LE THI MY TRINH TRAN LE HAN
NGUYEN LY NA
NGUYEN THI HUONG TRAM
NHUNG BAI VAN MAU
12
TAP HAI
Biên soạn theo chương trình mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo
a Dàn ý chỉ tiết
ˆ Những bài uăn mẫu
Trang 3NHA XUAT BAN DAI HOC QUOC GIA HA NOI 16 HÀNG CHUỐI - HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI Điện thoại: Biên tâp - Chế bản: (04) 39714896
Hành chính: (04) 39714899 Tổng biên tập: (04) 39714897
Fax: (04) 39714899
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Giám đốc: PGS.TS PHÙNG QUỐC BẢO
Tổng biên tập: TS PHẠM THỊ TRÂM
Biên tập: TUYẾT HẠNH
Chế bản & trinh bay bia: | NS SAO MAI Đối: tác liên hết xuất bản: NS SAO MAI
SÁCH LIÊN KẾT
NHỮNG BÀI VĂN MẪU 12 - HAI
Mã số: 2L - 307 ĐH2009
In 2000 cuốn, khổ 16 x 24cm tại xí nghiệp in Đường sắt Sài Gòn
Số xuất bản: 930-2009/CXB/11-176/ĐHQGHN, ngày 08/10/09
Quyết định xuất bản số: 306LK-XH/XB
Trang 4
LOI NGI BAU
Quý phụ huynh uà các em học sinh thân mến! Chúng tôi trân trọng giới thiệu đến quý phụ huynh và
các em học sinh cuốn Những bài uăn mẫu 12 Cuốn sách
được biên soạn dựa theo những nội dung trong chương trình Lam uăn 12, được chia thành hai tập
Trong cuốn sách này, chúng tôi giới thiệu tất cả các đề văn tiêu biểu cho từng kiểu bài Với mỗi đề văn, chúng tôi nêu dàn ý chi tiết để học sinh có thể hình dung được cách thức, các bước đi và hướng giải quyết vấn để nêu ra trong đề bài Học sinh có thể dựa vào đó để viết thành một bài văn hoàn chỉnh Sau dàn ý chỉ tiết là bài văn mẫu để các em học sinh tham khảo Các em có thể đối chiếu bài viết của mình dựa trên dàn ý chỉ tiết với bài viết mẫu này để rút ra những kinh nghiệm cho việc giải quyết một đề văn
Cần lưu ý là khái niệm “mẫu” ở đây chỉ mang tinh chất tham khảo để học sinh chọn cho mình một cách viết, các diễn đạt phù hợp nhất với mỗi để văn chứ không phải để học sinh chép lại Chính vì vậy, cuốn sách này có thể dùng được cho cả chương trình chuẩn và chương trình nâng cao
Đây là cuốn sách rất bổ ích cho việc học tập và rèn luyện khả năng viết văn của các em Chúng tôi hi vọng cuốn
sách này sẽ mang lại cho các em những điều bổ ích và thiết
thực
Trang 5Phân tích quá trình diễn biến tâm trạng và hành động của nhân
vat Mi trong cảnh đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A
| Phu - Tơ Hồi) A DÀN BÀI
1 Mở bài
Vợ chồng A Phủ là một trong những truyện ngắn hay nhất trong
cuộc đời cảm bút của nhà văn Tơ Hồi Trong thiên truyện có nhiều nhân
vat nhu Mi, A Phu, A Sử, A Châu, thống lí Pá Tra, nhưng nhân vật Mi
nổi bật hơn cả Tâm trạng và hành động của nhân vật Mi được bộc lộ rõ
qua cảnh đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài
2 Thân bài
a Cảnh ngộ của Mị khi ở Hồng Ngài
~ Mi là một cô gái H mông xinh đẹp, hồn nhiên, yêu đời, hát hay, có tiếng sáo làm say lòng người, thổi lá cũng hay như thổi sáo
— Đến tuổi xuân thì, Mi bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra nhưng thực chất là làm nô lệ MỊ trở thành một người phụ nữ cam
chịu, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, có khi vô cảm
— Mị sống nhẫn nhục, thầm lặng, vô cảm, khơng có chút hi vọng vào
sự đổi thay của tương lai
b Tâm trạng uà hành động của Mị trước cảnh mùa xuân uà
ngày hội
- Cảnh mùa xuân và ngày hội đã khơi dậy, đánh thức nơi sâu thẳm
đáy lòng Mị một sự ham sống mãnh liệt Mi “lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng
uc ting bát” Rồi Mi lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người
hát, nhưng lịng Mị thì đang sống về ngày trước
- Nhưng khi tâm trạng bồi hồi, sung sướng vô ngần ấy vừa xuất hiện
thì nỗi đắng cay, chua xót, u sâu cũng chạy đến vây lấy Mị Mị nghĩ đến
cái chết Nhưng rồi, “tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường đã
giục giã, thôi thúc Mị, khiến Mị dường như quên hết cảnh ngộ bi thảm của
hiện tại Bản năng của MỊ thôi thúc Mi đi chơi Bản năng da lam cho Mi
không biết sợ sệt là gì
c Tâm trạng uà hàrth động của Mị khi bị trói
- Trong lúc lòng yêu đời đang trỗi dậy mãnh liệt cũng là lúc MỊ bị
vùi đập một cách tàn nhẫn, không thương tiếc
- Trong bóng tối, dù bị trói như một thứ đồ vật nhưng MỊ vẫn sống với bản nặng
— Trong suốt đêm bị trói đứng, MỊ rơi vào tâm trạng lúc mê, lúc tỉnh Đến sáng, “khi bàng hồng tỉnh thì cơ “sợ quá”, “cựa quậy”, xem mình cịn sống hay chết” Tâm trạng lo sợ ấy đã thể hiện ý thức về sự sống của Mi
Trang 63 Két bai
Trong khung cảnh tăm tối, ngột ngạt, tù túng, tàn bạo, bản năng sống đây chất thơ của nhân vật Mi chợt bừng sáng lên Sức sống tiểm tàng, trẻ trung không dập tắt được của Mi là một bài ca hùng hồn về sự sống, đồng thời cũng là một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của bọn phong kiến, thần quyền vùng núi cao Tây Bắc trước năm 1954
B BÀI LÀM
Vợ chông A Phú là một trong những truyện ngắn hay nhất trong
cuộc đời cầm bút của nhà văn Tơ Hồi Trong thiên truyện có nhiều nhân
vật như Mị, A Phú, A Sử, A Châu, thống lí Pá Tra, nhưng nhân vật Mi nổi bật hơn cả Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị được bộc lộ rõ nhất qua cảnh đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài
Mi 1a mot cô gái người Hmông xinh đẹp, hồn nhiên, yêu đời, hát hay,
có tiếng sáo làm say lòng người, thổi lá cũng hay như thổi sáo Ngày xưa,
bố Mi lấy mẹ khơng có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả hết nợ Vì vậy, đến tuổi xuân thì, MỊ bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra nhưng thực chất là nô lệ Suốt ngày, ở nhà thống lí, MỊ phải quay sợi, thái cỏ
ngựa, dệt vải, chẻ cúi, đi cõng nước dưới khe suối lên, hái thuốc phiện, giặt đay, se đay, bung ngô, tước đay thành sợi, Kiếp sống cơ cực hơn cả ngựa
trâu đã biến một cô gái hồn nhiên, yêu đời năm nào thành một người phụ nữ cam chịu, “lùi lũi như con rùa ni trong xó cửa”, có khi vô cảm Mặt khác, Mị cũng có những phản ứng ngấm ngầm Một hôm, MỊ trốn về nhà, quỳ lạy bố, úp mặt xuống đất khóc nức nở nhưng bên trong áo giấu sẵn một nắm lá ngón để tự tử
Mị không chỉ là nạn nhân của sự đầu độc, áp chế về tinh than Bon
thong li PA Tra da lợi dụng thần quyển - tục mê tín dị đoan - để làm cho người nô lệ này yên phận với kiếp sống đau khổ Mị tin rằng: “Ta là thân
đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì cịn biết đợi ngày rũ xương
ở đây thôi ” Cho nên, Mị sống nhẫn nhục, thầm lặng, vơ cảm, khơng có
chút hi vọng vào sự đổi thay của tương lai _
Thế rồi mùa xuân lại về Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân ở Hồng Ngài rất thơ mộng, tình tứ và bừng sức sống: “Gió thổi vào cổ gianh vàng
ửng”, “trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mom đá xòe như con bướm sặc sỡ Hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đối ra màu đỏ hau, đỏ thâm, rồi sang màu tím man mát”
Cùng với vẻ đẹp thiên nhiên là khơng khí náo nức, nhộn nhịp của ngày hội “Trai gái, trẻ con ra sân chơi ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy”; “chiêng đánh âm ï”; “văng vang tiếng sáo gọi
Trang 7bạn đầu làng” Chính cái khơng khí ấy đã khơi dậy, đánh thức nơi bề sâu hun hút của tâm hồn Mị một cuộc sống mãnh liệt, trẻ trung Mi “lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát” Rồi MỊ lịm mặt ngôi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lịng Mị thì đang sống về ngày trước Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng Ngày trước, MỊ thổi sáo giỏi Mùa xuân này, MỊ uống rượu bên bếp và thổi sáo Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo MỊ”
Nhưng khi tâm trạng bồi hôi, sung sướng vô ngần ấy vừa xuất hiện thì nỗi đắng cay, chua xót, u sầu cũng chạy đến vây lấy Mi Mị ý thức được
cảnh ngộ éo le của cuộc đời mình: “A Sử với MỊ, khơng có lịng với nhau
nhưng mà vẫn phải ở với nhau!” Mi liên nghĩ đến cái chết: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc nay, Mi sẽ ăn cho chết ngay” Nhưng rồi, “tiếng sáo
gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường: Anh ném pao, em không bắt; Em
'không yêu, quả pao rơi rồi ” đã giục giã, thôi thúc Mị, khiến Mị dường như quên hất cảnh ngộ b¡ thảm của hiện tại MỊ hành động như một người tự do, như “bao nhiêu người có chồng” khác “MỊ đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng” Mị muốn đi chơi một cách
bản năng Cái ý nghĩ “muốn đi chơi” vọt ra khi có tiếng sáo rập rờn ở
trong đầu Cái hành động “quấn lại tóc”, “với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”, “rút thêm cái áo” chuẩn bị đi chơi là sự chiến thắng bất ngờ của bản năng Bản năng đã làm cho Mị không biết sợ sệt là gì
Trong lúc lịng u đời đang trỗi dậy mãnh liệt cũng là lúc Mi bi vii dập một cách tàn nhẫn, không thương tiếc Mặc dù đang “thay áo mới,
khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu” để đi chơi
nhưng A Sử biết được ý định của Mị, hắn chỉ hỏi một câu: “Mày muốn đi
chơi à?” rồi “bước lại, nắm MỊ, lấy thắt lưng trói hai tay Mị Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà Tóc Mị xõa xuống A Sử
quấn ln tóc lên cây cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu
nữa” Sau hành động vô nhân đạo, phũ phàng ấy, hắn bỏ đi
Trong bóng tối, dù bị trói như một thứ đô vật nhưng MỊ vẫn sống với bản năng Mi khơng biết mình đang bị trói Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi Mị vẫn nghe lời ca tiếng hát ngọt ngào, tình tứ vang lên: “Em không yêu, quả pao rơi rồi Em yêu người nào, em bắt pao nào ” Mãi đến lúc Mị “vùng bước đi”, cơ mới giật mình
trở về với thực tại, mới thấm hiểu rõ cái cảnh ngộ bi thảm của mình: “Tay chân đau không cua được” và cô mới thổn thức nỗi lịng, biết mình khơng bằng con ngựa! Nhưng khi nghe tiếng chó sủa xa xa, đêm đã về khuya thì
MỊ mới khóc, lịng MỊ lại bồi hồi Trong suốt đêm bị trói đứng như thé, Mi rơi vào tâm trạng lúc mê, lúc tỉnh Lúc mê lòng lại “nồng nàn tha thiết
nhớ” Lúc tỉnh thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức Đến sáng, “khi
Trang 8
bàng hồng tỉnh thì cô “sợ quá”, “cựa quậy”, xem mình cịn sống hay chết”
Tâm trạng lo sợ ấy đã thể hiện ý thức về sự sống của MỊ Cô cảm thấy đau dứt từng mảnh thịt bởi vì cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại Chính
sự trỗi dậy của sức sống tiểm tàng đã thơi thúc Mị có những hành động
táo bạo, mạnh mẽ sàu này - cô cắt dây cởi trói để cứu A Phủ thoát khỏi cảnh ngộ bi thảm đồng thời cũng là tự cứu mình
Tóm lại, trong khung cảnh tăm tối, ngột ngạt, tù túng, tàn bạo, chúng ta thấy có bản năng sống đây chất thơ của nhân vật Mi bing sang lên Sức sống tiểm tàng, trẻ trung không dập tắt được của Mi là một bài ca hùng hồn về sự sống đồng thời cũng là một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của bọn phong kiến, thần quyền vùng núi cao Tây Bắc trước năm 1954
Qua hai nhân vật Mị và A Phú, hãy phân tích giá trị hiện thực
và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của en tne]
A DAN BAI
1 Mở bài
Văn xuôi giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) thực sự là
một quá trình thí nghiệm, kiếm tìm sự phù hợp giữa nghệ thuật và cuộc
sống Thời gian ngắn, số lượng tác phẩm cịn lại đến hơm nay không nhiều, nhất là ở hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn Chúng ta đặc biệt trân
trọng những tác phẩm tinh túy của chặng đường văn học đặc biệt này,
trong đó có truyện ngắn xuất sắc Vợ chồng A Phú của Tơ Hồi
2 Thân bài : a Gia tri hién thuc
Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, tác phẩm đã:
* Phản ánh số phận bì thảm của người dân miên núi
+ Mi tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ Tây Bắc:
