1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Phần 1

193 12 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 193
Dung lượng 4,31 MB

Nội dung

Trang 2

ế©Ơ

CHIEN THANG

DIEN BIEN PHU

Trang 5

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao

là trận Điện Biên Phủ giành thắng lợi vẻ vang, làm chấn động địa

cầu, kết thúc oanh liệt cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống

thực dân Pháp xâm lược Chiến thắng vang dội ở Điện Biên Phủ đã

không chỉ tạo cho Việt Nam vị thế mới trên trường quốc tế mà còn

mở đầu cho sự sụp đổ không gì cứu vãn được của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới Chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ

đại mãi mãi cổ vũ nhân dân ta, dân tộc ta và các dân tộc bị áp bức

trên thế giới, kiên quyết tiến lên giành những thắng lợi mới ngày

càng to lớn

60 năm đã trôi qua, rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, chính trị, quân sự, đã dày công nghiên cứu để luận giải tại sao quân

đội viễn chỉnh Pháp được sự giúp đỡ của đế quốc Mỹ lại thua trận

ở Điện Biên Phủ? Tại sao quân đội viễn chỉnh Pháp với vũ khí hiện

đại hơn hẳn, có lực lượng hậu cần mạnh, quân đội được trang bị

đầy đủ, được tổ chức quy củ, lại thua trận tại Việt Nam

Để giúp bạn đọc, các nhà nghiên cứu, có thêm tư liệu để có thể

luận giải kỹ hơn những vấn để trên, nhân dịp kỷ niệm 60 năm

chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 — 7-5-2014), Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách 8Ø năm

chiến thắng Điện Biên Phủ, do PGS TS Nguyễn Mạnh Hà làm

Trang 6

6 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

Nội dung cuốn sách khẳng định ý chí quyết chiến, quyết thắng, sự chủ động, sáng tạo của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và

những người lãnh đạo chiến dịch; vai trỏ của các lực lượng, sự chia

lửa của các chiến trường trong chiến dịch Điện Biên Phủ Chiến thắng Điện Biên Phủ đó cũng là thắng lợi của tình đoàn kết quốc tế Tầm vóc, ý nghĩa và bài học của chiến thắng lịch sử Điện Biên

Phủ được nêu trong cuốn sách có vai trò quan trọng và vẫn còn giữ nguyên giá trị trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay

Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc

Tháng 4 năm 2014

Trang 7

SU LANH DAO DUNG DAN,

SANG TAO CUA DANG VA BAC HO TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHU:

GS TS TRINH NHU

hắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 đập tan

gong xiểng nô lệ của chế độ thuộc địa, phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lập nên kỳ tích

đầu tiên của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX Song với tham vọng của chủ nghĩa đế quốc, nhà cầm quyền Pháp không chịu

từ bỏ Việt Nam, đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược từ cuối tháng 9-1945 và liên tục thực hiện nhiều kế hoạch xâm

lược Các kế hoạch đó đều bị thất bại trước sức mạnh của một

đân tộc do Đảng ta và Bác Hồ lãnh đạo đã tự vùng lên "đem

sức ta mà tự giải phóng cho ta" trong Cách mạng Tháng

Tám, và đã quyết tâm "đem tất cả tỉnh thần và lực lượng,

„n2

tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy"

i Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Điện Biên,

ngày 7, 8-3-2004

3, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, 2011,

Trang 8

8 60 NAM CHIEN THANG BIEN BIEN PHU

Trước nguy cơ thảm bại, đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ

dốc sức vào cuộc "giao chiến tổng lực" với quân và dân ta tại

chiến dịch Điện Biên Phủ

I- ĐIỆN BIEN PHU,

TRẬN QUYẾT CHIẾN CHIẾN LƯỢC

Từ sau thất bại tại chiến dịch Biên giới, quân đội Pháp lâm

vào thế phòng thủ bị động Đến đầu tháng 5-1953, do bị thất

bại liên tiếp trong chiến dịch Hòa Bình (từ tháng 12-1951 đến tháng 2-1952) và chiến dịch Tây Bắc (từ tháng 10 đến tháng 12-1952), Chính phủ Pháp được Mỹ đồng ý quyết định chon Tướng Nava, khi ấy làm Tham mưu trưởng lục quân Khối

NATO, sang làm Tổng Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương

Sử dụng nhãn quan chiến lược của một viên tướng nhiều năm làm nghề tình báo để xem xét cục diện chiến trường và

đánh giá lực lượng đối phương, đầu tháng 7-1953, Nava vạch

ra một kế hoạch chiến lược nhằm thực hiện ý đề "chuyển bai

thành thắng" Kế hoạch đó chia làm hai bước:

Bước thứ nhất, trong Thu - Đông 1953 và Xuân 1954, giữ

thế phòng ngự chiến lược ở vĩ tuyến 18 trở ra Tiến công để ổn định miền Trung và miển Nam Đông Dương, trong đó có

việc đánh chiếm Liên khu V

Bước thứ hai, khì đã có ưu thế về quân cơ động, thì từ

mùa Thu 1954, tiến công ở miền Bắc, để giành thắng lợi

quân sự to lớn, đi tới đàm phán giải quyết chiến tranh có lợi

cho chúng

Thực hiện kế hoạch đã vạch ra, Nava tăng cường bắt

lính, xây dựng thêm nhiều đơn vị ngụy quân, đưa số quân

Trang 9

SỰ LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN, SÁNG TẠO CỦA ĐẢNG VÀ BÁC HỒ 9

đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn, chiếm 52% số qn cơ động

tồn Đơng Dương

Số quân và chiến phí ngày càng tăng kéo theo tư tưởng tiến công giành quyền chủ động trên chiến trường của Nava

càng thêm phát triển "Tháng 10-1953, Nava huy động một lực lượng lớn gồm 6 binh đoàn cơ động, 9 tiểu đoàn pháo binh và 3 tiểu đoàn thiết giáp, càn quét vùng tây nam Ninh Bình

Day là một đòn tiến công quan trọng của địch ở đồng bằng

Bắc Bộ hòng thực hiện mục tiêu trên, nhưng đã bị quân và

dan ta chặn đánh, buộc Nava phải chuốc lấy thất bại

Giữa tháng 11-1953, thực hiện chủ trương của Bộ Chính

trị và Bác Hồ mở nhiều hướng tiến công, buộc địch phải phân

tần lực lượng cơ động và bị động đối phó, bộ đội ta tiến lên

Tây Bắc và Trung Lào, phối hợp với quân và dân Lào cùng

chiến đấu

Vừa biết hướng tiến quân của ta, Nava quyết định

chuyển quân lên Điện Biên Phủ và Trung Lào Lúc này, Điện Biên Phủ được coi là một cứ điểm án ngữ, ngăn chặn quân ta đánh sang Thượng Lào và làm bàn đạp từ đây đánh bung ra,

chiếm lại Tây Bắc khi xác lập được thế tiến công Từ ý đề ban đầu ấy, Nava tính đến những khó khăn nhiều mặt của ta, đã đi tới quyết định chọn Điện Biên Phủ làm nơi quyết chiến với

quân ta Những ngày đầu tháng 12-1954, địch rút quân từ

Lai Châu về Điện Biên Phủ, càng thể hiện rõ chủ trương của

Nava xây dựng tập đoàn cứ điểm này

Về phía ta, trong tháng 11-1953, tại hội nghị cán bộ từ cấp trung đoàn trở lên do Tổng Quân uỷ và Bộ Quốc phòng triệu

tập để phổ biến kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953-1954,

Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết luận: "Hướng chính là hướng

Trang 10

10 _ 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

Nhiệm vụ là kiên quyết tiêu diệt sinh lực địch, tranh thủ nhân dân, giải phóng vùng Lai Châu để củng cố và mở rộng

căn cứ kháng chiến Tây Bắc, uy hiếp Thượng Lào để phân tán địch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tác chiến sau này

Lực lượng sử dụng: Từ hai đến ba đại đoàn

Hướng phụ là hướng Trung Lào

Lực lượng sử dụng là 2e

Hướng phối hợp là hướng đồng bang"

Ngày 6-12-1953, Hội nghị Bộ Chính trị quyết định tiêu

diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Từ đây, trên bản đồ tác chiến của ta và địch, Điện Biên Phủ được đánh dấu là

điểm quyết chiến chiến lược

I- TRUNG ƯƠNG ĐẲNG VÀ BÁC HỒ LÃNH ĐẠO

TOAN DANG, TOAN QUAN, TOAN DAN QUYET

GIÀNH THẮNG LỢI TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

Bước vào mùa Xuân 1953, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp

hành Trung ương Đảng vạch rõ phương hướng chiến lược

"tạm thời "tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu" để phân tán lực

lượng địch và tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng tự do

Như thế để tạo điều kiện hoàn toàn giải phóng Bắc Bộ"?

