1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Giới thiệu ngày quốc khánh của nước nhật đã bắt nguồn như thế nào

6 319 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 819,12 KB

Nội dung

Ngày Quốc Khánh Của Nước Nhật Đã Bắt Nguồn Như Thế Nào? Như bất cứ một đất nước nào khác, Nhật Bản cũng có ngày quốc khánh dành cho riêng mình Dưới hình thức của một quốc gia quân chủ lập hiến mà ngày khai sinh của xứ Phù Tang đến nay vẫn gắn liền chặt chẽ với hoàng tộc Nhật Bản có một đặc thù tương đối khác biệt so với các nước cùng khu vực Châu Á từ thời phong kiến, bởi chỉ có đúng một dòng họ duy nhất là Thiên Hoàng trị vì mà không hề thay đổi bất kể qua bao nhiêu triều đại, điển hình như Trung Quốc, Triều Tiên hay Việt Nam Có những khi thế lực của Thiên Hoàng trở nên suy yếu và bị tướng quân lấn át thì vị khanh tướng đó cũng không dám lật đổ ngôi vua mà duy trì thể thức cai trị “bù nhìn” tương tự như thời kì “vua Lê chúa Trịnh” ở nước ta Các vị vua của Nhật Bản cũng gắn liền với nhiều sự kiện, giúp nước Nhật trở nên hùng cường như ngày nay Có thể kể đến Thiên Hoàng Minh Trị với công cuộc cải cách duy tân đã đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến lạc hậu thành một cường quốc hay Thiên Hoàng Hirohito, người đã cùng quốc gia này gượng dậy sau đống tro tàn của thế chiến thứ hai Thiên Hoàng Minh Trị – Người đã đưa nước Nhật thành cường quốc Chính vì vai trò của Thiên Hoàng to lớn và có ý nghĩa sâu sắc như vậy, nên người Nhật đã lấy ngày 11/2 – ngày Thiên Hoàng đầu tiên, Jimmu, lên ngôi vào năm 660 trước công nguyên Ngày này được chính phủ Minh Trị ấn định vào năm 1872 dưới cái tên Kigensetsu (Ngày đế chế) và cũng là một cách để hợp thức hóa sự cai trị của hoàng gia sau sự tan rã của Mạc Phủ Ngày đế chế đầu tiên được chính thức tổ chức vào 29/1/1872 vì theo truyền thuyết, Thiên hoàng Jimmu lên ngôi vào “ngày đầu tiên của tháng đầu tiên” Ngày 1/1 theo lịch âm tương ứng với ngày 29/1 của lịch dương vào thời điểm đó Thiên hoàng Jimmu Tuy nhiên vào năm 1872, đa số người Nhật vẫn quen sử dụng lịch âm mặc dù chính phủ đã chính thức chuyển sang dùng lịch dương Kết quả là người dân vẫn quen mừng năm mới thay vì kỷ niệm Ngày đế chế Chính vì thế, chính phủ Minh Trị quyết định đổi Ngày đế chế thành ngày 11/2 và tuyên bố rằng đó mới là ngày Thiên Hoàng Jimmu lên ngôi Trước thế chiến thứ hai, ngày lễ này được tổ chức rất lớn với pháo hoa và các lễ hội để hướng người dân chú ý vào Thiên Hoàng và Kigensetsu trở thành một trong 4 ngày lễ trọng đại nhất tại Nhật Bản Sau thế chiến thứ hai, Kigensetsu bị bãi bỏ bởi lực lượng chiếm đóng Hoa Kì và trớ trêu thay, bản dự thảo đầu tiên của hiến pháp thời hậu chiến đã được chuấp thuận bởi tướng McArthur vào đúng ngày 11/2/1946 20 năm sau đó, Kigensetsu đã trở lại vào ngày 11/2/1966 với tên gọi là “ngày quốc khánh” nhằm khẳng định quyền công dân của người dân Nhật Bản

Ngày đăng: 17/09/2016, 10:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w