— Trẻ đẹp, có tài, vì nghèo nên -đã trở thành con dâu gạt nợ cho thống lí Pá Tra - một thứ nô lệ không công của bọn nhà giàu
- Dưới sức mạnh của cường quyền, thần quyển, họ bị doa day về thể xác và tinh thần, trở thành những người cam phận
+ A Phủ cũng có số phận tương tự như MỊ, tiêu biểu cho người dân
nghèo ở miền núi:
~ Chỉ vì hành động tự vệ chính đáng mà A Phủ bị hành hạ, trở thành đứa ở trừ nợ cho thống lí Pá Tra
— Bị bóc lột sức lao động, bị hành hạ
— Bi Ap bức đến mức tê liệt về tinh thần: Từ một người không
chịu khuất phục trở thành kẻ cam chịu
> Họ là nạn nhân của cường quyền và thần quyền
Trang 9* T6 cdo ché dé phong kién mién nui
+ Sự độc ác, tàn bạo:
— Cho vay nặng lãi
~ Trói buộc người dân bằng sự mê tín ~ Tra tấn con người dã man kiểu trung cổ + Sự bất công, vơ lí:
- Lần xử kiện A Phủ
~ Hình phạt khi A Phủ làm mất bò
c Phan ánh những quy luật của xã hội
+ Cái nhìn biện chứng về quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách:
- Bị đày ải lâu ngày trong thế giới khơng có nhân tính, cả Mị
và A Phủ đều trở thành những con người an phận, thậm chí vô cảm
- Nhưng tác phẩm cũng cho thấy khi bị ức hiếp, bi day đến
đường cùng, người lương thiện sẽ vùng dậy tự giải phóng mình; tình
người sẽ tạo nên sức mạnh để họ tự giải thoát
- Điểm mới mẻ của Tơ Hồi là đã nắm bắt và miêu tả hiện thực trong xu thế cách mạng
> Con đường đấu tranh từ tự phát đến tự giác chống thực dân phong kiến dưới sự dìu dắt của cán bộ Đảng là con đường tất yếu để nhân dân miền núi thốt khỏi ách nơ lệ, vươn lên cuộc sống độc lập tự do
b Giá trị nhân đạo
* Tô Hồi có cái nhìn nhân uăn uê thiên nhiên uà con người Tây Bắc Rừng núi và con người dân tộc thiểu số trong ấn tượng của mọi người là rừng thiêng nước độc, cuộc sống tối tăm, ngu muội Nhưng trong con
mắt nhà văn, đó là miền đất thơ mộng, hùng vĩ với mùa xuân đẹp, gợi cảm;
con người Tây Bắc đẹp về nhiều phương diện, từ ngoại hình đến tâm hồn và năng lực lao động
* Lòng thương cảm của nhà uăn uới người dân miễn núi
¬ Dựng lại nỗi đau khổ, tủi nhục của MỊ và A Phủ, ở những đoạn độc thoại của nhân vật ta có cảm tưởng nhà văn đang nhập vào tâm trạng của nhân vật để nói lên nỗi lòng vừa đau đớn vừa thiết tha của họ
~ Lên án gay gắt những thế lực chà đạp lên quyền sống của con người > Do đó, Vợ chồng A Phủ là bài ca ca ngợi con người nhưng đồng thời cũng là bản án đanh thép kết tội những ai lợi dụng cường quyền, thần
quyền, lợi dụng hủ tục mê tín để biến con người thành nô lệ s * Dé cao con người
+ Trong tác phẩm, Tô Hồi thể hiện cái nhìn trân trọng đối với con người Nhà văn khắc họa sức sống bên trong của những con người thấp cổ, bé họng và đặt trọn niềm tin vào đó
Trang 10+ Đi sâu vào tận cùng ý thức của nhân vật, tác giả phát hiện niềm khao khát sống của họ; Nhà văn đã khiến chúng ta thêm tin yêu vào bản chất tốt đẹp của con người
* Tìm đường đi cho nhân uật
Điểm mới mẻ và sâu sắc của tư tưởng nhân đạo ở Vợ chồng A Phú là tác giả đã để nhân vật tìm ra con đường giải phóng thực sự, thể hiện ước
mong chân chính của mình trong quá trình đến với cách mạng
B BÀI LÀM
Văn xuôi giai đoạn kháng chiến chống Pháp (194 - 1954) thực sự là
một q trình thí nghiệm, kiếm tìm sự phù hợp giữa nghệ thuật và cuộc
sống Thời gian ngắn, số lượng tác phẩm cịn lại đến hơm nay không nhiều, nhất là ở hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn Chúng ta đặc biệt trân
trọng những tác phẩm tinh túy của chặng đường văn học đặc biệt này,
trong đó có truyện ngắn xuất sắc Vợ chông A Phủ của Tô Hoài
Vo chéng A Phủ vừa là thành tựu tương đối hiếm hoi của văn xuôi kháng chiến, vừa ghi dấu sự trưởng thành của ngòi bút Tơ Hồi trong sự chiếm lĩnh mảng đề tài miền núi, một đề tài tới nay vẫn còn nhiều mới lạ
với bạn đọc Truyện được tổ chức chặt chẽ, dẫn dắt rất dung dị, tự nhiên,
không cần chạy theo những chi tiết l¡ kì rùng rợn mà vẫn có sức hút mạnh mẽ Có được điều đó chính là nhờ cái nhìn hiện thực sắc bén và chủ nghĩa
nhân đạo tích cực của nhà văn Sự thể hiện cuộc đời hai nhân vật trung
tâm từ bóng tối đau khổ, ô nhục vươn ra ánh sáng của tự do và nhân phẩm
đã chứng minh rất rõ điều đó
Cơ Mi xinh đẹp, chăm làm nhưng nghèo khổ, có thể nói “khổ từ trong trứng” Bố mẹ nghèo, cưới nhau không có tiền phải vay nợ nhà thống lí Nợ chưa trả hết, người mẹ đã qua đời Bố già yếu quá, món nợ truyền sang MỊ, thống lí Pá Tra muốn MỊ làm con dâu “gạt nợ” Mà quan trên đã muốn, kẻ dưới làm sao thoát được! Pá Tra xảo quyệt, lợi dụng tục
lệ của người Mèo, cho cướp Mi về Thế là khơng có cưới hỏi, khơng cần
tình yêu mà vẫn hoàn toàn hợp lẽ Có ai dám bên vực Mị! Ngòi bút hiện
thực tỉnh táo của Tô Hoài đã phanh trần bản chất bóc lột giai cấp ẩn sau
những phong tục tập quán Cô Mi, tiếng là con dâu nhưng thực sự là một nô lệ, thứ nô lệ người ta không phải mua mà lại được tha hồ bóc lột, hành hạ Mị ở nhà chồng như ở giữa địa ngục Khơng có tình thương, khơng sự
chia sẻ vợ chồng; chỉ có những ơng chủ độc ác, thô bạo và những nô lệ âm
thâm, tăm tối Dân dân rồi Mị cũng qn ln mình là con người nữa Suốt ngày “Mi lầm lũi như con rùa ni trong xó cửa”, lúc nào cũng cúi mặt, thế
giới của Mị thu hẹp trong một cái ô cửa sổ “mờ mờ trăng trắng, không biết
là sương hay là nắng” Kết quả của hoàn cảnh sống thật chua xót: “Ở lâu
Trang 11trong cái khổ, Mi quen rồi”, cô nhẫn nhục, cam chịu đến thành tê liệt ý
thức: “Là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở tàu ngựa nhà khác, con ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi” Ai có thể ngờ cơ gái tré trung, yêu đời ngày nào thổi sáo hồi hộp chờ đợi người yêu, đã từng hái lá ngón định ăn để khỏi chịu nhục, giờ đây lại chai lì, u mê đến thế
Quả thật hồn cảnh quyết định tính cách Nguyên tắc biện chứng của chủ
nghĩa hiện thực đã được nhà văn tuân thủ nghiêm ngặt Sự yếu đuối của kế nô lệ, sự vùi dập tàn bạo của bọn bóc lột tất sẽ dẫn đến cảnh ngộ bi đát
ấy Nỗi khổ nhục của cô gái Mèo này thật đã có thể so sánh với nỗi nhục
của Chí Phào khi “Đánh mất cả nhân tính lẫn nhân hình” (Thật ra, Chí Phào cịn có lúc nghênh ngang, còn dọa nạt được người khác) Nếu xem xét
giá trị hiện thực của một tác phẩm như là sự phản ánh chân thật cuộc sống, thì Vợ chồng A Phủ quả là bản cáo trạng hùng hôn về nỗi thống khổ của người phụ nữ miền núi, vừa chịu gánh nặng của chế độ phong kiến, vừa bị trói chặt trong xiêng xích của thần quyền Tâm lí nơm nớp sợ “Con ma nhà thống lí” đã nhận mặt mình từ buổi bị bắt về “cúng trình ma” là một ám ảnh ghê gớm đè nặng suốt cuộc đời Mi (ngay cả đến khi cơ đã trốn thốt khỏi Hồng Ngài) Xem thế đủ thấy bọn thống trị cao tay đến nhường nào trong nghệ thuật “ngu dân” để dễ trị
Có thể nói, nhà văn đã không hà tiện cung cấp cho người đọc những chỉ tiết có giá trị bóc trần bản chất xã hội vô nhân đạo, ở đó thân phận
người dân nghèo mới mong manh bất ổn làm sao! Ta sững sờ trước cảnh cô
MỊ lặng lẽ ngồi lầm lũi trong những đêm đông buốt giá, thằng chồng thì đi
chơi về khuya ngứa tay đánh Mị ngã dúi xuống đất Lại cịn có cái hình
ảnh nhức nhối phũ phàng: người con gái bị trói đứng vào cột trong buồng tối, bị trói chỉ vì muốn di chơi tết như bạn bè Sự bất lực của Mi tràn theo
dòng nước mắt chua chát trên má môi mà khơng có cách gì lau đi được
Những chi tiết như vậy làm sinh động cho bức tranh hiện thực Sự
xuất hiện của nhân vật chính A Phủ tạo thêm tình huống để hồn chỉnh bức tranh đó Cuộc đời nô lệ của A Phủ thật ra là sự lặp lại với ít nhiều
biến thái chính cuộc đời Mị Lí do mà thống lí Pá Tra buộc A Phủ phải
thành người ở không cơng khơng phải vì cuộc ấu đả thường tình của đám
trai làng Vấn đề là ở chỗ pháp luật trong tay ai? Khi kẻ làm đơn kiện
cũng đồng thời là kẻ ngồi ghế quan tịa thì cịn nói gì tới cơng lí nữa! Vậy
nên mới có cảnh xử kiện quái gở nhất trên đời mà chúng ta được chứng kiến tại nhà thống lí Kết quả là người con trai khỏe mạnh phóng khống phải đem cuộc đời mình trả nợ nhà quan
Cảnh ngộ của hai nhân vật Mị và A Phủ ít nhiều gợi đến những Chí Phàèo, chị Dậu, chú AQ và thím Tường Lâm Đó là những hình tượng nghệ thuật được cơ đúc từ chính cuộc đời đau khổ trong xã hội cũ
Trang 12Nhưng nếu nói đến giá trị hiện thực của tác phẩm Vợ chồng A Phủ
mà chỉ phân tích ở khía cạnh phơi bày, tố cáo, phê phán thông qua những
cảnh ngộ bi thảm của người dân lao động thì chưa đủ Nhiều tác phẩm
hiện thực phê phán xuất sắc vẫn được xem như có hạn chế trong tầm nhìn và bởi thế, giá trị hiện thực sẽ không được tơàn vẹn Tơ Hồi trong khi
đào sâu vào hiện thực đã phát hiện ra con đường tất yếu mà các nhân vật
của ông sẽ đi Sự đè nén quá nặng nề, những đau khổ chồng chất mà bọn thống trị gây ra tất sẽ dồn những kẻ khốn cùng ấy tới sự chống trả và nếu gặp được ánh sáng soi đường, họ sẽ giành được thắng lợi (Tơ Hồi có cái may mắn là viết Vợ chồng A Phủ sau Cách mạng tháng Tám)
Tơ Hồi đã chỉ ra sự hợp lí của q trình biến Mị thành người lầm
lũi Mị làm việc nhiều quá, bị đày đọa khổ ải quá, mãi rồi Mi phải “quen”, phải cam chịu Lúc trước Mị không được quyền tự tử vì sợ liên luy tới bố; giờ bố chết, nhưng MỊ khơng cịn muốn tự tử nữa Mị như một cái máy,
khơng có ý thức, không cảm xúc, ước ao Liệu cơ có thể thức tỉnh được nữa
không? Nhà văn trả lời: Có Nếu đã có một hồn cảnh làm tê liệt tâm hồn
con người thì cũng sẽ có một hồn cảnh đánh thức được nó
Hồn cảnh nào đây? Phép màu nào đây? Kỳ diệu thay và cũng đơn giản thay, đó là tiếng sáo Mi tình cờ nghe được giữa một ngày mùa xuân
đây hương sắc Tất cả chợt sống dậy, Mị thấy lòng “thiết tha bồi hồi” và
lập tức nhớ lại cả quãng đời thiếu nữ tươi đẹp Có gì lạ đâu nhỉ? Thanh
niên Mèo ai chả yêu tiếng sáo, mà MỊ lại là cô gái thổi sáo giỏi Hơn nữa, tiếng sáo đang bay bống kia lại nhắc đến tình yêu, “gọi bạn yêu”, nó làm
thức dậy trong lịng cơ khát vọng tình u thương và hạnh phúc Như vậy, tiếng sáo đã đánh thức tâm hôn Mị, Mi nhớ lại rằng “mình vẫn còn trẻ
lắm”, rằng “bao nhiêu người có chồng vẫn đi chơi xuân” Tâm hồn được
đánh thức ấy biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động rất lạ: “Mi lén lấy hũ
rượu cứ uống ừng ực từng bát Rồi say, MỊ lịm mặt ngồi đấy” Có ngọn lửa nào đang cần phải khơi lên hay cần phải dập tắt đi bằng hơi men vậy? Chỉ biết rằng cô gái đã quyết thay váy áo đi chơi, điều mà bao năm rồi cơ khơng nhớ đến Có thể coi đây là một bước đột biến tâm lí nhưng là kết
quả hợp lí tồn bộ q trình tác động qua lại giữa hoàn cảnh với tính cách nhân vật Sự “vượt rào” của Mi tuy bị đàn áp ngay (A Sử đã tắt đèn, trói
đứng cơ vào cột); nhưng ý thức về quyền sống, khát vọng về hạnh phúc đã
trở lại
Mi lại biết khóc, lại muốn tự tử Và những giọt nước mắt trong cái ngày tàn nhẫn này sẽ lưu giữ trong lòng Mị như một vết bỏng rát để đến
khi bắt gặp những dòng nước mắt chảy “lấp lánh” trên gò má hốc hác của A Phủ, nó đã biến thành sự đồng cảm sâu sắc giữa những người cùng khổ
Trang 13Toàn bộ ý thức phản kháng cua Mi hiện hình qua một câu hỏi sáng rõ:
“Người kia việc gì phải chết?” MỊ quyết định trong khoảnh khắc: cắt dây trói giải thốt cho A Phủ Và tất nhiên, MỊ cũng bỏ trốn, tự giải thốt
chính mình Hai kẻ trốn chạy chịu ơn nhau, cảm thông nhau, dựa vào
nhau để tạo lập hạnh phúc Thế nhưng cái đồn Tây lù lù xuất hiện và lại có cha con thống lí Pá Tra về ở trong đồn, thì họ thật sự bị dồn đến chân
tường Trước mặt họ, chỉ còn sự lựa chọn cuối cùng: trở lại kiếp nô lệ hay
chống kẻ thù
Chắc chắn họ thà chết còn hơn lại sống như cũ Nhưng muốn chống
kẻ thù, họ trông cậy vào ai? Cách mạng đã đến với họ đúng giây phút ấy
MỊ và A Phủ đi theo cách mạng, sẽ thủy chung với cách mạng như một lẽ
tất yếu!
