xoá chủ động bằng tín hiệu xóa (reset) Khi bộ đếm được xóa, cả C-Word vàC-bit đều nhận giá trị 0

II.7.2 Khai báo và sử dụng

Việc khai báo Counter gồm 5 bước:

- Bước 1: Khai báo tín hiệu enable nếu muốn sử dụng tín hiệu chủ động kích đếm

- Bước 2: Khai báo tín hiệu đầu vào CU được đếm lên

- Bước 3: Khai báo tín hiệu đầu vào CD được đếm xuông

- Bước 4: Khai báo tín hiệu đặt set và giá trị đặt trước PV

- Bước 5: Khai báo tín hiệu xóa reset

Khai báo trong ngôn ngữ STL:

- Khai báo tín hiệu kích đếm

Trang 33

- Khai báo tín hiệu đếm lùi theo sườn lên

Trang 34

STT STL LAD LADĐếm tiến lùi

Ví dụ về sử dụng bộ đếm:

Trang 35

Hệ điều hành

Chuyển OB1 từ Load memory vào Word memory và cấp phát local block cho nó.

Xoá OB1 và giải phóng local block trong Word memory.

Thực hiện OB1 trong Word memory

Do toàn bộ khối chương trình điều khiển chỉ nằm trong khối OB1 nên khối OB1 sẽgần như là được thường trực trong vùng nhớ Word memory, trừ trường hợp khi hệthống phải xử lý các tín hiệu báo ngắt Ngoài khối OB1, trong vùng Word memory còn

có miền nhớ địa phương (local block) cấp phát cho OB1 và những khối DB được OB1

sử dụng Hình dưới mô tả quy trình thực hiện chương trình điều khiển tuyến tính

Hình 4.3 Sơ đồ khối mô tả quy trình điều khiển tuyến tính Local block của OB1

Khi thực hiện khối OB1, hệ điều hành của luôn cấp của một Local block có kíchthước mặc định là 20 bytes trong Work memory để OB1 có thể lấy những dữ liệu từ hệđiều hành Những dữ liệu này gồm:

OB1_EV_CLASS Byte Bits 0-3=1(Coming event) Bits

4-7=1(Event class 1)OB1_SCAN_1 Byte 1=vòng quét đầu, 3=từ vòng quét thứ 2OB1_PRIORITY Byte Mức ưu tiên 1(Mức ưu tiên thứ nhất)

OB1_OB_NUMBR Byte 1=Chỉ số của khối OB

OB1_RESERVED_1 Byte Dự trữ (của hệ điều hành)

OB1_RESERVED_2 Byte Dự trữ (của hệ điều hành)

OB1_PREV_CYCLE Int Thời gian vòng quét trước (miliseconds)OB1_MIN_ CYCLE Int Thời gian vòng quét ngắn nhất đã có

Trang 36

Chuyển FC10 vào Work memory, cấp phát local block và gán tham trị từ OB1

Trả tham trị về OB1 Xoá FC10 và local block trong Work memory

(miliseconds)OB1_MAX_ CYCLE Int Thời gian vòng quét lớn nhất đã có

(miliseconds)

_Time

Thời điểm OB1 bắt đầu được thực hiện

Mặc dù kích thước chỉ là 20 bytes mặc định nhưng người sử dụng có thể mở rộngLocal block để sử dụng thêm các biến nhớ cho chương trình (hình dưới) Tuy nhiênphải để ý rằng do Local block được giải phóng ở cuối mỗi vòng quét và được cấp lại ởvòng quét sau nên các giá trị có trong Local block của vòng quét trước cũng bị mất khibắt đầu vòng quét mới Do đó tốt nhất chỉ nên sử dụng Local block cho việc lưu giữbiến nháp tạm thời trong tính toán của một vòng quét

III.2 Lập trình có cấu trúc

a, Cơ sở lý thuyết

Lập trình có cấu trúc (structure programming) là kỹ thuật cài đặt thuật toán điềukhiển bằng cách chia nhỏ thành các khối chương trình con FC hay FB với mỗi khốithực hiện một nhiệm vụ cụ thể của bài toán điều khiển chung và toàn bộ các khốichương trình này lại được quản lý một cách thống nhất bởi khối OB1 Trong OB1 cócác lệnh gọi những khối chương trình con theo thứ tự phù hợp với bài toán điều khiểnđặt ra