Trên cơ sở đó, Trung ương Đảng xác định phương hướng

tác chiến theo cách nhìn chủ động đáp ứng yêu cầu phát

triển của kháng chiến "quân đội ta phải đánh địch ở những

nơi địch sơ hở; đồng thời phải hoạt động mạnh sau lưng địch

1 Điện Biên Phủ - Văn kiện Đảng, Nhà nước, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2004, tr.447-448

Trang 11

SỰ LÃNH ĐẠO ĐÚNG BAN, SANG TAO CUA BANG VA BAC HO 11

Bất kỳ ở miền núi hay đồng bằng, quân đội ta phải chuẩn

bị đánh những lực lượng, những cứ điểm ngày càng mạnh

của địch"'

Phương châm tác chiến của quân chủ lực được nêu rõ: "vận

động chiến là chính, công kiên chiến là phụ Trên chiến trường sau lưng địch ở Bắc Bộ và các chiến trường ở Trung và Nam

thì du kích chiến là chính" Trong Báo cáo trình bày tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II), tháng 1-1953, Tổng Bí thư Trường Chinh giải thích rõ phương châm chỉ đạo kháng chiến của Đảng ta: "Ta không chủ quan,

khinh địch, không nóng vội, không mạo hiểm Đánh ăn chấc,

tiến ăn chắc Chắc thắng thì kiên quyết đánh cho kỳ thắng

Không chắc thắng thì kiên quyết không đánh Nếu chủ quan,

mạo hiểm mà một lần thua nặng, thì sẽ tai hại lớn

Chiến trường của ta hẹp, người của ta không nhiều, nên nói chung £a chỉ có thắng chứ không được bại"

Công tác chỉnh quân "cần tiến hành về các mặt, chỉnh

huấn chính trị, chỉnh huấn quân sự, chỉnh đốn tổ chức, xây

dựng các đơn vị mới"!

Một trong những nhân tế quyết định thực hiện tốt nhiệm

vụ quân sự trên là: "ra sức tăng cường quân đội ta về mọi

mặt: về xây dựng và tác chiến cũng như về công tác chính trị,

tham mưu và cung cấp Phải đặc biệt chú trọng công tác

chính trị, nâng cao giác ngộ chính trị cho cán bộ và chiến sĩ

về ý thức giai cấp, về nhiệm vụ cách mạng của quân đội nhân

dân" Đồng thời, phải rất coi trọng lãnh đạo công tác cung

cấp cho bộ đội, công tác giao thông vận tải và quyết định

thành lập Hội đồng Cung cấp mặt trận

1, 2, 3, 4, 5 Dang Cong san Việt Nam: Văn kiện Đẳng toàn tập, Sdd,

Trang 12

12 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

Nội dung và tình thần ấy của Nghị quyết được Trung

ương chủ động chỉ đạo các ngành, các địa phương triển khai

thực hiện, vừa đáp ứng những nhiệm vụ trước mắt, vừa sẵn

sàng ứng phó diễn biến mới trên chiến trường mà Trung ương Đảng đã bắt đầu dự kiến phải chuẩn bị đánh những lực

lượng, những cứ điểm ngày càng mạnh của địch

Cùng với việc tổ chức chỉnh huấn chính trị, chỉnh đốn tổ

chức quân đội, Trung ương Đăng chỉ đạo công tác làm cầu đường và giao thông vận tải Tháng 6-1953, Ban Bí thư ra chỉ thị kiểm điểm nhiệm vụ công tác này, chỉ ra những

khuyết điểm của các tỉnh và nêu rõ: Hiện nay, nhu cầu kháng chiến ngày càng nhiều, khối lượng hàng vận chuyển tăng lên rất nhanh Nhưng cầu đường rất xấu Vì thế Trung

ương yêu cầu các địa phương phải làm những đường tốt cần

thiết để bảo đảm việc vận chuyển quân sự, để sẻ bót gánh

nặng vận chuyển cho dân và đồng thời cũng để mở rộng việc

vận chuyển kinh tế Đầu tháng 11-1953, Trung ương Đảng

lại nhấn mạnh: đường sá là vấn đề có tính chất quyết định

thắng lợi của quân đội

Trung ương giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp uỷ Liên khu

Việt Bắc, Liên khu II, Liên khu IV và các tỉnh uỷ phải tăng cường lãnh đạo công tác cầu đường, điều động những cán bộ

có năng lực phụ trách công tác ấy để hoàn thành kế hoạch

được giao

Càng về cuối năm 1953, khi quân đội ta tiến hành những

chiến dịch lớn và chuẩn bị khẩn trương cho nhiều chiến dịch

mới sẽ diễn ra ở các chiến trường xa hậu phương hơn, do vậy việc cung cấp các loại vật phẩm cho bộ đội, cho tiền tuyến

càng lớn hơn, cấp bách hơn Thông tri của Ban Bí thư gửi các

Liên khu Việt Bắc, Tây Bắc và Liên khu III, Liên khu IV

Trang 13

SỰ LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN, SÁNG TẠO CỦA ĐẲNG VÀ BÁC HỒ 13

cung cấp cho tiền tuyến phải mau chóng, cơ động, đầy đủ

hơn”, Trong các loại vật phẩm cung cấp, cần chú trọng gạo và thịt, các Liên khu Tây Bắc, Việt Bắc và Liên khu IV đảm

nhiệm thực hiện đúng kế hoạch do Hội đồng Cung cấp mặt

trận Trung ương giao Ban Bí thư chỉ đạo cụ thể việc tăng

cường sử dụng các loại phương tiện: xe cộ, nhất là xe đạp,

thuyén để bớt sức dân Các khu không được sao nhãng việc

sử dụng dân công, phải thực hiện đúng Điều lệ dân công, bảo vệ sức khoẻ dân công, làm tốt công tác giáo dục tư tưởng và

lãnh đạo dân công vận chuyển đạt năng suất cao; đồng thời,

phải đặc biệt chú trọng chống lãng phí, tham ô bằng cách

giáo dục tư tưởng, đề cao tỉnh thần trách nhiệm và tăng

cường tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra

Cùng với việc lãnh đạo hoạt động quân sự, tăng gia sản

xuất và tiết kiệm, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) tháng 1-1953, quyết định trong năm 1953

một nhiệm vụ trọng tâm là cải cách ruộng đất, mà bước đầu là triệt để giảm tô, giảm tức từ Liên khu IV trở ra Tiếp đó, tháng 11-1953, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất (khố II) của

Đảng thơng qua Cương lĩnh ruộng đất của Đẳng Tháng

12-1953, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua Luật cải cách ruộng đất

Lý do tiến hành cải cách ruộng đất trong kháng chiến,

Bác Hồ giải thích: "Muốn kháng chiến thắng lợi không những phải đánh đổ đế quốc mà còn đánh đổ cả phong kiến địa chủ'"? Trong Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Trường Chinh cũng để cập tới yêu cầu cấp

1, 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đẳng toàn tập, Sdd, t.14, tr.344,

Trang 14

14 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

thiết của cải cách ruộng đất: "Trong mấy năm đầu kháng

chiến ta chưa đủ điều kiện cải cách ruộng đất, thì đề ra chính

sách giảm tô giảm tức và chỉ tịch thu ruộng đất của Pháp và Việt gian chia cho nông dân là đúng"' Đến năm 1953, ta đã

phá được thế bị bao vây, thế và lực của ta đã mạnh lên, vùng

tự do của ta tương đối ổn định, ta có thể thoả mãn yêu cầu ruộng đất của nông dân "làm cho nông dân quyết tâm hy

sinh cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp kháng chiến Vậy

đã đến lúc vấn để cải cách ruộng đất phải được đề ra và giải quyết kịp thời, đặng đấy mạnh kháng chiến đến thắng lợi”

Cuộc phát động quần chúng thực hiện chủ trương triệt để

giảm tô, giảm tức và thí điểm cải cách ruộng đất được tiến

hành từ tháng 4 đến tháng 12-1953 tại 481 xã thuộc Liên khu Việt Bắc và Liên khu IV đạt kết quả tốt Những tháng

đầu năm 1954 đến khi kết thúc thắng lợi chiến dịch Điện

Biên Phủ, vẫn tiếp tục thực hiện triệt để giảm tô, giảm tức

và cải cách ruộng đất

Các chủ trương và biện pháp chỉ đạo trên của Trung ương

Đẳng và Bác Hồ đều hướng vào thực hiện khẩu hiệu: "Tất cả cho tiển tuyến, tất cá để đánh thắng" Các hoạt động đó thể hiện tính chủ động, sẵn sàng làm thất bại kế hoạch chiến

tranh mới của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ

Hạ tuần tháng 9-1953, ta biết được Kế hoạch Nava Đại

tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp báo cáo kế hoạch đó của

địch với Bác Hồ và nhận được ý kiến chỉ đạo của Người: "Địch

muốn chủ động, ta buộc chúng phải lâm vào bị động Địch

muốn tập trung quân cơ động thì ta có kế hoạch buộc chúng

phải phân tân ra mà đánh"