Bằng sự am hiểu cuộc sống và khả năng phân tích vấn đề sắc bén, nhất là bằng ngòi bút miêu tả tâm lí tỉnh tế, Tơ Hồi đã tái hiện chân thật và sinh động cuộc hành trình từ đau khổ, tối tăm ra phía ánh sáng
cách mạng của những người dân lao động dưới ách phong kiến và thực dân
Tác phẩm đem lại cho bạn đọc nhận thức đúng đắn về con đường cách
mạng dân tộc dân chủ ở nước ta Ngoài ra, giá trị hiện thực của truyện còn
được gia tăng bằng màu sắc địa phương rất đậm nét với cảnh sắc, phong tục, sinh hoạt của người Mèo, bằng bản sắc tâm hồn độc đáo của các nhân vật Cùng một số phận, một cảnh ngộ, nhưng diễn biến tâm lí của Mi rất khác A Phủ A Phủ mạnh mẽ, bộc trực, dứt khốt Mị dường như chín chắn hơn nhưng lại yếu đuối hơn
Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng chứa đựng thái độ của nhà văn đối
với cuộc sống, trước hết là với con người Ngay giá trị hiện thực của Vợ chông A Phú đã để lộ cái nhìn nhân đạo, ưu ái của Tơ Hồi Xây dựng hai nhân vật Mi và A Phủ với thân phận nô lệ là tác giả muốn làm một bản cáo
trạng về xã hội cũ, đồng thời gợi lên trong người đọc lịng căm phẫn xã hội đó, sự đau xót, sự cảm thông cho những kiếp người sống trong xã hội đó
Thật ra cũng khó tách bạch đâu là giá trị hiện thực, đâu là giá trị nhân đạo ở một tác phẩm như Vợ chông A Phủ Hiện thực và nhân đạo
nhiều khi hòa trộn với nhau Thật khó quên hình ảnh cơ Mị lần tìm về quỳ lạy trước mặt bố mà khóc nức nở Đứa con chưa kịp nói gì người cha
đã biết: “Mày về quỳ lạy tao để mày chết đấy à? Không được đâu con ơi” Mị ném nắm lá ngón xuống đất, quay trở lại chốn địa ngục trần gian Phải, cơ gái ấy vốn có một nhân cách đáng trọng Cô thà chết để khỏi sống khổ nhục, nhưng lại phải chấp nhận sống khổ nhục hơn là phải bất hiếu với cha Chính MỊ, khi còn trẻ đã biết xin bố: “Con nay đã lớn rồi, con sẽ thay bổ làm nương trả nợ Bố đừng bán con cho nhà giàu” Đó là con người biết
Trang 14yêu quý tự do, biết khẳng định quyền sống Ngay cả lúc bị hoàn cảnh vùi dập đến mê mụ, trong tro tàn của lịng cơ vẫn âm ỉ đốm than hồng của niềm ham sống, khao khát thương yêu Nếu nhà văn chỉ tuân theo một thứ
hiện thực khách quan, lạnh lùng thì làm sao ơng có thể đón đợi và nắm
bắt tài tình giây phút sống lại bất ngờ và mãnh liệt đến thế của cô gải Không, trước sau ông vẫn tin rằng hoàn cảnh dẫu có khắc nghiệt đến mấy, cũng không thể tiêu diệt hoàn toàn sức sống của con người MỊ đã sống lại bằng tuổi trẻ, bằng nỗi day dứt về thân phận của mình Chính cái khát vọng sống mãnh liệt không thể chết được ở Mị, làm cho MỊ đồng cảm với cảnh ngộ của A Phủ và đi đến quyết định giải thoát cho A Phủ, đồng thời giúp Mị tự giải thoát khỏi cái chốn địa ngục để làm lại cuộc đời, để sống
như một con người
Tơ Hồi đã trân trọng từng bước trưởng thành của MỊ và A Phu Cai nhìn của ơng về hai nhân vật này là một cái nhìn nhân đạo Ơng cảm
thơng nỗi đau của MỊ và A Phủ, mặt khác ông trân trọng ý thức nhân phẩm, khát vọng giải phóng và tin ở khả năng tự làm chủ trước cuộc đời của hai con người đau khổ này Phải chăng, chính cái nhìn đó đã tạo nên giá trị của tác phẩm
Phân tích nghệ thuật miêu tả tam lí nhân vat Mi trong truyén
ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (từ khi Mi bị bắt làm con
dâu gạt nợ đến khi cùng A Phủ trốn chạy khỏi Hồng Ngài
A DÀN BÀI
1 Mở bài
Vợ chông A Phủ là một truyện ngắn xuất sắc của Tơ Hồi thé hiện
sự trỗi dậy giành lấy sự sống của những con người bị áp bức, bóc lột ở vùng dân tộc Mèo (nay gọi là Hmông) miền Bắc nước ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp
Tác phẩm gây được ấn tượng sâu sắc không chỉ do nội dung phù hợp với xu thế thời đại mà còn do nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình, chân thật của tác giả
2 Thân bài
a Miêu tủ tâm lí nhân uộật M‡
Cơ MỊ hiện tại và cô MỊ quá khứ hòa chung vào nhau Hai con người ấy đan xen nhau, khi tách ra, khi hòa vào tạo thành một cô Mị hết sức sống động và mới lạ Con người hiện tại đã chết thì đờ đẫn, mất hết cảm giác về xung quanh Trái lại, con người của quá khứ thì sống dậy, tha thiết, bồi hồi, tai như nghe tiếng sáo năm nào Cứ nhớ lại q khứ thì cơ đột nhiên sống lại, nhưng cứ nghe tới hiện tại thì cô muốn chết
Trang 15
b Miêu td q trình chuyển hóa tâm lí
Nhà văn đã miêu tả một quá trình tiệm tiến và đột biến Từ thương mình đến thương người, rồi tự cứu người đến cứu mình, một quá trình diễn
biến tự nhiên, sinh động
3 Kết bài
Sự miêu tả tâm lí đã làm cho nhân vật Mị có da có thịt, có hồn Thành cơng trong miêu tả tâm lí của Tơ Hồi khơng là ngẫu nhiên Nghệ thuật là sự tái hiện cuộc đời qua cái riêng Khi nhà văn thực sự sống với cuộc đời cá thể, cụ thể của nhân vật thì ơng có thể phát hiện ra sự sống và
quy luật của nghệ thuật
B BÀI LÀM
Vợ chồng A Phú là một truyện ngắn xuất sắc của Tơ Hồi thể hiện sự trỗi dậy giành lấy sự sống của những con người bị áp bức, bóc lột ở vùng dân tộc Mèo (nay gọi là H mông) miền Bắc nước ta trong thời kì kháng
chiến chống Pháp Nhưng tác phẩm gây được ấn tượng sâu sắc không phải
chỉ do nội dung phù hợp với xu thế thời đại, mà còn do nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình, chân thật của tác giả Điều này thể hiện tập trung trong việc miêu tả tâm lí nhân vật MỊ
MỊ là nhân vật trung tâm của truyện Cuộc đời làm dâu trừ nợ đây cay đắng, túi nhục của cô cũng như hành động cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn lên khu du kích tạo thành nội dung chủ yếu của truyện
Những doạn hay nhất của truyện là đoạn miêu tả tâm trang Mi trong
những đêm Tết và cơn thức tỉnh đột ngột vùng lên cứu thoát cho A Phủ
Những đoạn ấy vừa miêu tả được cái không khí tăm tối, phi nhân tính
trong nhà thống lí mà ở đó, nhân vật Mị sống như một người chết, một con vật, lại vừa thể hiện được sức sống tiểm tàng khơng gì dập tắt được,
một sức sống đã thức tỉnh ý thức Mi, thúc đẩy cô hành động
Trước Tơ Hồi, hình như chưa có ai miêu tả được cái khơng khí phi nhân tính khủng khiếp dưới ách thống trị của bọn thống lí đối với đồng bào Tây Bắc Ở đấy, bọn quan lại không coi những người vợ, người làm là
người, chúng dửng dưng với mạng sống người khác Trong hoàn cảnh ấy, ý
chí sống của Mị như đã chết Cảm giác không gian bị thu hẹp, cảm giác
thời gian khơng cịn: “Mỗi ngày Mị càng khơng nói, lùi lũi như con rùa
nuôi trong xó cửa Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy mờ mờ trăng trắng,
không biết là sương hay là nắng Cái buồng ấy như cái nhà tù chung thân
của cô”
Trang 16Đặc điểm thứ nhất của tâm lí cơ Mi là con người phân lập: cô Mị
hiện tại và cô Mị quá khứ hòa chung vào nhau Nhưng nếu như con người
hiện tại của Mị đã chết thì con người quá khứ của cô vẫn sống âm ỉ Mùa
xuân đến, tiếng sáo, tiếng chó sủa xa xa đã thức tỉnh kí ức “lịng MỊ thì
đang sống về ngày trước” Hai con người ấy đan xen nhau, khi tách ra, khi hòa vào tạo thành một Con người hiện tại đã chết thì đờ đẫn, mất hết cảm giác về xung quanh Cô không biết rượu đã tan lúc nào, không biết người về lúc nào, cô cũng không biết là A Sử đã về, coi như khơng có ai hết Trái lại, con người của quá khứ thì sống dậy, tha thiết, bồi hồi, tai như nghe tiếng sáo năm nào Cứ nhớ lại quá khứ thì cô đột nhiên sống lại, nhưng cứ nghe tới hiện tại thì cơ muốn chết Sự đan xen, luân phiên hồi tưởng quá khứ và cảm giác suy nghĩ hiện tại tạo thành dòng ý thức sự sống của MỊ Mi bị A Sử trói đứng vào cột như một đồ vật, mà Mị vẫn như không biết mình đang bị trói Lịng cơ vẫn nghe tiếng sáo đưai cô theo những cuộc chơi Chỉ khi chân tay đau không cựa được cô mới nhớ đến thực tại và thấy tủi nhục không bằng con ngựa
Đặc điểm thứ hai trong nghệ thuật miêu tả tâm lí của Tơ Hoài là miêu tả quá trình chuyển hóa tâm lí Đây là một việc rất khó Nếu để
nhân vật đổi thay nhanh chóng, giản đơn, bỏ qua quy luật tâm lí thì nhân
vật chỉ là con rối chứ không phải người sống Khắc họa nhân vật Mi hiện tại đã chết là rất hay, nhưng lại rất khó làm cho cô sống lại! Ng;hệ thuật
là sự khắc phục khó khăn Nhà văn đã miêu tả một quá trình tiệm tiến và
đột biến Thoạt đầu là MỊ bị trói đứng suốt đêm và rùng mình nghũ tới một người vợ đã bị trói đứng, bị bỏ quên ba ngày và đã chết Sau đó tâm hồn Mi tré lại vô cảm, lầm lũi như trước Lần này A Phủ lại bị trói điứng Tác
giả tiếp đến, tả thói quen sưởi lửa buổi khuya của MỊ, để MỊ có thể nhìn thấy A Phủ Rồi quá trình từ thói quen chỉ biết sống với lửa, không biết ai hết, Mị đã chú ý tới A Phủ Mị thấy A Phủ mắt trừng trừng thì thản nhiên Chỉ khi thấy nước mắt A Phủ thì Mị mới xúc động vì thương mì:nh, thấy giống mình và thương người Từ chỗ sợ đến không sợ, rồi liều cắt dây trói
cho A Phủ Từ chỗ đứng lặng trong bóng tối đến lúc MỊ cũng vụt chạy ra Biết bao diễn biến tỉnh tế trong tâm hồn cơ Mị!t Từ thương mình đến thương người, rồi từ cứu người đến cứu mình, một quá trình diễr biến tự
nhiên, sinh động
Tóm lại, sự miêu tả tâm lí đã làm cho nhân vật Mị có da có thịt, có
hồn Thành công trong miêu tả tâm lí của Tơ Hồi khơng là ngẫu nhiên
Nghệ thuật là sự tái hiện cuộc đời qua cái riêng Khi nhà văn thực sự sống
với cuộc đời cá thể, cụ thể của nhân vật thì ơng có thể phát hiện ra sự
sống và quy luật của nghệ thuật
Trang 17
Phân tích sức sống tiểm tàng của nhân vật Mị (Vợ chồng A Phú - Tơ Hồi) thể hiện trong cảnh ngộ từ khi cô bị bắt làm
con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra đến khi trốn khỏi
| Hồng Ngãi
A DÀN BÀI
1 Mở bài
Tac phẩm Vợ chồng A Phú là bài ca về sức sống tiềm tàng mãnh liệt
của người miền núi trên con đường đấu tranh giải phóng cho bản thân và quê hương
Tiêu biểu cho những con người, những số phận ấy chính là MỊ, một
phụ nữ đã chịu muôn vàn đắng cay, tủi cực Song, cũng chính người phụ nữ
ấy luôn tiêm ẩn một sức sống mãnh liệt để khi bị chà đạp đến tận cùng đã trỗi dậy mạnh mẽ :
2 Thân bài ;
a Mị trước khi uê làm dâu
MỊ xuất hiện ngay từ những dòng đầu của tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Đó là hình ảnh một cô con gái ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh
tàu ngựa ở nhà thống lí Pá Tra
Ngày xưa, lúc còn ở nhà với cha, Mi là cô gái trẻ, đẹp, yêu đời, có tài thối sáo hay, có bao nhiêu trai làng mê
MỊ còn là người có ý thức về sự tự do của mình b Khi mới uê làm dâu