Hoàn toàn tương tự, một nhiệm vụ điều khiển con có thể còn được chia nhỏ thànhnhiều nhiệm vụ nhỏ và cụ thể hơn nữa, do đó một khối chương trình con cũng có thểđược gọi từ một khối chương trình con khác Duy có điều cấm kỵ ta cần phải tránh làkhông bao giờ một khối chương trình con lại gọi đến chính nó Ngoài ra do có sự hạnchế về ngăn xếp của các module CPU nên không được tổ chức chương trình con gọilồng nhau quá số lần mà module CPU được sử dụng cho phép

Để đơn giản trong trình bày, khi một khối chương trình con này gọi một khốichương trình con khác, ta sẽ ký hiệu khối chứa lệnh gọi là khối mẹ và khối được gọi làkhối con Hình dưới đây mô tả quy trình thực hiện việc gọi một khối con FC10 từ khối

mẹ OB1

Trang 37

Hình 4.4 Sơ đồ khối mô tả lập trình điều khiển có cấu trúc

Giữa khối mẹ và khối con có sự liên kết thể hiện qua việc trao đổi các giá trị Khigọi khối con , khối mẹ cần cho những sơ kiện thông qua các tham trị đầu vào để khốicon thực hiện nhiệm vụ Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ, khối con phải trả lại chokhối mẹ kết quả bằng những tham trị đầu ra Hệ điều hành của CPU tổ chức việctruyền tham trị thông qua local block của từng khối con

Như vậy, khi thực hiện lệnh gọi khối con, hệ điều hành sẽ :

- Chuyển khối con được gọi từ vùng Load memory vào vùng Work memory

- Cấp phát cho khối con một phần bộ nhớ trong Work memory để làm local block.Cấu trúc local block được qui định khi soạn thảo các khối

- Truyền các tham trị từ khối mẹ cho biến hình thức IN, IN-OUT của local block

- Sau khi khối con thực hiện xong nhiệm vụ và ghi kết quả dưới dạng tham trị đầu racho biến OUT,IN-OUT của local block , hệ điều hành sẽ chuyển các tham trị nàycho khối mẹ và giải phóng khối con cùng local block ra khỏi vùng Work memory

b, Khai báo Local Block

Local block của khối con được cchia thành hai phần:

- Phần các biến hình thức để khối con nhận và truyền tham trị với khối mẹ Biếnhình thức trong local block của FC có ba loại cho trong bảng 4.1:

IN Biến hình thức nhận tham trị từ khối mẹ làm sơ kiện cho

chương trình trong khối conOUT Biến hình thức truyền tham trị từ khối con về khối mẹ

IN- OUT Biến hình thức vừa có khả năng nhận vừa có khả năng

truyền tham trị giữa khối con với khối mẹ

Bảng 4.1Các loại biến hình thức trong Local Block

- Phần chứa các biến tạm thời được ký hiệu là TEMP (chữ viết tắt của temporary)chứa các giá trị tính toán tức thời Do local block sẽ được giải phóng khi kết thúc

Trang 38

chương trình, giá trị các biến tạm thời này cũng sẽ bị mất theo ngay sau khi chươngtrình trong khối con được thực hiện xong.

Việc khai báo local block đồng nghĩa với việc đặt tên biến, định nghĩa loại biến(biến hình thức hay biến tạm thời) và kiểu dữ liệu (nguyên, thực,ký tự…)cho từngbiến,trong đó tên biến là những dãy ký tự hoặc số và không thuộc nhóm ký tự khoá (đãđược dùng bởi hệ điều hành)

Chương trình truy nhập local block thông qua các tên biến dưới dạng toán hạng củalệnh theo cấu trúc:

#< tên biến >

Ví dụ:

L # receive // Đọc nội dung của ô nhớ có tên là receive trong local block vào ACCU1

T # transit // Chuyển ACCU1 tới ô nhớ có tên là transit trong local block

Chú ý: Một điều cần phải được đặc biệt chú ý là bắt đầu từ miền các biến tạm thời

TEMP,địa chỉ được đánh lại từ đầu Miền biến hình thức không được cấp ô nhớ mà chỉ

có con trỏ địa chỉ.Do đó nếu trong trương trình,toán hạng của những lệnh truy nhập ônhớ của local block có cấu trúc:

L#<địa chỉ>

Thì đó sẽ là ô nhớ thuộc miền các biến TEMP Những kiểu dữ liệu hợp lệ cho tất cảcác loại biến (kế cả biến hình thức và biến tạm thời) được tổng kết trong bảng 4.2:Kiểu dữ liệu Kích thước

(bit)

Tham trị thích hợp

BOOL 1 Kiểu biến logic vơí hai giá trị 0 hoặc 1.Tham trị

có thể là một giá trị logic (TRUE/FALSE) hoặc lànội dung một bit

BYTE 8 Tham trị phải là nội dung của một byte

WORD 16 Tham trị phải là nội dung của một từ (2 byte)