1, 2 Dang Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập Sdd, t.14, tr.51,

Trang 15

SỰ LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN, SÁNG TẠO CỦA ĐẲNG VÀ BÁC HỒ 1õ

Ý kiến chỉ đạo của Bác Hồ được quán triệt trong quá trình hoạch định kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tham mưu để phá Kế hoạch Nava Tháng 10-1953, tại Tỉn Keo (Việt

Bác), Bộ Chính trị họp, phân tích đánh giá tình hình địch, ta,

vận dụng các phương hướng chiến lược và phương châm tác

chiến do Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra Hội nghị kết luận chủ trương tác chiến Đông - Xuân 1983-1954: "Sử dụng một bộ phận chủ lực mở những

cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hỏ, đông thời tranh

thủ cơ hội tiêu diệt địch ở những hướng địch có thể đánh sâu

vào vùng tự do của ta; trong lúc đó, đẩy mạnh chiến tranh du

kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch và tích cực tiến

hành mọi sự chuẩn bị cần thiết trong nhân dân và bộ đội địa

phương, dân quân du kích các vùng tự do để cho chủ lực rãnh tay làm nhiệm vụ"

Trong tình hình chiến trường lức bấy giờ, địch chưa bộc lộ

hành động quân sự cụ thể, Bộ Chính trị vừa xác định phương

châm chung cho hoạt động quân sự của ta là "tích cực, chủ

động, cơ động, linh hoạt" vừa xác định cụ thể các nguyên tắc

chỉ đạo chiến lược và tác chiến: "Tiêu diệt sinh lực địch, bổi

dưỡng lực lượng ta; đánh ăn chắc, đánh chắc thắng, đánh

tiêu diệt; chọn nơi địch sơ hở mà đánh, chọn nơi địch tương đối yếu mà đánh; giữ vững chủ động, kiên quyết buộc địch

phải phân tán hic lugng"’

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết: tại Hội nghị này, Bác

Hề đã thể hiện kế sách tiến công làm thất bại Kế hoạch

Nava, theo cách diễn đạt độc đáo của Người:

1, 2 Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng

kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Nxb

Trang 16

18 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

"Bác ngồi họp, thái độ bình thản, điếu thuốc lá kẹp giữa

hai ngón tay Đôi mắt Người chợt lộ vẻ chăm chú Bàn tay

Bác đặt trên bàn bỗng giơ lên và nắm lại Người nói:

Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn

Bàn tay Bác mở ra, mỗi ngón tay trỏ về một hướng",

Quyết định của Bộ Chính trị và tư tưởng chỉ đạo của Bác Hồ định hướng cho kế hoạch tác chiến tại chiến dịch Điện

Biên Phủ

Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị họp xem xét và quyết định

phương án tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ do Tổng Quân uỷ báo cáo Sau khi phân tích tình hình chiến trường

Điện Biên Phủ từ khi Nava đưa quân nhảy dù chiếm đóng vị

trí này ngày 20-11-1953, và cân nhắc những khả năng địch giữ Lai Châu và Điện Biên Phủ; rút khỏi Điện Biên Phủ;

hoặc do bị quân chủ lực ta uy hiếp mạnh, địch sẽ tăng cường

lực lượng biến Điện Biên Phủ thành một cứ điểm mạnh

Trong trường hợp này, Điện Biên Phủ sẽ là trận công kiên

lớn nhất từ trước tới lúc bây giờ

Công tác chuẩn bị cho chiến dịch này "có nhiều khó khăn,

cần ráo riết tập trung lực lượng mới làm kịp, nhưng nếu kiên

quyết khắc phục khó khăn, hoàn thành được chiến dịch thì thắng lợi này sẽ là một thắng lợi rất lớn"?

Tổng Quân uỷ trình bày cụ thể nhu cầu sử dụng binh lực,

số lượng dân công, lương thực, thực phẩm, kế hoạch làm

2,

đường và phương tiện vận chuyển; thời gian tác chiến ở

1, Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phú, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 1994, tr.24-25,

Trang 17

SỰ LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN, SÁNG TAO CUA ĐẢNG VÀ BÁC HỒ 17

Điện Biên Phủ ước độ 4õ ngày Báo cáo nhấn mạnh: "Ta có

nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện chủ trương của

Trung ương, nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, khó

khăn lớn nhất vẫn là vấn đề cung cấp, mà chủ yếu là vấn đề

đường sá"'

Phương án tác chiến trên được Bộ Chính trị nhất trí

thông qua và gấp rút chỉ đạo thực hiện

Có thể thấy quyết định trên của Bộ Chính trị thể hiện rõ quyết tâm của cấp lãnh đạo cao nhất theo phương châm

"đánh chắc, tiến chắc" để giành thắng lợi trong chiến dịch

Điện Biên Phủ

Ngày 1-1-1954, Bộ Chính trị thành lập cơ quan lãnh đạo

và chỉ huy chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ

trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân

Việt Nam làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ chiến dịch

Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, trên các chiến

trường, hậu phương và vùng sau lưng địch, toàn Đảng, toàn

quân, toàn dân dốc sức tiến hành nhiều hoạt động tổ chức lực lượng huy động sức người, sức của với tỉnh thần quyết tâm

cao giành thắng lợi tại chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cuộc tiến công của quân, dân ta được mở ra trên năm

hướng:

- Tại Lai Châu, trung tuần tháng 12-1953, ta tiến công

địch, giải phóng Lai Châu, cô lập Điện Biên Phủ

- Tại Trung Lào, hạ tuần tháng 12-1953, bộ đội ta phối

hợp với Quân giải phóng Lào tiến công diệt một bộ phận địch,

Trang 18

18 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

- Trên mặt trận Hạ Lào, đông Campuchia, bộ đội Lào -

Việt đánh địch tại Hạ Lào, giải phóng thị xã Áttapư và cao

nguyên Bôlôven Tiếp đó, bộ đội ta phối hợp với Quân giải

phóng Ítxarắc giải phóng nhiều vùng thuộc mién đông và

đông bắc Campuchia

- Trên mặt trận Tây Nguyên, ta chủ trương phá kế hoạch của Nava dùng một lực lượng mạnh (40 tiểu đoàn) đánh chiếm vùng tự do Liên khu V, bằng cách chỉ dùng một bộ

phận quân chủ lực bảo vệ hậu phương và tập trung lực lượng

giải phóng thị xã Kon Tum, rồi mở rộng địa bàn tiến công địch ở phía bắc và nam Tây Nguyên Chiến dịch diễn ra vào

những ngày cuối tháng 1 đầu tháng 2-1954 Thắng lợi đó buộc địch không những không thể đánh chiếm vùng tự do

Liên khu V, mà phải điều quân từ nhiều nơi tới, lập hai tập

đoàn cứ điểm An Khê và Plâycu

- Tại Thượng Lào, sau khi phát lệnh đình nổ súng vào

ngày 26-1-1954, Đại đoàn 308 được điều sang Thượng Lào,

phối hợp với Quân giải phóng Lào tiến công địch tại phòng

tuyến sông Nậm Hu, địch thua chạy, bị quân ta truy kích

đến sát Luống Phạbăng Bộ đội ta và Quân giải phóng Lào

giải phóng tỉnh Phôngxalỳ và bao vây Mường Sài

Cùng với năm mũi tiến công lớn đó, trên chiến trường Bắc

Bộ, Nam Bộ, Bình - Trị - Thiên, cực Nam Trung Bộ, ta đều

tiến hành nhiều hoạt động tiến công địch và thu nhiều thắng lợi, buộc Nava phải lún sâu vào thế bị động, phải phân tán

lực lượng để đối phó đúng như dự đoán của Bác Hễ từ tháng

10-1953

Trên mặt trận ngoại giao, qua trả lời một nhà báo Thụy

Điển, ngày 26-11-1953, Bác Hồ nêu rõ ý chí của nhân dân

Trang 19

SỰ LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN, SÁNG TẠO CỦA ĐẲNG VÀ BÁC HỒ 19

và lập trường của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giải quyết cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp

Người nói: "Hiện nay nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến

tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam quyết tâm tiếp tục

cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi cuối cùng Nhưng nếu

Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối

hòa bình tbì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó""

thành phần cuộc thương lượng đình chiến: "Việc thương

lượng đình chiến chủ yếu là một việc giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Chính phủ Pháp"? Lời tuyên bố