Tuổi thanh xuân của MỊ bị cắt ngang bởi cái án nợ đời cha mẹ để lại Mi bi kắt cóc về làm dâu nhà thống li Pá Tra để trừ nợ
Khóc và địi tự tử là những hành động phản kháng bế tắc, tiêu cực, nhưng nó chứng tỏ trong người con gái yếu ớt này tiềm tàng một sức sống
c Sau một thời gian làm dâu
- Nhưng Mi không thể chết như lời của cha cô: Mày chết nhưng nợ tao vẫr còn, quan lại bắt tao trả nợ
- Từ đó người ta bắt gặp chân dung một cô Mị khác
— MỊ trở thành con người vô thức trước thời gian
> Vậy là sự dày đọa về thể xác và tinh thân đã bóp nghẹt sức sống trong ‹ô Mị trẻ đẹp ngày nào Trong con mắt của cha con nhà thống lí Pa
Tra, những người như MỊ đâu còn là con người
a Cuéc trỗi dậy đầu tiên (Đêm mùa xuân)
- Tuy nhiên, sức sống trong Mi chưa hoàn toàn lụi tắt
- Mùa xuân năm ấy ở Hồng Ngài đẹp và gợi cảm biết bao gợi cho Mị
nhớ lạ thời xa xưa
Trang 18
— Mi thuc hién y dinh giải thoát lần thứ nhất một cách lặng lẽ mà mãnh liệt Cuộc trỗi dậy lần thứ nhất của Mị không thành Mị khơng thốt khỏi căn nhà ấy, dù chỉ một phút giây
e Cuộc trôi dậy thứ hai (Đêm cởi trói cho A Phủ uà bỏ trốn)
Mi xót xa cho A Phủ như xót xa cho chính bản thân mình Mị thương
A Phủ không đáng phải chết Cô cũng sợ nếu mình cởi trói cho chàng trai
ấy, bố con Pá Tra biết được sẽ trói Mị thay vào đấy và Mi lại phải chết trên cái cọc ay Song có lẽ tình thương ở MỊ đã lớn hơn cả sự chết Cơ cởi
trói cho A Phú và đứng lặng trong bóng tối Song, chính ngay lúc ấy, trong lòng người đàn bà khốn khổ kia mọi chuyện xảy ra rất nhanh MỊ cũng vụt
chạy ra Trời tối lắm Nhưng MỊ vẫn băng đi Vì ở đây thì chết mất
3 Kết bài
Tơ Hồi đà khá thành cơng khi phân tích tâm lí nhân vật một cách
sắc sảo Sự thành công ấy, ngoài vốn sống, vốn hiểu biết về con người và
vùng đất Tây Bắc còn là do tình cảm yêu thương, trân trọng của nhà văn
đối với những người dân nghèo miền núi thuở trước
B BÀI LÀM
Tác phẩm Vợ chồng A Phủ được nhà văn Tơ Hồi viết vào những
năm 1952, 1953, sau chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc
Đấy là tác phẩm được nhà văn xây dựng bằng những chuyện mắt thấy tai nghe, chan chứa tình cảm sâu nặng của tác giả đối với đồng bào miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của các thế lực thực dân, phong kiến Vợ chỏng A Phủ còn là bài ca về sức sống tiểm tàng mãnh liệt của người miễn núi trên
con đường đấu tranh giải phóng cho bản thân và quê hương
Tiêu biểu cho những con người, những số phận ấy chính là Mị, một
phụ nữ đã chịu muôn vàn đắng cay, tủi cực Song, cũng chính người phụ nữ
ấy luôn tiêm ẩn một sức sống mãnh liệt để khi bị chà đạp đến tận cùng đã trỗi đậy mạnh mẽ ,
Mị xuất hiện ngay từ những dòng đâu của tác phẩm Vợ chồng A Phủ Đó là hình ảnh một cô con gái ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh
tàu ngựa ở nhà thống lí Pá Tra Nhưng thực ra, đây là một cô Mi khác, cịn
cơ Mị ngày xưa dường như đã chết rồi
Ngày xưa, lúc còn ở nhà với cha, Mi là cô gái trẻ, đẹp, yêu đời, có tài
thổi sáo hay, có bao nhiêu trai làng mê Nhà MỊ cũng như những nhà có
con gái khác, mỗi năm đến Tết, bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa Suốt đêm, con trai đến đứng thổi sáo chung quanh vách MỊ được yêu và
cũng đáng u
Vả lại, cơ cịn là người có ý thức về sự tự do của mình Nhà MỊ vốn rất nghèo, bố Mi lấy mẹ Mi khơng có đủ tiền cưới, phải đi vay nhà thống
Trang 19lí Mỗi năm nộp cho chủ nợ một nương ngô Đến tận khi hai vợ chồng già rồi mà cũng chưa trả được nợ Mẹ Mi chết cũng chưa trả hết nợ Nhưng khi thống lí Pá Tra đến bảo bố MỊ cho cô về làm dâu để gạt ng thi Mi da xin: Con nay đã biết cầm cuốc cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố Bố đừng bán con cho nhà giàu
Tuổi thanh xuân của Mi bị cắt ngang bởi cái án nợ đời cha mẹ để lại
Mi bi bat cóc về làm dâu nhà thống lí Pá Tra để trừ nợ Khi mới làm dâu,
có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mi cũng khóc Khơng những thế, cơ còn trốn về nhà, hai con mắt đỏ hoe Trông thấy bố, Mi quỳ lạy, úp mặt xuống đất, nức nở MỊ cịn tìm hái lá ngón trong rừng, định tự tử
Khóc và địi tự tử là những hành động phản kháng bế tắc, tiêu cực, nhưng nó chứng tỏ trong người con gái yếu ớt này tiềm tàng một sức sống Cô thà chết như một con người, chứ không chịu chấp nhận tình trạng đày đọa của kiếp nô lệ
Nhưng MỊ không thể chết như lời của cha cô: Mày chết nhưng n&tao vấn còn, quan lại bắt tao trả nợ Mày chết rồi thì không lấy ai làm nương ngô giả được nợ người ta, tao thì ốm yếu quá rồi Thương cha, Mị đành
ném nắm lá ngón xuống đất như ném đi khát vọng tự do của đời mình
Từ đó người ta bắt gặp chân dung một cô MỊ khác Mấy năm sau, cha
cô chết, nhưng cô cũng khơng cịn nghĩ đến chuyện ăn lá ngón tự tử nữa Ở
lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi Bây giờ thì Mi tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu nhà này đến ở
cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi Dùng
từ an phận đối với Mị dường như chưa đúng MỊ đã tê liệt sức phản kháng
Chấp nhận kiếp sống trâu ngựa ấy, nhưng Mi buồn, lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi Thậm chí, mỗi ngày Mị càng không nói, khơng nghĩ ngợi gì nữa, bởi lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi
làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, và dù lúc đi hái củi, lúc giặt
đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi Bao giờ
cũng thế, suốt năm suốt đời như thế Mi lùi lũi như con rùa nuôi trong xó
cửa :
Mi trở thành con người vô thức trước thời gian Về làm dâu nhà Pá
Tra đã mấy năm, cô không nhớ Mị mất cảm giác cả về không gian Thời gian và khơng gian chẳng có ý nghĩa gì, bởi đời của Mị như chiếc cửa sổ với một lỗ vuông bằng bàn tay ở cái buồng kín mít của cơ, lúc nào trông ra cũng chỉ thấy mờ mờ trăng trắng, không biết là sương hay là nắng Đôi lúc MỊ đã nghĩ, cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy trông ra đến bao giờ chết thì
Trang 20thôi Cái ô vuông ấy là một ngục that giam ham tinh than cua Mi Ma Mi muốn chết cũng khơng được, vì đời cô chỉ biết đi theo đuôi ngựa của chồng, ngay cả thân của Mị cũng không bằng con ngựa
Vậy là sự đày đọa về thể xác và tinh thần đã bóp nghẹt sức sống
trong cô Mị trẻ đẹp ngày nào Trong con mắt của cha con nhà thống li Pa Tra, những người như MỊ đâu còn là con người
Tuy nhiên, sức sống trong Mi chưa hoàn toàn lụi tắt Mỗi khi bước vào buồng, MỊ lại ngồi xuống giường trông ra cửa sổ Chi tiết ấy cho thấy MỊ ln hướng ra bên ngồi, có những khát khao mong manh mơ hồ Sức sống trong MỊ sẽ trỗi dậy khi có tác động
Mùa xuân năm ấy ở Hồng Ngài đẹp và gợi cảm biết bao: Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đây các nhà kho Trẻ con đi hái bí đỏ, tỉnh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng
ứng Trong các làng Mèo, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm
đá xòe như con bướm sặc sỡ Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân trước nhà Ngoài đâu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi Chính khơng gian rộn rã sắc màu cùng tiếng sáo tha thiết đã đánh thức cô Mị ngày xưa Tiếng sáo như chạm vào nỗi nhớ Mị nghe tiếng sáo vọng lại tha thiết bổi hổi Mị ngồi nhẩm lại bài hát người đang thổi
Tất cả gợi cho Mị nhớ lại thời xa xưa Ngày xưa, Tết Mị uống rượu Bây giờ, Mi cũng uống rượu Rồi Mi say Khi say thì Mi lại sống về ngày
trước Ngày trước, Mị vui sướng biết bao Tai Mị vắng nghe tiếng sáo gọi
bạn đầu làng Đấy là tiếng sáo của tình yêu, của tuổi thanh xuân căng đầy sức sống Mị khơng cịn là cơ con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra nữa “Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo Mi uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo Có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mi” Ra | thế, Mị vẫn còn trẻ lắm MỊ vẫn còn trẻ
Nhưng thực ra, Mị vẫn đang ở nhà của thống lí Pá Tra Mị vẫn đang
sống kiếp đọa đày với A Sử Ước gì có nắm lá ngón ở trong tay, Mi sé an
cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa Càng nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra Ôi chao, tiếng sáo ấy, tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay
ngoài đường Mị đang muốn quên đi Mị không muốn nhớ lại cái ngày
trước mà không được Tiếng sáo ấy lửng lơ; Tiếng sáo ấy làm Mi thiết tha
bôi hồi Mị muốn đi chơi Mị muốn thốt ra ngồi cái 6 cửa mờ đục, trăng
trắng này! _
Mi thực hiện ý định giải thoát lần thứ nhất một cách lặng lẽ mà
mãnh liệt: Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng Mị quấn lại tóc, MỊ với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong
Trang 21vách Mị rút thêm cái áo Mị làm tất cả, thật bình thản và quyết liệt như
ngày xưa, khi trong đầu MỊ đang rập rờn tiếng sáo
Trông thấy MỊ, A Sử lấy làm lạ Nó chỉ biết rằng Mị muốn đi chơi Thằng chồng ác hơn con hổ ấy khơng biết trước mặt mình đã là một cô Mị khác, cô MỊ của ngày mà hắn đã từng lừa lọc để đánh cắp đem về Hắn thẳng tay vùi dập tàn nhẫn sự trở về đó: A Sử bước lại, nắm Mi, lấy thắt
lưng trói hai tay MỊ Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói Mị đứng vào cột
nhà Tóc MỊ xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa
Nhung A Sử chỉ trói được thể xác Mi: Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, ahư không biết mình đang bị trói Hơi rượu còn nồng nàn, Mi vẫn
nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi Mị vùng
bước đi Nhưng tay chân đau không cử động được Khi ấy, Mị mới biết
mình đang bị trói, đang ở trong căn nhà tù ngục này Lòng mị đau đớn,
thốn thức nghĩ mình khơng bằng con ngựa
Cuộc trỗi dậy lần thứ nhất của MỊ không thành Mị không thoát khỏi căn nhà ấy, dù chỉ một phút giây Nhưng Mi đã khơng cịn là con ngựa, con rùa lùi lũi trong xó cửa nữa Mi đã sống lại những thời khắc của tuổi thanh xuân tươi trẻ và tự do Vì thế, khi bị A Sử trói, lúc bàng hồng tỉnh, MỊ chợt nhớ đến câu chuyện một người vợ trong nhà thống lí Pá Tra bị trói đã chết khơng ai hay Và, MỊ sợ quá Mị còn muốn sống MỊ còn ham sống
Cuộc trỗi dậy ấy như một đợt sóng dâng lên rồi tan ra Nó khơng may may thay đổi cuộc đời Mị Nhưng từ đó, sóng ngầm vẫn khơng mất Nó sẽ tuôn trào thành những đợt sóng mới, mãnh liệt hơn lúc nào hết!