DWORD 32 Tham trị phải là nội dung của một từ kép (4 byte )CHAR 8 Tham trị được truyền có thể là một mã ASCII

hoặc nội dung của một byte INT 16 Tham trị được truyền vào có thể là nội dung của

một từ(2 byte) hoặc là một số nguyên trongkhoảng -32768 ÷32767

DINT 32 Tham trị được truyền vào có thể là nội dung của

Trang 39

Kiểu dữ liệu Kích thước

(bit)

Tham trị thích hợp

một từ kép (4 byte) hoặc là một số nguyên trongkhoảng -231÷231 –1

REAL 32 Tham trị được truyền vào có thể là nội dung của

một từ kép (4 byte) hoặc là một số thực dấu phảyđộng.Ví dụ:3.1416

TIME 32 Tham trị được truyền vào có thể là nội dung của

một từ kép hoặc là một số đo khoảng thời giandạng T# ngày D_giờH_phútM_giâyS_miligiâyMS

DATE 32 Tham trị được truyền vào có thể là nội dung của

một từ kép (4 byte) hoặclà một giá trị ngày thángdạng D#năm-tháng-ngày

TOD 32 Tham trị được truyền vào có thể là nội dung của

một từ kép (4 byte) hoặc là một giá trị thời giandạng TOD# ngày D_giờH_phútM_giâyS_miligiâyMS

S5TIME 32 Tham trị được truyền vào có thể là nội dung của

một từ kép (4 byte) hoặc là một giá trị thời giandạng S5T# ngày D_giờH_phútM_giâyS_miligiâyMS

DT

Date_And_Time

64 Tham trị được truyền vào có thể là nội dung của ô

nhớ có kiểu Date_And_Time(DT) hoặc là một giátrị dạng DT # năm-tháng-ngày-giờ:phút:giây:miligiây

ANY 80 Đây là kiểu biến tổng quát, thay thế được cho các

kiểu ở trên.Ngoài ra tham trị của kiểu biến nàycòn có thể là thanh ghi CV,T_Bit,C_Bit,tên củaTimer, tên của Counter; tên các logic block nhưFB10, FC2… tên biến hình thức

Bảng 4.2 Các kiểu dữ liệu hợp lệ cho biến

c, Gọi khối FC và thủ tục truyền tham trị

Lệnh gọi một khối con và truyền tham trị cho nó từ khối mẹ có dạng

Trang 40

Trong đó FCx là tên khối con được gọi.

Ngay khi gặp lệnh gọi một khối con,chương trình soạn thảo Step7 sẽ căn cứ vào cấu

trúc của local block,cụ thể là những biến hình thức của khối con(biến

IN,OUT,IN_OUT), mà cho hiện tại những biến này chờ người sử dụng khai báo tham

trị

Kiểu tham trị truyền từ khối con thông qua biến hình thức IN hay IN_OUT phụ

thuộc vào kiểu đã gán.Cụ thể là :

- Nếu biến được khai báo một trong các kiểu BOOL, CHAR, INT, DINT,

TIME, BOOL, DATE, TOD, S5TIME thì tham trị truyền có thể là một giá trị cụ thể

hoặc là nội dung của một ô nhớ có kích thước tương ứng

- Nếu biến được khai báo theo kiểu BYTE, WORD, DWORD, DINT thì phải là

nội dung của ô nhớ có kích thước phù hợp

Riêng đối với tham trị được khối con trả về cho khối mẹ qua biến hình thức OUT

hay IN-OUT thì luôn phải là một ô nhớ có kích thước cùng với biến

d, FB và thủ tục truyền tham trị

Nhược điểm của của kiểu khối FC là nội dung các biến tạm thời theo TEMP không

được lưu giữ lại cho những vòng quét sau Điều này bắt buộc những khối FC sử dụng

biến kiểu TEMP trong local block phảI được thực hiện xong trong một vòng quét và

do đó hạn chế miền sử dụng của chúng

Khắc phục nhược điểm trên, S7-300/400 cung cấp một loại khối có tính năng tương

tự như khối FC nhưng lại có khả năng lưu giữ lại được nội dung các biến tạm thời cho

các vòng quét kế tiếp, được gọi là khối hàm FB Loại biến tạm thời có nội dung được

lưu giữ này có tên là STAT (viết tắt của static)

Phương thức lưu giữ lại nội dung các biến loại STAT được hệ điều hành thực hiện

nhờ một khối dữ liệu như sau:

40

Ngày đăng: 26/09/2016, 21:24

w