đó của Bác Hồ càng tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế Người cũng xác định rõ

và tác động tích cực đến phong trào đấu tranh của nhân dân

Pháp vì độc lập, dân chủ, hòa bình, đòi chấm dứt hành động

chiến tranh của nhà cầm quyền Pháp tại Việt Nam; hỗ trợ

cho cuộc chiến đấu của quân dân ta khi chiến dịch Điện

Biên Phủ sắp diễn ra

Từ cuối tháng 11 đầu tháng 12-1953, công tác chuẩn bị

cho chiến dịch Điện Biên Phủ rất dồn dập và khẩn trương

Cũng lúc đó, đầu tháng 12-1953, Bác Hồ chỉ thị cho Đại

tướng Võ Nguyên Giáp: "Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về quốc tế Vì

vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn

thành cho kỳ được"”,

1, 2 Đẳng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đẳng toàn tap, Sdd, t.14,

tr.517, 518

Trang 20

20 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

Giữa lúc các đơn vị bộ đội tham gia chiến dịch Điện Biên

Phủ đang ra trận, Bác Hồ viết thư động viên cán bộ và chiến

sĩ mặt trận Điện Biên Phủ: "Năm nay, sau những cuộc chỉnh

huấn chính trị và quân sự, các chú đã tiến bộ hơn Các chú phải chiến đấu anh dũng hơn, chịu đựng gian khổ hơn, phải

giữ vững quyết tâm trong mọi hoàn cảnh:

Quyết tâm tiêu diệt địch,

Quyết tâm giữ vững chính sách,

Quyết tâm tranh nhiều thắng lợi"!,

Ngày 26-11-1953, một bộ phận tiền phương Bộ Tổng tư

lệnh đi lên Lai Châu nghiên cứu tình hình chiến trường,

chuẩn bị phương án tác chiến Ngày 9-12-1953, đồng chí

Hoàng Văn Thái, Phó Tổng tham mưu trưởng, phụ trách

tham mưu cùng cố vấn tham mưu Mai Gia Sinh và một số cán bộ bàn cách đánh, sau khi xem xét thuận lợi, khó khăn

về nhiều mặt khi đánh một tập đoàn cứ điểm mạnh như Điện

Biên Phủ, đã nhất trí chọn phương án đánh nhanh, thắng

nhanh Dự kiến sẽ đánh trong ba đêm hai ngày

Ngày 5-1-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu lên đường tới Điện Biên Phủ Trước lúc ra trận, Đại tướng đến

chào Bác Hồ, Người dặn: "Trận này rất quan trọng, phải

đánh cho thắng Chắc thắng mới đánh Không chắc thắng không đánh"

Chiều 12-1-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới Sở Chỉ huy ở hang Thẩm Púa và triệu tập hội nghị Đảng uỷ mặt trận Tại hội nghị, các đảng uỷ viên đều nhất trí chọn

phương án đánh nhanh, thắng nhanh với lý do quân ta đang

sung sức, quyết tâm cao, có trọng pháo, cao xạ tham gia

1 Đăng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đẳng toàn tập, Sdd, t.14,

Trang 21

SỰ LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN, SÁNG TẠO CỦA ĐẲNG VÀ BÁC HỒ 21

chiến đấu, việc cung cấp hậu cần có thể đáp ứng được nhu

cầu chiến dịch Còn đánh dài ngày, sẽ gặp nhiều khó khăn về

cung cấp lương thực, thực phẩm (tại chiến trường Điện Biên

Phủ, mỗi ngày dùng gần 50 tấn gạo Từ Sơn La trở lên, mỗi

ngày dùng 90 tấn cho bộ đội và dân công); đạn, thuốc chữa bệnh; bộ đội dễ phát sinh bệnh tật

Đại tướng không tán thành ý kiến đó, bởi cách đánh

nhanh, thắng nhanh chưa đủ cơ sở để thực hiện phương

châm "chắc thang mới đánh" mà Bác Hồ đã dặn kỹ, phương án tác chiến do Tổng Quân uỷ trình, được Bộ Chính trị thông qua ngày 6-12-1953 Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết:

"Chính vào thời điểm ấy, như một linh cảm, hay đúng hơn là kết quả của một quá trình suy nghĩ theo tư tưởng đánh chắc

thắng, theo lời dặn của Bác: "Trận này rất quan trọng phải

đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng

không đánh", tôi đã cho đi sâu theo dõi thực tiễn tình hình

địch, đánh giá cho đúng mọi vấn đề trước giờ nổ súng

Kết quả nghiên cứu thực tế chiến trường cho thấy: địch

đã xây dựng hệ thống cứ điểm kiên cố, và phân tích ý kiến

của đồng chí Phạm Kiệt về tình hình bảo vệ pháo tại trận

địa: "Uúc này pháo vẫn phơi mình trên mặt đất, chỉ kịp làm

công sự dã chiến, ban ngày địch mà phát hiện được thì thật

"' Đồng chí Lê Trọng Tấn, Đại đoàn trưởng Đại

đoàn 312 báo cáo: "Nếu thực hiện cách đánh nhanh, quân

của anh phải đột phá liên tục ba phòng tuyến rất khó khăn nhưng sẽ cố gắng" đã khiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: "Nếu đánh nhanh giải quyết nhanh thì tổn thất

sẽ rất lớn, chắc chắn sẽ thất bại”

nguy hiểm

Trang 22

22 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

Sau 11 ngày đêm suy nghĩ (từ 14-1, ngày hội nghị cán bộ

phổ biến phương án đánh nhanh, thắng nhanh và nhiệm vụ

của các đơn vị, các binh chủng, đến đêm 25-1-1954), sáng ngày 26-1-1954, trước giờ nổ súng, Đại tướng quyết định

chọn phương án đánh chắc, tiến chắc Trước khi công bố

phương án này, Đại tướng trao đổi ý kiến với đồng chí Vi

Quốc Thanh, Trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc và nhận được

sự tân thành Tại cuộc hop Dang uy mat tran, khi thảo luận

phương án tác chiến, vấn đề đặt ra là phương án đánh

nhanh, thắng nhanh có chắc thắng trăm phần trăm không?

Không có ai trả lời là chắc thắng

Cuối cùng, Đại tướng kết luận: thực hiện phương án đánh

chắc tiến chắc Hỗn cuộc tiến cơng Đồng chí coi đó là quyết

định khó khăn nhất trong đời chỉ huy quân sự của mình

Chuyển từ cách đánh ba đêm hai ngày sang cách đánh mới

dài 55 ngày đêm kéo theo biết bao khó khăn, nhất là việc huy

động lương thực, nhân lực vận chuyển để cung cấp cho hàng

vạn chiến sĩ và dân công mà Đảng, Chính phủ và nhân dân phải gắng sức thực hiện

Trong bức điện ngày 30-1-1954, báo cáo Chủ tịch Hồ Chí

Minh, đồng chí Trường Chinh và Bộ Chính trị, đồng chí Võ Nguyên Giáp (ký mật danh Hưng) viết: Chúng tôi nhận thấy

đối với một kẻ địch đã tăng cường như ở Điện Biên Phủ thì

phải dùng cách đánh tiêu diệt từng bước, trong giai đoạn đầu tiêu diệt sinh lực chúng ở ngoại vi, đồng thời, tìm cách tiêu

hao chúng, khống chế sân bay để hạn chế hoặc triệt đường

tiếp tế của chúng trong thời gian khá dài Vì vậy, chúng tôi quyết định:

Tạm đình ngày nổ súng, điều chỉnh lại bộ đội cho hợp với

Trang 23

SỰ LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN, SÁNG TẠO CỦA ĐẢNG VÀ BÁC HỒ 23

Bức điện báo cáo những công tác cần giải quyết: chuẩn bị

tân binh, lương thực, làm đường cho pháo vào mặt trận và

điều bộ đội sang tiến công phòng tuyến Nậm Hu '

Bác Hồ, Tổng Bí thư Trường Chinh và Bộ Chính trị phê chuẩn ý kiến trên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Điều đó phù hợp với tình hình thực tế chiến trường và phương châm tác

chiến mà Trung ương Đảng và Bác Hồ đã nêu ra tại Hội nghị

lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tháng 1-1953,

và nhiều lần Bác Hồ đã khẳng định

Lãnh đạo thực hiện phương án đánh chắc, tiến chắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung ương Đảng và Bác Hồ hết

sức quan tâm chỉ đạo quân đội, các ngành, các địa phương

hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến dịch Ngày

8-2-1954, Bộ Chính trị ra Chỉ thị gửi Tổng Quân ủy, các liên

khu ủy và khu ủy động viên quân đội và nhân dân tiếp tục đánh giặc, phục vụ tiền tuyến Về nhiệm vụ của quân đội,