Cuộc sống đọa đày trong nhà thống lí Pá Tra cia Mi sé vẫn tiếp diễn
nếu không có chuyện A Phủ - người từng đánh lại A Sử, bị phạt vạ, phải đi ở cho nhà thống lí Pá Tra trừ nợ - làm mất một con bò nên bị trói, bị đánh, bị bỏ đói nhiều ngày, chỉ đợi cái chết
Thực ra những đêm đầu Mi đã thay A Phủ bị trói đứng nhưng cô vẫn
than nhiên thổi lửa hơ tay Tâm hồn MỊ như tê dại trước mọi chuyện, kể cả lúc ra ngồi sưởi lửa, bị A Sử đánh ngã ngay xuống cửa bếp, hôm sau cô vẫn thản nhiên ra sưởi như đêm trước
Nhưng dường như đó là cách MỊ chống lại cuộc sống đọa đày ở đây
Còn :rong lịng, khơng phải chuyện gì MỊ cũng bình thản MỊ rất sợ những
đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn Khi trong nhà đã ngủ yên, MỊ tìm
đến tếp lửa Đối với MỊ, nếu khơng có bếp lửa ấy, cô sẽ chết héo Và cũng
chín! nhờ ngọn lửa, Mị trông sang A Phủ và nhìn thấy một dòng nước
mắt ‘Ap lánh bò xuống má đã xám đen lại Dòng nước mắt ấy khiến Mị
chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải đứng chịu trói thé
Trang 22kia Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không thể lau đi được Rồi Mị phẳng phất nghĩ gần nghĩ xa: Cơ chừng này thì chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó thì chỉ cịn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi Người kia việc gì phải chết thế
Mị xót xa cho A Phủ như xót xa cho chính bản than minh Mi thương A Phủ không đáng phải chết Cơ cũng-sợ”nếu mình cởi trói cho chàng trai ấy, bố con Pá Tra biết được sẽ trói MỊ thay vào đấy và MỊ lại phải chết trên cái cọc ấy Song có lẽ tình thương ở MỊ đã lớn hơn cả sự chết Cơ cởi
trói cho A Phủ và đứng lặng trong bóng tối Song, chính ngay lúc ấy, trong
lịng người đàn bà khốn khổ kia mọi chuyện xảy ra rất nhanh Mị cùng vụt chạy ra Trời tối lắm Nhưng Mi vẫn băng đi Vì ở đây thì chết mát
Khơng thể nói đó là hành động hoàn toàn bản năng Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng sống tự do đã khiến Mi chạy theo người mà
mình vừa cứu MỊ giải thoát cho A Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình
Hành động táo bao và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiém tàng khi người con gái yếu ớt đám chống lại cả cường quyền và thân quyền
Vốn sống, sự hiểu biết tinh tế và đặc biệt tình yêu con người da tao cho ngòi bút của Tơ Hồi sự vững vàng khi lí giải những đột biến của sức sống
tiêm tàng trong nhân vật MỊ Qua đó, nhà văn đã đặt ra những vấn đề nhân
sinh sâu sắc: chế độ phong kiến là chế độ trói buộc, giam hãm sức sống con người nhưng sức sống con người di bi giam dap, đè nén đến đâu cũng không bị mất đi Điều ấy càng khiến ta thêm tin, thêm yêu mến con người
Tơ Hồi đã khá thành công khi phân tích tâm lí nhân vật một cách
sắc sảo Sự thành cơng ấy, ngồi vốn sống, vốn hiểu biết về con người và vùng đất Tây Bắc cịn là do tình cảm yêu thương, trân trọng của nhà văn
đối với những người dân nghèo miền núi thuở trước
Có nhà nghiên cứu văn học cho rằng: Nhân vật Mị trong truyện
ngắn Vợ chồng A Phú của Tơ Hồi là một hình tượng đẹp về người phụ nữ Tây Bắc
Hãy phân tích và chứng mỉnh ý kiến trên
A DÀN BÀI
1 Mở bài
Văn học Việt Nam đã xây dựng thành cơng nhiều hình tượng đẹp về người phụ nữ Đó là những người mẹ, người chị, người em cần cù, tần tảo, giàu tình thương, giàu đức hi sinh, luôn lấp lánh vẻ đẹp tâm hồn đáng quý dẫu bị hoàn cảnh dập vùi Nhắc tới điều ấy, khó có thể quên nhân vật Mi
trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
22 Những bài văn mẫu 12 - T2
Trang 232 Than bai
Chú ý khai thác hai vẻ đẹp của hinh tugng nhan vat Mi:
- Sự trỗi dậy mãnh liệt của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc của Mị trong cảnh đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài
~ Mi cat day trói cứu A Phủ thoát khỏi cảnh ngộ bị thảm, hành động
cứu A Phủ cũng là hành động tự cứu mình của Mị (xuất phát từ sức mạnh
của tình thương và lòng đồng cảm giai cấp)
3 Kết bài
Với Vợ chồng A Phú, Tơ Hồi đã xây dựng thành công một hình
tượng người phụ nữ Tây Bắc với vẻ đẹp phong phú, đa dạng
B BÀI LÀM
Văn học Việt Nam đã xây dựng thành công nhiều hình tượng đep về người phụ nữ Đó là những người mẹ, người chị, người em cần cù, tần tảo, giàu tình thương, giàu đức hi sinh, luôn lấp lánh vẻ đẹp tâm hồn đáng quý dẫu bị hoàn cảnh dập vùi Nhắc tới điều ấy, khó có thể quên nhân vật Mị
trong Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi
Đúng như nhiều nhà phê bình đã nhận xét, hình tượng Mi là điểm
sáng, là thành công nổi bật nhất của Tơ Hồi khi viết Vợ chồng A Phủ Bằng vốn hiểu biết phong phú, bằng niềm đồng cảm sâu sắc trước cuộc đời người phụ nữ lao động miền núi Tây Bắc và ngòi bút nghệ thuật tinh tế, Tô Hoài đã xây dựng nhân vật Mi thành hình tượng điển hình cho một thế hệ phụ nữ Tây Bắc đang từ thân phận nỏ lệ tối tám vươn ra ánh sáng
tự do với sức sống tiém tang
Đọc tác phẩm, độc giả bắt gặp ngay hình ảnh MỊ Cơ đang ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa nhà thống lí Dường như sự xuất hiện của MỊ thường gắn với cái không gian chật hẹp, bẩn thỉu này
Lúc nào cũng vậy, dù đang làm công việc gì, cơ gái ấy cũng “cúi mặt, mặt
buồn rười rượi” Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí thường thắc mắc, tại sao nhà thống lí lắm người nhiều của, lúc nào cũng tấp nập người mà lại có cơ con gái buồn đến như vậy Nhưng hỏi ra người ta mới rõ cô ấy không
phải con gái nhà Pá Tra mà là vợ A Sử, con trai thống lí
Tơ Hồi đã mở đầu truyện bằng một hình ảnh gợi ngạc nhiên, tô đậm ấn tượng vào lòng người đọc để từ đó quay lai ké vé lai lich Mi
Sinh ra trên đời, Mị đâu đã khổ Tuổi thiếu nữ, cô từng được sống những tháng năm hạnh phúc, dù trong đói nghèo MỊ xinh đẹp, hát hay, có
tài thổi sáo, từng được bao trai làng mê Nhiều đêm mùa xuân, con trai đến thổi sáo “đứng nhắn cả chân vách đầu buông nhà MỊ” Một cô gái như
thế, lẽ ra xứng đáng hưởng cuộc đời hạnh phic Nhung Mi lai sinh ra trong mọt nhà nghệo và trăm sự cũng bởi cái nghèo, bởi bọn thống trị
Trang 24tham lam và độc ác Vì món nợ truyền kiếp, vì tục cướp vợ của người Hmông mà cô gái tự do, trong trắng ấy bỗng chốc bị biến thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra Thời gian đầu bị bắt về nhà thống lí, “có đến mấy tháng, đêm nào Mi cũng khóc” Cơ thấm thía nỗi đau của một cuộc đời bị tước đoạt tự do Đã có lần, MỊ toan tìm đến cái chết để giải thoát Nhưng rồi vì lịng thương bố mà MỊ không đành chết Cơ vứt nắm lá ngón, lắng lặng quay lại nhà thống lí chẳng khác gì trở về chốn địa ngục tran gian Từ đó, Mị âm thâm chấp nhận thân phận nơ lệ Cơ khơng cịn biết khóc, suốt ngày “lùi lũi” như con rùa nuôi trong xó cửa Ngày nào cũng như ngày nào, Mị quần quật hết việc này sang việc khác, tưởng mình cũng
là con trâu, con ngựa nhà thống lí Cơ giam mình trong căn buồng kín mít,
có một cửa số vng bằng bàn tay, trông ra chỉ thấy mờ mờ trắng trắng Dường như MỊ đã mất ý niệm về thời gian, về tuối trẻ Cuộc đời đối với Mi lúc bấy giờ chỉ là một đêm dài thăm thắm mà thôi Ngày trước, Thúy Kiểu của Nguyễn Du đã vì chữ hiêu mà hi sinh chữ tình Giờ đây, cô Mị của Tơ Hồi có khác gì đâu Cô đành quên đi tuổi trẻ, đánh đổi tự do mà trả món nợ cho nhà giàu
Tưởng chừng ở lâu trong cái khổ, MỊ đã hồn tồn chai lì, mê mụ đi
Vạy mà không Tận sâu thắm tâm hồn người phụ nữ bất hạnh ấy vẫn âm
thảm niềm khát khao hạnh phúc, khát khao được thay đổi Khát khao này cứ âm ỉ tựa đôm than hồng bị vùi nén để khi nào gặp được ngọn gió lành sẽ bùng lên thành ngọn lửa
Ngọn gió lành đầu tiên khơi dậy sức sống tiểm tàng trong MỊ chính là tiếng sáo gọi bạn tình vào một đêm mùa xuân Mùa xuân đã đem đến cho thiên nhiên và lòng người ở các bản Mèo một sức sống mới rạo rực
“Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn di choi Mi nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hồi” Cô ngồi nhẩm thầm bài hát của người
đang thối
Vậy là tiếng sáo gọi ban tình bắt đầu thức dậy nơi Mị hoài niệm về tuổi trẻ hạnh phúc Ngịi bút Tơ Hoài như cũng bắt đầu hồi hộp dõi theo các bước điễn biến tâm trạng và hành động của cô gái để diễn tả thật tỉnh tế
Lúc bấy giờ, cả nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết cúng ma Mọi người đang nhảy múa đánh chiêng ầm ï và uống rượu bên bếp lửa
Nhìn người ta như thế, Mị nghĩ: “Ngày Tết, Mị cũng uống rượu” “Cô lén lấy hù rượu, cứ uống img uc từng bát” Đã là con người, a: cũng có quyền ũng đơi ba chen rượu ngày Tết Mị cũng uống để chứng tỏ rằng mình đang là một con người Mị uống như thế cho bõ tức, bõ hờn bấy lâu nay Hành động uống rượu này của Mị chính là thể hiện của ý thức làm người,
ý thức về quyền bình đẳng Nó là gì nếu khơng phải là một cuộc sống tiểm tàng đang trỗi dậy? Uống rượu đến say, lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người
Trang 25nhảy múa nhưng lịng MỊ thì đang sống về ngày trước Cũng những đêm mùa xuân như thế này, Mi được thổi sáo, được đi chơi “Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo MỊ” Cô uốn chiếc lá trên môi, thổi lá
cũng hay như thổi sáo Đột nhiên, Mi thấy phơi phới trở lại, trong lòng vui
sướng như những đêm Tết ngày trước “Mi trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ MỊ
muốn đi chơi” Lời văn Tơ Hồi cũng chộn rộn, náo nức cùng cõi lịng cơ
gái ở thời điểm ấy Chợt nghĩ lại thân phận bất hạnh của mình lúc này,
một lần nữa Mi lại muốn chết: “Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết Huống chi A Sử với MỊ, khơng có lịng với nhau mà vẫn phải ở
với nhau!”
“Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buôn nhớ lại nữa, nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường ” Lần muốn chết trước là ý định giải thoát đây uất ức Lần muốn chết này cũng thế nhưng là kết quả của sự nhận thức đây đủ hơn về cảnh ngộ éo le của mình
Tiếp đó, Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng Cô cứ nghĩ, cứ làm như khơng có A Sử đang gần đấy
“Trong đầu MỊ đang rập rờn tiếng sáo” Từ âm thanh bên ngoài vọng đến,
tiếng sáo giờ đây đã nhập vào hồn Mi, ctf 4m anh, chập chờn như vắng lên
từ lòng cô Bấy lâu nay, Mị có bận tâm gì tới bóng tối hay sáng xung quanh mình đâu Nhưng có lẽ giờ đây cô không cịn chịu nổi cái bóng tối đang vây bọc lấy mình nữa Thắp sáng thêm đĩa đèn hay là Mi đang muốn _ thắp sáng lại cuộc đời mình? Mị quấn lại tóc, với tay lấy chiếc váy hoa vắt
ở phía trong vách chuẩn bị đi chơi
Chính cái lúc su phan khang trong Mi trỗi dậy đến độ cao nhất thì bị A Sử phũ phàng chặn đứng
A Sử đã trói Mị đứng vào cột nhà bằng cả thúng sợi đay Mái tóc dài
của Mi bi quấn lên cột làm cho MỊ không cúi, không nghiêng đầu được nữa
Thế nhưng, thật là kì lạ, ngay trong lúc bị hành hạ như thế, sức sống tiềm tàng ở Mị vẫn không lụi tắt “Hơi rượu còn nồng nàn, Mi vẫn nghe tiếng
sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi” Có khi, Mị như không biết mình đang bị trói, định vùng bước đi Nhưng sợi dây trói nghiệt ngã lại kéo MỊ về với thực tại Cơ thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa “Mị nín
khóc, Mi lại bồi hồi” Cả đêm ấy, Mị nửa sống với hiện tại, nửa sống về
ngày trước “Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ”
Cái sức sống tiềm tàng đã một lần trỗi dậy thì khơng thế lực nào dập tắt nổi Nó cứ âm thâm tổn tại để rồi bùng lên mạnh mẽ hơn vào một đêm
năm sau Ấy là một mùa đông giá lạnh trên vùng núi cao, Mị không ngủ
được, trở dậy đốt bếp lửa sưởi Đã mấy đêm nay như thế rồi Môi khi ngọn
Trang 26lửa bùng lên, MỊ nhìn sang, vẫn thấy A Phủ còn sống Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay Chuyện A Phủ bị trói nào có lạ lùng gì đối với Mi
Mặt khác, A Phủ sống hay chết thì có liên quan gì tới Mị đâu Nhưng lần này Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị.lé mắt trông sang, thấy hai mặt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại Một người như A Phú đâu dễ khóc Có lẽ đến lúc này, anh nhận ra mình sắp đi đến cái chết oan ức rồi đây Từ đây, Mị mới bắt đầu nghĩ Cô