Chỉ thị xác định: "Đảng ủy và cán bộ chỉ huy các cấp của

quân đội phải nhận rõ tình hình, thấm nhuần sâu sắc chủ

trương quân sự của Trung ương, nhận rõ nhiệm vụ nặng nề

và vẻ vang của quân đội, phát huy truyền thống khắc phục

khó khăn, vượt mọi gian khổ, liên tục chiến đấu anh đũng, ra

sức thực hiện chủ trương quân sự của Trung ương và kế hoạch tác chiến của Tổng Quân ủy cho được thắng loi"

Đối với đảng ủy các cấp, Bộ Chính trị nêu rõ các nhiệm

vụ phải lãnh đạo thực hiện: "Cần phải nhận rõ chủ trương

quân sự của Trung ương, phải đặt nhiệm vụ tác chiến và

phục vụ tiền tuyến là nhiệm vụ trung tâm thứ nhất trong mọi công tác lúc này và phải quyết tâm huy động nhân lực,

1 Điện Biên Phủ - Văn kiện Đẳng, Nhà nước, Sdd, tr.562

Trang 24

24 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

vật lực để phục vụ tiền tuyến Đồng thời kết hợp chặt chẽ

việc phục vụ tiền tuyến với việc phát động quần chúng giảm

tô, cải cách ruộng đất và việc tăng gia sản xuất",

Hai tuần sau, ngày 22-2-1954, Bộ Chính trị ban hành

Chỉ thị Ra sức phá tan mưu mô đẩy mạnh chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp - Mỹ, nhấn mạnh: "Công tác trung

tâm trước mắt của toàn thể quân và dân ta là tập trung lực

lượng đánh thắng địch trong những trận sắp tôi, tiêu diệt

nhiều sinh lực địch hơn nữa"

Sau hai ngày quần ta nổ súng tấn công địch tại Điện Biên

Phủ, ngày 15-3-1954, Trung ương Đảng và Bác Hồ gửi điện động viên, khích lệ tỉnh thần chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ

tại mặt trận Điện Biên Phủ "Trung ương và Bác được báo

cáo về hai trận thắng đầu tiên của quân đội ta ở Điện Biên

Phủ Trung ương và Bác có lời khen các đồng chí Chiến dịch

này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng

chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng

Địch sẽ ra sức đối phó, ta phải cố gắng, chiến đấu dẻo dai,

bển bỉ, chớ chủ quan khinh địch, quyết giành toàn thắng cho

chiến dich nay"

Sau hai đợt tấn công của quân ta ở mặt trận Điện Biên

Phủ đều thắng lợi, nhưng cũng nảy sinh một số khuyết điểm

trong đội ngũ cán bộ như chủ quan khinh địch, chủ quan tự

mãn, ngại thương vong Ngày 19-4-1954, Bộ Chính trị ra

Nghị quyết Về tiếp tục thấu triệt phương châm đánh chắc,

tiến chắc, để cao quyết tâm tích cực giành toàn thắng cho

chiến dịch Điện Biên Phủ, chỉ rõ nhiệm vụ của các cấp ủy,

các đẳng viên và toàn thể cán bộ là phải: "Nhận rõ những

1, 2, 8 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tap, Sdd, t.15,

Trang 25

SỰ LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN, SÁNG TẠO CỦA ĐẲNG VÀ BÁC HỒ 25

thắng lợi của hai đợt tấn công của quân ta vừa qua, nhận rõ những khả năng của quân đội và nhân dân ta hiện nay có đủ

điều kiện tiêu diệt toàn bộ quân địch, đổng thời nhận rõ những khó khăn của ta về tư tưởng, về tác chiến, về cung

cấp Nhưng đó là những khó khăn ta hoàn toàn có khả năng

khắc phục được

Ra sức khắc phục tư tưởng hữu khuynh, củng cố và đề

cao quyết tâm, đề cao tình thần trách nhiệm trước nhân dân,

quân đội và Đăng, kiên quyết sửa chữa những khuyết điểm

vừa qua, tiếp tục thấu triệt phương châm đánh chắc, tiến

chắc, đồng thời tích cực tranh thủ thời gian, triệt để chấp

hành mệnh lệnh, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hoàn

thành nhiệm vụ, giành toàn thắng cho chiến dịch này"

Bộ Chính trị khẳng định quyết tâm của toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ là: "nhất định đem toàn lực chi viện

chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến địch này"?,

Tỉnh thần Nghị quyết Bộ Chính trị được quán triệt và cụ thể hoá thành nhiệm vụ của các đẳng bộ Liên khu Việt Bắc,

Khu Tây Bắc, Liên khu III và IV tại Chỉ thị ngày 21-4-1954 của Ban Bí thư

Để bảo đảm chiến dịch toàn thắng, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy đảng cần:

- Nhận thức đúng ý nghĩa rất quan trọng của chiến dịch

này về quân sự, chính trị, quán triệt cho cán bộ, đẳng viên

nhiệm vụ phục vụ tiền tuyến, đồng thời giải thích cho nhân

dân, nghiêm chỉnh thi hành triệt để, nhanh chóng mọi mệnh

1,9 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đẳng toàn tap, Sdd, t.15,

Trang 26

26 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

lệnh động viên nhân lực, vật lực phục vụ tiền tuyến của Chính phủ và của Bộ Tổng Tư lệnh ở địa phương mình

- Kiểm tra, đôn đốc thật nghiêm chặt chẽ việc tổ chức,

động viên nhân lực, vật lực, sửa chữa kịp thời tình trạng tổ

chức không hợp lý, tác phong đại khái, qua loa và nạn lãng

phí nhân lực, vật lực và thời gian

- Các hiên khu uỷ, tỉnh uỷ có nhiệm vụ phục vụ tiền tuyến

phải có uỷ ban chuyên trách việc này cho đến khi hoàn

nhiệm vụ

Cùng ngày 21-4-1954, trong thư gửi đồng chí Võ Nguyên

Giáp, Ban Bí thư một lần nữa nêu rõ nhiệm vụ trước mắt của

ta là củng cố quyết tâm giành toàn thắng của quân đội, nhất

là cán bộ các cấp, nắm vững phương châm "đánh chắc, tiến

chắc”, và bảo đảm cung cấp vật phẩm cho tiển tuyến

Ban Bí thư cũng thông báo: Bộ Chính trị đã đôn đốc Hội

đồng Cung cấp và các khu, các tỉnh thực hiện cho được việc

động viên nhân lực, vật lực phục vụ chiến dịch Các đồng chí

Nguyễn Văn Trân được phái đi mặt trận, đồng chí Văn Tiến Dũng đi Khu IV, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đi Việt Bắc để

kiểm tra, đôn đốc, đồng chí Lê Văn Lương đôn đốc chung

Ban Bí thư để nghị đồng chí Võ Nguyên Giáp báo cáo hằng

ngày về Trung ương kết quả vận chuyển lương thực và đạn dược lên hoả tuyến

Số vật chất và nhân lực do đông bào Tây Bắc, Việt Bắc, Liên khu III và Liên khu IV đóng góp cho Chiến dịch Điện

Biên Phủ là rất lớn, bảo đảm sức khoẻ cho bộ đội xây dựng

trận địa và chiến đấu ròng rã trong nhiều tháng

Sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh

đạo của Đảng và Bác Hồ chống thực dân Pháp và can thiệp

Trang 27

SU LANH BAO DUNG DAN, SANG TAO CUA BANG VA BAC HO 27

55 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng va gian khổ, quân dân ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn

Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Trung ương

Đảng, Bác Hồ và Chính phủ đã động viên cao độ tỉnh thần

quyết chiến quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn

dân, ở tiền tuyến và hậu phương vào thời điểm cuộc kháng

chiến toàn dân, toàn diện và sự nghiệp kiến quốc đã phát

triển đến trình độ cao Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh và

Đăng ủy mặt trận Điện Biên Phủ đã chỉ huy kiên quyết,

vững vàng và đưa ra những quyết định chính xác, mà tiêu

biểu là sự thay đổi cách đánh từ đánh nhanh, thắng nhanh

sang đánh chắc, tiến chắc

Sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Bác Hồ đã phát huy

ý chí quyết tâm tiêu diệt địch, vượt qua gian khổ hy sinh,

anh đũng chiến đấu của bộ đội trên chiến trường Điện Biên

Phủ và các lực lượng vũ trang trên các chiến trường phối hợp

với mặt trận Điện Biên Phủ; đồng thời đã huy động được tối

đa sự đóng góp sức người, sức của tại hậu phương phục vụ

tiền tuyến

Sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Bác Hồ cũng tranh thủ được sự ủng hộ tích cực của nhân dân Lào, Campuchia

và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới

Tất cả các nhân tố trên đã đưa tới chiến thắng vẻ vang của

Trang 28

28

PHƯƠNG CHÂM CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG TRONG CHIẾN CUỘC

DONG - XUAN 1953 - 1954

VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ:

PGS TS NGUYỄN TRỌNG PHÚC

rong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm

lược và can thiệp Mỹ (1945 - 1954), Trung ương

Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những lần ở thời điểm đầy khó khăn thử thách đi đến những quyết định cực kỳ

quan trọng ghi dấu ấn lịch sử Đó là quyết định "toàn dân

kháng chiến" ngày 12-12-1946 của Trung ương Đảng và Lời

kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh

ngày 19-12-1946 đưa cả dân tộc vào cuộc trường chính gian

khổ và hào hùng để giữ vững quyền tự do và độc lập Đó là

Chỉ thị ngày 15-10-1947: Phải phá cuộc tấn công mùa Đông

của giặc Pháp dẫn tới chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947

Quyết định của Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh về

1 Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: Ký niệm 50 năm chiến

thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Điện

Trang 29

PHƯƠNG CHAM CHi BAO CHIEN LUGC CUA DANG 29

mở chiến dịch Biên giới ngày 16-9-1950 dẫn tới chiến thắng Biên giới - sự phát triển nhảy vọt về chất của cuộc kháng chiến

Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương ngày 24-11-1951 Vể

nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch, mô chiến

dịch Hòa Bình, v.v Điểm lại một số sự kiện lịch sử đó để

thấy rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo có ý nghĩa quyết định như

thế nào đối với mỗi bước phát triển và thắng lợi của cuộc

kháng chiến Phương châm chiến lược của Đảng trong kháng

chiến chống thực dân Pháp là đánh lâu dài, đồng thời ra sức phát triển lực lượng để giành những thắng lợi lớn làm chuyển biến nhanh chóng so sánh lực lượng và cục diện trên

chiến trường Vì vậy trước năm 1953 quân và dân ta đã lần lượt làm thất bại kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh, Kế hoạch Rơve (Revers), Ké hoach Dalat dd Tatxinhi (De Lattre De

Tassiny) cua dich

Từ mùa Hè 1953, thực dân Pháp được Mỹ tiếp sức đẩy

mạnh quy mô và cường độ của cuộc chiến tranh xâm lược bằng

kế hoạch quân sự Nava Đó là một kế hoạch quân sự toàn

diện, có hệ thống nhằm giành lại quyền chủ động trên chiến

trường Kế hoạch Nava dự định tiến hành theo hai bước:

Bước thứ nhất, quân Pháp giữ thế phòng ngự chiến lược ở bắc vĩ tuyến 18, tránh đương đầu với chủ lực của Việt Minh;

xây dựng khối chủ lực cơ động, đồng thời tiến công bình định ở

miền Nam, miền trung Đông Dương xoá bỏ vùng tự do Liên

khu V Bước thứ nhất thực hiện cuối năm 1953 đầu năm 1954

Bước thứ hai, khi đã có ưu thế về lực lượng cơ động thì từ

mùa Thu 1954, chuyển lực lượng ra phía bắc, tiến công mãnh

liệt, gây sức ép buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện

có lợi cho chúng

Phía Pháp hy vọng với Kế hoạch Nava có thể "chuyển bại

Trang 30

30 60 NĂM CHIẾN THẮNG BIỆN BIÊN PHỦ

Để thực hiện Kế hoạch Nava, từ tháng 7-1953 địch mở

rong can quét ở đồng bằng Bác Bộ, Bình - Trị - Thiên va Nam Bộ, tập trung quân cơ động chiến lược ở Bắc Bộ Sau

khi rút quân ở Nà Sản về, tháng 8-1953 ở Bắc Bộ địch đã tập

trung tới 90% lực lượng cơ động

Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương

Đẳng đã họp ở Định Hoá, Thái Nguyên bàn nhiệm vụ quân

sự Đông - Xuân 1953 - 1954, làm thất bại Kế hoạch Nava của địch Bộ Chính trị đề ra các nguyên tắc về chỉ đạo chiến

lược và chỉ đạo tác chiến là: Chọn nơi địch sơ hở mà đánh,

chọn nơi địch tương đối yếu mà đánh, giữ vững chủ động kiên quyết buộc địch phải phân tần lực lượng

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Bộ Tổng tham

mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đặt kế hoạch tác chiến trên bốn hướng: Tây Bắc và Thượng Lào, đồng bằng Bắc Bộ, Trung, Hạ Lào và phát triển sang đông Campuchia, Tây

Nguyên (Liên khu V) Từ giữa tháng 11-1953, quân chủ lực

của ta bắt đầu tấn công theo các hướng đã định Quân chủ lực của ta tiến lên Tây Bắc Quân Pháp lập tức mở cuộc hành quân chiếm Điện Biên Phủ Nava nhận định rằng, Điện Biên

Phủ quá xa hậu phương của quân đội Việt Nam, lực lượng và

vũ khí của quân đội Việt Nam còn hạn chế, vì vậy quân đội

viễn chỉnh Pháp chấp nhận giao chiến với Quân đội nhân

đân Việt Nam tại Điện Biên Phủ Nava chủ trương xây dựng

Điện Biên Phủ thành cứ điểm rất mạnh, sẵn sàng "nghiền

nát" bộ đội chủ lực của Việt Nam

Ngày 6-12-1953, tai Tin Keo x4 Phu Đình, huyện Dinh

Hoá, Thái Nguyên, Bộ Chính trị thông qua Kế hoạch tác

chiến Đông - Xuân 1953 - 1954 và quyết định mỏ chiến dịch

Trang 31

PHUONG CHAM CHi BAO CHIEN LUGC CUA DANG 31

Để phối hợp va tao thuận lợi cho chiến dịch Điện Biên

Phủ, các đơn vị chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam đã hình thành năm đòn tiến công Ngày 10-12-1953, quân ta tiến công thị xã Lai Châu Qua 15 ngày chiến đấu, ta đã giải

phóng toàn bộ khu vực Lai Châu và uy hiếp Điện Biên Phủ từ phía bắc Tại Trung Lào, hạ tuần tháng 12-1953, Quân

đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Quân giải phóng Lào

tiến công Xênô tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, thu hút,

phân tán lực lượng của địch, tạo cho các hướng khác tiến

công 6 Hạ Lào và đông Campuchia, quân đội Việt - Lào tiến công giải phóng thị xã Áttapư và toàn bộ cao nguyên

Bôlôven Quân chủ lực Việt Nam phối hợp với Quân giải

phóng Ítxarắc (Campuchia) giải phóng Viên Sai, Xiêm Pong,

uy hiếp Stung Treng tiến xuống sông Sơlông Quân tình

nguyện Việt Nam cùng với Quân giải phóng Ítxarắc 6 mién

đơng Campuchia giải phóng phần lớn Kongpông Chàm, tiến

sát sông Sơlông Tại Liên khu V, theo Kế hoạch Nava, địch

mở chiến dịch Átlăng đánh Phú Yên hòng chiếm Liên khu V của ta Quân chủ lực ta chủ động tiến công địch ở Tây Nguyên giải phóng thị xã Kon Tum, uy hiếp Plâycu Quân địch buộc phải ngừng tiến công ở Phú Yên để điều lực lượng

lên Tây Nguyên, xây dựng tập đoàn cứ điểm ở An Khê -

Plâycu Quân ta tiến công mạnh vào cứ điểm đó Ở Thượng

Lào, hạ tuần tháng 1-1954, Quân đội nhân dân Việt Nam

phối hợp với Quân giải phóng Lào tiến công địch trên phòng

tuyến sông Nậm Hu Địch tháo chạy, bộ đội Việt - Lào truy

kích địch đến cách Luống Phạbăng 15km, tiếp đó tiến lên

phía bắc giải phóng tỉnh Phôngxalỳ và bao vây Mường Bài

Trong năm đòn tiến công chiến lược, hướng Tây Bắc là hướng

Trang 32

39 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

Như vậy, với năm đồn tiến công đó của ta, ý đồ của địch

trong kế hoạch Nava tập trung quân cơ động chiến lược ở

đồng bằng Bắc Bộ đã không thể thực hiện được Địch buộc

phải phan tan luc lượng lên Điện Biên Phủ, Trung và Hạ

Lào, Tây Nguyên và Thượng Lào Kế hoạch Nava đã rơi vào

tình trạng bị động đối phó Quân đội cách mạng Việt Nam Lào, Campuchia đã quán triệt cả Đông Dương là một chiết trường, phối hợp tiến công địch và phân tán lực lượng của

dich theo đúng những nguyên tấc chỉ đạo chiến lược và tác

chiến mà Bộ Chính trị đã đề ra

Thực tế diễn biến trên chiến trường Đông Dương cuối

năm 1953 và những ngày đầu năm 1954 đã chứng minh

những nguyên tắc chỉ đạo chiến lược và tác chiến của Bộ Chính trị là đúng đắn, thể hiện tài thao lược của Ban lãnh đạo tối cao trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh cách mạng