chợt nhớ lại đêm năm trước mình cũng bị trói đứng vào cột như thế này,
cũng dòng nước mắt tủi hờn chảy xuống miệng, xuống cổ không sao lau đi được Rất tự nhiên, Mị nghĩ đến cái chết và cô so sánh hai cái chết: ta là thân đàn bà, đã trình ma nhà nó rồi thì chỉ biết đợi ngày rũ xương 6 day thôi, cịn người kia, việc gì mà phải chết oan ức đến như vậy Chính từ so sánh này, Mị mới phẳng phất nghĩ đến chuyện chết thay cho A Phủ Nghi đến cảnh mình lại bị trói thay vào đấy, phải chết trên cái coc dy, Mi không khỏi cảm thấy lo sợ
Vậy là nước mắt, đã gợi nhớ nước mắt Dòng nước mắt nơi A Phủ bỗng thức dậy niềm đồng cảm, lòng yêu thương ở người phụ nữ từng chịu nhiều đắng cay, bất hạnh này Và tình thương đã chiến thắng nỗi sợ trong phút chốc Mi đi đến một hành động thật táo bạo: cắt dây trói, giải thốt cho A Phủ
Trong khi làm việc ấy và đến khi cắt đứt sợi dây cuối cùng trên
người A Phú, Mi chỉ nghĩ tới chuyện chết thay chứ đâu đã định cũng chạy
thoát khỏi nhà thống lí Nhưng khi đứng lặng trong bóng tối nhìn theo A Phủ, vừa chạy, vừa lăn xuống dốc để rời xa chỗ chết thì Mi lại không muốn chết nữa Cô vùng chạy theo A Phủ “Ở đây thì chết mất” Câu nói và hành động này của Mi chứng tổ lòng ham sống trỗi dậy thật tự nhiên trong
người con gái tiểm tàng khả năng phản kháng Giải thoát cho A Phủ, đồng
thời Mị cũng tự giải thoát cho chính mình Lí giải hành động quyết liệt này của MỊ, trước tiên là niềm đồng cảm sâu sắc giữa hai thân phận Nếu Mi từng là con trâu gat ng thi A Phủ là đứa ở trừ nợ Cả hai đều phải đem
tuổi trẻ, tự do của mình mà trả món nợ cho nhà giàu Nếu như Mi từng bị
trói đứng vào cột, dòng nước mắt tủi hờn chảy xuống miệng, xuống cổ
không sao lau đi được thì giờ đây A Phú cũng giống như thế Nhưng niềm
đông cảm là điều kiện cần chứ chưa thể là điều kiện đủ Để đi đến hành động táo bạo ấy còn bởi trong Mị luôn tiêm tàng một sức sống Rõ ràng
không phải bất cứ người phụ nữ nào ở vào hoàn cảnh như Mị cũng đều
hành động được như cô Ở đây, Tơ Hồi đã miêu tả nhân vật đúng với lơ- gíc vận động nội tại của tính cách,-với sự phát triển tự thân chứ không hề
bắt ép, gượng gạo Tưởng chừng bột phát, bất ngờ, song các hành động của Mi lai rat tu nhiên, hợp lí
Trang 27Khi đi vào thể hiện cảnh ngộ bất hạnh cùng vẻ đẹp tâm hồn người phụ nứ, tác phẩm văn học có điều kiện để đạt tới chiều sâu nhân đạo, để khơi gợi niềm đồng cảm thiết tha ở bạn đọc Với nhân vật MỊ, Tơ Hồi da
làm được điều ấy Vợ chồng A Phủ đã xây dựng thành công một hình
tượng người phụ nữ Tây Bắc với vẻ đẹp phong phú, đa dạng Một cô Mị
xinh đẹp, hồn nhiên là thế mà có những lần tìm đến cái chết để tự giải
thốt Một cơ MỊ dằn lòng chấp nhận kiếp sống nô lệ, tưởng chừng chai li, mê mụ đi trong cái khổ mà vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt Cô Mị ấy đã vùng lên cắt đứt sợi dây trói của cường quyền, thần quyền để đi tới tự do Thành công của hình tượng này chứng tỏ sự am hiểu, niềm đồng cảm sâu sắc của Tô Hoài đối với người phụ nữ lao động miền núi Tây Bắc, chứng tỏ khả năng nắm bắt và diễn tả tài tình duá trình tâm lí phức tạp, tinh tế của cây bút văn xuôi vào loại hàng đầu trọng văn học Việt Nam
hiện đại
Bình giảng một đoạn văn tả cảnh vả cảm xúc của nhân vật Mị giữa ngày Tết trong tác phẩm Vợ chồng A Phú của Tơ Hồi
(Đoạn từ “Hồng Ngài năm ấy ” đến “ quả pao rơi rồi”)
A DÀN BÀI
1 Mở bài
Đọc truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tơ Hồi, khó có thể quên nhân vật Mị và “những đêm tình mùa xuân” Tây Bắc Không từng sống với Tây Bắc, không từng yêu Tây Bắc thiết tha, không từng mong ước có sự đổi đời với người dân Tây Bắc thì khơng thể có được những trang viết đẹp và thơ mộng như thế "
2 Than bai
a Cảnh mùa xuân ở Hồng Ngai
— Một cái Tết muộn và lạ.,
~ Mùa xuân đã về trên núi cao
b Cảnh đêm tình mùa xuân của đời Mi
- Có rất thực một ngày xuân, đêm xuân ở Hồng Ngài
- Có một đêm tình mùa xuân của đời Mi
Đêm tình mùa xuân là đêm khởi đầu cho sự sống lại của nhân vật MỊ
3 Kết bài Ộ
Thành công của Tơ Hồi là đã hát thật lịng mình khúc ca đáng yêu
về đất trời và con người Tây Bắc, đã vẽ bức tranh xuân để nâng niu khát
vọng sống vĩnh cửu của con người - bằng ngôn ngữ - có phân láng dong va âm vang của thơ
Trang 28B BAI LAM
Đọc truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tơ Hồi, khó có thể
quên nhân vật Mi đã đành, lại càng khó quên hơn “những đêm tình mùa
xuân” Tây Bắc Không từng sống với Tây Bắc, không từng yêu Táy Bác thiết tha, không từng mong ước có sự đổi đời với người dân Tây Bắc thì khó thể có được những trang viết đẹp thơ mộng rất miền núi như nhiều trang trong tập Truyện Tây Bốc, đặc biệt trong Vợ chồng A Phủ - và tập trung nhất là ở đoạn Tơ Hồi tả tình cảnh và cảm xúc của MỊ giữa ngày Tết
Trước hết, chúng ta thấy một cái Tết muộn và lạ đã đến Có nắng, gió mang nắng đến cho đôi cỏ gianh hay cỏ gianh đã ươm vàng, ửng vàng,
rực vàng màu nắng? Có rét cùng song hành về cùng gió, rất đữ dội Có gì
tựa hồ sự vươn lên trong thời tiết khắc nghiệt - của thiên nhiên, ở Hồng Ngài? Mùa xuân đã về trên núi cao
Về trong sự chờ đón của bao người, đặc biệt là người phụ nữ Kiểu so sánh, hoán dụ: “Những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoe như
con bướm sặc sỡ” là dấu hiệu của mùa xuân hoa bướm trong lòng ngưïi
Về trong sự chuyển màu của hoa thuốc phiện trên nương từ trắng
chuyển sang đỏ, đỏ hau, đổ đậm sẫm, rồi tím, tím man mát trong mắt ai?
Tronghơna?
Về trong trị chơi quay của trẻ con đợi Tết Chúng cười ầm trên sén chơi trước nhà Chúng hoàn toàn hồn nhiên, rất đỗi mừng vui bởi Tết sắp đê! _
Về trong tiếng sáo gọi bạn tình - lấp ló ngồi đầu núi, âm vang thiết
tha bồi hồi Âm thanh của những đêm tình mùa xuân đã tới: “ Ta ii tìm
người yêu”
Về trong lòng Mi - một con người tưởng như khép kín an phận trong
chuỗi ngày mờ đục dằng dặc kéo dài! Mị nghe tiếng sáo vọng thiết taa bồi
hồi Mị ngồi nhẩm bài hát ngày xưa Mị nghe tiếng chó sủa xa xa Mi
cảm nhận được “những đêm tình mùa xuân đã tới ”
Và đêm tình mùa xuân của đời Mi da dén,
Có rất thực một ngày xuân, đêm xuân ở Hồng Ngài Trai, gái, tẻ con
tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy ở sân chơi đầu
làng Cả nhà thống lí Pá Tra cũng đang vui xuân, chơi Tết (Tết cúrg ma,
nhảy ốp đồng, chiéng 4m i ) náo động Mị là con dâu gạt nợ nên có muốn uống rượu cũng phải lén “uống ừng ực từng bát” Cô Mi say, lịm mặ: ngồi
đấy thả lịng mình trơi về q khứ MỊ sống đời sống ngày trước
Có một đêm tình xuân của đời MỊ Men rượu làm Mi say, mea mhớ
làm Mi s6ng lai Mi nhớ về thời con gái của mình, ngày ấy Mi cũng thường
đi chơi Tết Mị trẻ trung và tài hoa, bao chàng trai da theo Mi hét nu này
Trang 29qua núi khác ngày đêm Mi thổi kèn lá hay thổi sáo cũng hay Ở đây, thủ
pháp đồng hiện có mặt đã vẽ nên sự sống mới trẻ trung cho cô MỊ, báo hiệu sự sống lại của ý thức của Mị Mị đã có ý thức về không gian, thời
gian, ý thức về sự sống
Men rượu làm MỊ say, men nhớ làm MỊ sống lại Quán tính khiến MỊ khơng bước ra đường chơi, mà Mị bước vào buồng, ngồi xuống giường, trông ra cái cửa số vuông mờ mờ trắng trắng Cũng có thể bằng cách ấy -
tác giá vừa dựng được cuộc giao tranh giữa quá khứ và hiện tại, giữa sống
yêu đời và tôn tại lặng câm vô hồn manh nha trong MỊ, lại vừa khẳng định sự hồi sinh tâm hồn này có từ vùng đất chết, tại chính địa điểm đau
thương vô cùng của đời Mị này Sự chuyển biến mới trong khát vọng sống
của MỊ là Mị đã tìm thấy niềm vui sống: “MỊ thấy phơi phới trở lại” -
không chỉ là sự thức dậy của ý thức mà là sự mãnh liệt tràn trễ của cảm xúc
MỊ còn tự ý thức được về mình: Mị cịn trẻ lắm Mị còn ý thức được cả ý muốn, khát vọng của Mi nữa: “MỊ muốn đi chơi” Dấu hiệu của khát vọng sống đã thức'dậy hoàn toàn ở MỊ Mi bất bình về cuộc sống vợ chồng của mình (khơng có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau) Từ nỗi đau về hạnh phúc đó dẫn đến ý thức phản kháng cao hơn: Mi nghĩ đến cái chết “giá có nắm lá ngón trong tay luc nay, Mi sẽ ăn cho chết ngay ”
MỊ đã suy nghĩ và có thể hành động như một con người tự do Đêm tình mùa xuân này là đêm khởi đầu cho sự sống lại của nhân vật Mi: Mị đã khóc: “nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra” Giọt nước mắt của Mi trong đêm tình mùa xuân này hẳn có liên quan một cách nghệ thuật với giọt nước mắt của A Phủ và “đêm mùa đông trên núi cao” - đêm đáng nhớ thứ
hai của đời Mi
Đọc Vợ chông A Phú, không thể không dừng lại ở cái Tết muộn của Hồng Ngài, càng khó dứt lịng mình ra khỏi tiếng sáo của những đêm tình mùa xuân Tây Bắc Có tiếng sáo ai thổi lấp ló ngồi đầu núi cho Mị nghe
tha thiết bồi hỏi, cho Mị nhẩm thầm lời hát, cho Mị đồng cảm với nỗi
niềm bạn tình “Ta đi tìm người yêu” trong bài hát Là tiếng sáo rủ bạn
tình văng vắng bên tai Mị, xui trái tìm Mị theo nhịp đập hồi sinh La
tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường: Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi
Thành cơng của Tơ Hồi là đã hát thật lịng mình khúc ca đáng yêu về đất trời và con người Tây Bắc, đã vẽ bức tranh xuân để nang niu khat vọng sống vĩnh cửu của con người - bằng ngôn ngữ - có phần lắng đọng và âm vang của thơ
Trang 30
Nêu tóm tắt tình huống “nhặt” vợ trong truyện Vợ nhặt của
Kim Lân, từ đó nhận xét về thái độ của nhà văn đối với con
người và thực trạng xã hội đương thời được bộc lộ qua tình
huống truyện độc đáo này A DÀN BÀI
1 Mở bài
Truyện ngắn Vợ nhợt của Kim Lân đã thể hiện thành cơng hình tượng những con người Việt Nam lương thiện, trong tai họa đói kém khủng
khiếp do thực dân, phát xít gây ra, đã cưu mang đùm bọc nhau và hì vọng, trơng chờ vào sức mạnh giải phóng dân tộc của cuộc cách mạng do giai cấp công - nông lãnh đạo
Trong truyện ngắn này nhà văn đã xây dựng được một tình huống
truyện rất độc đáo Đó là tình huống “nhặt” vợ
2 Thân bài
œa Tóm tắt tình huống “nhặt” uợ
Tràng là một chàng trai sống ở xóm ngụ cư nghèo, mà lại xấu xí, dở hơi, tưởng không thể nào lấy được vợ Thế mà Tràng lại “nhặt” được vợ nhờ mấy câu bông dia “tam pho tam phào”, nhờ mấy bát bánh đúc ngoài chợ tỉnh
Tình huống truyện diễn ra ở một khoảnh khắc đặc biệt: nạn đói khủng khiếp năm 1945 đang đe dọa cuộc sống từng con người trong mỗi
gia đình, mỗi làng xóm
Tình huống Tràng “nhặt” được vợ đã làm cho mội người vô cùng ngạc
nhiên:
+ Trẻ con xóm ngụ cư ngạc nhiên;
+ Người lớn cũng ngạc nhiên; + Mẹ của anh cũng ngạc nhiên;
+ Bản thân anh Tràng cũng không ngờ được, cứ “ngỡ ngàng như không phải”
Thật đúng là một tình huống éo le, giàu kịch tính, rất độc Sáu
b Nhận xét uê thái độ của nhà uăn * Đối uới con người
Nhà văn Kim Lân rất thông cảm với nỗi đau của người lao động Ông thực sự xót xa ái ngại trước cảnh con người bị đói khổ, rẻ rúng và bị cái
chết vây giăng, đồng thời hết lòng khẳng định, đề cao *on người; thể hiện
niềm tin mãnh liệt vào người lao động
Như vậy, đối với con người, nhà văn Kim Lân có một cái nhìn nhân đạo sâu sắc Ở đây, cái nhìn nhân đạo có sự kết hợp hài hòa giữa tư tưởng
nhân đạo cổ truyền và tư tưởng nhân đạo hiện đại (tư tưởng nhân đạo
cộng sản cao đẹp)
Trang 31
* Đối uới xà hội đương thời
~ Kim Lân phê phán, lên án, tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời đã đưa nhân dân ta lâm vào cảnh mất nước, một cổ hai trịng, đói khô cùng cực
- Nhà văn chỉ đưa ra một tình huống: nạn đói đã hạ thấp giá trị con người, chỉ cân mấy bát bánh đúc mà người ta cũng có thể “nhặt” được vợ
ngay giữa đường giữa chợ! Đây chính là cái nhìn hiện thực của Kim Lân,
một nhà văn hiện thực từ những năm 40 của thế kỉ XX
3 Kết bài
Qua tình huống “nhặt” vợ trong truyện Vợ nhờ, nhà văn Kim Lân
đã thể hiện cái nhìn chan chứa tỉnh thần nhân đạo và rất hiện thực của
mình đối với con người và thực trạng xã hội đương thời
B BÀI LÀM
Kim Lân là một nhà văn tài năng, quê ở Bắc Ninh - một quê hương có truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Ơng có sở trường về
truyện ngắn và thường tập trung vào khung cảnh nông thôn và hình tượng