Thành công nổi bật của Đảng là không đánh vào nơi địch tập trung quân với lực lượng mạnh là đồng bằng Bắc Bộ, nơi địa

hình, địa thế không có lợi cho ta (điều này đã được tổng kết rút ra bài học khi ta mở các chiến dịch Hà Nam Ninh, Trung

du và chiến dịch Đường số 18 cuối năm 1950 đầu năm 1951),

mà tiến công địch ở những nơi địch sơ hở và tương đối yếu

nhưng lại có vị trí chiến lược quan trọng buộc địch phải tăng

cường lực lượng và cố giữ Điều đó làm cho địch phải phân

tán lực lượng và do đó đồng bằng Bắc Bộ cũng không còn là nơi địch có sức mạnh quân sự tối đa Cùng lúc Đảng phát

động chiến tranh du kích mạnh mẽ ở đồng bằng Bắc Bộ và

các chiến trường sau lưng địch để phối hợp với các đòn tiến

công đã định, làm phá sản âm mưu tập trung lực lượng cơ

động của địch, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với

Trang 33

PHƯƠNG CHÂM CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC CUA DANG 33

Âm mưu của địch là giành lại chủ động mà chúng đã mất

từ sau chiến dịch Biên giới với Kế hoạch Nava nhưng ngày

càng rơi vào thế bị động, đối phó 'Trái lại, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục chủ động tiến công địch mạnh mẽ trên

những hướng đã định với những đòn tiến công lớn và liên tiếp

giành thắng lợi Đảng cũng nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của

thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, mặc dù gặp nhiều khó khăn

nhưng chúng vẫn cố gắng kéo dài và mở rộng chiến tranh

Chúng ra sức càn quét ở vùng sau lưng và vùng du kích, đồng

thời mỏ rộng hành quân đánh ra vùng tự do của ta, mục đích

là phá hoại nhân lực, vật lực của ta, phá kế hoạch tác chiến của ta Cuộc hành binh Hải Âu (Mouette) đánh ra tây nam

Ninh Bình ngày 25-10-1953 chứng tỏ điều đó Đẳng cũng dự báo rằng, địch có thể tiếp tục các cuộc hành binh như thế vào

dọc bờ biển Thanh - Nghệ - Tĩnh, hoặc những cuộc hành binh lớn đánh sâu vào hậu phương của ta như ở Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, hoặc vùng tự do Liên khu V

Ngày 9-11-1953, Bộ Chính trị ra Chỉ thị Về tích cực chuẩn bị

phá âm mưu địch đánh ra vùng tự do

Bộ Chính trị đã phân tích và chỉ rõ, thế chủ động của ta là kết quả của cả một quá trình đấu tranh gay go giữa ta và địch Sở đi từ chiến dịch Biên giới, địch đã thất bại trong

mưu đề định giành lại chủ động là vì chúng ta đã nắm vững đường lối quân sự, nắm vững phương châm quân sự, nắm

vững phương châm "lấy tiêu điệt sinh lực địch làm chính" mà

kiên quyết tập trung ưu thế binh lực ở hướng địch yếu và sơ

hở mà đánh, chịu đựng một phần nào những khó khăn gây

nên bởi việc địch đánh ra các hướng khác (như trong chiến

dịch Biên giới, địch đánh lên Thái Nguyên; trong chiến dịch

Tây Bắc, địch đánh lên Phú Thọ) Chỉ thị của Bộ Chính trị nhấn mạnh: "Chúng ta lúc nào cũng phải nắm thật vững

Trang 34

34 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

phương châm tiêu diệt sinh lực địch là chính Để cho chủ lực

ta cớ thể tập trung ở một hướng dich yéu va so hé dang tiêu

diệt địch, bất luận trong khi địch đánh ra một nơi nào hay

trong khi ta tấn công địch, các địa phương phải tích cực chuẩn bị về tư tưởng cũng như về tổ chức, lấy lực lượng địa

phương là chính, có kế hoạch đối phó với địch khi địch đánh

đến, tiêu diệt, hoặc tiêu diệt một bộ phận địch, hạn chế

những thiệt hại do chúng gây nên, phối hợp với chủ lực tiêu diệt địch ở hướng chính Có như thế ta mới luôn luôn nắm

vững chủ động"' Tỉnh thần chủ động tiến công địch trên các

chiến trường phản ánh thế và lực của cuộc kháng chiến của

nhân dân Việt Nam ngày càng phát triển và cũng thể hiện

quyết tâm chiến lược của Đảng và nhân dân ta giành thắng lợi quyết định

Trong khi nắm vững chủ động tiến công địch, làm thất

bại kế hoạch Nava của địch, kiên quyết kháng chiến đến

thắng lợi cuối cùng, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam

cũng tán thành thương lượng nhằm mục đích giải quyết hòa

bình vấn đề Việt Nam Ngày 26-11-1953, Chủ tịch Hỗ Chí

Minh trả lời chủ bút báo Expressen (Thụy Điển) nêu rõ:

"Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là do Chính phủ Pháp gây ra

Nhân dân Việt Nam phải cầm vũ khí anh dũng chiến đấu

bảy, tám năm nay chống kẻ xâm lược chính để bảo vệ nền độc

lập và quyển tự do được sống hòa bình Hiện nay nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam quyết tâm tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi cuối cùng Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được

bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến

đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết

Trang 35

PHUGNG CHAM CHi BAO CHIEN LUGC CUA DANG 35

vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó"!,

Người nhấn mạnh, cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là

Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của

nước Việt Nam Người nói: Đối với nhân dân Việt Nam "Hòa bình không thể tách rời độc lập dân tộc"

Trong Quốc hội Pháp khi đó có một số lớn người đã có ý muốn dàn xếp một cách hòa bình vấn để chiến tranh ở Việt Nam bằng cách thương lượng trực tiếp với Chính phủ Việt

Nam Ý nguyện ấy cũng ngày càng rộng khắp trong nhân

dân Pháp Tuy nhiên, giới cầm quyển hiếu chiến Pháp vẫn

lao sâu vào chiến tranh xâm lược với Kế hoạch Nava day tham vọng Việc kéo dài và mở rộng chiến tranh là từ phía thực dân Pháp

Cùng với những đòn tiến công chiến lược của quân chủ

lực ta, hoạt động ở vùng sau lưng địch của quân và dân ta trong khoảng thời gian cuối năm 1953 đâu năm 1954 cũng không ngừng phát triển Điểm quyết chiến chiến lược đã

hình thành ở Điện Biên Phủ Quyết định của Bộ Chính trị và

Chủ tịch Hồ Chí Minh về mở Chiến dịch Điện Biên Phủ là hoàn toàn đúng đắn Trước khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra

mặt trận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao cho Đại tướng toàn

quyền quyết định ở mặt trận và căn đặn: Trận này rất quan

trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không

chắc thắng không đánh

Khi quân Pháp mới nhảy dù xuống Điện Biên Phủ (11-1953),

ta chủ trương thực hiện phương châm tác chiến "đánh nhanh, thắng nhanh" Do lực lượng địch được tăng cường và

ta cần có sự chuẩn bị tốt hơn nên trên cơ sở phân tích tình

Trang 36

36 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

hình cụ thể trên, Đảng uỷ và Bộ Chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để nghị chuyển sang phương châm "đánh chắc, tiến chắc" Đề nghị đó

đã được Bộ Chính trị chuẩn y Ngày mở màn chiến dịch được

quyết định là 13-3-1954

Cho đến đầu tháng 3-1954, lực lượng địch là 20 tiểu đoàn,

phần lớn là lính Âu - Phi được bố trí ở 49 cứ điểm với sự hỗ

trợ, tiếp tế của 80% số máy bay của Pháp ở Đông Dương

Ngày 13-3-1954, quân ta mở màn đợt thứ nhất tiến công

vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của địch Từ ngày 13

đến ngày 17-3 quân ta phá vỡ hệ thống phòng ngự phân khu

bắc và một ổ để kháng của phân khu trung tâm, giành được

thắng lợi to lớn Đợt tiến công thứ hai quân ta đánh vào hệ

thống phòng ngự phía đông của địch Cuộc chiến đấu điễn ra

quyết liệt, ta giành thắng lợi quan trọng nhưng chưa đạt

được mục tiêu để ra Đảng uỷ mặt trận lãnh đạo công tác tư tưởng thông qua đợt sinh hoạt chính trị nêu cao ý chí quyết

chiến, quyết thắng trong trận quyết chiến chiến lược cuối

cùng Ngày 1-5-1954 bất đầu đợt tiến công thứ ba, quân ta

đánh chiếm cụm cứ điểm cuối cùng ở phía đông và chuyển

sang tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch trong tập

đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Ngày 7-5-1954, sau 56 ngày

đêm chiến đấu liên tục, Quân đội nhân đân Việt Nam đã tiêu

diệt và bắt sống toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ cần nhấn mạnh về vai trò chủ động, năng động chỉ đạo sát với thực tế của Bộ Chỉ

huy mặt trận trong việc chuyển từ phương châm "đánh

nhanh, thắng nhanh" sang phương châm "đánh chắc, tiến

chắc", đồng thời thấy rõ sự lãnh đạo chặt chẽ của Bộ Chính

Trang 37

PHUGNG CHAM CHi BAO CHIEN LUGC CUA DANG 37

ngày 19-4-1954, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết chi dao các

chiến trường phối hợp chặt chẽ với Điện Biên Phủ Nghị quyết

nêu rõ: "Ở mặt trận Điện Biên Phủ quân ta đã mở rộng hai

đợt tấn công thắng lợi, đã tiêu diệt hơn 5.000 quân địch, chiếm

hầu hết những vị trí ở xung quanh và ở sát khu trung tâm

tập đoàn cứ điểm của địch Quân ta hiện đang chuẩn bị hoàn

thành nhiệm vụ của chiến dịch Để thu được toàn thắng,

quân ta phải thực hiện phương châm "đánh chắc, tiến chắc", Ngày 21-4-1954, Ban Bí thư Trung ương Đảng trong thư

gửi đồng chí Võ Nguyên Giáp đã truyền đạt ý kiến của Bộ Chính trị lưu ý âm mưu và hành động chống giữ của địch ở

khu trung tâm dùng máy bay và trọng pháo đánh phá trận

địa của ta, phá hoại đường tiếp tế của ta hòng cố giữ đến

mùa mưa và cho rằng quân ta "phải rút vì không khắc phục

được những khó khăn về cung cấp" Bộ Chính tri va Ban Bi

thư nhấn mạnh: "Nhiệm vụ trước mắt của ta là một mặt

củng cố quyết tâm giành toàn thắng của quân đội, nhất là

của cán bộ các cấp, nắm vững phương châm "đánh chắc, tiến

chắc", mặt khác đảm bảo cung cấp cho tiền tuyến" Bộ Chính trị đã đôn đốc Hội đồng Cung cấp và các khu, các

tỉnh thực hiện cho được việc động viên nhân lực, vật lực

phục vụ chiến dịch

Thành công nổi bật trong phương châm chỉ đạo chiến lược

cua Dang trong toàn bộ chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954 và

chiến dịch Điện Biên Phủ là không để địch tập trung lực

lượng cơ động chiến lược ở đồng bằng Bắc Bộ mà phân tán lực

lượng của chúng để đánh, và khi đã phân tán lực lượng địch ra năm địa bàn đã chọn, hướng tiến công chính là Tây Bắc và

1, 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đẳng toàn tập, Sdd, t.15,

Trang 38

38 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

Điện Biên Phủ Trong khi tiến công hướng chính là Điện

Biên Phủ, Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo các chiến trường khác

đồng loạt tiến công địch để phối hợp với mặt trận Điện Biên

Phủ, tạo điều kiện giành thắng lợi quyết định ở Điện Biên Phủ Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở chiến

dịch Điện Biên Phủ (6-12-1953) để sớm có sự chuẩn bị về mọi

mặt Sự chuẩn bị cho chiến dịch lớn này được tiến hành khẩn trương, có kế hoạch để bảo đảm chắc thắng, chuẩn bị chưa

tốt thì hoãn thời điểm tiến công và đã đánh là chắc thắng

Đảng đã phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân,

phát huy sức mạnh của hậu phương, sự chi viện mọi mặt của

các khu tỉnh và lập Hội đồng Cung cấp cho mặt trận Việc

chuyển từ phương châm: “đánh nhanh, thắng nhanh" sang

phương châm: "đánh chắc, tiến chắc" là sự chỉ đạo đúng đắn,

chính xác phù hợp với thực tế trên toàn chiến trường và tình hình cụ thể của mặt trận Điện Biên Phủ Đề cao những nguyên tắc trong lãnh đạo của Bộ Chính tri, déng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo của người chỉ huy trực

tiếp ngoài mặt trận Đó là những nét độc đáo, những vấn để

mang tính quy luật và lý luận của chiến tranh nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thất bại của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong chiến

cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ

là một thất bại chiến lược, vì kế hoạch đẩy mạnh chiến tranh

giành lại thế chủ động trên chiến trường của địch đã bị phá tan Kế hoạch Nava bị thất bại Đối với quân đội và nhân dân Việt Nam là một thắng lợi lịch sử "Thắng lợi này chứng tỏ

quân ta tiến một bước vượt bậc về mặt chiến thuật, kỹ thuật,

chỉ huy tác chiến và xây dựng quân đội, vì trận Điện Biên Phủ là một trận công kiên lớn chưa từng có trong lịch sử kháng

Trang 39

PHƯƠNG CHÂM CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẲNG 39

"Tháng lợi này cũng chứng tỏ sức cốế gắng phi thường của

nhân dân ta và Đảng ta về phục vụ tiền tuyến Nó cũng

chứng tỏ tổ chức phục vụ tiển tuyến của ta đã tiến bộ nhiều

để đáp ứng với cuộc chiến tranh quy mô lớn và đang bất đầu

hiện đại hóa" "Chiến thắng ở Điện Biên Phủ cũng như ở các

chiến trường toàn quốc năm nay chứng tỏ không những bộ

đội chủ lực của ta tiến bộ lớn, mà bộ đội địa phương, dân

quân du kích trên các chiến trường cũng tiến bộ nhiều Từ

trước đến nay chưa lúe nào quân ta phối hợp tác chiến rộng

khắp và liên tục và thu nhiều thắng lợi như hiện nay"

Chiến thắng trên chiến trường toàn quốc Đông - Xuân

1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

thể hiện sức mạnh và tính sáng tạo, độc đáo của chiến tranh

nhân dân Việt Nam vừa kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc suốt mấy ngàn năm lịch sử vừa phát triển cao

về chiến thuật và kỹ thuật của một cuộc chiến tranh hiện đại

mang tính chất cách mạng và giải phóng dân tộc một cách triệt

để do đội tiên phong cách mạng là Đảng Cộng sản lãnh đạo

Thất bại của thực dân Pháp trong chiến cuộc Đông -

Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ là một kết cục

tất yếu dành cho các thế lực xâm lược, hiếu chiến Với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, chúng đã nhen lên ngọn lửa chiến

tranh tàn bạo, từ chối mọi thiện chí hòa bình của Chính phủ

và nhân dân ta Chính những hành động xâm lược của thực

dân Pháp, sự ngoan cố, kéo đài và mở rộng chiến tranh đã dẫn họ tới thất bại bị thảm ở Điện Biên Phủ Đó là một bài học của lịch sử

Trang 40

40

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VỚI CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

TS NGUYEN THỊ MAI

Tro cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến

dịch Điện Biên Phủ là chiến địch lớn nhất, là đỉnh

cao trong cuộc đọ sức giữa quân đội Việt Nam và quân viễn

chỉnh Pháp Gắn liền với chiến thắng lịch sử này là tên tuổi

của một vị tướng đặc biệt với trí tuệ rộng mở và trái tim nhân ái, đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp Ơng khơng chỉ trở

thành huyền thoại, mà còn trở thành một thiên tài quân sự

thế kỷ XX

Từ mùa Hè năm 1953, thực dân Pháp đẩy mạnh quy mô

và cường độ của cuộc chiến tranh xâm lược bằng Kế hoạch

Nava Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Định Hóa, Thái Nguyên bàn nhiệm vụ

quân sự Đông - Xuân 1953-19ã4, quyết tâm làm thất bại Kế

hoạch Nava của địch Ngày 6-12-1953, tại Tin Keo, xã Phú

Đình, huyện Định Hóa, Thái Nguyên, Bộ Chính trị xem xét và quyết định phương án tác chiến tiêu diệt tập đoàn cứ điểm

Điện Biên Phủ do Tổng Quân ủy báo cáo

Trong kế hoạch tác chiến của Tổng Quân ủy, thời gian

Ngày đăng: 13/09/2016, 23:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w