người nơng dân Ơng hiểu sâu sắc cảnh ngộ và nỗi lòng của những người
nơng dân nghèo Chính vì vậy mà truyện ngắn Vợ nhặt - một tác phẩm
xuất sắc của ông (rút từ tập Con chó xấu xí) đã thể hiện thành cơng hình
tượng những con người Việt Nam lương thiện, trong tai họa đói kém khủng khiếp do thực dân, phát xít gây ra, đã cưu mang đùm bọc nhau và hi vọng,
trông chờ vào sức mạnh giải phóng dân tộc của cuộc cách mạng do giai cấp
công - nông lãnh đạo
Đặc biệt trong truyện ngắn này, nhà văn đã xây dựng được một tình huống truyện rất độc đáo, đó là tình huống “nhặt” vợ Tràng là một chàng trai sống ở xóm ngụ cư nghèo, mà lại xấu xí, đở hơi, tưởng khơng thể nào lấy được vợ Thế mà Tràng lại “nhặt” được vợ nhờ mấy câu bông đùa “tâm
pho tam phao”, nhờ mấy bát bánh đúc ngồi chợ tỉnh
Tình huống truyện diễn ra ở một khoảnh khắc đặc biệt khi nạn đói
khủng khiếp năm 1945 đang đe dọa cuộc sống từng con người trong mỗi gia đình, mỗi làng xóm: “Người chết như ngả rạ Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường Khơng khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” Trong đêm tân hôn “mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt Giữa sự im lặng của đôi vợ chồng mới, có tiếng ai hờ khóc ngồi xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ”
Bản thân Tràng làm lụng nuôi thân mình và mẹ già đã khó, nay lại “đèo bòng” thêm một người vợ “nhặt” Tình huống Tràng “nhặt” được vợ đã
làm cho mọi người vô cùng ngạc nhiên Trẻ con trong xóm ngụ cư ngạc
Trang 32nhiên: “Anh Tràng ơi bế em mấy” ; “Anh Tràng ơi! Chông vợ hài”; “Anh Tràng ơi đã uống rượu chưa?” Người lớn cũng ngạc nhiên: “Ai đấy nhỉ?”; “Quái nhỉ?”; “Hay là vợ anh cu Tràng?”; “Ôi chao! Giời đất này còn rước cải của nợ đời về Biết có ni nhau sống qua được cái thì này không?” Mẹ của anh cũng ngạc nhiên: “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con minh thé kia? Sao lại chào mình bằng u? Ai thế nhỉ?” Nhưng khi hiểu ra cơ sự, tâm trạng
của bà mẹ nghèo nàn, lam lũ, cơ cực một đời, giàu đức hi sinh lại ngén ngang những mâu thuẫn: vừa mừng vui, vừa tủi cực, vừa lo lắng, vừa ngao ngán:
“Biết rằng chúng nó có ni nổi nhau sống qua được cơn đói khát
này khơng?” Cịn bản thân anh Tràng cũng không ngờ được, cứ “ngỡ ngàng như không phải”
Thật đúng là một tình huống éo le, giàu kịch tính, rất độc đáo
Qua tình huống này nhà văn đã bày tỏ hai thái độ tích cực của mình Thứ nhất là thái độ của nhà văn đối với con người Nhà văn Kim Lân rất thông cảm với nỗi đau của người lao động Ông thực sự xót xa ái ngại trước cảnh con người bị đói khổ, rẻ rúng và bị cái chết vây giăng Kim Lân hết lòng khẳng định, dé cao con người Nhà văn đề cao tinh thần “vươn lên cái chết” quyết phải sống, hi vọng vào tương lai của các nhân vật trong bất kì nghịch cảnh nào Nhà văn đề cao tình yêu tuổi trẻ, hạnh phúc lứa đôi, mái ấm gia đình của người lao động, trân trọng và yêu mến, ủng
hộ hành động kết hôn liều lĩnh của họ Nhà văn khẳng định tình yêu sẽ
chiến thắng được cái chết, trong đói, sự sống mới sẽ nảy nở sinh sôi Vả
lại, Kim Lân có niềm tin mãnh liệt vào người lao động Một mặt nhà văn
tin vào bản chất Người của con người Ở đây, tình mẹ con cao đẹp, tình
cảm giữa những người cùng khổ ấm áp đã xua tan đi cái lạnh lẽo, cái lay
lắt của đêm tối mông mênh Mặt khác, nhà văn rất tin vào khả năng cách mạng của con người Thiên truyện mở đầu tại thời điểm chiều muộn, nhìn khơng rõ mặt người, trong bối cảnh thê lương, nông nặc mùi tử khí nhưng kết thúc lại mở ra một ngày sáng lớn, có ánh hồng của mặt trời, có sắc đỏ bừng bừng của lá cờ cách mạng: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” Đó là tiếng gọi thôi thúc của Việt Minh, của
phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có sức thơi thúc, giục giã những
người lao động đi tới cứu lấy non sông cũng là tự cứu lấy cuộc đời mình
Nói một cách khác, nhà văn đã phát hiện ra mối quan hệ giữa nhu cầu
sống còn của mỗi cá nhân lao khổ với công cuộc cách mạng xã hội Đây là một tư tưởng nhân đạo mới mẻ, có tính chiến đấu Như vậy, đối với con người, nhà văn Kim Lân có một cái nhìn nhân đạo sâu sắc Ở đây, cái nhìn nhân đạo có sự kết hợp hài hòa giữa tư tưởng nhân đạo cổ truyền và tư tưởng nhân đạo hiện đại (tư tưởng nhân đạo cộng sản cao đẹp)
Trang 33Thứ bai là thái độ của nhà văn đối với thực trạng xã hội đương thời Kim Lân phê phán, lên án, tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong
kiến đương thời đã đưa nhân dân ta lâm vào cảnh mất nước, một cổ hai trịng, đói khổ cùng cực Đó là lúc Nhật - Pháp cấu kết chặt chẽ với nhau
để ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta, dùng nhiều thủ đoạn, trong đó có thủ đoạn tàn ác là thu mua lúa gạo theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt tích trữ
gây ra nạn khan hiếm thực phẩm nghiêm trọng trên thị trường, làm cho hơn hai triệu đồng bào miền Bắc nước ta bị chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945 Vì vậy, trong bước đường cùng, thân phận những người khốn khổ rẻ mạt như rơm, như rạ, họ phải ăn cám để tôn tại Ở đây, chỉ đưa ra
một tình huống: nạn đói đã hạ thấp giá trị con người, chỉ cần mấy bát bánh đúc mà người ta cũng có thể “nhặt” được vợ ngay giữa đường giữa chợ! Đây chính là cái nhìn hiện thực của Kim Lân, một nhà văn hiện thực từ
những nằm 40 của thế kỉ XX :
Tóm lại, qua tình huống “nhặt” vợ trong truyện Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã thể hiện cái nhìn chan chứa tỉnh thần nhân đạo và rất hiện
thực của mình đối với con người và thực trạng xã hội đương thời
Phân tích những cách xử lí nghệ thuật của nhà văn Kim Lân đối | với nhân vật người đàn bà vô danh trong truyện ngắn Vợ nhặt
A DÀN BÀI
1 Mở bài
Nội dung chính của truyện ngắn Vợ nhặt nói về người đàn bà không tên - người đàn bà đã tự rẻ rúug mình, đã liều mạng, đã can đảm và quyết làm một thứ vợ nhặt khi bị dồn đẩy đến bên bờ vực thẳm
2 Thân bài
Phần thân bài có thể triển khai theo các ý chính sau:
— Giải thích nhan đề truyện Vợ nhi
— Phân tích những cách xử lí nghệ thuật của nhà văn Kim Lân đối với nhân vật người đàn bà vô danh về:
+ Lai lịch của nhân vật;
+ Cách xuất hiện của nhân vật;
+ Hành động và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật
3 Kết bài ‘
Tựa đề Vợ nhặt của tác phẩm lấp lánh nhiều ẩn nghĩa
B BÀI LÀM
Có người đã thử đặt những nhan đề khác nhau cho tác phẩm Vợ nhặt
của Kim Lân Chẳng hạn như Nếng sớm tình yêu, Câu chuyện tình ở xóm
Trang 34
ngụ cư, Bài ca sự sống, hay Vượt qua cái chết Nhưng có lẽ tựa đề Vợ nhặt của chính tác giả là phù hợp nhất Không một nhan để nào khác có thể cô đọng và hàm súc hơn nhan đề ấy Nhan đề ấy tạo cho độc giả cảm
giác hiển nhiên là thế, hiển nhiên phải thế Kim Lân không thể chọn
nhan đề nào khác cịn vì một lí do quan trọng hơn: nội dung của truyện
ngắn Nội-dung chính của tác phẩm nói về người đàn bà không tên - người đàn bà đã tự rẻ rúng mình, đã liều mạng, đã can đảm và quyết làm một thứ vợ nhặt khi bị dồn đẩy đến bên bờ vực thẳm
Truyện chỉ có ba nhân vật chính: anh cu Tràng, ba cu 'fứ và người
đàn bà mà mãi cho đến dòng cuối cùng của tác phẩm tác giả vẫn không
nêu tên Hẳn là phải có một dụng ý nào đó của nhà văn Nhưng nêu đọc
Vợ nhặt nhiều lần vào những điểm khác nhau, người đọc khó tính nhất cũng không cảm thấy việc cần phải biết tên nhân vật là một nhu câu bức
bách Cho dù cơ ta có là nhân vật chính đi chăng nữa thì việc cơ ta tên gì, bao nhiêu tuổi, con cái nhà ai, quê quán ở đâu chẳng mấy quan trọng Ai mà tính được, biết được từng con người cụ thể trong số hơn hai triệu người
chết đói năm Ất Dậu? Vậy thì có ai phải băn khoăn truy tìm nguồn gốc
hay cái tên của một hạt cát, một chiếc lá quay cuồng trong cơn lốc hay khơng? Để tình trạng vơ danh cho nhân vật như thế, có khi, thêm một sức
nặng tố cáo và khái quát!
Nhưng Kim Lân chắc khơng chọn cách làm đó Lấy nạn đói ghê sợ
năm 1945 làm nền cho câu chuyện thực là một thử thách Vì, với một
người cầm bút, anh ta sẽ bị hút vào cái xu hướng “ôn nghèo kể khổ”, sẽ tự
làm cho tác phẩm của mình nhạt nhẽo, sáo mòn đi bằng cách cố chỉ cho
người đọc thấy mà căm hờn bọn phong kiến thối nát, bọn thực dân bất lương, bọn phát xít tàn bạo
Trong nghề cầm bút, việc đầu tiên phải học, đó là học cách khơng nhường nhịn với chính mình Hình như Kim Lân đã có lần nói thế Và với Vợ nhặt, nhà văn đã thể hiện điều đó bằng lối viết thật tài tình mà người đọc biết chắc đó là kết quả của bao nhiêu suy tư, cân nhắc kĩ lường
Tài cầm bút của một nhà văn đương nhiên phải được thể hiện ở những ngón võ nghệ thuật, nhưng là những ngón võ mà kẻ tỉnh mắt cũng khó phát hiện ra Vợ nh cũng có những ngón võ như thế
Ở đây chỉ xin nói về những cách xử lí nghệ thuật của tác giả đối với nhân vật người “vợ nhặt” Riêng với nhân vật này lại cũng là một thử thách Bởi, với nhân vật không tên riêng, đòi hỏi phải xây dựng một cá
tính đậm nét, để ấn tượng lâu bền trong lòng người đọc là rất khó Vì ngun tắc tạo cá tính nhân vật phụ thuộc cơ bản vào hành trạng Mà
Trang 35khơng có Ngồi cách gọi của tác giả là “cô ả”, “thị”, “người đàn ba” thi
khơng cịn một thông tin nào khác
Nhưng từ “cô ả”, “thị”, “người đàn bà” ngồi vêu mặt ở cửa nhà kho
cùng mấy chị con gái, nghĩa là một kẻ vô danh trong đám người mà nhà
phóng sự Vũ Trọng Phụng gọi là Cơm thầy cơm cô cho đến việc trở thành
nàng dâu biết quán xuyến gia đình, nhà cửa trong gia đình Tràng là cả
một hành trình đầy bất ngờ với bao biến động lớn lao trong cuộc đời của
nhân vật này
Nhà văn đã biết chớp lấy cơ hội hiếm hoi để nhân vật được bộc lộ chân giá trị của mình Cho nên, bên dưới bể nổi của câu chuyện anh cu Tràng hỏi vợ một lần ở đầu đường với một câu hò vẩn vơ và một lần nữa ở xó chợ với mấy bát bánh đúc, dường như còn một mạch ngâm khác
Cái câu hị mà có người gọi là hò hỏi vợ của Tràng, với bản thân anh ta thì đúng là để cho đỡ nhọc và cũng chẳng có ý chịng ghẹo tán tỉnh cô
nào Nhưng tại sao cái cô ả này lại chạy ra rồi cong cớn, rồi gọi nhà tơi ơi rồi cười tít mắt khiến cho Tràng “thích lắm” và thấy rằng từ cha sich mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thê
Ấy là vì, chính người đàn bà ấy đã nhìn thấy cái vẻ đẹp của một tâm hồn khỏe khoắn, hồn nhiên giữa tai họa Có bao nhiêu người xám mặt vì lo âu, đói khát? Tràng thì, do bản tính mộc mạc, cứ hị hát vơ tư thế thôi Phẩm chất yêu đời ham sống của anh, nếu có thể nói được như thế, chính là yếu tố để cô gái nọ, sau này, chủ động tìm Tràng, rồi bịa ra chuyện thất hứa, lỡ hẹn, rồi ép Tràng phải mời ăn Mà khi nghe Tràng bảo: “Đấy,
muốn ăn gì thì ăn thì hai con mắt trũng xoáy của thị tức thì sáng lên rồi
thị ngồi sà xuống ăn thật”, thậm chí cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh
đúc liền chẳng chuyện trị gì
Nếu chẳng để ý câu thị đáp lại Tràng: “Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”
và đặc biệt là câu: “Ăn thật nha! U ăn thì ăn sợ gì”, người đọc có thể cho
rằng: người đâu mà thơ tục vì miếng ăn mà vứt cả sĩ diện, danh dự
Ở giữa cái thời điểm đói khát ấy, buộc một người không quen, gặp nhau giữa đường giữa chợ đãi ăn để thoát khỏi chết đói mà khơng phải
trong tư cách kẻ ăn xin, đâu phải là chuyện giản đơn? Người đàn bà ấy đã biến lời mời của Tràng, tưởng là xã giao, thành một sự thách đố Và hành động ăn quyết liệt nọ chỉ là để chứng tỏ mình khơng sợ, mình đã thắng trong cuộc thách đố kia
Có thể, nhân vật đã chẳng tính tốn khơn ngoan, tỉ mỉ như chúng ta suy đoán Nhưng chắc chắn tất cả những lời nói và hành động của người đàn bà ấy đều xuất phát từ một bản năng ham ›sống và một ý chí quyết phải sống
Trang 36Tinh thé da dat chi phải đứng trước một sự lựa chọn: hoặc là chết đói mà bảo toàn danh dự, sĩ diện, hoặc là phải tạm quên sĩ diện, danh dự để ăn mà sống Tất nhiên, chị đã chọn cách thứ hai Người như thế, rõ ràng là con người có cá tính mạnh Mà thực tế là người đàn bà ấy luôn luôn chủ động trước những tình thế khác nhau của hoàn cảnh
Đúng là chị chấp nhận về theo Tràng như một thứ “uợ +h¿t” nhưng
không hề theo cái nghĩa tìm chốn nương thân tạm bợ trong lúc cơ nhỡ đói
khát Khi đã là vợ Tràng, chị lập tức trở thành một người khát: chín chắn,
thận trọng và hiểu biết Trong niềm hạnh phúc vì bỗng nhiên có vợ, Tràng “vênh mặt”, “phởn phơ” và nhiều lúc huýnh lên, đùa cợt, trêu chọc một, cách thiếu tự nhiên Ngược lại, người đàn bà ấy cũng biết đùa, biết pha trò, biết cách nhưng luôn biết giữ tư cách, thể diện và rất đúng mực
Tôi tin rằng hành động theo không về với Tràng không hề là nhất
thời do sự thơi thúc của cơn đói Niễm cảm kích, tri ân một người đàn ông
không quen biết mà hào hiệp, tốt bụng đã khiến cô hành động như thế
Mà cũng chẳng biết ai đã cưu mang ai, đã đem lại niềm vui cho ai Vì suy
ngẫm một chút, hóa ra cuộc tình duyên tình cờ trong sáng và đầy xót thương kia cũng chỉ là kết quả, là sự gặp gỡ của những tâm hôn ham sống
Cũng chẳng phải ngẫu nhiên kể từ khi người đàn bà ấy bước vào cuộc đời
Tràng thì mọi sự đều đổi khác: căn lều rúm ró, tối om như lột xác; bà cụ Tứ như trẻ ra hàng chục tuổi; còn Tràng, từ một anh trai nghèo thô kệch,
cục mịch bỗng cảm thấy giờ đây “mình mới nên người”, biết lo lắng, suy
nghĩ về hạnh phúc, tương lai và khao khát đổi đời
Nhân vật không tên riêng trong một truyện ngắn hiện đại khiến ta
liên tưởng tới việc kế thừa truyện cổ tích trong văn học dân gian của tác
giả Vợ nhặt Điều này cân thiết phải có một sự chứng minh tỉ mỉ Nhưng không phải là khơng có lí khi ai đó đã nói rằng có người vợ nhặt, anh cu
Tràng đã nhặt được vàng Và cũng như một nhân vật cổ tích, người đàn bà
vô danh ấy đã mang đến cho gia đình Tràng biết bao điều lạ lẫm
Cái tựa đê Vợ nhặt của tác phẩm, như đã nói, lấp lánh nhiều ẩn
nghĩa
Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
của Kim Lân
A.DÀN BÀI
1 Mở bài
Trong ba nhân vật của truyện ngắn Vợ nhi, bà cụ Tứ, mẹ anh Tràng gây được nhiều thiện cảm đối với người đọc Tấm lòng nhân hậu của bà rất đáng trân trọng và đáng quý
Trang 37
2 Than bai
- Sự ngạc nhiên đến sững sờ của bà cụ Tứ - Nồi tủi thân tủi phận của bà cụ Tứ
- Nỗi lo lắng của bà cụ Tứ
- Niềm vui và hi vọng của bà cụ Tứ
3 Kết bài
Kim Lân đã diễn tả tài tình tâm lí của bà cụ Tứ, một người mẹ
nghèo khổ mà hiểu biết, yêu thương con hết lòng và yêu thương cả những
cảnh khổ đời oái oăm, tội nghiệp bằng một tấm lòng nhân ái sâu xa
B BÀI LÀM
Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt, bức bối của dân ta năm 1945, với nạn đói khủng khiếp đã làm chết hơn hai triệu người - hậu quả đường lối đô hộ của thực dân Pháp mấy mươi năm và hậu quả chính sách tàn bạo “thu thóc, nhổ lúa, trồng đay” của phát xít
Nhật
Cùng như một số tác phẩm khác viết về nạn đói, ngòi bút Kim Lân chứa chan thương cảm trước những số phận lương thiện và cùng khổ Ơng - khơng dành nhiều trang viết để mô tả kĩ hiện thực tàn khốc lúc bấy giờ
mà lại chủ tâm thể hiện vẻ đẹp tỉnh thần ẩn giấu sau cái bể ngoài xơ xác
vì đói khát của những người nghèo khổ Trong cái cuộc sống không đáng gọi là sống ấy của họ vẫn nhen nhóm niềm tin ở cuộc sống, vẫn ánh lên những tia hi vọng vào một sự đổi đời, một tương lai tốt đẹp
Trong ba nhân vật của truyện, bà cụ Tứ, mẹ anh Tràng gây được
nhiều thiện cảm đối với người đọc Tấm lòng nhân hậu của bà thật đáng
trân trọng và đáng quý làm sao
Lúc đầu, thấy người đàn bà xa lạ ngồi ở đầu giường con mình, bà
ngạc nhiên lắm Được chào bằng “u”, bà lại càng không hiểu gì Bà cố nhìn
cho kĩ mà vẫn không nhận ra chị ta là ai Bà phân vân, đoán định Mãi
đến lúc Tràng bảo: “Kìa, nhà tơi nó chào u ” thì bà mới vỡ lẽ “Bà lão cúi
đầu nín lặng Bà lão hiểu rồi Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra
biết bao cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp con mình ” Ra thết
Thằng con mình nó đã có vợ
Bà tủi thân tủi phận làm cha mẹ mà khơng trịn bổn phận với con
cái Trầm sự cũng tại cái nghèo mà ra cả: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả
chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ
cái mở mặt sau này Cịn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ
xuống hai dòng nước mắt ”
Trang 38Bà lo lắng thực sự: “Biết rằng chúng nó có ni nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?” Nhưng rồi ngẫm đến thân phận nghèo đói của mẹ con mình, bà lại tự an ủi: “Người ta có găp bước khó khăn, đói khổ
này, người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có vợ được ” Nghĩ
thế nên bà vui lòng chấp nhận nàng dâu mới Bà cư xử với chị diu dang, au
yếm, gọi chị là “con”, xưng “u”, và “bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy
thương xót Nó bây giờ là đâu con trong nhà rồi ”
Với bổn phận một người mẹ, bà ao ước có được “dăm ba mâm”, trước
cúng tổ tiên, ông bà, sau trình làng, trình xóm Nhưng ao ước ấy không
thể thực hiện được vì bà nghèo quá Bà rất biết trước biết sau, song “cái khó nó bó cái khơn”, bà đành chịu Bà chỉ biết nói vớ: các con những lời
khuyên nhủ chân tình: “Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi
Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá!”
Con trai có được vợ, bà lão mừng lắm: “Bà nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác
ngày thường, cái mặt bủng beo, u ám của bà rạng rỡ hẳn lên Bà lão xăm
xắn thu đọn, quét tước nhà cửa ” Bà không vui sao được khi con trai bà đã thành gia thất Bà cũng vơi đi được một mối lo bấy lâu nay cư canh cánh bên lòng Trong bữa ăn đầu tiên của ba mẹ con, dẫu chỉ có cháo lỗng với
muối nhưng “Bà tồn nói chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này”
Ở người đàn bà già nua, nghèo khổ này chứa đựng những nét đạo lí
cổ truyền Bà cố gắng xua đi cái ám ảnh đen tối đáng sợ của thực tại, nhen nhóm niềm tin, niềm vui sống cho các con Trong thân !ình khẳng khiu,
tàn tạ vì đói ấy vẫn nung nấu cho một ý chí sống manh liệt
Bà lão đãi nàng dâu món ăn đặc biệt mà bà gọi là “chè”, nấu bằng
cám Bà khen “ngon đáo để”, bà an ủi, động viên so sánh “xóm ta khối nhà
cịn chả có cám mà ăn đấy” Chao ôi là khổ! Phải đói đến mức nào thì mới ăn cám thấy ngon? Cuộc sống khắc nghiệt đày đọa con người, bắt họ phải
sống cuộc sống của lồi vật, song nó không thể dập tắt được phần người,
rất người trong bà mẹ khốn khổ kia Bà cố đổi buồn thành vui, “tươi cười, đon đả” cho bữa cơm đỡ phần thê thảm, còn tác giả và chúng ta thì khóc
Khóc vì thương, vì quý tấm chân tình của bà
Cái tài của tác giả là cứ nhẹ nhàng như không mà luồn lách ngòi bút
động đến nơi sâu thẳm của hồn người, bắt người ta phải cười, phải khóc, phải sống cùng với nhân vật của mình Kim Lân đã diễn tả tài tình tâm lí của bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo khổ mà hiểu biết, yêu thương con hết
lòng và yêu thương cả những cảnh khổ đời oái oăm, tội nghiệp bằng một
tấm lòng nhân ái sâu xa
Trang 39_ —— —— —t
Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn lừng xà nư của
nhà văn Nguyễn Trung tinh
A DAN BAI
1 Mở bài
Nguyễn Trung Thành là một nhà văn giàu tài năng Ơng sống hịa
đồng, hiểu biết nhiều về lòng khát khao độc lập, tự do, tỉnh thần cách
mạng quật khởi bât khuất của đồng bào các dân tộc ít người Đó cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của truyện
ngàn Rừng xa nu Tnú là hình tượng nhân vật được Nguyễn Trung Thành
xây dựng rất thành công trong thiên truyện
2 Thân bài
Cần tập trung phân tích những ý sau:
— Tnu là một con người gan góc, dũng cảm, linh hoạt, táo bạo và
trung thực
— Tnu là một con người có tính kỉ luật cao ~ Tnú là một con người giàu tình yêu thương
~ Tnú là một con người có lịng căm thù giặc sâu sắc
3 Kết bài
Hình tượng nhân vật Tnú mang ý nghĩa điển hình cho số phận và
con đường cách mạng của dân làng Xô Man
B BÀI LÀM
Nguyễn Trung Thành là một nhà văn giàu tài năng Ơng có những
thành công nổi bật ngay từ sáng tác đầu tay (Đất nước đứng lên, giải nhất về tiểu thuyết, giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam trao tặng 1954 - 1955) Trong cả hai cuộc kháng chiến của dân tộc, ơng gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên Nhà văn sống hòa đồng, hiểu biết nhiều về lòng khát khao độc lập, tự do, tỉnh thần cách mạng quật khởi bất khuất của đồng
bào các đân tộc Đó cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
thành công của truyện ngắn Jừng xa nu được ông viết vào mùa hè 1965, khi
đế quốc Mi tấn công quyết liệt miền Nam nước ta Tác phẩm này đã đạt
Giải thưởng Văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu 1965 và được ¡n trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc Tnú là hình tượng nhân vật được Nguyễn Trung Thành xây dựng rất thành công trong thiên truyện
Trước hết, ta thấy Tnú là một con người rất gắn bó với cách mạng,
gan góc, dũng cảm, linh hoạt, táo bạo và trung thực Ngay từ thuở nhỏ,
Tnú dám một mình vào rừng tiếp tế cho anh Quyết, cán bộ cách mạng mà không sợ bị bắt treo cổ lên cây vả đầu làng hay bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng như anh Xút, bà Nhan Còn khi học chữ thua Mai thì “nổi nóng”,
Trang 40đập bể cái bảng nứa trước mặt Mai và anh Quyết, bỏ ra suối ngôi một mình suốt ngày, “cầm một hòn đá, tự đập vào đầu, chảy máu ròng ròng”
Khi bị giặc vây các ngả đường, Tnú “leo lên một cây cao nhìn quanh một
lượt rồi xé rừng mà đi” Qua sơng, “khơng thích lội chỗ nước êm, cứ lựa cho thác mạnh ma bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên thác băng bàng như một con cá kình” vì nghĩ rằng “qua chỗ nước êm, thằng Mi - Diệm hay mai phục, chỗ nước mạnh nó khơng ngờ” Một lần, ngậm vào miệng cái thư định vượt thác thì bị giặc phục kích, Tnú linh hoạt, nhanh tií nuốt luôn cái thư Khi bị giặc bắt, quấn giẻ lên mười đầu ngón tay, lấy lửa đốt Tnú
không kêu lên một tiếng nào mà cịn trợn mắt nhìn kẻ thù trừng trừng:
“Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa Anh nghe lửa cháy
trong lồng ngực, cháy ở bụng Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi Răng anh đã
cắn nát môi anh rồi Anh không kêu lên ( ) Tnú không thèm, không thèm kêu van” Mặc dù mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt và phải chứng kiến tận mắt kẻ thù giết hại vợ con nhưng Tnú vẫn vượt lên mọi đau đớn, bi kịch cá nhân, hăng hái gia nhập bộ đội giải phóng để trả thù cho quê hương và
những người thân :
Mặt khác, Tnú là một con người có tính kỉ luật cao Mặt dù ba năm
đi lực lượng vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, phải xa quê hương, xa mái ấm gia đình, xa người thân, xa bạn bè,
nỗi nhớ choán đây cả cõi lịng nhưng anh khơng tự ý về thăm làng Anh
xin giấy phép của cấp trên, có chữ kí của người chỉ huy, trung thực trình cho chị Dít và dân làng kiểm tra trong chuyến về phép Sau một đêm nghỉ phép, anh trở lại đơn vị đúng quy định, gửi lại sau lưng một khoảng trời nhung nhớ, luyến lưu
Hơn nữa, Tnú là một người giàu tình yêu thương Anh yêu bản làng
tha thiết Anh xúc động khi trở về thăm làng Anh vừa đi theo sự hướng dẫn tận tình của bé Heng, vừa bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm ngày trước Gặp lại một cây lớn ngã ngang đường, anh nhớ lại lúc cây này chưa ngã, anh đã gặp Mai lần đầu Chính Mai đã bày tỏ tình yêu chân thành, thắm thiết đối với anh Mai cầm hai bàn tay anh lúc ấy còn lành lặn, “ứa nước mắt khóc, khơng phải như một đứa trẻ nữa mà như một người con gái đã
lớn, vừa xấu hổ vừa yêu thương Kỉ niệm đó cắt vào lịng anh như một nhát `
dao cứa Anh trợn mắt lên, như những lúc bị tra tấn đau quá trước đây” Anh thốn thức nỗi lòng khi nhận ra tiếng chày dồn dập của làng anh -
“tiếng chày chuyên cần, rộn rã của những người đàn bà và những cô gái Strá, của mẹ anh ngày xưa, của Mai, của Dít” Tiếng chày ấy chính là
trung tâm của nỗi nhớ day dứt, nhớ mênh mang, khiến ngực đập liên hồi dù cế giữ bình tĩnh và “chân cứ vấp mãi n:ấy cái rễ cây ở chỗ ngã quẹo vào làng” Còn khi cụ Mết dẫn anh ra mái nước đầu làng, dù đã rửa ở suối rồi,